Tải bản đầy đủ (.pdf) (31 trang)

KHỞI NGHIỆP VÀ KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (538.21 KB, 31 trang )

CHƯƠNG I:
KHỞI NGHIỆP VÀ KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO

1.1. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:
❶ Tìm hiểu về lịch sử phát triển khởi nghiệp,
❷ Tìm hiểu Lập nghiệp, Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, đặc điểm khởi
nghiệp.
❸ Thảo luận các tác động kinh tế xã hội của các doanh nghiệp khởi
sự.
❹ Tìm hiểu khởi nghiệp tinh gọn và khởi nghiệp trong các doanh
nghiệp xã hội
❺ Tìm hiểu về các giai đoạn (đơn giản) để khởi nghiệp và những
nguy cơ thường dẫn đến sự thất bại khởi nghiệp
❻ Giải thích cách tiếp cận theo quy trình và khn khổ để học tập
mơn khởi nghiệpkinh doanh.

1


Tinh thần doanh nhân có lẽ đã được nhen nhóm từ rất lâu trong
lịch sử dân tộc Việt Nam.
Đó là những thương nhân vượt biển giao thương với nước ngoài
thời phong kiến với những ngành nghề dệt lụa, gốm…đó là các thế hệ
doanh nhân tiền bối thế kỷ 19-20 như Lương Văn Can (được coi là ông
tổ của doanh nhân Việt), Bạch Thái Bưởi (được mệnh danh vua Tàu
Thuỷ), Nguyễn Sơn Hà (được mệnh danh là “ông tổ” ngành sơn Việt
Nam với nhãn hiệu sơn Gecko), Ngô Tử Hạ (ông chủ ngành in), Trương
Văn Bền (ông chủ hãng “xà bông Cô Ba” nổi tiếng)…. , hay các thế hệ
doanh nhân Việt Nam thời kì đổi mới vượt qua mn trùng khó
khăn, tạo dựng nên những cơng ty mang đậm bản sắc Việt. Phẩm chất và
tinh thần doanh nhân của các bậc thầy doanh nhân tiền bối luôn là động


lực cho các thế hệ doanh nhân sau này học tập và phấn đấu. Tuy vậy,
khởi nghiệp chỉ thực sự được chú ý tới từ năm đầu những năm 2000 ở
Việt Nam. Nhiều thương hiệu nổi tiếng thế giới ra đời từ Khởi nghiệp.
Và trên thế giới Khởi nghiệp là được xem là động lực của sự tăng trưởng,
nhiều quốc gia nhờ khởi nghiệp đã tạo ra những sản phẩm không tưởng,
và trở thành quốc gia khởi nghiệp START-UP NATION như Hoa kỳ,
Đức, Hà Lan, Thủy điển, ISRAEN, SINGAPORE.
Vì thế chương này, chúng ta sẽ tìm hiểu xu hướng khởi nghiệp. Và
để bắt đầu, chúng ta sẽ đi qua định nghĩa về khởi nghiệp kinh doanh và
sau đó, chúng ta sẽ nghiên cứu về tầm quan trọng của khởi nghiệp kinh
doanh, bao gồm cả tác động kinh tế và xã hội của các công ty mới cũng
như tầm quan trọng của các công ty khởi nghiệp đối với nền kinh tế, đối
với xã hội và đối với các doanh nghiệp đã hoạt động và phát triển trong
ở quy mô lớn. Chương này cũng sẽ thảo luận tại sao người ta lại muốn
trở thành doanh nhân và một số nghịch lí trong khởi nghiệp.
Cuối cùng, chúng tôi giới thiệu cho người đọc tiến trình
khởi nghiệp đổi mới sáng tạo mà giúp cho người đọc có những kiến thức
căn bản để tiến hành một hoạt động khởi nghiệp sáng tạo.
Tổ chức theo dõi tinh thần doanh nhân toàn cầu (The Global
Entrepreneurship Monitor - GEM) là một chương trình nghiên cứu phối
hợp giữa trường đại học Babson và trường Kinh doanh Luân Đôn nhằm
theo dõi hoạt động khởi nghiệp ở 54 nước, bao gồm cả các nước phát
triển và đang phát triển.
Báo cáo của GEM kiểm tra liệu các doanh nhân khởi nghiệplà để
tận dụng cơ hội hấp dẫn hay chỉ vì nó là cần thiết đối với họ. Theo báo

2


cáo GEM toàn cầu 2017/2018, khoảng 74 phần trăm doanh


nhân
trên thế giới khởi nghiệp
nhằm theo đuổi cơ hội
hơn là bị buộc phải khởi
nghiệp. 43 phần trăm dân
số thấy cơ hội tốt quanh
họ và khởi nghiệp trong
vòng 06 tháng tiếp theo.
1.2. LẬP NGHIỆP VÀ KHỞI NGHIỆP

Trong thời gian dài, ở Việt Nam mọi người không phân biệt được sự
khác nhau giữa lập nghiệp và khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong khi
thực tế thì có sự khác biệt cơ bản giữa hai quá trình này. Các nhà sáng
lập doanh nghiệp đổi mới sáng tạo (startup founders) cũng là doanh nhân
(entrepreneurs) nhưng sự khác nhau nằm ở mục đích của họ.
Lập nghiệp & khởi nghiệp
- Lập nghiệp ( Entrepreneurship)
Lập nghiệp là bắt đầu sự nghiệp của bạn, bạn có thể tự mình làm một
cơng việc kinh doanh riêng, bạn có thể tự mình
làm và quản lý, tự kiếm thu nhập cho mình. Lập nghiệp là quá trình thiết
kế, khởi tạo và vận hành một doanh nghiệp hoặc một loại hình kinh
doanh mới, thường ban đầu đó sẽ là một doanh nghiệp nhỏ. Lập nghiệp
có thể là bạn tự mở cho mình một cửa hàng như: qn bún bị, phở, xơi
sáng, qn cafe, tiệm Internet, cửa hàng mỹ phẩm, cửa hàng tiêu dùng
hay mở trang trại trồng rau sạch, chăn nuôi sạch, xưởng sản xuất một

3



mặt hàng nào đó hay đơn giản bạn chỉ làm trong lĩnh vực thương mại
tức mà mua đi bán lại …
- Khởi nghiệp theo từ điển tiếng Việt cũng được giải nghĩa là bắt đầu
sự nghiệp. Tuy vậy, định nghĩa khởi nghiệp cũng thay đổi qua thời gian
với các nhà nghiên cứu trong nước và trên thế giới. Đến đầu thế kỷ 20,
định nghĩa khởi nghiệp đã được hoàn thiện và được diễn đạt là quá trình
tạo dựng một tổ chức kinh doanh và người khởi nghiệp là người sáng
lập nên doanh nghiệp đó. Để phân biệt “khởi nghiệp” với hoạt động “lập
nghiệp thông thường” như ở trên, khái niệm khởi nghiệp ngày nay
thường được gắn với đặc thù là dựa trên ĐỔI MỚI SÁNG TẠO, vì vậy
thường dùng khái niệm “khởi nghiệp đổi mới sáng tạo”.
Theo các tài liệu quốc tế về khởi nghiệp, Startup là doanh nghiệp hoặc
một tổ chức, được thiết kế để tìm ra một mơ hình hoạt động có thể lặp
lại hoặc mở rộng nhanh chóng (Blank, 2010).
Ở Việt Nam, thường dùng thuật ngữ “khởi nghiệp ĐMST” (Startup) để
phân biệt với lập nghiệp thông thường như mở quán phở hay cửa hàng
bán quần áo. Trong văn bản chính sách hiện nay ở Việt Nam, doanh
nghiệp khởi nghiệp ĐMST được mơ tả là “loại hình doanh nghiệp có
khả năng tăng trưởng nhanh dựa trên khai thác tài sản trí tuệ, cơng nghệ,
mơ hình kinh doanh mới”.
Tuy nhiên, khơng phải bất cứ ai cũng có tiềm năng để mở một doanh
nghiệp riêng (Learned, 2002). Một người khởi nghiệp tiềm
5
năng là người đón lấy cơ hội để thành lập công ty riêng ngay khi cơ hội
xuất hiện (Shapero, 1981). Khởi nghiệp là một quá trình bắt đầu từ việc
nhận biết cơ hội, từ đó phát triển ý tưởng để theo đuổi cơ hội qua việc
thành lập công ty mới.
Theo tổ chức Global Entrepreneurship Monitor thì một doanh nghiệp
khi vừa thành lập sẽ trải qua 3 giai đoạn từ hình thành, phát triển ý tưởng
đến thành lập doanh nghiệp và cuối cùng là duy trì và phát triển doanh

nghiệp. Hiện nay, các quốc gia trên thế giới nghiên cứu đề tài tiềm năng
khởi nghiệp rất nhiều. Các quốc gia này có tầm nhìn hướng về một xã
hội, đất nước tốt đẹp, giàu mạnh khi có những doanh nghiệp mới được
thành lập để cung cấp các giá trị mới cho toàn xã hội.
Như vậy, Khởi nghiệp (startup hoặc start-up) là thuật ngữ chỉ về những
doanh nghiệp đang trong giai đoạn bắt đầu kinh doanh nói chung
4


(Startup company). Khởi nghiệp tức là bạn ấp ủ một ý tưởng kinh doanh
và tìm cách hiện thực hóa ý tưởng, thường thì bạn sẽ thành lập một doanh
nghiệp mới mà tại đó bạn là người quản lý, là người sáng lập hoặc đồng
sáng lập. Thành công của khởi nghiệp - khi ý tưởng kinh doanh được
hiện thực hóa và cơ sở kinh doanh của bạn cung cấp những sản
phẩm mới, dịch vụ mới hay thậm chí kinh doanh những mặt hàng đã
có mặt trên thị trường nhưng theo ý tưởng riêng có ….
Khởi nghiệp trong tiếng anh là: startup hoặc start-up gắn với việc đổi
mới sáng tạo

Doanh nghiệp Khởi nghiệp là một tổ chức được thiết kế nhằm cung
cấp sản phẩm và dịch vụ trong những điều kiện không chắc chắn.
- Theo ơng Trương Gia Bình, Chủ tịch tập đoàn FPT: Khởi nghiệp Startup là gắn với đổi mới sáng tạo, khác với Lập nghiệp
(Entrepreneurship).
Nói đến Startup phải nói đến những đổi mới, khác biệt về khoa học công
nghệ, nói đến điều thế giới chưa từng làm. Cịn theo ông Bùi Thế Duy,
Nguyên thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ: "Doanh nghiệp khởi
nghiệp phải dựa trên một công nghệ mới hoặc tạo ra một hình thức kinh
doanh mới, xây dựng một phân khúc thị trường mới, nghĩa là phải tạo ra
sự khác biệt không chỉ ở trong nước mà với tất cả công ty trên thế giới".
Nhiều startups bắt đầu từ chính tiền túi của người sáng lập, hoặc đóng

góp từ gia đình và bạn bè. Một số trường hợp thì gọi vốn từ cộng đồng.
Tuy nhiên, phần lớn các startup đều phải gọi vốn từ các Nhà đầu tư thiên
thần (angel investors) và Quỹ đầu tư mạo hiểm (Venture Capital).

5


Cơng nghệ thường là đặc tính tiêu biểu của các sản phẩm từ một startup.
Và ngay cả khi sản phẩm được tạo ra khơng dựa nhiều vào cơng nghệ,
thì startup cũng cần áp dụng công nghệ mới để đạt được mục tiêu kinh
doanh cũng như tham vọng tăng trưởng.
Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo – STARTUP
Doanh nhân khởi nghiệp (hoặc nhà khởi nghiệp) khác hẵn với các doanh
nhân hiện hữu. Doanh nhân khởi nghiệp cố gắng sáng chế ra cái gì đó
mới, mang tính đột phá, mang
tính cách mạng. Trong khi doanh nhân hiện hữu luôn hướng đến các mục
tiêu tài chính như mục tiêu lợi nhuận, dịng tiền, tỷ suất sinh lời, thì
ngược lại tài chính khơng phải mục tiêu hàng đầu của các doanh nhân
khởi nghiệp. Doanh nhân khởi nghiệp đổi mới sáng tạo có nhiều rủi ro
hơn và tham vọng hơn. Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo phục vụ
thị trường xa hơn thị trường địa phương, vươn tới thị trường tồn cầu,
hoặc ít nhất là thị trường khu vực. Khi startup ở giai đoạn đầu, còn đang
loay hoay tìm hiểu nhu cầu khách hàng hoặc làm sản phẩm mẫu thử
nghiệm thì số lượng người dùng cũng chưa nhiều, thậm chí chưa có được
doanh thu. Vì vậy, các cơng ty khởi nghiệp sáng tạo có thể phát triển
chậm trong giai đoạn đầu nhưng khi tăng trưởng, họ sẽ phát triển theo
cấp số nhân thông qua việc thu hút lượng khách hàng lớn.
Một doanh nghiệp chỉ có thể được coi là doanh nghiệp khởi nghiệp sáng
tạo khi thể hiện được tính đổi mới sáng tạo.
Đặc điểm của Khởi nghiệp (Startup):

❶- Mang tính đột phá về cơng nghệ hoặc mơ hình kinh doanh:
Doanh nghiệp khởi nghiệp tạo ra một điều gì đấy chưa hề có trên thị
trường hoặc tạo ra một giá trị tốt hơn so với những thứ đang có sẵn,
chẳng hạn như có thể tạo ra một phân khúc thị trường mới (như thiết bị
thơng minh chẩn đốn sớm sức khoẻ cá nhân), một mơ hình kinh doanh
hồn tồn mới (như Mc Dell)….
❷- Khơng giới hạn sự tăng trưởng: Một doanh nghiệp khởi
nghiệp (Startup) sẽ không đặt ra giới hạn cho sự tăng trưởng, và có tham
vọng phát triển đến mức lớn nhất có thể. Họ tạo ra sự ảnh hưởng cực
lớn, có thể được xem là người khai phá thị trường (như Apple là công ty
đầu tiên khai phá và luôn dẫn đầu trong mảng điện thoại thông minh)
❸- Không bị giới hạn bởi nguồn lực tài chính: Khởi nghiệp là
q trình hiện thực hóa ý tưởng, biến ý tưởng thành các sản phẩm/ dịch
vụ hữu ích cho cộng đồng. Quá trình này thường bắt đầu từ một cá nhân
bằng sự đam mê, dấn thân và giám chấp nhận mạo hiểm; thành quả của
6


quá trình này là cả một chuỗi các nỗ lực. Và những nỗ lực ban đầu của
những nhà khởi nghiệp hồn tồn khơng dựa vào nguồn lực về tài chính
sẵn có, và chỉ khi ý tưởng của họ được cho là khả thi, thì lúc đó mới có
thể thu hút các nhà đầu tư mạo hiểm, các quỹ đầu tư thiên thần.
Khái niệm khởi nghiệp
Khởi nghiệp kinh doanh là một nhóm thành viên (tổ chức) theo
đuổi cơ hội kinh doanh mà khơng tính đến những nguồn lực mình sở
hữu, chấp nhận rủi ro. Điều cốt lõi của hành vi khởi nghiệp là xác định
các cơ hội và đưa những ý tưởng hữu ích vào thực tiễn. Cá nhân hay một
nhóm Startup thường đòi hỏi khả năng sáng tạo và chấp nhận rủi ro.
Chẳng hạn như Virgin Group, một tập đoàn lớn của UK ln duy
trì cho các phịng ban của cơng ty ở quy mơ nhỏ và truyền cho nó một

tinh thần khởi nghiệp sáng tạo. Virgin là thương hiệu nổi tiếng đứng thứ
ba ở UK và hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau như hàng không
và âm nhạc. Trong đoạn văn sau đây, ông Richard Branson, nhà sáng
lập và Giám đốc điều hành của Virgin đã mô tả cách thức công ty vận
hành theo cách thức của các doanh nhân đổi mới sáng tạo:
Truyền thống cho thấy “lớn là đẹp”, nhưng mỗi khi doanh nghiệp
của chúng ta trở nên q lớn thì chúng ta phải chia nó thành những
doanh nghiệp nhỏ hơn. Tơi sẽ đến gặp các phó giám đốc điều hành, phó
giám đốc bán hàng, và phó giám đốc marketing để nói rằng “Xin
chúc mừng. Bây giờ bạn đã trở thành giám đốc điều hành, giám đốc
bán hàng và giám đốc marketing – của một công ty mới”. Mỗi khi chúng
ra làm việc này, mỗi người liên quan sẽ khơng có nhiều việc hơn để làm
nhưng nhất định họ có nhiều động cơ hơn để làm việc và có nhiều tâm
huyết hơn trong cơng việc. Kết quả đem lại cho chúng ta là vô cùng. Đến
một lúc, chúng tơi bán Virgin Music, chúng tơi có chừng 50 cơng ty ghi
âm nhưng khơng có cơng ty nào nhiều hơn 60 nhân viên.
1.3. TẦM QUAN TRỌNG CỦA KHỞI NGHIỆP KINH
DOANH
1.3.1. Khởi nghiệp làm thay đổi trong lĩnh vực giáo dục đào
tạo
Xu hướng Khởi nghiệp trên thế giới diễn ra hơn 40 năm qua đã có tác
động thay đổi căn bản trong đời sống xã hội trước hết là trong các cơ sở
giáo dục đào tạo.

7


Khởi nghiệp thu hút các bạn trẻ trên toàn cầu dành nhiều sức lực, sự say
mê theo đuổi – đã và đang lan truyền mạnh mẽ và sẽ tiếp tục mở rộng ra
toàn cầu đến những nơi mà chúng ta khó hình dung.

Khởi nghiệp có tác động to lớn đến sự vận hành của cả thế giới – cách
con người sinh sống, làm việc, học tập và hưởng thụ. Bốn sự thay đổi do
Startup là:
- Khởi nghiệp đã trở thành mơ hình giáo dục kiểu mới – dành cho giảng
dạy và học tập.
- Khởi nghiệp đang nhanh chóng thay đổi bộ mặt của các trường đại học
cả về kinh doanh, và các Trường kỹ thuật, khoa học sự sống, kiến trúc,
y học, âm nhạc, khoa học xã hội và nhân văn và cả ở bậc trung học phổ
thông. Khởi nghiệp sáng tạo đang trở thành những mảnh đất học
thuật mới góp phần vào việc khám phá và nắm bắt nội dung về khởi
nghiệp trong các chương trình giảng dạy.
1.3.2. Khởi nghiệp tác động sâu sắc lên nền kinh tế
Joseph Schumpeter, một nhà kinh tế đã có rất nhiều cơng trình tại Đại
học Havard. Trong cuốn sách The theory of Economic Development,
Schumpeter đã cho rằng các doanh nhân khởi nghiệp phát triển các sản
phẩm và cơng nghệ mới, và chính điều đó qua thời gian nó làm cho sản
phẩm và cơng nghệ hiện tại trở nên lạc hậu và lỗi thời. Schumpeter gọi
tiến trình này là sự phá hoại sáng tạo. Do các sản phẩm và công nghệ
mới thường tốt hơn so với những sản phẩm hiện có, và việc cung cấp
các sản phẩm và công nghệ cải tiến làm tăng nhu cầu tiêu dùng nên sự
phá hoại sáng tạo sẽ thúc đẩy hoạt động kinh tế. Các sản phẩm và cơng
nghệ mới cũng có thể làm tăng năng suất ở tất cả các bộ phận trong xã
hội.
Tiến trình phá hoại sáng tạo thường được khởi xướng hiệu quả nhất bởi
các cơng ty mới thành lập cải tiến trên những gì đang được cung cấp.
Các công ty nhỏ áp dụng nghệ thuật này thường được gọi là “những nhà
cải tiến” hay “những tác nhân của sự thay đổi”. Tiến trình phá hoại sáng
tạo không bị giới hạn ở những sản phẩm và cơng nghệ mới mà nó có
thể bao gồm cả các chiến lược định giá mới, các kênh phân phối mới
(chẳng hạn như Fedex hay Amazon.com), hay hình thức bán lẻ mới

(chẳng hạn như Amazon, Alibaba…).
- Khởi nghiệp Đổi mới và sáng tạo giúp thay đổi hiệu quả và tạo lợi
thế cạnh tranh
Cạnh tranh ngày nay đang trở nên ngày càng khốc liệt, việc tạo ra
lợi thế cạnh tranh là địi hỏi của tất cả các doanh nghiệp muốn thành
cơng trên thương trường. Với đặc điểm khởi nghiệp luôn gắn với đổi
8


mới sáng tạo, tạo ra cái mới khơng có trong tiền lệ gắn với việc hiện thực
hóa ý tưởng và chấp nhận mạo hiểm, vì thế ngày nay ngay cả các doanh
nghiệp đang hoạt động cũng cần xây dựng một tinh thần khởi nghiệp, để
đổi mới sáng tạo, tạo ra những thay đổi hữu hiệu. Từ Thomas Edison tới
Steve Jobs và Bill Gates, lịch sử chứng kiến dòng chảy trường tồn của
các nhà khởi nghiệp sáng tạo xuất chúng. Khởi nghiệp tạo ra những
sản phẩm mới, độc đáo và dẫn dắt thị trường.
Các kết quả nghiên cứu cũng cho thấy R&D ở các doanh nghiệp khởi
nghiệp nhỏ hiệu quả hơn và có khả năng phát triển mạnh mẽ hơn ở các
công ty lớn.
- Khởi nghiệp tạo ra việc làm mới
Các cơng ty khởi nghiệp đóng góp một lượng lớn về tăng trưởng
việc làm. Theo David Birch thì các cơng ty khởi nghiệp chỉ chiếm có
3% trong tổng số tất cả các công ty ở Vương quốc Anh (UK) nhưng đã
tạo nên 5 triệu việc làm mới từ 1994 đến 1998. Cũng trong hai thập niên
vừa qua, hoạt động kinh tế đã dịch chuyển ngày càng nhiều theo hướng
của các công ty khởi nghiệp nhỏ, đã tạo khả năng thu hút nhiều việc làm
cho xã hội.
- Khởi nghiệp ra đời các ngành công nghiệp mới
Số lượng doanh nghiệp khởi nghiệp ngày càng gia tăng nhanh
chóng đã góp phần hình thành các ngành cơng nghệ mới như cơng nghệ

phân tích dữ liệu, công nghệ nano, công nghệ sinh học… Các ngành
công nghiệp hoàn toàn mới, chỉ vừa mới xuất hiện trong một vài thập
niên gần đây, và đã trở thành những khu vực chính trong nền kinh tế.
Những ngành cơng nghiệp mới này đã làm thay đổi cả một nền kinh tế.
Trong suốt q trình sinh sơi và hủy diệt đầy sáng tạo này, Joseph
Schumpeter đã chỉ ra quy luật sinh tồn này là các ngành công nghiệp
mới nổi sẽ thay thế và loại bỏ những ngành công nghiệp cũ. Trong bài
báo của David Birch, ông đã chỉ ra rằng tốc độ phát triển của quy luật
sinh tồn này đã gia tăng đáng kể. Trong những năm từ 1970 đến 1981,
cần đến 10 năm để 33% doanh nghiệp có tên trong bảng xếp hạng danh
sách 500 công ty lớn nhất Hoa Kỳ theo tổng thu nhập mỗi công ty
(Fortune 500). Đến cuối những năm 1980, q trình thế chỗ đó diễn ra
năm năm một lần (mỗi năm chứng kiến 30 gương mặt mới); và trong
những năm 1990, quá trình này rút ngắn xuống chỉ còn 3 đến 4 năm một
lần. Kết quả là các cơng ty lớn, có danh tiếng ngày nay phải cắt giảm
9


nhân sự và tái cấu trúc doanh nghiệp. Thế hệ trước hầu như khơng có
lấy một dự báo nào về sự thay đổi đột ngột như thế. Bằng cách nào
mà quy luật sinh tồn này lại diễn ra quá nhanh như vậy. Các công ty
‘khổng lồ’, thống trị thị trường vào những năm 1960 và 1970, có nguồn
vốn giàu có lại bị hất chân khỏi vị trí của mình bởi những doanh nghiệp
khởi nghiệp mới gia nhập thị trường.
- Khởi nghiệp thu hút và phát triển vốn đầu tư
Vốn đầu tư mạo hiểm đã nguồn lực quan trong cho các nhà khởi
nghiệp. Vốn đầu tư mạo hiểm tư nhân chính là bệ phóng cho các nhà
khởi nghiệp ở Hoa Kỳ. Các nhà đầu tư mạo hiểm ngoài việc hỗ trợ tài
chính, cịn đóng vai trị là các huấn luyện viên (mentors) và là người bạn
đồng hành cùng những nhà khởi nghiệp vào giai đoạn đầu để giúp đỡ,

định hình và hỗ trợ giúp tăng tốc sự phát triển của doanh nghiệp khởi
nghiệp. Những nhà khởi nghiệp thành công nhận được sự hỗ trợ tài chính
và phi tài chính từ các nhà đầu tư mạo hiểm.
Cũng như những nhà đầu tư vốn mạo hiểm, những gì mà các nhà
tài trợ ‘thiên thần’ đem lại cho q trình khởi nghiệp khơng chỉ đơn giản
là tiền đầu tư mà còn nhiều hơn thế nữa. Chính những người khởi nghiệp
thành cơng cũng cơng nhận rằng các nhà đầu tư hỗ trợ thêm về kinh
nghiệm, kĩ năng học hỏi, cầu nối liên kết, sự thông thái và sự
trưởng thành để các công ty mà họ đầu tư ‘đủ lông đủ cánh’ bay lên cao.
Trong vai trò giám đốc và cố vấn, các nhà đầu tư đảm nhiệm các nhiệm
vụ là huấn luyện viên, cố vấn và người cổ vũ.
1.3.3. Tác động sâu sắc của Khởi nghiệp lên xã hội
Sự cải tiến của các công ty khởi nghiệp có một tác động to lớn đối
với xã hội. Những sản phẩm và dịch vụ mới từ các công ty khởi nghiệp
đã làm cho cuộc sống của chúng ta dễ dàng hơn, làm tăng năng suất làm
việc, cải thiện sức khỏe và giúp chúng ta giải trí. Chẳng hạn, Amgen,
một công ty khởi nghiệp giúp tạo dựng nên ngành biotech, đã sản xuất ra
rất nhiều thuốc làm cải thiện rất lớn cho sức khỏe con người. Một ví dụ
điển hình là thuốc NEUPOGEN, một loại thuốc làm giảm tình trạng
viêm nhiễm ở các bệnh nhân ung thư, những người đang trong giai đoạn
trị liệu hóa chất... Ngồi việc cải thiện sức khỏe, hãy nhìn vào điện thoại
di động, máy tính cá nhân, thương mại điện tử, chuyển hàng qua đêm,
chụp ảnh số, và máy vi sóng. Tất cả những thứ này đều rất thơng dụng
và hữu ích trong cuộc sống của thế hệ chúng ta, nhưng thật khó hình
dung ở vào vài thập kỷ trước đây.

10


Tuy nhiên, cải tiến mới tạo ra các vấn đề tâm lý và đạo đức mà xã

hội đang phải tiếp nhận. Chẳng hạn, cơng nghệ chụp ảnh có mã vạch và
Internet đã làm cho các công ty dễ dàng hơn trong việc theo dõi hành vi
mua của khách hàng nhưng lại làm tăng vấn đề bảo mật. Tương
tự, bioengineering đã làm cho việc kéo dài chu kỳ sống của nhiều loại
thực phẩm trở nên dễ dàng hơn nhưng một số nhà nghiên cứu và người
tiêu dùng lại nghi vấn về những chỉ định sức khỏe dài hạn của các sản
phẩm sinh học.
- Khởi nghiệp phục vụ Cộng đồng.
Các nhà khởi nghiệp cũng có vơ số đóng góp lớn cho các nhà thờ,
bảo tàng, dàn nhạc và trường học địa phương. Hầu hết các quà tặng vật
chất dành cho các cơ quan địa phương nêu trên xuất phát từ sự hỗ trợ
của những nhà khởi nghiệp thành công.
1.3.4. Tác động công ty khởi nghiệp lên các công ty lớn
Bên cạnh những tác động đối với nền kinh tế và xã hội, thì các
cơng ty khởi nghiệp tạo nên những tác động tích cực lên hiệu quả của
các cơng ty lớn. Chẳng hạn, một số công ty khởi nghiệp là những nhà
sản xuất thiết bị gốc, linh kiện nguồn, sản xuất ra những linh kiện sử
dụng cho sản phẩm cuối cùng mà các công ty lớn hơn tạo ra sản phẩm
cuối cùng và bán ra. Chẳng hạn như Sony, Kodak, và Johnson
và Johnson. Sản phẩm đầu ra của những công ty này được làm từ những
linh kiện hoặc từ những kết quả nghiên cứu và phát triển của các công
ty khởi sự.
Nhiều cơng ty khởi nghiệp đã xây dựng nhiều mơ hình kinh doanh
tổng thể của họ bằng việc tạo ra những sản phẩm hay dịch vụ giúp cho
các công ty lớn hoạt động hiệu quả hơn và hiệu lực hơn.
1.4. KHỞI NGHIỆP TINH GỌN – LEAN STARTUP
Lean Startup – Khởi nghiệp Tinh gọn là phương pháp rất hiệu quả
nhằm tập trung vào việc có thể tung sản phẩm ra thị trường một cách
nhanh nhất, sau đó đo lường và cải tiến sản phẩm và coi chính khách
hàng là một phần tạo nên sản phẩm.

Khái niệm “Khởi nghiệp Tinh gọn” được tác giả Eric Ries viết
trong cuốn sách The Lean Startup và cuốn sách này đã liên tục nằm trong
danh sách Best Seller của Amazon. “Khởi nghiệp Tinh gọn – The Lean

11


Startup” là một công cụ giúp doanh nghiệp khởi nghiệp áp dụng một
cách rất hiệu quả.
Trong quá trình kinh doanh với những dự án khởi nghiệp khác nhau,
bạn có thể sử dụng các qui tắc của Lean Startup để hiện thực hóa ý
tưởng khởi nghiệp một cách hữu hiệu. Dĩ nhiên, đây khơng phải là
cơng cụ tồn năng, nhưng nó giúp bạn tránh được những bớt những
nguyên nhân dẫn đến thất bại ở trên.
Việc áp dụng Lean Startup của Eric Ries được tiến hành theo 5 qui tắc
chính sau:
❶ Sản phẩm khả thi tối thiểu – tạo ra các sản phẩm
Demo (MVP: Minimum Viable Product): Đây là giai đoạn nghiên cứu
và tạo ra sản phẩm demo một cách nhanh nhất có thể.
Khởi nghiệp theo truyền thống thường sẽ bắt đầu bằng việc nghiên cứu
thị trường vĩ mô, vi mô, định hình ý tưởng, thiết kế sản phẩm mẫu, tìm
lợi thế cạnh tranh v.v… Tuy nhiên, nếu Khởi nghiệp Tinh gọn, điều quan
trọng hơn cả lại chính là tạo ra sản phẩm demo một cách nhanh nhất. Và
với cách làm bắt đầu từ các sản phẩm Demo cho phép các doanh nghiệp
nhỏ, các nhà sáng chế với nguồn lực hạn chế cũng có thể làm
khởi nghiệp được. Và với việc khởi nghiệp tinh gọn này, các nhà khởi
nghiệp muốn đi đến thành công phải đề cao cách thức quản trị hướng
đến tính hữu hiệu và hiệu quả trong cơng việc. Khi sản phẩm mẫu khơng
thích hợp họ cần thay đổi nhanh để chuyển sang hướng mới.
Quá trình làm ra sản phẩm demo chính là q trình đầu tiên khiến

người khởi nghiệp có được kết quả bước đầu để chạm vào thực tế, để thử
nghiệm, người tiêu dùng dùng thử và trải nghiệm và người khởi nghiệp
có cơ hội nhanh chóng để tiếp nhận những ưu và nhược điểm trong sản
phẩm ban đầu của mình.
Quan trọng hơn cả là tạo ra sản phẩm với số lượng nhỏ và nguồn
lực thấp nhất - Minimum Viable Product cho phép có được kết quả ban
đầu để thử nghiệm thực tế.
Và chính trong q trình thử nghiệm sản phẩm, bạn đã tìm ra được
điểm khác biệt, điểm cần phải hồn thiện….
❷ The Feedback Loop - Vịng lặp phản hồi: Xây dựng –
Đo lường – Học hỏi
Đừng hoàn hảo, hãy tung sản phẩm ra thị trường và để
chính khách hàng là một phần trong việc hồn thiện sản phẩm demo.
Khi làm ra một sản phẩm, ngoài việc có được kết quả ban đầu mang
tính chủ quan, có thể những người sáng lập rất yêu thích sản phẩm và
12


thấy sản phẩm có khả năng mang lại lợi nhuận, tuy vậy điều cơ bản
chính là nhìn nhận từ phía khách hàng và nhận được việc trả lời câu
hỏi: Sản phẩm này có giá trị gì cho khách hàng, điều gì họ khơng hài
lịng.
Giá trị ban đầu mà các sản phẩm demo cung cấp cho khách hàng
là đem lại một giải pháp gì cho khách hàng;…. Ban đầu, khách hàng
tiếp nhận có khá nhiều vấn đề và cơng ty khởi nghiệp cũng gặp rất
nhiều vấn đề, chưa định hình được các giá trị, chưa cảm nhận được
thực sự, Bạn cần phải chủ động gợi mở thực sự xem khách hàng là một
phần của sản phẩm cuối cùng, phải sẵn sàng tiếp thu các phản hồi mà
khách hàng chưa hài lòng. Bản thân bạn phải tự nhận thấy điều gì chưa
hồn thiện, cần phải cải tiến….Quá trình cải tiến, tiếp nhận Phản

hồi và Học hỏi để tiếp tục cải tiến liên tục lặp lại để tạo ra sản
phẩm tốt hơn.
❸ Pivot or Perserver: Thay đổi, làm khác hoặc giữ lại, bảo
tồn
Ma trận Boston của Công ty Tư vấn danh tiếng BCG cho thấy bất
cứ một sản phẩm mới nào khi tung ra thị trường sẽ luôn rơi vào 1
trong 4 ô: (1) Ơ Dấu hỏi (khơng biết sản phẩm mẫu có được chấp nhận
hay khơng); (2) Ơ Ngơi Sao (sản phẩm mẫu được chấp nhận, bán rất
chạy); (3) Ơ con Bị sữa (sản phẩm mẫu được chấp nhận, bán đều đặn);
(4) Ơ Con chó mực (sản phẩm khơng bán được).

Hành động của chúng ta rất đơn giản: Hãy giết con Chó mực. Nhân
bản con Bị sữa và nếu tìm ra Ngơi sao, thì hãy dồn tồn lực vào nó. Vấn
đề là, hãy ln chấp nhận một thực tế là con chó mực luôn nhiều hơn
ngôi sao rất nhiều. Quan trọng là cắt bỏ tình cảm để giết con chó mực
13


mà không lưu luyến. Việc chúng ta kéo dài lưu luyến q với những Ơ
khơng có khả năng được người tiêu dùng chấp nhận sẽ bị sa lầy và gây
tốn kém.
❹ Đo lường qui mô thị trường
Tham chiếu này để biết được dung lượng của thị trường cũng như dự
đoán sự chuyển dịch của thị trường để chuẩn bị cho những chiến lược
phát triển trong tương lai.
Sau khi đo lường qui mô và chiều hướng thị trường, Bạn thấy rằng thị
trường tiềm năng có thực sự đủ lớn chưa và có đủ cơ sở để quyết định
đầu tư nhà xưởng, máy móc thiết bị cho sản xuất và thuê tuyển nhân
viên để vận hành chưa….và thiết kế chính thức các cách thức truyền
thông để định vị sản phẩm và đăng ký thương hiệu tiên phong trong

lĩnh vực kinh doanh mới và tập trung vào khách hàng mục tiêu. Tín
hiệu thị trường tốt là doanh thu tăng trưởng và có chiều tăng đều đặn
qua hàng tháng.
❺ Đối thủ: Đối thủ xuất hiện là tín hiệu TỐT
Đừng mơ về một Đại dương xanh mà trong đó chỉ có mình bạnnhà khởi nghiệp. Đại dương xanh với nhiều dòng hải lưu sẽ kéo theo
nhiều cá. Bạn muốn có một đại dương chỉ dành cho mình thì chỉ là một
vũng nước tù đọng, nghèo tài nguyên. Hãy chào đón đối thủ nhưng hãy
giữ cho mình vị thế của người dẫn đầu trong phân khúc của mình. Như
chúng ta thường nói, rừng càng nhiều hoa thơm thì càng nhiều ong đến
lấy mật.
Thực tế, khi đối thủ xuất hiện chứng tỏ thị trường có tiềm năng.
Nhìn ở khía cạnh tích cực, có thêm đối thủ cũng sẽ giúp thị trường biết
đến những dòng sản phẩm mới nhiều hơn và cũng là áp lực không nhỏ
để công ty Bạn phải không ngừng cải tiến, đổi mới chất lượng sản phẩm
để làm tốt hơn nữa.
Tóm lại, Khởi nghiệp Tinh gọn là một công cụ rất hiệu quả. Hiện
nay nhiều công ty đã và đang áp dụng công cụ này một cách vô thức mà
không biết. Với những ai đang manh nha ý định khởi nghiệp với nguồn
vốn không thực sự lớn thì đây là cơng cụ hữu ích rất đáng tham khảo để
áp dụng. Nó sẽ giúp cơng ty khởi nghiệp tránh gặp phải những lỗi lầm
kinh điển và là địn bẩy tốt để cơng ty có thể nhanh chóng triển khai ý
tưởng của mình một cách hiệu quả trong giai đoạn mở đầu.
1.6. CÁC GIAI ĐOẠN KHỞI NGHIỆP

14


Thường có 4 giai đoạn khởi nghiệp
Giai đoạn ❶ - Định hướng: Đây là giai đoạn khởi đầu của bất kỳ
công ty Start-up nào. Ở giai đoạn này, xây dựng các ý tưởng kinh doanh

và lập kế hoạch để hiện thực hóa các ý tưởng. Đây là giai đoạn rất quan
trọng. Nếu khơng có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, cẩn thận bạn sẽ rất dễ lạc lối
ngay trong bước khởi đầu. Khi đã có ý tưởng và kế hoạch, các thành
viên trong nhóm bắt tay vào thực hiện nó.

Giai đoạn ❷ - Thử thách: Sau khi kết thúc giai đoạn 1, đây sẽ là
quãng thời gian khó khăn nhất cho các Startup. Hơn 90%
các công ty Startup tại Việt Nam khơng thể vượt giai đoạn này và nhanh
chóng đi đến thất bại hoặc phải thay đổi mơ hình kinh doanh. Thời điểm
này, các thành viên thường sẽ bị “vỡ mộng” do kết quả đặt ra không như
mong muốn, các yếu tố khách quan và chủ quan tác động khiến cho số
lượng nhân sự giảm so với lúc khởi đầu.

15


Giai đoạn ❸ - Hoà nhập: Đây được xem như giai đoạn phục hồi
sau khó khăn của các Startup. Hiệu suất tăng, các thành viên làm việc ăn
ý và hiểu nhau hơn. Cơng ty bắt đầu có doanh thu hoặc không bị thua lỗ
quá nhiều. Các mục tiêu trong ngắn hạn dần dần đạt được, công ty sẽ
hướng đến việc xây dựng các cơ sở hạ tầng, đội ngũ nhân sự để phục vụ
cho các kế hoạch “dài hơi”.
Giai đoạn ❹ - Phát triển: Là giai đoạn trong mơ, là mục
tiêu hướng đến của bất kỳ Startup nào. Ở giai đoạn này, các co
founders sẽ đề ra những kế hoạch, những mục tiêu dài hạn. Bộ máy
doanh nghiệp bắt đầu đi vào “guồng”. Kinh nghiệm, kỹ năng chuyên
môn của đội ngũ nhân sự sẽ giúp cơng ty có bước phát triển rất nhanh

1.7. CÁC NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN KHỞI NGHIỆP THẤT BẠI
Một trong những khía cạnh quan trọng nhất của một tư tưởng khởi nghiệp là

tầm quan trọng của thái độ khi phải đối mặt với các rủi ro, sự thất bại và thậm

chí phá sản.
Ở Nhật Bản và Đức, một khi doanh nghiệp bị vỡ nợ thì điều đó có nghĩa rằng
bạn khơng đủ tiêu chuẩn pháp lý để khởi dựng một doanh nghiệp khác. Đối
với các nhà khởi nghiệp, mặc dù họ đã thử đến 1.000 giải pháp nhưng tất cả
đều thất bại thì ý nghĩ hiện ra trong đầu họ chính là những gì như Thomas
16


Edison đã từng nói: “Khơng phải tơi thất bại 1000 lần, chẳng qua tơi chỉ tìm ra
1.000 cách khơng hoạt động!”
Các công ty startup – khởi nghiệp hay truyền tai nhau ’’Cứ 10 cơng ty
khởi nghiệp trên thị trường thì có 11 cơng ty thất bại’’. Bạn khơng muốn
nghĩ cơng ty khởi nghiệp của mình sẽ là người thất bại tiếp theo hãy
quan tâm đến các nguyên nhân sau thường dẫn đến khả năng lớn cho
việc thất bại khởi nghiệp của bạn.
Jason Huertas, tác giả của bài viết Khởi nghiệp của tôi thất bại, tên
tiếng anh” My Startup Failed” đã nói:
‘’Bạn nghĩ rằng bạn biết tất cả. Trong tâm trí bạn luôn thôi thúc bạn sẽ
thành công; không quan tâm đến lời khuyên của người khác. Bạn luôn
chiến đấu với sự thơi thúc đó và thật sự là bạn khơng biết gì cả.’’ Ơng
tổng hợp có 7 ngun nhân từ 100 doanh nghiệp Startup thất bại.
❶. Công ty Startup thường bị thất bại trong 3 năm đầu
vì thế cần sẵn sàng đối diện với thử thách này
Các công ty startup luôn phải đối mặt với thất bại. Quan trọng nhất
vẫn là sau sự thất bại thì cơng ty nào có thể đứng lên và bắt đầu xây dựng
lại.
Nhà khởi nghiệp đã bao giờ tự đặt cho mình những câu hỏi: (1)
Khoảng thời gian bao lâu để xây dựng công ty startup của mình, (2) cơng

ty khởi nghiệp đã có lãi hay thất bại chưa? (3) Công ty khởi nghiệp cần
bao nhiêu thời gian để có lãi, và nếu thất bại thì cần bao nhiêu thời gian
để làm lại?
Các nghiên cứu cho thấy các nhà khởi nghiệp phải chấp nhận sự
thất bại hay chịu lỗ trung bình 4 năm đầu đối với các cơng ty khởi nghiệp
B2B và trung bình gần ba năm đầu đối với một công ty khởi nghiệp B2C
mới có lãi.
Bạn cảm thấy mình đã đủ điều kiện để bắt đầu xây dựng một công ty
startup chưa?
❷. Khởi nghiệp thất bại vì khơng có thị trường Phần lớn các
cơng ty khởi nghiệp thất bại, chỉ có một lý do: Thiếu thị trường. Marc
Andreessen khẳng định rằng thị trường là yếu tố quan trọng và quyết
định đến sự thành công hay thất bại của một công ty startup.
Thiếu thị trường là một trong những lý do thất bại chính của các công ty
khởi nghiệp B2B, chiếm (44%) và B2C (50%). Ngay cả khi sản phẩm
của các công ty khởi nghiệp được xem tốt, cũng sẽ thất bại nếu khơng
có thị trường và thiếu thị trường vì sức mua khơng đạt ngưỡng.
Vậy tại sao những công ty startup vẫn lặp lại những sai lầm này? John
O’Nolan đã chia sẻ:
17


‘’Chúng tơi có sản phẩm đủ tốt nhưng lại khơng biết cách chiếm lĩnh thị
trường. Tơi cịn nhớ sản phẩm đầu tiên thu hút ‘’10.000 views chỉ trong
48 giờ đầu tiên’’ và hàng tháng lượng tìm kiếm gấp 3 đến 4 lần bất kỳ
đối thủ nào trong cùng phân khúc. Mặc dù vậy, Thị trường của chúng
tôi chỉ là cái ao nhỏ trong khi chúng tôi là một con cá lớn’’
Nếu nhà khởi nghiệp dành thời gian để xây dựng một sản phẩm, thì cần
lưu tâm đến khả năng chắc chắn sản phẩm của bạn có được chỗ đứng
trên thị trường đủ lớn chưa.

❸. Thất bại khởi nghiệp vì khởi nghiệp thiếu ý tưởng
và khơng có mơ hình kinh doanh
Phần lớn các công ty startup thất bại, dù đã làm việc rất chăm chỉ để tạo
ra sản phẩm đủ tốt; nhưng lại bỏ qua mơ hình kinh doanh và các bước
xác thực, kiểm định ý tưởng kinh doanh.
Khi mới bắt đầu khởi nghiệp, bạn gần như không biết về cách thị
trường đang hoạt động. Việc tìm ra và phát triển ý tưởng kinh doanh và
xác định mơ hình kinh doanh là rất quan trọng.
Các thống kê nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thất bại trong khởi nghiệp
là do thiếu ý tưởng kinh doanh. Điều này gây ảnh hưởng đến 17% công
ty khởi nghiệp B2C.
Trong nhiều trường hợp, ý tưởng kinh doanh có, nhưng lại trái
ngược với nhu cầu thị trường, ý tưởng khơng thực tế. Đó là lý do mà
ngay từ đầu, bạn – nhà khởi nghiệp phải trước hết tự đánh giá.
Xác nhận ý tưởng kinh doanh từ nhiều góc độ khác nhau. Đừng chỉ tập
trung vào cách tối ưu cho sản phẩm. Khởi nghiệp thành công chỉ khi nào
chắc chắn đã tạo thứ mà người dùng không chỉ muốn mà cịn thực sự
cần.
Adrian Tan‘s nói về sự thất bại sau khi mình thất bại:
Hãy ưu tiên xác định mơ hình kinh doanh của bạn sớm! Trước khi xây
dựng một sản phẩm. Trong hành trình khởi nghiệp kinh doanh của
mình, bạn nên có câu trả lời rõ ràng: - Tại sao tôi lại làm việc này?
- Tôi đang xây dựng cái này cho ai ?
- Khách hàng có sẵn sàng trả tiền cho sản phẩm này hằng ngày không?
- Và mức giá khách hàng trả là bao nhiêu ?
Ý tưởng và mơ hình kinh doanh sẽ được kiểm định, ít nhất đến khi có
được 10 khách hàng đầu tiên sẵn sàng trả tiền cho món hàng của bạn.
❹. Dữ liệu từ Khách hàng tiềm năng thiếu tin cậy Trong giai
đoạn phát triển sản phẩm, công ty khởi nghiệp đã nhận được phản hồi
tích cực từ khách hàng tiềm năng của mình. Những con số cho thấy có

18


sự quan tâm của khách hàng đến ý tưởng và sản phẩm của công ty khởi
nghiệp, tuy vậy hãy bảo đảm thông tin cung cấp từ khách hàng là tin
cậy. Ý tưởng tốt được phản ánh từ khách hàng không có nghĩa là nó
khả thi. Thực tế cho thấy, các cơng ty khởi nghiệp đã khơng thể
bán được các món hàng cho khách hàng của mình, nếu chỉ dựa
trên các ý kiến ban đầu của khách hàng. Khi khách đăng ký mua
sản phẩm qua email, đăng ký bản thử nghiệm và các cuộc khảo
sát khách hàng không thực sự hiệu quả được thực hiện. Cách biệt lớn
giữa những người nhập địa chỉ email trên trang các khách hàng tiềm
năng của công ty khởi nghiệp và những khách hàng sẵn sàng trả tiền
cho sản phẩm. Người đăng ký nhiều những người mua và mua lại thì
rất ít. Vì thế, nhà khởi nghiệp nên kiểm tra hành vi của khách hàng,
không phải chỉ dừng lại ý kiến của khách hàng.
Marcus Holmes, trong bài phân tích về khởi nghiệp, đã nói:
‘’Bài học ở đây, bạn khơng thể chỉ lắng nghe những gì khách hàng nói
với bạn. Bạn phải chứng minh sự chủ động của khách hàng; họ có sẵn
sàng chi tiền để được sử dụng sản phẩm của bạn.’’
❺. Tiếp thị kém
Ngay cả khi công ty khởi nghiệp xác nhận ý tưởng của mình về sản phẩm
là đúng và sẵn sàng, nhưng cũng rất khó để thúc đẩy việc mua lại của
khách hàng.
Lý do cho sự thất bại khi các công ty khởi nghiệp B2C là tiếp thị
kém có thể ảnh hưởng đến 29% và B2B là 7%. Tiếp thị là điều quan
trọng để giúp công ty tăng doanh số và kiếm được nhiều tiền hơn.
Mark Goldenson viết trong 10 bài học từ thất bại của startups
‘’Nếu bạn muốn tồn tại, bạn cần dành nhiều thời gian để nghiên cứu các
kênh phân phối. Bạn cần xác định đối tượng mục tiêu của bạn một cách

tốt nhất. Điều quan trọng nhất là đưa sản phẩm của bạn vào tay khách
hàng.
Bạn nên dành thời gian cho việc phát triển và phân phối, quảng bá
các sản phẩm thử nghiệm.
Bạn có thể quan tâm:
Kỹ năng tư vấn bán hàng chưa ai chia sẻ thề luôn
❻. Thiếu tiền để duy trì hoạt động
Theo số liệu cho thấy có đến 20% các công ty khởi nghiệp B2B và 15%
các công ty khởi nghiệp B2C đã hết sạch tiền khi khởi nghiệp kinh
doanh

19


Cơng ty của bạn có thể kiếm được bao nhiêu tiền trong trường hợp
kinh doanh tốt nhất và tồi tệ nhất?
Bạn nên tự đặt câu hỏi và giải quyết chúng trước khi công ty startup bắt
đầu hoạt động kinh doanh và các kinh phí có thể bỏ ra.
Bạn cần có tiền để cơng ty hoạt động, đề phịng trường hợp rủi ro
trong những năm đầu hoạt động đối với công ty khởi nghiệp.
Muốn vậy, cơng ty startup cần có một kế hoạch tài chính rõ ràng và nên
đặt mục tiêu về thời hạn và ngân sách cần đạt được. Lập kế hoạch để chi
tiêu được hiệu quả hơn. Không chi quá nhiều cho việc xây dựng sản
phẩm. Cho đến khi startup đã xây dựng sản phẩm đủ tốt mà mọi người
cần. Hãy tiết kiệm trong những ngày đầu công ty khởi nghiệp. Các
Startup có thể tránh 80% chi phí bằng cách làm việc tại nhà và thuê nhân
viên làm việc từ xa. Các Startup không nên chi tiêu cho những thứ
khơng cần thiết, cho đến khi bạn có doanh số. Bảo tồn tiền là điều
cần thiết khi bạn là startup
❼. Chậm đưa ra quyết định cuối cùng

Startup là biến mọi ý tưởng thành hiện thực và theo đuổi ý tưởng ấy đến
cùng. Việc đi đến một quyết định cuối cùng như kết nạp người đồng
hành, tung sản phẩm mẫu ra thị trường…hoặc là chấm dứt mẫu sản phẩm
thử vì thiếu tiềm năng thu hút khách hàng…các Quyết định này rất cần
nhà khởi nghiệp đưa ra kịp thời, đúng thời điểm cần thiết, việc kéo
dài chậm trễ sẽ mất đi cơ hội thành công trong tương lai.
Mọi nhà sáng lập đều biết anh ấy đã mất bao nhiêu thời gian, công sức
và tiền bạc để ra mắt và phát triển sản phẩm. Thật không may, như tôi
đã đề cập ở trên, phải mất ba năm cho sự thất bại.
Bạn là một doanh nhân luôn đi bộ qua thung lũng tử thần trong suốt hành
trình, và bạn ln cân nhắc đến lúc thốt khỏi thung lũng tử thần đó,
trước khi nó thành cơn ác mộng của chính bạn. Bạn đưa ra quyết định
này kịp thời đúng thời điểm bạn sẽ càng ít đau đớn trong tương lai.
Pawel Brodzinksi viết: ‘’Tôi nghĩ rằng đó là tình cảm. Vì nó là đưa của
chúng tơi, chúng tôi không muốn đưa ra quyết định về việc đóng cửa
q nhanh và hạn chế tổn thất. Chúng tơi đã tự lừa mình là mọi thứ sẽ
tốt hơn trong khi chúng tôi không thể khiến công ty hoạt động kinh
doanh trở lại.’’
Kết luận
Xây dựng một công ty startup là sự thử thách, nó khơng phải là sở
thích. Đó cịn là suy nghĩ và thái độ nghiêm túc. Nó có thể là cả những
điều tốt nhất và tồi tệ nhất đối với bạn.
20


Sẽ không dễ dàng, nhưng tôi chắc chắn sẽ dành số tiền cuối cùng của
mình và tất cả thời gian của tôi để xây dựng công ty startup một lần nữa,
nó rất đáng giá.
1.8. DOANH NGHIỆP XÃ HỘI - SOCIAL ENTERPRISE
❶ Doanh nghiệp xã hội

Là doanh nghiệp thành lập hợp pháp và hoạt động theo quy định của luật
doanh nghiệp 2014 với mục đích vì cộng đồng, xã hội và trích 51% tổng
lợi nhuận hằng năm của doanh nghiệp để tái đầu tư nhằm thực hiện mục
tiêu xã hội, môi trường như đã đăng ký.“
❷ Doanh nghiệp xã hội khác gì so với các tổ chức phi lợi
nhuận
Theo luật doanh nghiệp 2014, doanh nghiệp xã hội có một số đặc
thù, như: sử dụng các nguồn lực có sẵn để giải quyết các vấn đề xã hội,
bản chất không phải là phục vụ mục đích tối đa hóa lợi nhuận, mặt khác
cũng khơng mang tính chất miễn phí, xin cho giống các tổ chức phí lợi
nhuận (cũng có những doanh nghiệp xã hội phí lợi nhuận). Mục đích
chính của doanh nghiệp xã hội là giải quyết các vấn đề xã hội, mơi
trường. Và để làm được điều đó Việt Nam đưa ra một số ưu đãi cho
doanh nghiệp xã hội như:
Chủ sở hữu doanh nghiệp, người quản lý doanh nghiệp xã hội
được xem xét, tạo thuận lợi và hỗ trợ trong việc cấp giấy phép, chứng
chỉ và giấy chứng nhận có liên quan theo quy định của pháp luật;
Được huy động và tiếp nhận tài trợ dưới các hình thức khác nhau từ các
cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức phi chính phủ NGO (Non-governmental
organizations) và các tổ chức khác của Việt Nam và nước ngồi để bù
đắp chi phí quản lý và chi phí hoạt động của doanh nghiệp;
❸ Các đặc điểm của doanh nghiệp xã hội
Giải quyết các vấn đề xã hội cụ thể và cấp bách mà đất nước hiện đang
cần, hỗ trợ những hồn cảnh khó khăn yếu thế như những người khuyết
tật, người mồ côi, người bị chất độc màu da cam, hoặc giải quyết các
vấn đề môi trường, bảo vệ động vật hoang dã,…hỗ trợ những người bị
thiên tai, sụt lở ….
- Doanh nghiệp xã hội có thể có nguồn thu nhập từ các hoạt động kinh
doanh, tuy nhiên không phải là tất cả, mục tiêu xã hội được đề cao và
đặt lên hàng đầu như: tạo công ăn việc làm cho người tàn tật, nghiên cứu

phát triển các loại thuốc chữa HIV, Vacinne …

21


- DNXH mang lại giá trị xã hội, các giá trị này sẽ thể hiện và phát triển
xã hội, gắn kết mọi người, gắn kết cộng đồng tạo ra các quy tắc ứng xử,
chuẩn mực và đạo đức xã hội được mọi người đề cao.
- Sự tồn tại của nó gắn liền với các vấn đề xã hội và mục tiêu cơ bản của
nó khơng phải là lợi nhuận mà là để bảo vệ và phát triển những giá trị
xã hội, cũng như giải quyết các vấn đề phức tạp về mặt xã hội mà các
doanh nghiệp hoặc tổ chức lợi nhuận khơng thực hiện vì khơng phải
nhằm tối đã hóa lợi nhuận.
- Doanh nghiệp xã hội có phạm vi hoạt động khá rộng và có mối liên kết
rộng rãi cũng như liên quan đến nhiều đối tượng khác nhau.
- Doanh nghiệp xã hội có chức năng độc lập nhưng lại có sự phụ thuộc
rất lớn vào sự ủng hộ của dư luận xã hội, chính phủ, cộng đồng và các
đối tượng hữu quan khác.
Từ những đặc điểm trên, có thể thấy quản lý doanh nghiệp xã hội rất
phức tạp vì phải đồng thời thực hiện cả mục tiêu tài chính và mục tiêu
xã hội trong đó mục tiêu xã hội được ưu tiên nhất.
❹ Vai trò của doanh nghiệp xã hội
Đóng góp của DNXH tập trung vào ba lĩnh vực.
- Thứ nhất, cung cấp các sản phẩm, dịch vụ mang tính sáng tạo phù hợp
với nhu cầu của cộng đồng có hồn cảnh đặc biệt (người khuyết tật,
người có HIV/AIDS…).
- Thứ hai, tạo cơ hội hòa nhập xã hội cho các cá nhân và cộng đồng yếu
thế thông qua các chương trình đào tạo phù hợp, tạo cơ hội việc làm.
- Thứ ba, đưa ra các giải pháp mới cho những vấn đề xã hội chưa được
đầu tư rộng rãi như biến đổi khí hậu, năng lượng thay thế, tái chế…

DNXH (có lợi nhuận và khơng có lợi nhuận) giống với các doanh nghiệp
khác vì đều tổ chức và quản lý dưới hình thức doanh nghiệp. Tuy nhiên,
điểm khác biệt ở chỗ DNXH được thành lập để giải quyết các vấn đề tồn
tại của xã hội như đói nghèo, ô nhiễm môi trường, bảo vệ trẻ em, bệnh
tật mang tính xã hội..
❺ Các loại doanh nghiệp xã hội
Hiện tại, pháp luật Việt Nam chưa quy định cụ thể về các loại doanh
nghiệp xã hội nhưng trên thực tế sẽ có một số dạng như sau:
- Doanh nghiệp xã hội phi lợi nhuận (Non-profit
Social Enterprises)
Các doanh nghiệp xã hội phi lợi nhuận thường hoạt động dưới các
hình thức như: trung tâm, hội, quỹ, câu lạc bộ, tổ/nhóm tự nguyện của
22


người khuyết tật, người chung sống với HIV/AIDS, phụ nữ bị bạo
hành… Hầu hết các doanh nghiệp xã hội phi lợi nhuận được phát triển
lên từ nền tảng NGO (các tổ chức phi chính phủ). Có thể chia doanh
nghiệp xã hội loại này thành ba nhóm dựa trên phương thức hoạt động,
mục tiêu, hiệu quả xã hội và nguồn tài trợ:
– Doanh nghiệp xã hội cung cấp dịch vụ, sản phẩm có hiệu quả cao
trong việc giải quyết các vấn đề xã hội và được một một bên thứ ba
thường là cộng đồng, hoặc nhà đầu tư xã hội tài trợ cho các hoạt động
đó. Nói cách khác, doanh nghiệp xã hội loại này như một người làm thuê
độc lập, tự chủ, đóng vai trị xúc tác, kết nối nguồn lực để thực hiện mục
tiêu xã hội nào đó.
– Doanh nghiệp nhắm tới mục tiêu đem hàng hóa/dịch vụ cơng tới
những người chịu thiệt thòi và dễ bị tổn thương nhất vè kinh tế, những
người không được tiếp cận hay không đủ khả năng chi trả cho các dịch
vụ theo mức giá thông thường. Mục tiêu của những doanh nghiệp này là

đáp ứng nhu cầu cho một vài nhóm dân cư mà thiếu khả năng tiếp cận
như hỗ trợ trẻ em vùng cao đến lớp, tiêm chủng vacinne cho trẻ em…..
– Doanh nghiệp tạo việc làm cho những nhóm yếu thế của xã hội
như những người khuyết tật, người nhiễm HIV/AIDS, người mãn hạn
tù…phần lớn các doanh nghiệp xã hội thuộc loại này đổi mới từ tổ chức
NGO bằng cách thành lập thêm một nhánh kinh doanh bên trong tổ chức,
hoặc thành lập một doanh nghiệp kinh doanh, với lợi nhuận được sử
dụng để tài trợ một phần chi phí của tổ chức.
- Doanh nghiệp xã hội khơng vì lợi nhuận (Not-for-profit Social
Enterprises)
Đa số các doanh nghiệp loại này do các doanh nhân xã hội
sáng lập, với sứ mệnh xã hội được công bố rõ ràng. Ngay từ đầu, doanh
nghiệp đã xác định rõ sự kết hợp bền vững giữa sứ mệnh xã hội với mục
tiêu kinh tế, trong đó mục tiêu kinh tế là phương tiện để đạt mục tiêu tối
cao là phát triển xã hội. Lợi nhuận thu được chủ yếu để sử dụng tái đầu
tư hoặc để mở rộng tác động xã hội của doanh nghiệp. Phần lớn các
doanh nghiệp xã hội thuộc loại này có thể đứng vững bằng nguồn thu từ
hoạt động kinh doanh và dịch vụ của họ. Có thể nói, đây là lực lượng
‘tinh túy’ của khối doanh nghiệp xã hội. Doanh nghiệp xã hội khơng vì
lợi nhuận thường đăng ký hoạt động dưới các hình thức Cơng ty TNHH
hoặc Cơng ty cổ phần, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp. Họ nhìn thấy
cơ hội tạo giá trị vật chất từ những hàng hóa và dịch vụ giàu nhân văn
mà họ cung cấp cho cộng đồng. Bên cạnh đó, việc hoạt động như những
cơng ty giúp họ tiếp cận những nguốn vốn và cơ hội kinh doanh đa dạng
23


hơn là một tổ chức từ thiện đơn thuần. Tuy nhiên, do sứ mệnh xã hội mà
họ theo đuổi, các doanh nghiệp xã hội loại này đối mặt với một số thách
thức đặc thù so với các doanh nghiệp thông thường khác:

– Mục tiêu xã hội không cho phép họ “tối đa” hóa lợi nhuận bằng
mọi cách. Thay vào đó, phương châm của họ là “tối ưu” hóa lợi nhuận.
– Bên cạnh đó, những chi phí kinh doanh như những doanh nghiệp
thông thường, doanh nghiệp xã hội phải chi những “chi phí xã hội” rất
lớn.
– Do bản chất “hỗn hợp” của mình, doanh nghiệp xã hội thường có
nguồn vốn đầu tư khá đa dạng. Bên cạnh vốn đầu tư thương mại thơng
thường, có thể tiếp nhận các nguồn vốn ưu đãi dưới dạng vay dài lãi xuất
thấp, vốn cổ tức xã hội, hay vốn tài trợ khơng hồn lại. Mặc dù vậy, việc
hiện chưa có quy định rõ ràng trong việc tiếp nhận các khoản vốn tài trợ
và vốn vay ưu đãi từ các nhà đầu tư xã hội đang làm cho các doanh nghiệp
lúng túng trong giải trình thuế và hạch toán kinh doanh. – Doanh nghiệp
xã hội áp dụng thước đo hiệu quả khác với doanh nghiệp thông thường.
Nên cạnh giá trị vật chất, giá trị xã hội mà nó mang lại cho cơng đồng là
giá trị tối đa và cần được đo lường và ghi nhận cụ thể.
Doanh nghiệp có định hướng xã hội, có lợi nhuận
(Social Business Ventures)
Mơ hình này đặc biệt phổ biến trong lĩnh vực tài chính vi mơ với
các ví dụ như Grameen Bank và BRAC ở Bangladesh,
SKS Microfinance ở Ấn độ, Bina Swadaya ở Indonesia, KIVA
ở Mỹ… Ở Việt Nam, chúng ta cũng có hàng ngàn tổ chức tài chính vi
mơ cơ sở mà điển hình nhất là các Quỹ TYM (Trung ương hội Liên
hiệp Phụ nữ Việt Nam) và CEP (Liên đoàn Lao động TP HCM). Một
số đặc điểm của các doanh nghiệp xã hội loại này là:
– Các doanh nghiệp xã hội ở loại hình này ngay từ ban đầu đã nhìn
thấy cơ hội và chủ trương xây dựng mình trở thành doanh nghiệp có lợi
nhuận với sứ mệnh tạo động lực cho những biến đổi mạnh mẽ trong xã
hội hoặc bảo vệ mơi trường.
– Mặc dù có tạo ra lợi nhuận và cổ đông được chia lợi tức, nhưng
các doanh nghiệp xã hội này không bị chi phối bởi lợi nhuận. Nói cách

khác mục đích chính của nó khơng phải là tối đa hóa thu nhập tài chính
cho các cổ đơng, thay vào đó là mục tiêu xã hội/ môi trường mà mọi cổ
đông đều chia sẻ giá trị chung. Một phần đáng kể lợi nhuận thu được
dùng để tái đầu tư hoặc để trợ cấp cho các nhóm dân cư có thu nhập thấp
khiến cho doanh nghiệp xã hội có thể tiếp cận và mang lại lợi ích
cho nhiều người hơn.

24


– Doanh nghiệp thường tìm những nhà đầu tư quan tâm đến cả lợi
ích vật chất và lợi ích xã hội. Họ ít sử dụng các khoản hỗ trợ khơng hồn
lại cho các hoạt động chính của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp xã hội
loại này thường hoạt động dưới các hình thức: Cơng ty TNHH, Hợp tác
xã, Tổ chức tài chính vi mơ..
❻ Trình tự thành lập doanh nghiệp xã hội
Việc thành lập doanh nghiệp xã hội cơ bản giống thành lập doanh
nghiệp thông thương bao gồm các hồ sơ:
– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp xã hộ
– Điều lệ doanh nghiệp xã hội
– Danh sách thành viên/cổ đông sáng lập của DNXH
Ngoài các giấy tờ trên doanh nghiệp cịn phải có các giấy tờ
để thơng báo cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường theo quy
định tại điều 10 luật doanh nghiệp 2014 và điều 5 nghị
định 96/2015/NĐ-CP. Khi thành lập doanh nghiệp xã hội đơn vị
phải lập bản cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, mơi trường nộp tại phịng
đăng ký kinh doanh nơi dự định đặt trụ sở:
▪ Bản cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường (Biểu mẫu 01–
Thông tư số 04/2016/TT-BKHĐT)
▪ Quyết định của doanh nghiệp thông qua các nội dung trong bản Cam

kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường ▪ Bản sao hợp lệ biên bản họp
của Hội đồng thành viên đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên,
của Chủ sở hữu công ty hoặc HĐTV hoặc Chủ tịch công ty đối với
công ty TNHH một thành viên, của Đại hội đồng cổ đông đối với công
ty cổ phần, của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh khi
thông qua nội dung bản Cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi
trường
Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ nếu hồ
sơ đủ điều kiện phải thực hiện cập nhật thông tin Cam kết thực hiện mục
tiêu xã hội và môi trường vào hồ sơ doanh nghiệp và công khai trên
Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp.

25


×