Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

ĐÁNH GIÁ SỰ TUÂN THỦ CÁC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH LIÊN QUAN đến BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TẠI NHÀ MÁY SẢN XUẤT GẠCH ốp LÁT CAO CẤP TÂM VÂN TẠI XÃ HOÀNG QUẾ, THỊ XÃ ĐÔNG TRIÊ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.64 MB, 89 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA MƠI TRƯỜNG

LÊ THÚY HIỀN

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐÁNH GIÁ SỰ TN THỦ CÁC THỦ TỤC HÀNH
CHÍNH LIÊN QUAN ĐẾN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TẠI
NHÀ MÁY SẢN XUẤT GẠCH ỐP LÁT CAO CẤP TÂM
VÂN TẠI XÃ HỒNG QUẾ, THỊ XÃ ĐƠNG TRIỀU,
TỈNH QUẢNG NINH

Hà Nội - Năm 2020


TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA MƠI TRƯỜNG

LÊ THÚY HIỀN

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐÁNH GIÁ SỰ TN THỦ CÁC THỦ TỤC HÀNH
CHÍNH LIÊN QUAN ĐẾN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TẠI
NHÀ MÁY SẢN XUẤT GẠCH ỐP LÁT CAO CẤP TÂM
VÂN TẠI XÃ HỒNG QUẾ, THỊ XÃ ĐƠNG TRIỀU,
TỈNH QUẢNG NINH
Ngành: Quản lý Tài nguyên và Môi trường
Mã ngành: 785 01 01
NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TS. VŨ VĂN DOANH

Hà Nội - Năm 2020




LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành khóa luận này, lời đầu tiên tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc và chân
thành nhất đến TS. Vũ Văn Doanh- giảng viên trường đại học Tài Ngun và Mơi
Trường trong suốt q trình hồn thành khóa luận đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo, đôn
đốc, truyền đạt những kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm giúp tơi hồn thành khóa luận
này
Và để có được những kiến thức và kinh nghiệm thực tế như ngày hôm này, tôi
xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các thầy cô bộ môn khoa Môi Trường đã
giảng dạy và trang bị những kiến thức cơ bản vững chắc cho chúng tôi trong suốt 4
năm học qua, tôi xin gửi lời cảm ơn đến TS. Vũ Văn Doanh – cố vấn học tập lớp
ĐH6QM1 đã luôn đồng hành và hỗ trợ lớp chúng tôi trong suốt quá trình học tập và
làm khóa luận.
Tơi cũng xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của Ban Giám Đốc và toàn thể anh
chị làm việc trong nhà máy sản xuất gạch ốp lát cao cấp Tâm Vân đã nhiệt tình giúp
đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi để có được kết quả như hơm nay.
Mặc dù đã nỗ lực hết mình để hồn thành khóa luận này song do đây mới chỉ là
bước đầu tiên trong quá trình nghiên cứu và làm việc thực tế với kinh nghiệm cịn hạn
chế nên tơi khơng thể tránh khỏi những thiếu sót. Tơi rất mong nhận được sự góp ý,
chỉ dẫn của các thầy cô và các anh chị để bài báo cáo của tơi được hồn thiện hơn
Cuối cùng tơi xin kính chúc các q thầy cơ ln dồi dào sức khỏe và thành cơng
trong sự nghiệp. Đồng kính chúc Ban Giám Đốc và các anh chị trong nhà máy sản
xuất gạch ốp lát cao cấp Tâm Vân luôn mạnh khỏe và hồn thành tốt cơng việc
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 2 tháng 6 năm 2020
Sinh viên thực hiện khóa luận

Lê Thúy Hiền


3


LỜI CAM ĐOAN

Với đề tài: “Đánh giá sự tuân thủ các thủ tục hành chính liên quan đến bảo vệ
mơi trường tại nhà máy sản xuất gạch ốp lát cao cấp tâm vân tại xã Hồng Quế, thị xã
Đơng Triều, tỉnh Quảng Ninh”, tơi xin cam đoan khóa luận này là cơng trình nghiên
cứu của chính bản thân tơi, thực hiện dựa trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, khảo sát tình
hình thực tế dưới sự hướng dẫn của TS. Vũ Văn Doanh – Giảng viên Trường Đại học
Tài nguyên và Môi trường Hà Nội.
Các số liệu được sử dụng trong khóa luận là trung thực, do nhà máy sản xuất
gạch ốp lát cao cấp Tâm Vân cung cấp

Hà Nội, ngày 2 tháng 6 năm 2020
Sinh viên thực hiện khóa luận

Lê Thúy Hiền

4


MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH ẢNH
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
2. Mục tiêu nghiên cứu
3. Nội dung nghiên cứu
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan về hoạt động QLMT bằng công cụ pháp luật ở Việt Nam
1.1.1. Một số khái niệm liên quan đến quản lý môi trường
1.1.2. Nội dung của công tác quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường
1.2. Tổng quan về nhà máy sản xuất gạch ốp lát cao cấp Tâm Vân
1.2.1. Thông tin chung về nhà máy
1.2.2. Cơng nghệ sản xuất
1.2.3. Mơ hình tổ chức hoạt động của công ty
1.3. Cơ sở pháp lý liên quan đến doanh nghiệp
1.3.1. Báo cáo đánh giá tác động môi trường
1.3.2. Sổ chủ nguồn thải chất thải nguy hại
1.3.3. Báo cáo giám sát mơi trường định kì
1.3.4. Xác nhận hồn thành các cơng trình bảo vệ mơi trường phục vụ giai đoạn vận
hành
1.3.5. Giấy phép xả thải vào nguồn nước
1.4. Thực trạng tuân thủ pháp luật của ngành sản xuất vật liệu xây dựng tại Việt Nam
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5


2.2. Quy trình đánh giá thủ tục
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
2.3.2. Phương pháp điều tra khảo sát thực tế
2.3.3. Phương pháp điều tra xã hội học

2.3.4. Phương pháp so sánh
2.3.5. Phương pháp thống kê và xử lý thông tin
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Hiện trạng thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến BVMT tại doanh
nghiệp
3.2. Đánh giá mức độ tuân thủ các thủ tục hành chính liên quan đến BVMT tại nhà
máy sản xuất ngạch ốp lát cao cấp Tâm Vân
3.2.1. Đánh giá mức độ tuân thủ thủ tục đánh giá tác động môi trường của nhà máy
3.2.2. Đánh giá mức độ tuân thủ các quy định pháp luật về việc thực hiện các cơng
trình bảo về môi trường phục vụ giai đoạn vận hành
3.2.3. Đánh giá sự tuân thủ thủ tục báo cáo giám sát mơi trường định kì
3.3. Đề xuất biện pháp phù hợp để nhà máy hoàn thiện thủ tục
3.3.1. Đề xuất biện pháp phù hợp để nhà máy hoàn thiện thủ tục đánh giá tác động môi
trường
3.3.2. Đề xuất biện pháp phù hợp để nhà máy hoàn thiện thủ tục hoàn thành các cơng
trình bảo vệ mơi trường phục vụ cho giai đoạn vận hành
3.3.3. Đề xuất biện pháp phù hợp để nhà máy hoàn thiện thủ tục báo cáo giám sát môi
trường định kỳ
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

6


DANH MỤC BẢNG

7



DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

8

ATMT

An tồn mơi trường

BTNMT

Bộ tài ngun môi trường

BYT

Bộ y tế

CTNH

Chất thải nguy hại

CTR

Chất thải rắn

ĐTM

Đánh giá tác động mơi trường

GPMB


Giải phóng mặt bằng

HĐXLCT

Hợp đồng xử lý chất thải

KCN

Khu cơng nghiệp 

KHCN&MT

Khoa học cơng nghệ và mơi trường

KHM

Kí hiệu mẫu

ƠNMT

Ơ nhiễm mơi trường

PCCC

Phịng cháy chữa cháy

PTN

Phịng thí nghiệm


QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

QLMT

Quản lý môi trường

QTC

Gạch không nung

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

UBND

Uỷ ban nhân dân

VLXD

Vật liệu xây dựng


MỞ ĐẦU

1. Đặt vấn đề
Ngày nay, chất lượng môi trường đang là vấn đề cấp bách của toàn cầu, được
toàn thế giới quan tâm. Nằm trong khung cảnh chung của thế giới, môi trường Việt
Nam cũng đang xuống cấp cục bộ, có nơi bị hủy hoại nghiêm trọng gây nên nguy cơ
mất cân bằng sinh thái , biến đổi khí hậu, sự cạn kiệt các nguồn tài nguyên và ô nhiễm
môi trường làm ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống và quá trình phát triển chung của
đất nước. Hơn nữa kinh tế Việt Nam đang chuyển hướng mạnh mẽ sang nền kinh tế thị
trường cùng với sự mở rộng các khu đô thị mới, khu công nghiệp đã và đang nảy sinh
các vấn đề về môi trường.
Việt Nam hàng năm có hàng nghìn các dự án xây dựng cơ sở sản xuất, cơ sở hạ
tầng, khu công nghiệp, khu kinh tế được đề ra và triển khai. Đông Triều là địa phương
có nhiều điều kiện về phát triển ngành sản xuất vật liệu xây dựng từ các nguyên liệu
sẵn có tại địa phương; trong đó ngành sản xuất gạch các loại đang chiếm đa số nguồn
cung của tỉnh Quảng Ninh. Theo Quy hoạch sản xuất vật liệu xây dựng đến năm 2030
của tỉnh Quảng Ninh có xác định tiếp tục mở rộng sản xuất đáp ứng nhu cầu của thị
trường trong nước và xuất khẩu đối với một số sản phẩm vật liệu xây dựng có lợi thế,
trong đó có chủng loại sản phẩm vật liệu ốp lát. Nắm bắt chủ trương của Tỉnh, lợi thế
của địa phương, vị trí dự kiến đầu tư thuận lợi về giao thông thủy, nguồn nguyên liệu
sẵn có, nguồn lao động địa phương, xa khu dân cư,... Công ty cổ phần Tâm Vân Hạ
Long lập dự án đầu tư xây dựng Nhà máy sản xuất gạch ốp lát cao cấp trên địa bàn xã
Hoàng Quế, thị xã Đông Triều với dây truyền công nghệ khép kín, hiện đại nhằm đáp
ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường trong nước, hướng tới xuất khẩu.
Tuy nhiên đi cùng với sự phát triển ngành sản xuất vật liệu xây dựng là sự suy
giảm về chất lượng môi trường. Số lượng các cơ sở sản xuất ngày càng tăng lên cũng
chính là lí do gây nên các sức ép về môi trường với các loại chất thải tạo ra trong quá
trình sản xuất. Theo đánh giá thực trạng môi trường trên địa bàn thị xã trong những
năm gần đây cho thấy: chất lượng môi trường ngày càng giảm qua từng năm, đặc biệt
là chất lượng môi trường nước và mơi trường khơng khí. Chính vì thế hiện nay việc
bảo vệ môi trường tại các cơ sở sản xuất là vấn đề đang được chú trọng và quan tâm
tại đây.

Áp dụng các quy định pháp luật trong bảo vệ môi trường đang là một trong
những công cụ hiệu quả của cơ quan quản lý nhà nước trong việc giám sát kiểm tra
thanh tra đánh giá việc tuân thủ các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường của
9


doanh nghiệp. Việc thực hiện đúng và đầy đủ các thủ tục pháp luật về môi trường sẽ
giúp doanh nghiệp phịng ngừa giảm thiêu và có biện pháp ứng phó kịp thời với các
vấn đề, sự cố về môi trường. Trên cơ sở đó tơi đã lựa chọn đề tài “ Đánh giá sự tuân
thủ các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường của nhà máy sản xuất gạch ốp
lát cao cấp Tâm Vân tại xã Hoàng Quế, thị xã Đông Triều” để nghiên cứu, đánh giá
việc thực hiện các văn bản pháp lý, thủ tục về môi trường , mức độ tuân thủ về pháp
luật bảo về môi trường của nhà máy. Để từ những đánh giá đó đưa ra được những biện
pháp phù hợp để nâng cao hiệu quả quản lí nhà nước về mơi trường tại nhà máy.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá được mức độ tuân thủ các thủ tục hành chính liên quan đến bảo vệ
môi trường tại nhà máy xuất gạch ốp lát cao cấp Tâm Vân tại xã Hoàng Quế, thị xã
Đông Triều.
- Đề xuất được một số giải pháp để cải tiến, thay đổi và hoàn thiện các thủ tục
hành chính liên quan đến mơi trường nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý
môi trường của nhà máy, nâng cao ý thức, trách nhiệm của cán bộ công nhân viên
trong nhà máy trong vấn đề bảo vệ môi trường khu vực nhà máy.
3. Nội dung nghiên cứu
- Tìm hiểu về hoạt động sản xuất của nhà máy sản xuất gạch ốp lát cao cấp Tâm
Vân
- Tìm hiểu các thủ tục pháp lý về bảo vệ môi trường mà công ty phải thực hiện.
- Tiến hành khảo sát hiện trạng công tác quản lý môi trường của nhà máy sản
xuất gạch ốp lát cao cấp Tâm Vân.
- Đánh giá sự tuân thủ các quy định pháp luật về bảo về môi trường đã thực hiện
tại nhà máy đối với 3 thủ tục: báo cáo đánh giá tác động mơi trường, báo cáo giám sát

mơi trường định kì, xác nhận hồn thành cơng trình bảo vệ mơi trường trong giai đoạn
vận hành.
- Đề xuất giải pháp để duy trì, cải tiến và hồn thiện các thủ tục hành chính liên
quan đến môi trường.

10


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan về hoạt động QLMT bằng công cụ pháp luật ở Việt Nam
1.1.1. Một số khái niệm liên quan đến quản lý môi trường
- Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối
với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật [11].
- Hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động giữ gìn, phịng ngừa, hạn chế các
tác động xấu đến mơi trường; ứng phó sự cố mơi trường; khắc phục ô nhiễm, suy
thoái, cải thiện, phục hồi môi trường; khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên
nhằm giữ môi trường trong lành [11].
Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam năm 2014 ghi rõ trong Ðiều 6: "Bảo vệ
mơi trường là sự nghiệp của tồn dân. Tổ chức, cá nhân phải có trách nhiệm bảo vệ
mơi trường, thi hành pháp luật về bảo vệ mơi trường, có quyền và có trách nhiệm phát
hiện, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường"[11].
- Pháp luật bảo vệ môi trường là hệ thống các quy phạm pháp luật do cơ quan
Nhà nước có thẩm quyền ban hành điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong việc
khai thác, sử dụng, tiết kiệm, bảo vệ, giữ gìn, quản lý tài nguyên thiên nhiên (tổ chức
quản lý bảo vệ môi trường) nhằm bảo vệ sức khỏe nhân dân, bảo đảm quyền con
người được sống trong môi trường trong lành gắn kết hài hòa với phát triển kinh tế và
bảo đảm tiến bộ xã hội để phát triển bền vững đất nước, góp phần bảo vệ mơi trường
khu vực tồn cầu.
- Quản lý mơi trường là tổng hợp các biện pháp, luật pháp, chính sách kinh tế,
kỹ thuật, xã hội thích hợp nhằm bảo vệ chất lượng mơi trường sống và phát triển bền

vững kinh tế xã hội quốc gia [5].
- Công cụ QLMT là các biện pháp hành động thực hiện công tác QLMT của Nhà
nước, các tổ chức khoa học và sản xuất. Mỗi một công cụ có một chức năng và phạm
vi tác động nhất định, liên kết và hỗ trợ lẫn nhau [6].
- Đánh giá sự tuân thủ là nhất quán với cam kết tuân thủ của mình, tổ chức phải
thiết lập, thực hiện và duy trì một (hoặc các) thủ tục về định kỳ đánh giá sự tuân thủ
với các yêu cầu luật pháp có thể được áp dụng. Tổ chức phải lưu giữ hồ sơ của các kết
quả đánh giá định kỳ [4].

11


- Thủ tục hành chính: là trình tự, cách thức thực hiện, hồ sơ và yêu cầu, điều
kiện do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền quy định để giải quyết một công việc
cụ thể liên quan đến cá nhân, tổ chức [10].
1.1.2. Nội dung của công tác quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường
Theo luật bảo vệ môi trường ban hành năm 2014 tại điều 139 thì nội dung của
cơng tác quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường gồm:
1. Xây dựng, ban hành theo thẩm quyền và tổ chức thực hiện các văn bản quy
phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, ban hành hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ
thuật môi trường.
2. Xây dựng, chỉ đạo thực hiện chiến lược, chính sách, chương trình, đề án, quy
hoạch, kế hoạch về bảo vệ mơi trường.
3. Tổ chức, xây dựng, quản lý hệ thống quan trắc; định kỳ đánh giá hiện trạng
môi trường, dự báo diễn biến môi trường.
4. Xây dựng, thẩm định và phê duyệt quy hoạch bảo vệ môi trường; thẩm định
báo cáo đánh giá môi trường chiến lược; thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác
động môi trường và kiểm tra, xác nhận các cơng trình bảo vệ mơi trường; tổ chức xác
nhận kế hoạch bảo vệ môi trường.
5. Chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức thực hiện các hoạt động bảo tồn đa dạng sinh

học; quản lý chất thải; kiểm sốt ơ nhiễm; cải thiện và phục hồi mơi trường.
6. Cấp, gia hạn, thu hồi giấy phép, giấy chứng nhận về môi trường.
7. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường; thanh tra
trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường; giải quyết khiếu nại, tố cáo về
bảo vệ môi trường; xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.
8. Đào tạo nhân lực khoa học và quản lý môi trường; giáo dục, tuyên truyền, phổ
biến kiến thức, pháp luật về bảo vệ môi trường.
9. Tổ chức nghiên cứu, áp dụng tiến bộ khoa học, công nghệ trong lĩnh vực bảo
vệ môi trường.
10. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và đánh giá việc thực hiện ngân sách nhà nước
cho các hoạt động bảo vệ môi trường.
11. Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
1.1.3. Công cụ pháp luật trong quản lý môi trường
12


Cơng cụ QLMT có thể phân loại theo bản chất thành các loại cơ bản sau: [6]
- Công cụ luật pháp chính sách bao gồm các văn bản về luật quốc tế, luật quốc
gia, các văn bản khác dưới luật, các kế hoạch và chính sách mơi trường quốc gia, các
ngành kinh tế, các địa phương [6].
- Công cụ kinh tế bao gồm các loại thuế, phí đánh vào thu nhập bằng tiền của
hoạt động sản xuất kinh doanh. Các cơng cụ này chỉ áp dụng có hiệu quả trong nền
kinh tế thị trường [6].
- Các công cụ kỹ thuật thực hiện vai trị kiểm sốt và giám sát Nhà nước về chất
lượng và thành phần môi trường, về sự hình thành và phân bố chất ơ nhiễm trong mơi
trường. Các cơng cụ kỹ thuật quản lý có thể gồm ĐTM, kiểm tốn mơi trường, quan
trắc mơi trường, xử lý chất thải, tái chế và tái sử dụng chất thải. Các cơng cụ kỹ thuật
quản lý có thể thực hiện thành công trong bất kỳ nền kinh tế phát triển như thế nào [6].
- Nhóm các cơng cụ phụ trợ.
Trong 4 nhóm cơng cụ kể trên, nhóm cơng cụ luật pháp chính sách đóng vai trị

to lớn trong cơng tác bảo vệ môi trường. Pháp luật định hướng các hành vi của con
người theo hướng có lợi cho mơi trường, đảm bảo các hành vi của con người không
xâm hại tới môi trường, hạn chế những tác hại, ngăn chặn suy thối và ơ nhiễm mơi
trường. Pháp luật quy định các chế tài hành chính, dân sự, hình sự để buộc các tổ chức,
cá nhân phải thực hiện đầy đủ các quy định pháp luật trong việc khai thác và sử dụng
các yếu tố mơi trường. Pháp luật có vai trò to lớn trong việc tạo ra cơ chế hoạt động
cho các tổ chức, cơ quan bảo vệ môi trường. Cụ thể là nhờ có pháp luật, nhà nước xây
dựng và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về mơi trường với các nội dung như:
Kiểm sốt ơ nhiễm, suy thối sự cố mơi trường; Đánh giá tác động môi trường và đánh
giá môi trường chiến lược; Thanh tra, kiểm tra và giải quyết tranh chấp về môi trường;
Thực thi các cơng ước Quốc tế về kiểm sốt ô nhiễm ở Việt Nam, thực thi các điều ước
Quốc tế về đa dạng sinh học và bảo tồn thiên nhiên ở Việt Nam.Thông qua pháp luật
mà các tiêu chuẩn môi trường sẽ được các tổ chức, cá nhân tuân thủ nghiêm ngặt khi
khai thác, sử dụng các yếu tố của môi trường. Đồng thời các tiêu chuẩn môi trường
cũng là cơ sở pháp lý cho việc xác định các hành vi vi phạm luật môi trường và truy
cứu trách nhiệm với những hành vi đó.
1.2. Tổng quan về nhà máy sản xuất gạch ốp lát cao cấp Tâm Vân
1.2.1. Thơng tin chung về nhà máy
a. Vị trí địa lý
13


- Vị trí thực hiện nhà máy: nhà máy thuộc thơn Nội Hồng Đơng, xã Hồng Quế,
thị xã Đơng Triều, tỉnh Quảng Ninh.
- Ranh giới và phạm vi nghiên cứu:
+ Phía Bắc giáp với đường đất hiện có.
+ Phía Đơng giáp đường đất hiện có và khu vực ni trồng thủy sản.
+ Phía Nam giáp ao ni trồng thủy sản và Sơng Vàng.
+ Phía Tây giáp lạch nước hiện có.
- Tổng diện tích nhà máy theo quy hoạch: Tổng diện tích quy hoạch của nhà máy

là 15,8ha, trong đó, diện tích nhà máy xây dựng giai đoạn I là 4,6 ha bao gồm:
+ Khu I: Đất xây dựng nhà máy có diện tích 38.510m2 (3,85ha).
+ Khu III: Đất giao thơng đấu nối HTKT có diện tích 7.518m2 (0,75ha).
+ Khu IV: Đất xin giao quản lý làm điểm xuất hàng và vũng quay tầu có diện tích
22.652 m2 (2,26ha)

Hình 1.1. Vị trí nhà máy

14


b. Quy mô, công suất: 80 triệu viên QTC/năm
c. Vốn đầu tư:
Tổng mức đầu tư: khoảng 100 tỉ đồng, trong đó:
Bảng 1.1. Tổng mức vốn đầu tư (ĐVT: Đồng)
STT

Khoản mục chi phí

Giá trị (tỉ đồng)

1

Chi phí xây lắp

35-36

2

Chi phí thiết bị


40

3

Chi phí GPMB

16-18

4

Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng

1-2

5

Chi phí quản lý nhà máy

1-2

6

Chi phí dự phịng

9-11

Tổng cộng

100-110

(Nguồn: sinh viên tổng hợp)

- Nguồn vốn tự có của Nhà đầu tư: 20%;
- Nguồn vốn vay hợp pháp khác: 80%.
Chi phí cho các cơng trình BVMT của nhà máy khoảng 3.300.000.000 đồng, ước
tính chiếm khoảng 3,14% tổng mức vốn đầu tư của nhà máy, được tính vào chi phí dự
phịng của nhà máy.
d. Quá trình phát triển
Nhà máy đã được cấp Quyết định số 2922/QĐ-UBND ngày 13/10/2016 của
UBND thị xã Đông Triều về việc phê duyệt Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500
Nhà máy sản xuất gạch ốp lát cao cấp và vùng nguyên liệu tại xã Hoàng Quế, thị xã
Đông Triều.
Nhà máy gồm 2 giai đoạn: Giai đoạn 1 đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất gạch
ốp lát. Giai đoạn 2 của nhà máy: Thực hiện đầu tư nhà máy khai thác vùng nguyên liệu
và hoàn thiện các hạng mục cịn lại của nhà máy sẽ có báo cáo đánh giá tác động môi
trường và cải tạo phục hồi môi trường riêng.
Theo Luật BVMT số 55/2014/QH13 ngày 23/6/2014 và các văn bản hướng dẫn
thi hành thì nhà máy sản xuất gạch ốp lát cao cấp thuộc Mục số 16, phụ lục II - Danh
15


mục nhà máy phải thực hiện đánh giá tác động môi trường ban hành kèm theo nghị
định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ.
e. Nhu cầu về nguyên liệu
- Nguyên liệu chính phục vụ cho q trình sản xuất của nhà máy chủ yếu là đất
sét, than cám và dầu mỡ.
Bảng 1.2. Nhu cầu sử dụng nguyên, nhiên, vật liệu sản xuất
STT

Loại nguyên liệu


Đơn vị

Khối lượng

1

Đất sét

tấn/năm

70000-80000

2

Than cám 6

tấn/năm

10000-11000

3

Dầu mỡ

m3/năm

600-800
(Nguồn: sinh viên tổng hợp)


- Trong đó, đất được khai thác từ khu vực nguyên liệu tại chỗ. Than cám 6 được
mua của các đơn vị trên địa bàn thị xã cung cấp. Dầu mỡ được mua của các đơn vị trên
địa bàn thị xã.
f. Nhu cầu về nhiên liệu
 Hệ thống cấp nước sạch
- Nguồn cấp nước sản xuất được lấy từ sông Vàng bơm qua hệ thống bể lắng lọc
và cấp cho khu vực sản xuất. Trong quá trình hoạt động của nhà máy, nhà máy sẽ tái
sử dụng nước tại khu vực bể xử lý nước thải tập trung nằm phía Đơng của dự án
(Nước mưa, nước thải trong phạm vi mặt bằng của nhà máy được thu gom về bể xử lý
nước thải tập trung).
 Nhu cầu sử dụng điện
- Khu vực nhà máy được cấp điện từ lưới điện 35KV của xã Hồng Quế, thị xã
Đơng Triều, tỉnh Quảng Ninh.
- Nhu cầu dùng điện của dự án là 452KVA, bố trí 02 trạm biến áp 35(22)/0,4KV
cơng suất 1000KVA: để cung cấp cho mục đích sinh hoạt, sản xuất của dự án. Các máy
móc thiết bị của nhà máy sử dụng điện.
- Nhà máy hợp đồng mua bán điện với Công ty điện lực Quảng Ninh.
g. Sản phẩm của nhà máy
- Sản phẩm chính của nhà máy là gạch ốp lát cao cấp: bao gồm gạch chẻ và gạch
16


xây dựng với tổng sản lượng là 80 triệu viên QTC/năm. Các sản phẩm phải đáp ứng
theo quy định tại TCVN 1450:2009.
1.2.2. Công nghệ sản xuất
- Xuất sứ công nghệ sản xuất của nhà máy từ Châu Âu (Đức). Sản xuất theo kiểu
lị nung theo cơng nghệ nung liên tục với buồng đốt cố định.
- Công suất của nhà máy: 80 triệu viên QTC/năm.
Sơ đồ công nghệ của nhà máy được mơ tả theo hình dưới đây:


17


18


Hình 1.2. Quy trình sản xuất của nhà máy
Quy trình công nghệ sản xuất của dự án:
a. Gia công nguyên liệu và tạo hình sản phẩm
- Nguyên liệu tại kho ngồi trời sau khi đã phong hóa được ủi vào kho có mái che
→ đưa vào cấp liệu thùng, qua hệ thống cắt, thái được thái nhỏ và làm tơi → rơi xuống
băng tải cao su lõm số 1 → máy cán thô, tại đây, đất được ép, phá vỡ cấu trúc ban đầu
và được → băng tải cao su số 2 → máy cán mịn, với khe hở giữa hai quả cán 2mm, tại
đây phối liệu được phá vỡ cấu trúc một lần nữa → đất từ băng tải đảo triều được đưa
sang băng tải số 3 và băng tải số 5.
- Đối với dây chuyền 1 (sản xuất gạch xây dựng): Đất từ băng tải số 3 → máy
nhào trộn có lưới lọc, tại đây các tạp chất (cỏ, rác, sỏi, sạn) được giữ lại tại lưới lọc
còn đất được đùn ra khỏi máy, mặt khác nước được cấp vào máy nhào lọc để điều
chỉnh độ ẩm cho phù hợp (khoảng 22%).
+ Đồng thời than cám từ kho được nghiền mịn (cỡ hạt 0,8 mm) được máy pha
than tự động rải đều xuống băng tải cấp vào máy nhào lọc để trộn với đất tạo thành
phối liệu giảm tối đa nồng độ bụi gây ra, với lượng pha than khoảng 80-100kg/1000
viên gạch mộc tiêu chuẩn.
+ Sau khi ra khỏi máy nhào lọc, cấp liệu pha trộn → băng tải số 4 → máy nhào
đùn liên hợp có hút chân không, sau khi qua hệ thống nhào trộn của máy, phối liệu
được đưa vào buồng hút chân không, nhờ hệ thống bơm chân khơng, khơng khí được
hút ra khỏi phối liệu, làm tăng độ đặc chắc của gạch mộc, tạo ra cường độ ban đầu
nhất định, giúp quá trình vận chuyển đem phơi không bị biến dạng. Sau khi qua máy
đùn ép hút chân khơng, nhờ khn tạo hình và máy cắt, các sản phẩm được tạo hình
theo kích thước và hình dáng đã định.

- Đối với dây chuyền 2 (sản xuất sản phẩm trang trí (gạch mỏng các loại)):
+ Đất từ băng tải đảo triều được đưa sang băng tải số 5 → băng tải xả liệu vào bể
ủ (bể ủ có tác dụng ngâm ủ và làm tăng tính dẻo, đồng nhất hồn tồn cơ tính của đất,
giảm tối đa mức độ co ngót của sản phẩm trong quá trình nung đốt, nâng cao mỹ quan
và chất lượng sản phẩm) → hố cấp liệu bằng máy xúc lật → băng tải số 6 → máy nhào
lọc → máy đùn ép chân không → ủ ga lét → Máy ép tạo hình, nhờ khn tạo hình và
máy cắt, các sản phẩm được tạo hình theo kích thước và hình dáng đã định → phơi
khơ sản phẩm trên dàn phơi.

19


- Sản phẩm mộc sau tạo hình, phơi khơ được cơng nhân xếp lên xe gng theo tỷ
lệ 70% là sản phẩm mỏng (gạch ốp, lát), 30% sản phẩm gạch xây dựng.
b. Sấy và nung sản phẩm:
- Sản phẩm mộc sau khi được xếp lên goòng sẽ được đưa vào hầm sấy nhờ kích
thủy lực đặt ở đầu hầm.
Khơng khí lạnh dần được đốt nóng lên sau khi làm nguội sản phẩm và được
chuyển sang vùng nung tham gia quá trình cháy.
Khơng khí nóng được chuyển sang vùng đốt nóng sấy khơ sản phẩm mộc và đốt
nóng dần chúng lên trước khi chuyển sang vùng nung. Vật liệu được nung di chuyển đi
qua lị, nhiệt độ của nó thay đổi phù hợp với biểu đồ nung đất sét tạo gốm silicat. Đặc
tính này thuận lợi cho kiểm sát chế độ nung, năng suất chất lượng tốt. Khói lị được
thải ra ngịai qua ống khói nhờ quạt hút. Sự tuần hịan của khí thải cho phép tạo ra chế
độ nhiệt và chế độ ẩm dịu hơn, làm cho nhiệt độ đồng đều trên tiết diện lị, giảm tác
động có hại của khơng khí lạnh lọt vào.
- Nhiên liệu sử dụng cho lị là bột than. Bột than được tra từ nóc lị xuống và
cháy trong nhiệt độ có sẵn trong lị (800÷1.050 oC), là mơi trường đốt cháy hết nhiên
liệu.
- Lị nung được hút nhiệt khí nóng từ 2 đầu, tận dụng nguồn nhiệt thải này cho lị

sấy. Đặc tính này làm hiệu suất sử dụng năng lượng cao và cải thiện mơi trường lị
nung cơng nghiệp.
c. Ra lị và phân loại sản phẩm:
- Sản phẩm sau khi qua khỏi vùng nung được làm nguội ở cuối lò nhờ hệ thống
thu hồi khí nóng và lượng khơng khí vào từ cuối lị qua 2 quạt thổi lắp trên cửa ra.
1.2.3. Mơ hình tổ chức hoạt động của cơng ty

20


Hình 1.3. Sơ đồ tổ chức quản lý của Dự án
- Tổ chức của cơng ty gồm có: 01 Giám đốc và 02 Phó Giám đốc; 02 phịng ban
nghiệp vụ (phịng Kế tốn, phịng quản lý chính).
- Nguồn nhân lực: Tổng số lao động trong biên chế Công ty hiện nay: 139 người.
1.3. Cơ sở pháp lý liên quan đến doanh nghiệp
Từ các thông tin về quy mô, công suất của nhà máy như ở trên đã trình bày, nhà
máy cần phải tuân thủ đầy đủ các thủ tục hành chính liên quan đến BVMT như: báo
cáo đánh giá tác động môi trường;sổ chủ nguồn thải chất thải nguy hại; quy định về kê
khai và nộp phí BVMT đối với nước thải; quy định về giấy phép xả nước thải vào
nguồn nước; quy định về giấy phép khai thác nước; các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
về nước thải, nước mặt, khí thải và quy định về báo cáo giám sát mơi trường định kỳ,
quy định về hồn thành các cơng trình bảo vệ mơi trường trong giai đoạn vận hành.
Nhưng trong khóa luận này, tác giả chỉ tập trung vào 3 thủ tục là báo cáo đánh giá tác
động môi trường, báo cáo giám sát môi trường định kỳ, xác nhận hồn thánh các cơng
trình bảo vệ mơi trường phục vụ giai đoạn vận hành nên sẽ tập trung vào cơ sở pháp lý
hiện hànhcủa 3 thủ tục đó.
1.3.1. Báo cáo đánh giá tác động môi trường
- Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 được Quốc hội thông qua và ban
hành ngày 23/06/2014. Có hiệu lực thi hành ngày 01/01/2015.
+ Điều 26, mục 3, chương II: Trách nhiệm của chủ đầu tư dự án sau khi báo cáo

ĐTM được phê duyệt.
+ Điều 27, mục 3, chương II: Trách nhiệm của chủ đầu tư dự án trước khi đưa dự
án vào vận hành.
21


+ Điều 28, mục 3, chương II: Trách nhiệm của cơ quan phê duyệt báo cáo ĐTM.
- Nghị định 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 Nghị định của Chính phủ quy định
về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động
môi trường và kế hoạch bảo vệ mơi trường. Có hiệu lực từ ngày 01/04/2015.
+ Điều 16, chương IV: Trách nhiệm của chủ dự án sau khi báo cáo ĐTM được
phê duyệt.
+ Điều 17, chương IV: Kiểm tra, xác nhận các cơng trình BVMT phục vụ giai
đoạn vận hành dự án.
- Nghị định 40/2019/ NĐ-CP nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị
định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành luật bảo vệ môi trường.
+ Khoản 7, điều 1: Sửa đổi, bổ sung Điều 16: Trách nhiệm của chủ dự án sau khi
BC ĐTM được phê duyệt.
+ Khoản 9, điều 1: Bổ sung Điều16b: Thủ tục chấp thuận về môi trường, Vận
hành thử nghiệm các cơng trình xử lý chất thải.
+ Khoản 10, điều 1: Sửa đổi, bổ sung Điều 17: Kiểm tra, xác nhận các cơng trình
BVMT phục vụ giai đoạn vận hành dự án.
+ Mẫu 04, phụ lục IV, mục 1: quy định mẫu cấu trúc báo cáo ĐTM.
- Thông tư 25/2019/TT-BTNMT quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị
định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung
một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi
trường và quy định quản lý hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường.
1.3.2. Sổ chủ nguồn thải chất thải nguy hại
- Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 được Quốc hội thông qua và ban
hành ngày 23/06/2014. Có hiệu lực thi hành ngày 01/01/2015.

+ Điều 90, mục 2, chương IX Lập hồ sơ, đăng ký, cấp phép xử lý chất thải nguy
hại.
+Điều 91, mục 2, chương IX Phân loại, thu gom, lưu giữ trước khi xử lý chất thải
nguy hại.
+Điều 92, mục 2, chương IX Vận chuyển chất thải nguy hại.
+Điều 93, mục 2, chương IX Điều kiện của cơ sở xử lý chất thải nguy hại.
22


- Nghị định 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 nghị định của chính phủ về quản lý
chất thải và phế liệu.
+ Điều 6, chương II Đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại.
+ Điều 7, chương II Trách nhiệm của chủ nguồn thải chất thải nguy hại.
- Thông tư 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 thông tư của bộ tài nguyên môi
trường quy định về quản lý chất thải nguy hại.
+ Điều 12, mục 1, chương III Đối tượng đăng ký chủ nguồn thải CTNH.
+ Điều 13, mục 1, chương III Hồ sơ đăng ký chủ nguồn thải CTNH.
+ Điều 14, mục 1, chương III Trình tự, thủ tục đăng ký chủ nguồn thải CTNH.
+ Điều 15, mục 1, chương III Cấp lại Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH tại phụ
lục 1A: mẫu đơn đăng ký sổ chủ nguồn thải chất thải nguy hại.
1.3.3. Báo cáo giám sát mơi trường định kì
- Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 được Quốc hội thông qua và ban
hành ngày 23/06/2014. Có hiệu lực thi hành ngày 01/01/2015.
+ Khoản 3, điều 123, chương XII quy định về chương trình quan trắc mơi trường.
+ Khoản 3, điều 125, chương XII quy định về trách nhiệm quan trắc môi trường.
+ Khoản 3, điều 127, chương XII quy định về quản lý số liệu quan trắc môi
trường.
- Nghị định 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 nghị định của Chính phủ quy định
về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động
môi trường và kế hoạch bảo vệ m ơi trường. Có hiệu lực từ ngày 01/04/2015.

+ Khoản 1, điều 39, chương V quy định về quan trắc việc xả nước thải.
- Thông tư 43/2015/TT-BTNMT ngày 29/09/2015 về việc báo cáo hiện trạng môi
trường, bộ chỉ thị thị môi trường và quản lý số liệu quan trắc môi trường.
+ Điểm c, khoản 2, điều 19, chương III quy định về chương trình quan trắc đối
với cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
+ Điểm b, khoản 3, điều 23, chương III quy định về tần suất thực hiện báo cáo số
liệu quan trắc mơi trường.
- Các nhóm tiêu chuẩn quy chuẩn kĩ thuật vềmôi trường:
+ QCVN 05:2013/BTNMT - Chất lượng khơng khí xung quanh
23


+ QCVN 19:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải cơng
nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ.
+ QCVN 40:2011/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công
nghiệp
+ QCVN 02:2009/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh
hoạt
+ QCVN 03:2015/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng đất.
+ QCVN 26:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn.
+ QCVN 27:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung.
1.3.4. Xác nhận hoàn thành các cơng trình bảo vệ mơi trường phục vụ giai
đoạn vận hành
- Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 được Quốc hội thơng qua và ban
hành ngày 23/06/2014. Có hiệu lực thi hành ngày 01/01/2015.
+ Điều 27. Trách nhiệm của chủ đầu tư trước khi đưa nhà máy vào vận hành.
+ Điều 28. Trách nhiệm của cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi
trường.
- Nghị định 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 nghị định của Chính phủ quy định
về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động

môi trường và kế hoạch bảo vệ mơi trường. Có hiệu lực từ ngày 01/04/2015.
+ Điều 17, chương VI: Kiểm tra xác nhận các cơng trình bảo vệ môi trường phục
vụ giai đoạn vận hành của dự án.
- Thông tư 25/2019/TT-BTNMT quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị
định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 5 năm 2019 của chính phủ sửa đổi, bổ sung
một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi
trường và quy định quản lý hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường.
1.3.5. Giấy phép xả thải vào nguồn nước
- Luật tài nguyên nước số 17 năm 2012 của chính phủ
+ - Khoản 1, điều 25, chương III quy định về trách nhiệm bảo vệ tài nguyên
nước.
- Khoản 2, khoản 3, khoản 4, điều 37 chương III quy định về xả thải vào nguồn
nước
24


- Điều 38, chương III quy định về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân được
cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước.
- Nghị định 201/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 27 tháng 11 năm 2013 quy
định chi tiết một số điều của Luật Tài nguyên nước, có hiệu lực thi hành từ ngày 01
tháng 02 năm 2014.
+Khoản 2, khoản 3, điều 20, chương III quy định về điều kiện cấp phép.
+Điểm d, khoản 1, điều 21, chương III quy định về thời hạn của giấy phép xả
thải vào nguồn nước.
+ Khoản 1, điều 22, chương III quy định về việc gia hạn giấy phép thăm dò, khai
thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước.
+ Khoản 1, điều 33, chương III quy định về hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xả nước
thải vào nguồn nước.
- Nghị định 154/2016/NĐ-CP nghị định của Chính phủ ngày 16 tháng 11 năm
2016 quy định về phí bảo vệ mơi trường đối với nước thải, có hiệu lực từ 01 tháng 01

năm 2017.
1.4. Thực trạng tuân thủ pháp luật của ngành sản xuất vật liệu xây dựng tại
Việt Nam
Sản xuất vật liệu xây dựng đang có vai trị quan trọng đóng góp vào sự phát triển
chung của ngành công nghiệp và ngành xây dựng của Việt Nam. Những năm gần đây,
nhiều cơ sở, ngành nghề sản xuất VLXD theo công nghệ cũ, lạc hậu đã được loại bỏ,
chuyển đổi công nghệ sản xuất. Nhiều dự án sản xuất VLXD được đầu tư mới theo
hướng áp dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại, mức độ cơ giới hóa, tự động hóa ngày
càng cao, sử dụng tiết kiệm tài nguyên khoáng sản, sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu
quả, sản xuất ra nhiều sản phẩm VLXD xanh, thân thiện với môi trường. Một số lĩnh
vực như sản xuất xi măng, gạch ốp lát, sứ vệ sinh, kính xây dựng, kính tiết kiệm năng
lượng đã đầu tư áp dụng các công nghệ sản xuất ngang tầm với nhiều nước phát triển
trên thế giới và có tính cạnh tranh trên thị trường… Đây là thành quả của những nỗ lực
trong việc thực hiện công tác bảo vệ môi trường tại các cơ sở sản xuất VLXD.
Bên cạnh những thành quả đạt được thì vấn đề bảo vệ mơi trường trong sản xuất
vật liệu xây dựng đang được các ban ngành hết sức quan tâm. Theo Vụ KHCN&MT
(Bộ Xây dựng)hàng năm, Bộ đều tổ chức các hoạt động kiểm tra, làm việc, đôn đốc,
hướng dẫn các cơ sở sản xuất VLXD về công tác bảo vệ môi trường. Số liệu báo cáo
năm 2019 của một số tập đồn, tổng cơng ty, cơ sở sản xuất VLXD và các địa phương
25


×