Câu hỏi tiểu luận: Tư tuởng của Hồ Chí Minh về Văn hố. Phân tích quan điểm của
Đảng và nhà nước ta về xây dựng nền văn hoá Việt Nam đậm đà bản sắc dân dộc từ
đó liên hệ đến địa phương em.
1
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
Hồ Chí Minh là một vị lãnh tụ vĩ đại của Việt Nam. Người không chỉ cống hiến cả cuộc
đời mình cho sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, xây dựng đất nước xã hội chủ
nghĩa mà cịn để lại những di sản vơ cùng q giá cho nước ta. Tư tưởng Hồ Chí Minh
khơng chỉ là hệ tư tưởng của đảng, của dân tộc ta mà cịn là kim chỉ nam cho mọi đường
lối, chính sách của Đảng để tiếp tục sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc và xây dựng
đất nước.
Trong hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh, tư tưởng về văn hóa chiếm một vị trí quan
trọng. Văn hóa có vai trị to lớn trong đời sống của mỗi quốc gia dân tộc.Theo Người,
tiến lên chủ nghĩa xã hội phải có cả vật chất lẫn tinh thần, song con người là nhân tố
quyết định. Để đưa đất nước đi lên, không thể không đặt trọng tâm vào kinh tế, nhưng
2
chủ thể của hoạt động kinh tế lại chính là con người và thước đo trình độ con người lại
chính là văn hóa. Người nhấn mạnh: “Trong cơng cuộc kiến thiết nước nhà có bốn vấn đề
chú ý đến, cùng phải coi trọng ngang nhau: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội”. Vì thế,
văn hóa khơng thể đứng ngồi “mà phải ở trong kinh tế và chính trị” và ngược lại kinh tế,
chính trị cũng nằm“trong văn hóa”. Tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với phát triển văn hóa
và giảiquyết những vấn đề xã hội; nếu chỉ coi tăng trưởng kinh tế là mục tiêu duy nhất thì
chẳng những mơi trường văn hóa – xã hội bị hủy hoại mà mục tiêu kinh tế cũng không
đạt được. Hơn nữa, văn hóa là linh hồn, bản sắc dân tộc. Hồ ChíMinh cho rằng, văn hóa
khơng thể tách rời với quốc gia dân tộc, văn hóa trướchết là văn hóa của một dân tộc, nó
mang tâm hồn, diện mạo dân tộc, đó chính là bản sắc dân tộc của văn hóa. Để xây dựng
một nền văn hóa tiến tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, Đảng và nhà nước ta phải có những
chính sách, biện pháp đúng đắn trên cơ sở vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa.
Từ đó, em chọn đề tài“ Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân
tộc”
NỘI DUNG
1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa
1. 1. Khái niệm văn hóa
Khái niệm “văn hóa” có nghĩa rộng, bao gồm nội hàm phong phú. Chính vì vậy có rất
nhiều định nghĩa về văn hóa. Trong Mục đọc sách ở phần cuối tác phẩm Nhật ký trong tù
được viết trong thời gian bị chính quyền Tưởng Giới Thạch giam cầm từ 29-8-1942 đến
10-9-1943 tại Quảng Tây (Trung Quốc), lãnh tụ Hồ Chí Minh viết: "Vì lẽ sinh tồn cũng
như mục đích của cuộc sống, lồi người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết,
3
đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt
hằng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng toàn bộ những sáng tạo và phát
minh đó tức là văn hóa. Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với
biểu hiện của nó mà lồi người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và
đòi hỏi của sự sinh tồn". Định nghĩa về văn hóa của Hồ Chí Minh có rất nhiều điểm gần
với
quan niệm hiện đại về văn hóa, đồng thời, khắc phục được quan niệm phiến diện về văn
hóa trong lịch sử và hiện tại, hoặc chỉ đề cập đến lĩnh vực tinh thần, trong văn học nghệ
thuật, hoặc chỉ đề cập đến lĩnh vực giáo dục, phản ánh trình độ học vấn Trên thực tế, văn
hóa bao gồm tồn bộ những giá trị vật chất và những gía trị tinh thần mà loài người đã
sáng tạo ra, nhằm đáp ứng sự sinh tồn và cũng là mục đích cuộc sống của loài người.
1. 2. Quan điểm của Hồ Chí Minh về các vấn đề chung của văn hóa.
Cùng với định nghĩa về văn hóa, Hồ Chí Minh cịn đưa ra Năm điểm lớn định hướng cho
việc xây dựng nền văn hóa dân tộc , bao gồm: xây dựng tâm lý, luân lý, xã hội, chính trị
và kinh tế. Như vậy, ngay từ rất sớm, Hồ Chí Minh đã quan tâm đến văn hóa, đã thấy rõ
vai trị, vị trí của văn hóa trong đời sống xã hội. Vì thế, ngay khi giành được độc lập, Hồ
Chí Minh đã bắt tay vào việc xây dựng, kiến tạo một nền văn hóa mới ở Việt Nam trên tất
cả mọi lĩnh vực, từ kinh tế, chính trị, xã hội, đạo đức đến tâm lý con người, đã sớm đưa
văn hóa vào chiến lược phát triển đất nước
Vị trí và vai trị của văn hóa cũng được Hồ Chí Minh xác định rõ trong quan điểm của
mình.
+ Thứ nhất, văn hóa là đời sống tinh thần của xã hội, thuộc kiến trúc thượng tầng\
. Văn hóa được đặt ngang hàng với chính trị, kinh tế, xã hội. Chính trị, xã hội có được
giải phóng thì văn hóa mới được giải phóng, chính trị giải phóng sẽ mở đường cho văn
hóa phát triển. Theo Người: “Xã hội thế nào, văn hóa thế ấy Dưới chế độ thực dân và
phong kiến, nhân dân ta bị nơ lệ, thì văn hóa cũng bị nơ lệ, bị tồi tàn, không thể phát triển
được”. Chúng ta phải tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc để giải phóng chính quyền,
giải phóng chính trị, giải phóng xã hội, từ đó giải phóng văn hóa, mở đường cho văn hóa
phát triển. Kinh tế phải đi trước một bước. Xây dựng kinh tế để làm nền tảng cho việc
xây dựng văn hóa.
+ Hai là, văn hóa khơng thể đưng ngồi mà phải ở trong kinh tế và chính trị, phải phục
vụ nhiệm vụ chính trị và thúc đẩy sự phát triển của kinh tế.
4
Người cho rằng, văn hóa có tính tích cực, chủ động, đóng vai trị to lớn như một động lực
thúc đẩy sự phát triển của kinh tế và chính trị. Văn hóa phải tham gia thực hiện những
nhiệm vụ chính trị, thúc đẩy xây dựng và phát triển kinh tế. Bên cạnh đó, kinh tế và chính
trị cũng phải có tính văn hóa, điều mà chủ nghĩa xã hội và thời đại đang địi hỏi.
Nền văn hóa theo tư tưởng Hồ Chí Minh bao hàm ba tính chất: tính dân tộc, tính khoa
học và tính đại chúng. Điều đó có nghĩa là: văn hóa mỗi dân tộc đều có bản sắc đặc trưng
riêng, giúp phân biệt, không nhầm lẫn với văn hóa của các dân tộc khác. Đồng thời, phải
có tính hiện đại, tiên tiến, thuận với trào lưu tiến hóa của thời đại. Và nên văn hóa ấy phải
phục vụ nhân dân và do nhân dân xây dựng nên.
Theo Hồ Chí Minh, văn hóa có ba chức năng. Một là, bồi dưỡng lý tưởng, tư tưởng đúng
đắn, tình cảm cao đẹp. Hai là, mở rộng hiểu biết, nâng cao dân trí. Ba là, bồi dưỡng
những phẩm chất, phong cách và lối sống tốt đẹp, lành mạnh, hướng con người tới cái
chân, thiện, mỹ để hoàn thiện bản thân. Hồ Chí Minh chia văn hóa làm ba lĩnh vực: văn
hóa giáo dục, văn hóa văn nghệ và văn hóa đời sống
2. Phân tích quan điểm của Đảng ta về xây dựng nền văn hóa Việt Nam bản sắc dân
tộc
Trải qua gần 35 năm thực hiện đường lối đổi mới, Đảng ta đã định hướng phát triển đất
nước theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và xây dựng, phát triển nền văn hóa tiên
tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Quan điểm của Đảng về xây dựng và phát triển văn hóa có
những bước vận động rất quan trọng. Văn hóa được coi là nền tảng tinh thần vững chắc
của xã hội, trong đó con người được nhìn nhận là trung tâm trong chiến lược phát triển
bền vững. Việc nhấn mạnh đến vấn đề con người thể hiện sự phù hợp với quan điểm tiến
bộ về văn hóa trên thế giới hiện nay
Quan điểm của Đảng về văn hóa từ khi thực hiện công cuộc đổi mới đến nay
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (tháng 12-1986) đã mở đầu công cuộc đổi
mới. Đại hội VII tiếp tục chủ trương đổi mới toàn diện, đồng bộ và triệt để nhằm đưa đất
nước đi vào thế ổn định và phát triển. Sau một thời gian khủng hoảng kinh tế - xã hội và
sau những biến động phức tạp của tình hình chính trị quốc tế, hai kỳ đại hội trên ưu tiên
tập trung xác định đường lối phát triển kinh tế, ổn định xã hội; văn hóa mặc dù được quan
tâm phát triển, nhưng chưa được xem là vấn đề trọng tâm.
5
Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII (tháng 7-1998) đã ban
hành nghị quyết chuyên đề về “Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”,
cho thấy chuyển biến hết sức mạnh mẽ trong nhận thức của Đảng về tầm quan trọng của
văn hóa bên cạnh vấn đề phát triển kinh tế và xây dựng Đảng. Nghị quyết khẳng định:
“Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự
phát triển kinh tế - xã hội. Mọi hoạt động văn hóa, văn nghệ phải nhằm xây dựng và phát
triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, xây dựng con người Việt Nam về tư
tưởng, đạo đức, tâm hồn, tình cảm, lối sống, xây dựng mơi trường văn hóa lành mạnh cho
sự phát triển xã hội
Đại hội IX của Đảng tiếp tục khẳng định, xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc
dân tộc vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Mọi hoạt
động văn hóa nhằm xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện về chính trị, tư
tưởng, trí tuệ, đạo đức, thể chất, năng lực sáng tạo, có ý thức cộng đồng, lịng nhân ái,
khoan dung, tơn trọng nghĩa tình, lối sống có văn hóa, quan hệ hài hịa trong gia đình,
cộng đồng và xã hội. Bước phát triển trong quan điểm của Đảng về văn hóa thời kỳ này
là nhấn mạnh mục tiêu hoàn thiện nhân cách con người và xây dựng con người để phát
triển văn hóa. Đại hội xác định nhiệm vụ trọng tâm là xây dựng con người Việt Nam phát
triển toàn diện. Để đạt được mục tiêu đề ra, các chương trình hành động phải được triển
khai đồng bộ, chú trọng việc mở rộng và nâng cao hiệu quả cuộc vận động “Toàn dân
đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, “Xây dựng nếp sống văn minh và gia đình văn
hóa”, phong trào “Người tốt, việc tốt”, làm cho văn hóa thấm sâu vào từng khu dân cư,
từng gia đình, từng người…
Đến Đại hội X của Đảng, với quan điểm văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, những
yêu cầu về tiếp tục phát triển sâu rộng và nâng cao chất lượng nền văn hóa Việt Nam tiên
tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, gắn kết chặt chẽ và đồng bộ hơn với phát triển kinh tế - xã
hội, làm cho văn hóa thấm sâu vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và việc xây dựng,
hoàn thiện giá trị, nhân cách con người Việt Nam, bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa
dân tộc trong thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập kinh tế quốc tế,… được
khẳng định lại, tiếp nối quan điểm về văn hóa từ kỳ đại hội trước. Đại hội lần này cũng đề
ra yêu cầu đa dạng hóa các hình thức hoạt động của phong trào “Tồn dân đồn kết xây
dựng đời sống văn hóa”, xây dựng và nâng cấp đồng bộ hệ thống thiết chế văn hóa, nâng
cao hiệu quả hoạt động của hệ thống nhà văn hóa, bảo tàng, nhà truyền thống…
Đại hội XI khẳng định phương hướng xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà
bản sắc dân tộc, phát triển toàn diện, thống nhất trong đa dạng, thấm nhuần sâu sắc tinh
thần nhân văn, dân chủ, tiến bộ; làm cho văn hóa gắn kết chặt chẽ và thấm sâu vào toàn
6
bộ đời sống xã hội, trở thành nền tảng tinh thần vững chắc, sức mạnh nội sinh quan trọng
của phát triển, coi “con người là trung tâm của chiến lược phát triển, đồng thời là chủ thể
phát triển. Tôn trọng và bảo vệ quyền con người, gắn quyền con người với quyền và lợi
ích của dân tộc, đất nước và quyền làm chủ của nhân dân” (2). Đại hội đề ra mục tiêu cho
giai đoạn tiếp theo là xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; gia đình
ấm no, tiến bộ, hạnh phúc, con người phát triển tồn diện về trí tuệ, đạo đức, thể chất,
năng lực sáng tạo, ý thức công dân, tuân thủ pháp luật. Nghị quyết Hội nghị Trung ương
9 khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát
triển bền vững đất nước đã khẳng định mục tiêu: xây dựng nền văn hóa và con người Việt
Nam phát triển tồn diện, hướng đến chân - thiện - mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc,
nhân văn, dân chủ và khoa học. Văn hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc
của xã hội, là sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững và bảo vệ
vững chắc Tổ quốc vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, cơng bằng, văn minh. Văn
hóa tiếp tục là vấn đề quan trọng, có tính thời sự và dành được sự quan tâm sâu sắc.
Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục
khẳng định đường lối nhất quán xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản
sắc dân tộc, con người Việt Nam phát triển toàn diện đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững
đất nước và bảo vệ vững chắc Tổ quốc xã hội chủ nghĩa và mục tiêu “Văn hóa thực sự trở
thành nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, là sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm
sự phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc” (3). Việc thực hiện nhiệm vụ xây
dựng con người có bước chuyển biến quan trọng: Gắn nhiệm vụ xây dựng văn hóa, con
người với nhiệm vụ xây dựng và phát triển đất nước; gắn xây dựng mơi trường văn hóa
với xây dựng con người; bước đầu hình thành những giá trị mới về con người với các
phẩm chất về trách nhiệm xã hội, ý thức công dân, dân chủ, chủ động, sáng tạo, khát
vọng vươn lên. Mục tiêu được đề ra là: Xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam
phát triển toàn diện, hướng đến chân - thiện - mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân
văn, dân chủ và khoa học, trong đó, “xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn
diện”phải trở thành một mục tiêu của chiến lược phát triển
3. Nét đẹp về văn hóa của địa phương Thái Bình
3.1 Nét đẹp văn hóa của Thái Bình
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Thái Bình là “Quê hương năm tấn”. Tới
nay, tên gọi thân thương ấy vẫn được người dân cả nước nhắc đến như một biểu tượng
7
của tinh thần đoàn kết, anh dũng, quật cường, vừa sản xuất giỏi vừa chiến đấu, chiến
thắng. Trên mảnh đất của những người dân anh dũng, cần cù còn bảo tồn và lưu giữ kho
tàng di sản văn hóa, tạo nên đời sống tinh thần phong phú, mang đậm bản sắc văn hóa
dân tộc nhưng vẫn có những nét riêng độc đáo
Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, các thế hệ tiền nhân xưa đã để lại trên đất Thái Bình
hàng nghìn di tích lịch sử văn hóa đặc sắc: đình, đền, miếu, chùa, từ đường… cùng nhiều
loại hình diễn xướng dân gian nổi tiếng, hàng trăm lễ hội truyền thống với hàng chục trò
chơi, trò diễn dân gian độc đáo và mạng lưới các làng nghề truyền thống còn được duy trì
cho đến ngày nay. Cùng với quá trình phát triển hưng thịnh của đất nước, Thái Bình cũng
có nhiều thay đổi và phát triển, nhưng đặc thù là tỉnh đồng bằng, đông dân cư, sản xuất
nông nghiệp vẫn là chủ yếu, những tiền đề phát triển công nghiệp, phát triển đô thị chưa
thật rộng mở nên nhiều sắc thái tiêu biểu của nền văn hóa, văn minh nơng nghiệp, trồng
lúa nước và đánh bắt thủy hải sản còn được bảo lưu khá đậm nét ở Thái Bình
3.1.1Kho tàng di sản văn hóa
Ở Thái Bình hiện nay hầu như làng quê nào cũng có lễ hội truyền thống. Xã ít là một lễ
hội, xã nhiều có tới bốn lễ hội với đủ các loại hình; lễ hội nhằm tái hiện cuộc sống nông
nghiệp; lễ hội tôn vinh những anh hùng dân tộc, người có cơng với dân, với nước; lễ hội
tái hiện phong tục tín ngưỡng; lễ hội đua tài, vui chơi giải trí... Trong đó, mật độ lễ hội
diễn ra ở tháng Giêng khá dày đặc.
Mở màn cho chuỗi các lễ hội dân gian diễn ra vào dịp đầu xuân tại Thái Bình là lễ hội
chùa Keo (xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư). Ngay từ những ngày đầu tiên của năm mới,
chùa Keo đã tấp nập đón du khách thập phương về chiêm bái nhưng phải đến đúng ngày
hội xuân vào mùng 4 tháng Giêng, du khách mới có thể cảm nhận hết khơng khí lễ hội
rộn ràng. Ngày hội này, mọi người đến với chùa Keo không chỉ để chiêm ngưỡng nét
kiến trúc độc đáo rất ít các cơng trình văn hóa cổ cịn giữ được mà còn để được chứng
kiến những nghi lễ truyền thống như lễ khai chỉ, mở cửa đền Thánh ghi nhớ công đức của
Thiền sư Không Lộ và đặc biệt là tham gia vào hội thi kéo lửa nấu cơm đã trở thành nét
văn hóa đặc trưng, khơng thể thiếu trong mỗi kỳ lễ hội xuân.
8
Cùng với lễ hội chùa Keo, Thái Bình cịn lưu giữ những lễ hội đặc sắc khác như: lễ hội
đền Trần diễn ra tại di tích quốc gia đặc biệt khu lăng mộ và đền thờ các vị vua triều Trần
với tục rước nước và hội thi cỗ cá độc đáo; lễ hội đền Tiên La (xã Đoan Hùng, Hưng Hà)
tưởng nhớ Đông Nhung đại tướng quân Vũ Thị Thục, một nữ tướng dưới thời Hai Bà
Trưng; lễ hội đền Hét (xã Thái Thượng, Thái Thụy), nơi thờ tướng quân Phạm Ngũ Lão;
lễ hội làng Thượng Liệt (xã Đông Tân, Đơng Hưng) có lễ rước ơng thầy, bà thợ, điệu múa
giáo cờ, giáo quạt, cùng nhiều lễ hội khác mang đậm truyền thống văn hóa...
3.2.Nổi tiếng với các làng nghề truyền thống
Làng nghề chạm bạc Đồng Xâm
9
Làng nghề chạm bạc Ðồng Xâm có tên cũ là Ðường Thâm nằm nép bên hữu ngạn sông
Ðồng Giang hiền hòa. Những ghi chép trong sách sử cho biết làng này hình thành vào
cuối thời Trần – Hồ, cách đây hơn 600 năm. Đến gần làng, bạn sẽ nghe văng vẳng đâu đó
âm vang chạm khắc trong khơng gian n bình của một đồng quê lúa bát ngát.
Sau tiếng đục, tiếng hàn, là biết bao sản phẩm với hoa văn tinh xảo được làm nên từ đôi
bàn tay khéo léo của những người nghệ nhân Đồng Xâm. Để có được những sản phẩm
tinh xảo, vừa lấp lánh ánh kim, vừa mềm mại, tinh tế trong từng đường nét, hoa văn địi
hỏi phải đạt tới trình độ điêu luyện. Chính những con người tỉ mỉ đã thổi hồn vào sản
phẩm, khiến chúng trở nên có hồn.
Nếu có dịp đến Đồng Xâm vào ngày 1-5 tháng 4 âm lịch, bạn còn được hịa mình trong
khơng khí sơi động của lễ hội đền Đồng Xâm với nghi lễ rước, tế linh đình, các trò chơi
dân gian phong phú. Đây dịp để bạn chọn mua những kiệt tác tinh xảo được các nghệ
nhân giỏi nhất của làng nghề làm ra từ vàng, bạc.
Làng dệt chiếu Hới
10
Nói đến chiếu làng Hới là nói tới sự hội tụ những tuyệt kỹ tinh xảo nhất của một chiếc
chiếu, từ sự cầu kỳ về nguyên liệu đến việc lựa cói rồi lên khung dệt. Chiếu Hới chính là
sản phẩm truyền thống của làng này và là sản phẩm thủ công mỹ nghệ nổi tiếng nhất
vùng, không chỉ của Thái Bình mà vươn ra cả nước.
Lách cách thoi đưa, sớm tối những người thợ thủ công làng Hới đang dệt những chiếc
chiếu đẹp về hình thức, tốt về chất lượng, mang những tâm tình của người dân vùng đồng
bằng Sơng Hồng.
Làng vườn Bách Thuận
11
Làng vườn Bách Thuận đến nay đã có hơn 100 năm tuổi đời, nằm cạnh dịng sơng Hồng
mang nặng phù sa, màu mỡ. Đây là một làng quê cổ tiêu biểu ở vùng đồng bằng Bắc Bộ,
cũng là làng vườn duy nhất của tỉnh Thái Bình cịn lưu giữ nhiều nếp nhà Việt cổ và có
nghề trồng cây cảnh lâu đời.
Ðến Bách Thuận, du khách như lạc vào một công viên thu nhỏ với đủ các gam màu đậm
nhạt… Dọc hai bên đường làng là màu xanh thẫm của ngâu và màu xanh tươi của hoè. Ở
đây du khách sẽ choáng ngợp với hàng trăm loại cây trái nối tiếp nhau, kéo dài như vơ
tận có đủ các loại hoa, quả bốn mùa như: táo, ổi, roi, mận, … Bên cạnh những vườn cây
ăn quả là những vườn cây cảnh, cây thế, mỗi loại cây cảnh đều mang một dáng nét riêng.
3.3 Nét đẹp ẩm thực của người dân Thái Bình
12
1. Hương đậu làng Kênh
Dù đi xa về gần, người dân làng Kênh, xã Tây Đô (Hưng Hà) luôn tự hào giới thiệu món
đặc sản của q mình. Ấy là đậu phụ làng Kênh - món ăn tuy dân dã mà nức tiếng gần xa .
13
2. Canh cá Quỳnh Côi
Canh cá Quỳnh Côi đã trở thành một thương hiệu của người dân Thái Bình. Để rồi dù đi
muôn phương, những người con của quê hương năm tấn vẫn ln nhớ về món ăn đậm đà
hương vị đồng quê ấy…. Thậm chí, cả khi đã xa xứ, họ cũng mang cả món canh này vào
đến tận nơi mình ở để bớt đi nỗi nhớ nhà, nhớ quê.
3. Bánh cáy làng Nguyễn
Cận Tết, những chuyến tàu, xe ra bắc, vào nam tấp nập. Hương vị tết quê hương luôn ẩn
chứa trong những chiếc bánh Cáy cũng theo đi mn nơi, góp niềm vui cho các gia đình
khơng có điều kiện về quê ăn Tết.
Cuộc sống ngày càng hiện đại, Tết nay cũng khác nhiều với Tết xưa. Khách đến chơi nhà,
chúc Tết, được gia chủ mời đủ các loại bánh mứt ngon, sản xuất và đóng gói bằng công
nghệ hiện đại. Trẻ con thời nay chỉ biết đến vị ngọt của bánh ngoại nhập, thay vì thịm
thèm mùi vị giản dị mà thơm lừng của chiếc bánh Cáy khi ngồi ngóng bà và mẹ cần mẫn
cắt bánh cho ăn trong những ngày giáp Tết như trước đây. Những tưởng, trước những
thay đổi ấy, các làng nghề truyền thống không thể trụ vững giữa xoay chuyển của thị
14
trường. Ấy vậy mà, Tết đến, từ các cơ sở nghề truyền thống làm bánh Cáy làng Nguyễn
– xã Nguyên Xá, huyện Đơng Hưng vẫn có sức sống mãnh liệt đến khơng ngờ
4. Các loại bánh
Ở Vũ Thư có nhiều loại bánh dân dã vừa mang những nét ẩm thực đặc trưng của vùng
đồng bằng Bắc bộ, vừa mang những hương vị riêng của quê nhà. Bánh được làm từ
những nguyên liệu quen thuộc, gần gũi với cuộc sống của con người nơi đây như bột gạo,
đỗ, lạc, vừng, dừa, lá chuối, lá dong, lá gai... Từ đôi bàn tay khéo léo của người làm bánh,
những hương vị đậm chất q, tình q đã níu chân những người con đi xa và thập khách
bốn phương
Bánh gai Đại Đồng - xã Tân Hịa
Nhắc đến bánh gai, người Thái Bình sẽ nghĩ ngay đến bánh gai Đại Đồng, xã Tân Hòa.
Chứng kiến các công đoạn làm bánh, thực khách sẽ không khỏi thán phục vì sự tỉ mẩn,
kỹ lưỡng từ khâu chọn nguyên liệu (lá gai, vừng, dừa, nhân đỗ) đến các thao tác lên
khuôn bánh. Một nghệ nhân làm bánh lâu năm tại đây tâm sự: “Nghề này là nghề làm
hương làm hoa nhưng lại rất vất vả, thu nhập lại không cao nên không mấy ai giữ được
15
nghề lâu, phải yêu nghề lắm em ạ”. Ăn thử miếng bánh gai Đại Đồng, thực khách sẽ cảm
nhận vị thơm của nhân đỗ quyện với nếp, vừng, dừa, vị ngọt sánh mà khơng q gắt của
đường khi bóc từng lớp vỏ bọc ngoài thân bánh.
Bánh chưng Cầu Báng - xã Tân Bình
Bánh chưng vốn là thứ quà quê quen thuộc của khơng chỉ người dân Thái Bình mà của
rất nhiều vùng q Việt Nam. Bánh vng vức, gói bằng lá dong, mở lá bánh ra là mùi
thơm của gạo nếp thơm và đỗ, xanh mướt màu. Không biết bằng cơng thức gì, cũng với
từng ấy ngun liệu và cơng đoạn, nhưng thưởng thức bánh chưng Cầu Báng, thực khách
không khỏi trầm trồ khen ngợi. Khuôn bánh vuông vức, nhân bánh vừa đủ độ dẻo, vừa đủ
độ ngậy của đỗ, thịt mỡ, hạt tiêu và các gia vị khác.
Bánh nếp Tân Hòa
Bánh nếp Tân Hòa, Vũ Thư cũng được làm từ bột gạo nếp nhưng với công thức pha chế
đặc biệt của người thợ làm bánh nơi đây, bánh có hương vị riêng độc đáo. Vẫn là vị thơm
quyến rũ của nếp, vừng rang, nhưng nếm thử miếng bánh nếp Tân Hòa, thực khách sẽ
cảm nhận độ mát, béo của nếp mà không quá khô hay quá dẻo như bánh nếp thơng
thường. Mùa hè, ăn bánh nếp Tân Hịa, nhiều thực khách vẫn thấy hấp dẫn, muốn ăn từ
16
chiếc này sang chiếc khác mà không hề cảm thấy “nóng” và ngấy vì độ mát, trong mà
vẫn quyện hương nếp của bánh.
Bánh khúc (bánh hú) Vũ Thư
Bánh khúc là món q sáng quen thuộc ở nhiều tỉnh thành phía Bắc. Ở Vũ Thư, thứ bánh
dân dã này còn được gọi là bánh tầm khúc (tầm cúc hoặc bánh hú). Bánh khúc có 2 loại:
khúc ơng và khúc bà, nhưng khúc bà có lẽ ngon hơn. Bánh khúc thơng thường có hình
trịn, nhưng bánh khúc Vũ Thư lại có hình như bánh gối - nửa vầng trăng. Vỏ bánh được
làm bằng bột gạo tám thơm trộn với nước lá khúc. Nặn xong, bánh được đặt hờ lên một
tấm lá chuối tươi, phủ gạo nếp lên trên, hấp bằng chõ. Vì vậy bánh khúc có mùi vị rất đặc
trưng và dân dã
17
KẾT LUẬN
Đậm đà bản sắc dân tộc làm nền tảng tinh thần của xã hội, là động lực, sức mạnh nội sinh
quan trọng của sự nghiệp đổi mới đất nước, bảo vệ Tổ quốc trong bối cảnh tồn cầu hóa,
hội nhập kinh tế quốc tế. Điều này đúng với khẩu hiệu của chúng ta trong thời đại ngày
nay: Hòa nhập chứ khơng hịa tan, chúng ta hội nhập với sự phát triển của thế giới nhưng
song song với đó vẫn giữ được những nét truyền thống, nét đặt trưng của dân tộc.
Tuy nhiên giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc khơng có nghĩa là đóng cửa, khép kín, “nhốt”
nền văn hóa dân tộc khỏi sự ảnh hưởng của bên ngồi mà nó đồng nghĩa với việc giao lưu
hợp tác văn hóa để tiếp nhận những giá trị văn hóa của nhân loại tiến bộ làm cho nền văn
hóa dân tộc giàu có hơn, hiện đại hơn, có sức sống mãnh liệt hơn, đề kháng trước những
yếu tố phản văn hóa.
Chúng ta cần phải trang bị cho mình tình u nước, tự hào về dân tộc, có như vậy thì mới
giữ được những nét đặc trưng của dân tộc mình. Bên cạnh đó, những tri thức đúng đắn về
văn hóa đất nước cũng là điều vô cùng cần thiết. Phải hiểu đúng thì mới bảo vệ được nó,
phải hiểu đúng thì mới khơng làm nó mất đi, mai một dần theo thời gian.
Trước xu thế tồn cầu hóa của thế giới hiện nay, chúng ta không thể phát triển trong sự
tách biệt với thế giới. Hội nhập kinh tế, giao lưu về văn hóa giữa các nước đang diễn ra
hết sức sơi động. Nhưng nếu khơng có một bản lĩnh vững vàng, một chiến lược phát triển
đúng đắn thì việc giao lưu đó sẽ dẫn đến nguy cơ đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc. Để
mở rộng giao lưu, hội nhập mà khơng đánh mất bản sắc của mình, chúng ta phải trở về
với Tư tưởng Hồ Chí Minh: Bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa
nhân loại, những phải lấy bản sắc văn hóa dân tộc làm nền tảng, làm bản lĩnh. Nền tảng
có vững chắc, bản lĩnh có vững vàng mới tiếp thu được tinh hoa văn hóa nhân loại một
cách đúng đắn, mới chủ động, tự tin hội nhập và làm giàu thêm, sáng lên đặc trưng văn
hóa dân tộc.
18