Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

Bài tiểu luận vật liệu may (Áo dài)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.21 MB, 26 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
LỚP ĐH CNM3- K8

TIỂU LUẬN MÔN VẬT LIỆU MAY
Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Trọng Tuấn
Sinh viên: Phan Thị Dung
LỜI MỞ ĐẦU
Trang phục gắn liền với cuộc sống con người, ngoài chức năng che chắn cơ
thể trang phục cịn có chức năng làm đẹp cho con người. Trang phục còn thể hiện
bản sắc dân tộc. Đối với Việt Nam thì áo dài là trang phục truyền thống của dân
tộc. Xã hội phát triển, nhu cầu mặc đẹp càng trở nên thiết yếu hơn bao giờ hết.
Chính vì thế mà chúng ta cần phải nghiên cứu, tìm hiểu và sáng tạo khơng ngừng
để đưa áo dài – trang phục truyền thống phổ biến hơn nữa không chỉ trong nước mà
vươn ra cả thế giới.
Bài tiểu luận gồm các vấn đề cơ bản sau:
I. Những vấn đề cơ bản về thời trang
II.Lịch sử thời trang thế giới
III.Lịch sử thời trang trong nước
IV.Lịch sử hình thành và phát triển áo dài
V.Đối tượng, mơi trường ,tính năng sử dụng
VI.Cách may áo dài
VII.Vật liệu may áo dài
1


VIII.Xu hướng thời trang áo dài 2014
IX.Kết luận chung

I.Những vấn đề cơ bản về thời trang
- Thời trang là trang phục theo thời. Là tập hợp những thói quen, thị hiếu phổ
biến trong cách ăn mặc thịnh hành trong một không gian, thời gian nhất định.


- Thiết kế thời trang là tìm tịi, sáng tạo, nghiên cứu để cho ra những tác
phẩm thời trang giúp làm đẹp cho con người, cho cuộc sống. Những tác phẩm thời
trang được chia làm hai hướng khác biệt : hướng trình diễn nghệ thuật và hướng
ứng dụng thực tế
- Mốt (mode) có nghĩa là cách thức, phương pháp, quy tắc, mức độ chuẩn
mực chung đã được công nhận.
- Lịch sử phát triển trang phục cho thấy mốt và thời trang là hai khái niệm rất
gần nhau nhưng không phải lúc nào cũng đồng nhất.
- Thiết kế mốt, thời trang là công việc của một tập thể bao gồm các họa
sĩ thời trang, các kỹ sư thiết kế, kỹ sư công nghệ, nhà kinh tế với nhiệm vụ tạo ra
những trang phục mới (gồm tất cả những gì con người khốc trên cơ thể bao gồm
cả đồ đội trên đầu, đồ đi dưới chân, đồ đắp trên mặt và những gì được sử dụng kèm
theo quần áo). Chỉ khi nào sản phẩm được thị trường chấp nhận, số đơng người tiêu
dùng ưa thích, chấp nhận thì đó mới được coi là sản phẩm mốt.

2


II.Lịch sử thời trang thế giới.
2.1.Trang phục thời cổ đại
- Khoảng 6000 năm trước Công Nguyên, người Ai Cập đã biết quay sợi và
dệt vải lanh mỏng hay vải bông đêù là những vật liệu thơng dụng thời gian đó.
Chúng ta biết rằng đàn ông mặc váy dài tới gối, được giữ bởi dây lưng và phụ nữ
mặc áo choàng thẳng treo từ ngực xuống mắt cá chân.
- Từ khoảng những năm 1000 trước Công Nguyên tới năm 500 sau Công
Nguyên, trang phục hầu như không thay đổi : rộng lụng thụng, khơng có tay áo,
đầu tiên xếp chồng đơn giản nhưng sau đó chau chuốt hơn. Các tấm dài băng len
hay vải lanh được choàng quanh cơ thể, giữ tại vai bằng một nút buộc hay ghim
thường ôm quanh thắt lưng.
- Đến cuối thời cổ đại, quần áo đã được tạo dáng đẹp hơn, nhưng nhìn chung

người cổ đại cắt may đơn giản

3


2.2.Trang phục thời trung cổ
- Nghề cắt may xuất hiện, trang phục phát triển. Quần áo tương tự kiểu dáng
thời kì cổ đại là rộng lụng thụng nhưng đã được cắt may tạo dáng.
- Đến cuối thời trung cổ ,trang phục có một bước tiến rõ nét về kĩ thuật cắt
may. Quần áo phương Đông như khăn xếp, quần dài và những đồ trang sức tinh xảo
đã hấp dẫn giới quý tộc phương Tây. Vào khoảng thế kỉ thứ XII, quần áo thơng
dụng gồm có một áo dài thắt ngang lưng, may sát vào cơ thể và với các vạt chéo
tạo ra bề rộng ở phần váy. Áo váy phủ toàn thân đối với nữ, dài đến gối hay bắ chân
đối với nam.

2.3.Trang phục thời Phục Hưng
- Khoảng thế kỉ XIV, quần áo trở nên tinh xảo, khoa trương và rất đắt
tiền.Thời trang của nhiều trang phục là một bộ vòng cổ chữ V khoét sâu với một cổ
áo tạo dáng khá rộng phủ chùm qua hai vai. Một thắt lưng được thắt thấp và váy có
các xếp nếp sâu. Một số áo váy có cái đi dài lê thê. Phụ nữ mang mũ hennin. Đàn
ông thường mặc kép hai áo, có ống tay bó sát thẳng.Áo ngồi thiết kế tương tự phù
hợp và có thắt lưng to, cúc áo kèm dây chằng và ống tay rộng. Giới quý tộc đi
những đôi giày đế cong

4


- Từ những năm 1380 đàn ông và đàn bà thường mặc áo chồng đến mắt cá
chân, phần trên ơm khit cơ thể, phần dưới rộng thoải mái. Ngang eo có thắt lưng
bản to.

- Suốt thế kỉ XV, sử dụng các loại nhung đắt tiền, tơ lụa mềm, lụa tơ tằm và
satin lung linh, kết hợp với các trang sức quý giá để trang trí, làm tăng vẻ tráng lệ
của thời đại hào hoa phong nhã.
- Thế kỉ XVI, quần áo giới quý tộc phát triển đến đỉnh điểm của sự xa hoa,
lộng lẫy, trang trí cầu kì, mang phong cách Baroco.
- Nhìn chung đặc điểm trang phục giai đoạn này là cầu kì, xa hoa, q khích,
làm lu mờ và mất đi vẻ đẹp tự nhiên của con người.

2.4.Trang phục thế kỉ XVII
- Nửa đầu thế kỉ XVII, trang phục không thay đổi nhiều, đàn ông vẫn mặc áo
chẽn chật cứng với một mỏm nhọn ở trước và váy ngắn, hẹp xịe rộng tới mơng. Bít
tất dài lùng nhùng. Phụ nữ tiếp tục mặc váy phồng và bó sát, áo lót phụ nữ làm nổi
bật cơ thể và khơng rộng như trước.
- Giữa thế kỉ này, bộ tóc giả xuất hiện rồi dần dần trở nên rộng hơn ,dài hơn,
…trở thành đặc trưng thời trang tiêu biểu của thời kì này.
5


2.5.Trang phục thế kỉ XVIII
- Trang phục thời kì này phân hóa thành hai dịng chính:
+) Tiếp tục phức tạp, thậm chí cường điệu hình dáng, cả trang phục q ông
lẫn quý bà đều đạt đến đỉnh điểm của sự quá cầu kì, quá phức tạp.
+) Đơn giản hơn, tiện lợi hơn và tỉ lệ vàng của cơ thể bắt đầu được chú ý.

2.6.Trang phục thế kỉ XIX
- Đầu thế kỉ XIX, váy nữ khơng cịn phồng trịn đều như thế kỉ trước.Đi
váy phía sau càng dài càng tốt, áo nịt ngực, nâng ngực xuất hiện. Trang phục đàn
ơng thì nhẹ nhàng, chau chuốt. Các bộ Complet được sản xuất hàng loạt.
- Năm 1870, váy được tách ra làm hai ống, được gọi là quần buộc túm. Áo
chồng khốc ngồi ngắn dần lên.

- Cuối thế kỉ XIX, những hình thêu tay trang trí được ưa chuộng kèm trang
phục là các phụ kiện như mũ, ví, túi xách, găng tay,… Váy dần dần ngắn lại và gọn
lại.
6


2.7.Trang phục thế kỉ XX
- Nghề may phát triển khiến cho quần áo khơng ngừng thay đổi. Áo dài có sự
tinh tế cao, đòi hỏi các đường cong cường điệu. Áo nịt ngực độn đã được giới
thiệu.
- Đầu thế kỉ XX,nhiều người mặc những bộ trang phục cắt may vừa vặn, ôm
sát cơ thể.
- Năm 1914, chiến tranh thế giới thứ nhất bắt đầu, mọi người tìm cho mình
những bộ đồ đơn giản.
- Đầu những năm 1920, kiểu váy xếp ly trở thành trang phục được mọi người
yêu thích.
- Năm 1924, quần áo phụ nữ đã phát triển theo kiểu thẳng, ngắn, đường eo
thấp.
- Năm 1930, mọi người bắt đầu mua những trang phục may sẵn.
- Sau chiến tranh thế giới ,trang phục phát triển theo xu hướng thuận tiện
trong sử dụng và cắt may đơn giản.
- Giữa những năm 1960-1970, ở Châu Âu xuất hiện quần ống loe.
- Ngày nay, trang phục mang phong cách đơn giản, lịch sự, sang trọng phù
hợp với cuộc sống hiện đại năng động. Những bộ vest công sở, áo măng tô, sơ mi,
… đi kèm những chiếc túi xách và những đôi giày cao gót trở thành trang phục phổ
biến của phụ nữ hiện đại.

7



III.Lịch sử thời trang trong nước.
3.1.Trang phục thời Hùng Vương
- Trang phục đàn ơng, đàn bà
+) Đàn bà có hai loại váy là váy kín - hai mép vải được khâu lại thành hình
ống và váy mở - dùng vải quấn vào thân mình
+) Đàn ơng thường đóng khố dài khoảng 1,2m hoặc dài hơn.
- Trang phục chiến binh: dùng mảnh giáp hình chữ nhật để che ngực.đai lưng
bằng đồng, có khóa to bản.

3.2.Trang phục thời Phong Kiến.
Trong những thời kì Phong Kiến, trang phục đã dần dần được quy định cho
từng thành phần trong xã hội, cho mọi nghi thức trong cuộc sống.
-Trong triều đình: Vua chúa thường mặc áo long bào, long cổn, vua có mũ
bình thiên.
- Trang phục binh lính: lính trong triều thường mặc áo thân dài, loại quan ở
cấp bậc trên thì được may bằng vải tốt hơn. Áo có nẹp khác màu ở vịng quanh tai,
mép tà, gấ áo, cửa tay,…Giai đoạn sau,lính người Việt tham gia quân đội Pháp
được trang phục theo kiểu cách quân đội viễn chinh Pháp quy định.
8


- Trang phục nhân dân: chia theo các miền, ví dụ như miền Bắc và Bắc Trung
Bộ thường mặc áo cánh ngắn bằng vải giấu nâu, cổ tròn, tà mở, đa số không cài cúc
trước ngực. Váy mặc ngắn đến ống chân khi làm ruộng, xắn váy cao lên trên đầu
gối. Áo dài, hai vạt đều nhau, buônng thả xuống khơng cài khuy hoặc buộc hai vạt.
Ngồi ra cịn áo năm thân. Ở miền Nam và Nam Trung Bộ, mặc áo màu đen, cánh
dài, cài cúc giữ, khơng có túi. Những ngày hội thì có áo mớ ba: ngồi cùng là chiếc
áo tứ thân bằng the, hai chiếc ở trong màu mỡ gà và màu cánh sen hay màu vàng
chanh và màu hồ thủy.
Vào những năm 1920-1930, trang phục ở nông thôn vẫn giữ được cách ăn

mặc cổ truyền,nhưng thành thị thì có nhiều thay đổi. Phụ nữ thường mặc áo dài, cổ
tròn đứng cao khoảng 1cm.
Trang phục trẻ em thì khơng phù hợp với lứa tuổi, giống trang phục người lớn.

9


3.3.Trang phục từ Cách mạng tháng Tám tới nay.
- Trang phục đàn bà: mặc áo cánh hoặc sơ mi gọn gàng hơn. Phụ nữ thành
phố vẫn mặc áo dài sát thân, cổ đứng cao từ 3cm đến 5cm. Đặc biệt màu tím Huế
của chiếc áo dài vẫn được phụ nữ ưa chuộng. Nữ sinh mặc áo dài trắng. Phụ nữ
miền Nam vẫn áo bà ba.
- Trang phục đàn ông: sau Cách mạng, phát triển chiếc áo vải ka ki đại cán,
bốn túi mặc ngồi. Mùa hè thì áo sơ mi thẳng, khơng bó, mặc thường bỏ ra ngồi
quần. Từ 1975 đến nay, đa số đàn ông cả nước mặc quần âu, áo sơ mi. Mùa đông,
đàn ông mặc complet hoặc áo măng tơ, áo bay,…
- Trang phục trẻ em: có nhiều kiểu mẫu phù hợp với từng lứa tuổi. Những
trang phục đơn giản, thuận tiện . Các bé gái có nhiều kiểu sơ mi, váy áo. Mùa đông,
các bé mặc áo liền mũ, áo len, măng tô…Ngày nay, các em thường mặc đồng phục
đi học.

10


IV.Lịch sử hình thành và phát triển áo dài.
- Áo dài là trang phục truyền thống của Việt Nam, che thân người từ cổ đến
hoặc quá đầu gối, dành cho cả nam lẫn nữ. Có lẽ chưa có một văn bản nào quy định
áo dài chính thức là quốc phục của phụ nữ Việt Nam. Thế nhưng trong thực tế, hễ
nói đến phụ nữ Việt Nam thì khơng thể khơng nói đến áo dài
- Nói đến áo dài Việt Nam, nó có một lịch sử hình thành và phát triển khá

dài.
- Tiền thân : Không ai biết rõ chiếc áo dài nguyên thủy ra đời từ lúc nào và
hình dáng ra sao vì khơng có tài liệu ghi nhận và chưa có nhiều người nghiên cứu.
Y phục xa xưa nhất của người Việt, theo những hình khắc trên mặt chiếc trống
đồng Ngọc Lũ cách nay khoảng vài nghìn năm cho thấy hình phụ nữ mặc trang
phục với hai tà áo xẻ
- Thời chúa Nguyễn Phúc Khoát : Vũ Vương Nguyễn Phúc Khốt được xem
là người có cơng khai sáng và định hình chiếc áo dài Việt Nam.

11


- Thời vua Minh Mạng : Cho đến thế kỷ 17 truyền thống mặc váy vẫn tồn tại
ở Việt Nam như đã ghi trong sách Lê Triều Thiên Chính đời vua Lê Huyền
Tông, tháng 3 năm 1665 với sắc lệnh nhắc nhở: "... áo đàn bà con gái khơng có thắt
lưng, quần khơng có hai ống từ xưa đến nay vốn đã có cổ tục như thế...". Vậy có
thể nói rằng bộ áo ngũ thân xuất hiện vào khoảng đời vua Gia Long (1802-1819).

Cấm quần không đáy, người ta hãi hùng!
- Đời sống mới : Năm 1947 trong bối cảnh Việt Nam Dân chủ Cộng hòa mới
tuyên bố độc lập và các phong trào "diệt giặc đói, giặc dốt" đang được phát động,
nhằm phát động phong trào tiết kiệm, ngày 20 tháng 3 năm 1947, Hồ Chí Minh, với
bút hiệu Tân Sinh, đã viết một cách vắn tắt rõ ràng và dễ hiểu bài "Đời sống mới"
trong đó vận động người dân bỏ thói quen mặc áo dài để thay bằng áo vắn vì mặc
áo dài đi đứng, làm việc bất tiện, lượt thượt, luộm thuộm

-

Áo dài Le


Mur : "Le

Mur"

chính

cách dịch



sang tiếng
Pháp của

Cát

Tường,

một họa

sĩ vào thập niên 1930 đã thực hiện một cải cách quan trọng trên chiếc áo tứ thân để
biến nó chỉ cịn lại hai vạt trước và sau mà thôi

12


- Áo dài Lê Phổ :
Năm 1934, một họa sĩ khác là Lê Phổ bỏ bớt những nét lai căng, cứng cỏi
của áo Le Mur, đồng thời đưa thêm các yếu tố dân tộc từ áo tứ thân, ngũ thân vào,
tạo ra một kiểu áo vạt dài cổ kính, ơm sát thân người, trong khi hai vạt dưới được
tự do bay lượn

- Áo dài với tay giác lăng :
Thập niên 1960 có nhà may Dung ở Dakao, Sài Gịn đưa ra kiểu may áo dài
với cách ráp tay raglan (giác lăng). Cách ráp này đã giải quyết được vấn đề khó
khăn nhất khi may áo dài: những nếp nhăn thường xuất hiện hai bên nách

- Áo dài miniraglan :
Phiên bản này được áp dụng rộng rãi cho nữ sinh. Theo phiên bản gốc này,
áo ngắn tay ranglan có tà chỉ ngắn tới bàn chân, nhưng hai ống quần ơm lịa xòa
13


phủ kín đơi chân. Hai đặc điểm này làm cho tà áo nữ sinh đậm chất hồn nhiên, dễ
thương.

- Áo dài Trần Lệ Xuân:
Cuối năm 1958 khi bà Trần Lệ Xuân còn tại vị Đệ Nhất Phu Nhân của
nước Việt Nam Cộng Hòa, bà đã thiết kế ra kiểu áo dài cách tân mới bỏ đi phần cổ
áo gọi là áo dài cổ thuyền, cổ hở, cổ khoét, dân gian gọi là áo dài Trần Lệ
Xuân hay áo dài bà Nhu

- Áo dài nam : Theo nhà biên khảo Trần Thị Lai Hồng thì áo ngũ thân đi đơi
với quần hai ống và khăn đội đầu cũng là quốc phục của phái nam

14


Kể từ năm 1952 thời Quốc gia Việt Nam, thủ tướng Trần Văn Hữu đã ấn
định quốc phục cho các viên chức hành chánh trong chính phủ: nếu buổi lẽ mang
tính cách tơn giáo hay lịch sử thì lễ phục là áo dài chẽn, khăn đen, quần lụa trắng
Áo dài nam phục Việt Nam lại khơng có số phận may mắn như áo dài nữ

phục. Ngày nay ta ít có dịp bắt gặp hình ảnh một thanh niên, thậm chí một ông cụ
già Việt Nam, vận chiếc áo dài nam phục truyền thống. Áo dài nam phục chỉ còn
xuất hiện tại những lễ hội mang đậm nét truyền thống Việt Nam hay là lễ cưới, khi
làm lễ ra mắt gia tộc. Đặc biệt tại tuần lễ cấp cao APEC 2006 được tổ chức tại Việt
Nam, trong lễ công bố Tuyên bố chung, các nhà lãnh đạo các nền kinh tế APEC đều
mặc trang phục truyền thống của nước chủ nhà.

V. Đối tượng, mơi trường, tính năng sử dụng.

15


- Trang phục là một nhu cầu vật chất quan trọng trong đời sống của nhân dân
ta. Với tính chất thực dụng, nó là một sản phẩm; dưới góc độ thẩm mỹ, nó lại là
một tác phẩm. Chức năng cơ bản trước nhất của nó là bảo vệ con người.
- Trang phục cũng là một hiện tượng văn hóa về mặt vật chất, hay văn hóa
vật chất. Đứng ở góc độ văn hóa tinh thần, trang phục cịn có ý nghĩa về ý thức
chính trị, về đạo đức con người, về quan niệm thẩm mỹ.Vì vậy, áo dài chỉ được
mặc trong một số dịp nhất định.
- Áo dài được mặc trong những dịp lễ hội hoặc tiệc tùng, lễ Tết,…cho cả đàn
ông và đàn bà.

- Đặc biệt, không chỉ trong thực tế mà cả trong hội họa và thơ văn, chiếc áo
dài cũng trở thành nguồn cảm hưng dồi dào :

VI.Cách may áo dài.
16


1. Lấy số đo.

2. Vẽ mẫu.
3. Cắt vải
4. Quy trình cắt may
- May chiết ngực
- Viền hò áo(viền gấp mép)
- Viền đường sườn(đoạn cài khuy)
- May tà áo thân trước và tà áo thân sau
- May lai tay của khúc tay ngoài
- Nối khúc tay ngoai vào thân
- Ráp sườn tay và thân
- May bâu áo và ráp bâu áo vào thân
- May lai áo
- Luồn đường hò, đường tà, đường lai.Đóng bọ ở đường xẻ tà bên trái, kết
nút, kết móc
5. May chi tiết.

17


VII.Vật liệu may áo dài
1.Loại xơ dệt nên vải may áo dài là tơ tằm
a.Tìm hiểu chung về tơ tằm.
- Tơ tằm là một trong những xơ thiên nhiên có giá trị đã được dùng làm
nguyên liệu trong công nghiệp dệt từ lâu đời. Tơ tằm là một mặt hàng quý, hiếm có
giá trị tương đối cao so với các mặt hàng khác. Đến nay nền cơng nghiệp hóa học
phát triển mạnh, nhiều loại tơ hóa học ra đời nhưng chư có loại tơ nào có đặc tính
sử dụng tốt như tơ tằm.
- Tơ tằm là sợi do con tằm nhả ra, có nhiều loại như : tằm ăn lá dâu, tằm ăn
lá sắn hoặc tằm ăn lá thầu dầu. Lá mà tằm ăn vào chứa nước, chất mỡ, đường, chất
khống, chất an-bu-min, chất xơ. Hệ thống tiêu hóa của tằm tiết ra các dịch tiêu

hóa, các chất men giúp cho việc tiêu hóa để tằm phát triển và bài tiết ra những chất
xơ khơng cần thiết có trong lá mà tằm đã ăn, rồi nhả ra ngoài qua lỗ nhỏ ở cạnh
miệng thành tơ. Tằm ăn lá dâu cho chất lượng tơ tốt nhất.
- Nghề trồng dâu nuôi tằm phát triển ở nhiều nước trên thế giới như : Trung
Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Liên Xô cũ, Italia, Braxin….ở Việt Nam nghề trồng
dâu ni tằm đã có tư lâu đời và phát triển ở một số tỉnh như: Thanh Hóa, Nghệ An,

2. Một số loại vải được dệt từ tơ tằm để may áo dài:
18


Vải mềm, nhẹ, hơi có độ co giãn và khơng quá mỏng. Ví dụ như: tơ tằm,
chiffon, satin, silk tổng hợp, gấm, phi bóng hay nhung,…. Các loại vải mang đặc
tính vật lí, hóa học giống như xơ tơ tằm. Do cách dệt khác nhau và sự kết hợp một
lượng thành phần xơ khác nên chúng sẽ tạo ra một số đặc tính khác nhau.
a.Vải tơ tằm.
Nhận biết vải tơ tằm: vải tơ tằm mềm mại, cầm mát tay. Rút một đoạn sợi
kéo đứt thấy sợi dai, bền, mối đứt gọn, không xù lông. Khi đốt vải tơ tằm cháy
chậm, có mùi khét như mùi tóc cháy, tro màu đen, vón cục trịn và dễ bóp vỡ.

Bảo quản: khi giặt phải giặt xà phịng trung tính. Phơi ở nơi râm mát, tránh
ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào vải để không bị ngả màu. Bảo quản nơi khô
ráo, tránh nấm mốc và vi sinh vật. Tơ tằm dễ bị nhàu và khó là phẳng. Khi là nên
dùng khăn ẩm để lên mặt vải để sắp xếp lại cấu trúc của tơ nhờ các phân tử nước,
do vậy vải sẽ phẳng.

b.Vải chiffon.
19



Chiffon là loại vải có độ mỏng (hơi trong suốt) và sang (hơi bóng), có độ rũ
vừa phải.

Cách chọn vải: Xem màu sắc có tươi khơng, vải có độ bóng khơng. Sờ xem
có dầy dặn khơng, càng dầy nhưng lại mềm và mịn là vải tốt. Lấy tay xé nhẹ ở viền
xem có bị lỗi vải khơng. Lấy móng tay cào nhẹ lên mặt vải ở viền xem vải có bị
xước khơng.

c.Vải satin
- Vải có bề mặt láng và bóng ở mặt trên và thô mờ ở mặt
dưới. Lụa satin tơ tằm rất nhẹ nhàng, mềm mại, rút mồ hôi, mát mẻ vào mùa hè,
lại khơng tích điện dính sát vào người vào mùa đông..

20


Cách bảo quản: Để giữ satin được lâu nên giặt tay và giặt riêng, không ngâm
chung với quần áo nhiều màu khác. Khơng vị mạnh hoặc vắt, có thể giặt vải với
nước ấm có pha một chút amoniac rồi nhúng trở lại vào hỗn hợp dấm đường, sau
đó trải ra mặt phẳng, vuốt phẳng và phơi khô. Tránh phơi trực tiếp dưới ánh nắng
mặt trời. Khi mới mua về nên bỏ một ít muối vào nước giặt lần đầu để giảm sự phai
màu của vải
d.Gấm
Vải gấm: Nền dày, bóng như xa tanh. Nền gấm thường có những hoa văn,
chữ triện hay chữ thọ với sắc màu tươi, sặc sỡ bằng kim tuyến, ngân tuyến được dệt
như thêu.

21



Cách nhận biết:
Thử độ rạn, co rút: Dùng ngón tay đùn nhẹ sợi dọc, hoặc dùng ngón tay bấm
mạnh vào mặt vải, nếu mặt vải bị xoạc ra hoặc vải rạn bị dạt sợi thì đó là vải dễ bị
rạn.
Thử độ nhăn: Vò mạnh mặt vải rồi thả tay ra, mặt vải khơng có nếp thì vải ít
bị nhăn.

e. Nhung
Vải nhung là một trong những chất liệu mịn, mượt, giúp giữ ấm cực tốt
giống như len nhưng mềm mại và quý phái hơn nhiều. Một mặt vải sẽ trơn bình
thường mặt cịn lại sẽ có một lớp sợi xù lên, mềm mại, tạo thành đặc tính của
nhung ..

Cách bảo quản: khơng được dùng máy giặt, bởi vì sợi nhung khơng chịu được
xoa xát, dùng máy giặt sẽ rất chóng bạc màu, mục, hỏng và giảm nhanh tính năng
giữ ấm của nó. Khơng được dùng nước sơi hoặc xà phịng có tính kiềm quá cao để
giặt áo dài nhung.
VII. Xu hướng áo dài 2014
22


1.Cách tân phần tay áo:
Tay áo khơng cịn dài đến mắt cá tay nữa mà ngắn đến khuỷu tay hoặc ngắn
hơn nữa

2.Cách tân phần cổ: khơng cịn cổ cao mà khoét sâu xuống
23


3.Phần tà áo: có thể là một tà rộng hoặc cả hai tà cùng rộng


4.Kết hợp nhiều loại vải: cách tân tay hoặc cả phần tà áo bằng ren

24


IX.Kết luận chung
Ngày nay trang phục càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Trang phục
không chỉ thể hiện tính văn hóa, tính thẩm mĩ của mỗi cá nhân mà nó cịn đại diện
cho một bản sắc dân tộc, cho nền văn minh kinh tế của từng quốc gia. Vì thế mà
trang phục càng ngày càng được sáng tạo một cách tinh tế, phức tạp hơn. Cùng với
sự phát triến của ngành công nghiệp dệt và các kĩ thuật may mặc cùng sức sáng tạo
của con người, trang phục sẽ trở nên hiện đại hơn, phù hợ với thị hiếu của người
tiêu dùng.
Áo dài đã được UNESCO công nhận là một di sản Văn hóa phi vật thể, là
biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam. Chính vì thế mà ngày nay các nhà thiết kế
đã chú tâm vào nó nhiều hơn. Áo dài được cách điệu nhiều hơn, càng trở nên đẹp
hơn, quyến rũ hơn. Không chỉ được phụ nữ trong nước quan tâm, lựa chọn nhiều
trong các dịp lễ hội mà phụ nữ thế giới cũng rất ưa chuộng nó.
25


×