Thổ Khí
(Phần 1)
A ĐẠI CƯƠNG
- Nơi đồ Thái cực, Thổ nằm ở giữa (trung ương), là nơi kết tụ tinh hoa của
thức ăn rồi phân phối cho toàn cơ thể.
- Trong thiên nhiên, đất đai được ví như Thổ khí, là nguồn nuôi sống tất cả
sinh vật, là Mẹ của muôn vật.
B NHỮNG BIỂU HIỆN CỦA THỒ KHÍ
a) Về cơ thể
1. Miệng môi
- Thiên ?Ngũ Duyệt Ngũ Sứ? (LKhu 32) ghi : "Tỳ khai khiếu ở miệng".
Thiên Ngũ Tạng Sinh thành? (TVấn 10) ghi : "Tỳ Vinh nhuận ra ở môi".
- Trong hình Thái cực, miệng ở vùng giữa, thuộc Tỳ Thổ.
- Tùy theo dấu hiệu màu sắc, có thể biết được trạng thái bệnh của các cơ
quan tạng phủ liên hệ.
+ Môi dầy, tốt, đầy đặn là dấu hiệu Thổ của Tỳ vượng.
+ Môi khô, nứt nẻ, lở, dộp là dấu hiệu Hỏa của Tỳ vượng.
+ Môi đen, thâm là dấu hiệu Thủy của Tỳ suy.
+ Trong miệng lở dộp, viêm nhiễm là dấu hiệu Hỏa của Tỳ vượng.
+ Nướu chân răng sưng là dấu hiệu Hỏa của Tỳ vượng.
+ Hàm cứng, co giật là dấu hiệu Mộc của Tỳ vượng.
+ Liệt mặt, miệng méo là dấu hiệu Mộc của Tỳ suy.
+ Râu ria rậm rạp, bóng láng là dấu hiệu Thủy của Tỳ sung mãn.
2. Nước miếng
Thiên ?Tuyên Minh Ngũ Khí? (TVấn 23) ghi : "Nước miếng là dịch của
Tỳ".
- Nước là biểu hiện của Thủy dịch, từ miệng chảy ra. Miệng ở giữa, thuộc
Tỳ, do đó nước miếng có liên hệ với Tỳ.
- Nước miếng tự trào ra, ra nhiều là dấu hiệu Thủy của Tỳ suy (hay gặp nơi
người có giun hoặc người mất trí nhớ do di chứng não).
- Nước miếng khô, ít nước miếng, nước miếng đục là dấu hiệu Hỏa của Tỳ
vượng.
- Bác sĩ Nakamura và cộng tác viên tại đại học Nagasaki (Nhật), sau khi thí
nghiệm trên súc vật cho thấy, nước miếng có khả năng làm lành vết thương nhanh
chóng. (Các vết thương ở da, liên hệ với Phế Kim, vì theo Nội Kinh, da lông thuộc
Phế dùng nước miếng, biểu hiện của Tỳ Thổ để điều chỉnh cho Phế Kim (da lông)
chính là áp dụng nguyên tắc Dĩ thổ sinh Kim (Hư bổ mẫu vì Tỳ thổ sinh Phế
Kim).
3. Cơ nhục
- Thiên ?Ngũ Tạng Sinh Thành (TVấn 10) ghi : "Tỳ sinh cơ nhục".
- Thổ khí là nguồn năng lực chuyển hóa thực phẩm ]điều3 đi khắp nơi trong
cơ thể để nuôi dưỡng và sinh ra cơ nhục (thịt).
- Người ăn nhiều chất bổ dưỡng mà vẫn gầy yếu là dấu hiệu Thổ khí suy,
ngược lại, với thực phẩm đơn giản nhưng lại to béo là dấu hiệu Thổ khí sung mãn,
như vậy, Thổ khí càng sung mãn thì khả năng chuyển hóa thực phẩm càng mạnh,
ngược lại Thổ khí suy yếu thì dù thực phẩm đầy đủ chất bổ dưỡng cũng không
được chuyển hóa thành tinh chất đem đi nuôi toàn cơ thể.
- Thổ khí suy kém làm cho thịt mềm, trương lực cơ giảm gây ra tứ chi mỏi
mệt, bao tử sa, trực tràng sa, tử cung sa
- Tùy theo vị trí vùng, cục bộ bị teo nhão, có thể biết được cơ quan tạng
phủ liên hệ bị suy kém.
+ Chân hoặc tay trái bị teo nhão, mềm, liệt là dấu hiệu Thổ của Tỳ và Can
suy.
+ Chân, tay phải teo nhão, liệt yếu là dấu hiệu Thổ của Tỳ và Thận suy.
- Nếu có sự đột biến, phì đại cơ nhục ở 1 cục bộ là dấu hiệu Thổ khí của
vùng cục bộ đó vượng. Thí dụ : Bướu cổ lồi mắt (cường tuyến giáp trạng), Tuyến
giáp có liên hệ đến Phế, vậy trường hợp này là do Thổ của Phế vượng.
b) Về chức năng
4. Tiêu hóa
- Thiên ?Linh Lan Bí Điển? (TVấn 8) ghi : "Tỳ là chỗ cơ bản của hậu thiên
- Tỳ chủ tiêu hóa".
- Cơ năng tiêu hóa gồm : Tiêu hóa, hấp thu và vận chuyển các chất dinh
dưỡng đi nuôi toàn cơ thể.
- Mọi triệu chứng về tiêu hóa đều có liên hệ đến Tỳ khí : Tỳ tiêu hóa tốt
thức ăn được tinh lọc thành tinh chất nuôi cơ thể, Tỳ vận chuyển tốt, thức ăn được
đưa đến mọi chỗ trong cơ thể, Tỳ hấp thu tốt thì các dưỡng chất biến thành sức
sống nuôi cơ nhục. Ngược lại nếu Tỳ suy kém sẽ gây nên các chứng biếng ăn, mệt
mỏi, tiêu chảy
- Đưa thực phẩm vào (hướng tâm - từ Biểu vào Lý) là động tác của Tỳ Biểu
tức là vị khí.
- Chuyển hóa thực phẩm thành tinh chất nuôi cơ thể là chức năng của Tỳ
Lý tức Tỳ Khí.
- "Tỳ ố thấp" (Tỳ không ưa sự ẩm ướt), Tỳ khí yếu không vận hóa được
Thủy thấp, thủy thấp đọng lại ở ruột gây ra ỉa lỏng, tiêu chảy, khó tiểu, Thủy thấp
đọng lại ở phần da thịt gây ra phù.
5. Thống huyết
- Sách Nội Kinh : "Tỳ thống huyết, Huyết đi lên xuống chỉ nhờ ở Tỳ, Tỳ
tưới khắp bốn bên".
- "Máu được tạo nên do tinh chất được chuyển hóa từ thức ăn, máu lại vận
chuyển khắp nơi để nuôi dưỡng cơ thể, do đó, Thổ khí có liên hệ đến sự vận hành
khí huyết.
- Tỳ khí hư, không quản lý được huyết, huyết ra ngoài gây ra xuất huyết :
Rong kinh, đại tiện ra huyết lâu ngày
- Thổ khí suy yếu, sự lưu thông huyết bị trì trệ sẽ gây ra chứng tê, mỏi.
6. Suy tư
Thiên ?Bản Thần? (LKhu 8) ghi : "Ở chí của Tỳ là sự suy tư".
- Tư là nhớ đến, nghĩ đến.
- "Tư thương Tỳ" (sự ưu tư làm hại Tỳ).
- Khi ăn uống mà phải nghĩ ngợi đến công việc gì, việc ăn uống kém phần
ngon.
- Người hay suy nghĩ, tưởng nhớ đến 1 đối tượng nào quá nhiều, thường bị
hao gầy 1 cách nhanh chóng (hay gặp ở những người tương tư ).
- Hao gầy cơ nhục là dùng hiệu Thổ khí suy, hay gặp nơi người lao phổi.
Hoặc những người bệnh lâu ngày, không ăn uống được.
- Những người được gọi là "vô tư" (không ưu tư) thường mập mạp, tròn
trĩnh và ngược lại, người mập, tròn thường hay vô tư (vô lo).