Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

de on luyen5 de

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (628.46 KB, 24 trang )

TRƯỜNG THPT SỐ 1 BẢO THẮNG

ĐỀ ÔN LUYỆN SỐ 1

Họ và tên ……………………………………………………………….
Lớp……………………………………….
Câu 81: Cho các nhân tố sau:
(1) Đột biến
(2) Chọn lọc tự nhiên.
(3) Các yếu tố ngẫu nhiên.
(4) Giao phối ngẫu nhiên.
Cặp nhân tố đóng vai trị cung cấp ngun liệu cho q trình tiến hố là
A. (1) và (2).
B. (3) và (4).
C. (2) và (4).
D. (1) và (4).
Câu 82: Khả năng co giãn tự động theo chu kì của tim là do hoạt động của
A. tim
B. mạch máu
C. hệ dẫn truyền tim
D. huyết áp
Câu 83: Cho các thông tin về đột biến sau đây:
(1) Xảy ra ở cấp độ phân tử, thường có tính thuận nghịch.
(2) Làm thay đổi số lượng gen trên nhiễm sắc thể.
(3) Làm mất một hoặc nhiều phân tử ADN.
(4) Làm xuất hiện những alen mới trong quần thể.
Các thơng tin nói về đột biến gen là
A. (2) và (3).
B. (1) và (2).
C. (1) và (4).
D. (3) và (4).


Câu 84: Giai đoạn quang hợp thực sự tạo nên C6H12O6 ở cây mía là
A. chu trình CAM.
B. pha sáng.
C. pha tối.
D. chu trình Canvin
Câu 85: Nghiên cứu thành phần kiểu gen ở một quần thể qua 4 thế hệ liên tiếp, người ta thu được
kết quả sau:
Thành phần kiểu gen
Thế hệ F1
Thế hệ F2
Thế hệ F3
Thế hệ F4
AA
0,25
0,25
0,25
0,25
Aa
0,5
0,5
0,5
0,5
aa
0,25
0,25
0,25
0,25
Nhân tố tác động đến thành phần kiểu gen của quần thể trên qua các thế hệ là
A. đột biến.
B. giao phối ngẫu nhiên.

C. các yếu tố ngẫu nhiên.
D. giao phối khơng ngẫu nhiên.
Câu 86: Khi nói về quan hệ giữa các cá thể trong quần thể sinh vật, có bao nhiêu phát biểu đúng?
1. Cạnh tranh xảy ra khi mật độ vượt quá sức chứa của môi trường
2. Cạnh tranh sẽ làm quần thể bị hủy diệt
3. Quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể cùng lồi tạo nên hiệu quả nhóm
4. Tạo động lực thúc đẩy sự hình thành các đặc điểm thích nghi mới.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 87: Động lực đẩy dòng mạch rây đi từ lá đến rễ và các cơ quan khác là:
A. lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành mạch gỗ.
B. sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan nguồn (lá) và cơ quan chứa (rễ)
C. lực đẩy (áp suất rễ).
D. lực hút do thốt hơi nước ở lá.
Câu 88: Khi nói về đột biến gen, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Khi các bazơ nitơ dạng hiếm xuất hiện trong q trình nhân đơi ADN thì thường làm phát
sinh đột biến gen dạng mất hoặc thêm một cặp nuclêôtit.
B. Dưới tác động của cùng một tác nhân gây đột biến, với cường độ và liều lượng như nhau thì
tần số đột biến ở tất cả các gen là bằng nhau.
C. Tất cả các dạng đột biến gen đều có hại cho thể đột biến.
D. Trong các dạng đột biến điểm, dạng đột biến thay thế cặp nuclêôtit thường làm thay đổi ít
nhất thành phần axit amin của chuỗi pơlipeptit do gen đó tổng hợp.
Câu 89: Tại sao những lồi sinh vật bị con người săn bắt hoặc khai thác quá mức làm giảm mạnh
về số lượng cá thể lại có nguy cơ bị tuyệt chủng?
A. Làm giảm kích thước quần thể nhanh chóng, các alen có hại được tăng cường dẫn đến tuyệt chủng.
B. Làm giảm kích thước của quần thể nhanh chóng, làm nghèo vốn gen dẫn đến thối hóa.
C. Làm giảm kích thước quần thể nhanh chóng, làm nghèo vốn gen và giảm đa dạng di truyền.



D. Làm giảm kích thước của quần thể nhanh chóng, giảm đa dạng di truyền dẫn đến tuyệt chủng.
Câu 90: Cho một số hiện tượng sau:
(1) Ngựa vằn phân bố ở châu Phi nên không giao phối được với ngựa hoang phân bố ở Trung Á.
(2) Cừu có thể giao phối với dê, có thụ tinh tạo thành hợp tử nhưng hợp tử bị chết ngay.
(3) Lừa giao phối với ngựa sinh ra con la khơng có khả năng sinh sản.
(4) Các cây khác lồi có cấu tạo hoa khác nhau nên hạt phấn của lồi cây này thường khơng thụ
phấn cho hoa của loài cây khác.
Những hiện tượng nào trên đây là biểu hiện của cách li sau hợp tử?
A. (2), (3).
B. (1), (2).
C. (3), (4).
D. (1), (4).
Câu 91: Cho các bước quan sát các dạng đột biến số lượng nhiễm sắc thể trên tiêu bản cố định:
I. Đặt tiêu bản lên kính hiển vi.
II. Quan sát tiêu bản dưới vật kính 40x.
III. Quan sát tiêu bản dưới vật kính 10x.
Thứ tự đúng của các bước trên là:
A. II I → III.
B. II III → I.
C. I II → III.
D. I III → II.
Câu 92: Dạng đột biến nào sau đây làm tăng số lượng alen của một gen trong tế bào nhưng không
làm tăng số loại alen của gen này trong quần thể?
A. Đột biến gen
B. Đột biến đa bội
C. Đột biến đảo đoạn NST
D. Đột biến chuyển đoạn
Câu 93: Bộ ba mã mở đầu trên mARN là:
A. UAG.

B. AUG.
C. UAA.
D. UGA.
Câu 94: Nguồn prôtêin bổ sung cho động vật nhai lại có ở:
A. vi sinh vật cộng sinh. B. thân và lá.
C. cỏ tươi.
D. cỏ khô.
Câu 95: Cho các phát biểu sau:
(1) Gen là một đoạn ADN mang thơng tin mã hóa cho một sản phẩm xác định, sản phẩm đó có thể
là phân tử ARN hoặc chuỗi pôlipeptit.
(2) Một đột biến điểm xảy ra trong vùng mã hóa của gen có thể khơng ảnh hưởng gì đến chuỗi
pơlypeptit mà gen đó tổng hợp.
(3) Có ba bộ ba làm tín hiệu kết thúc q trình dịch mã là 5’UAA3’; 5’UAG3’ và 3’UGA5’.
(4) Gen bị đột biến không tạo alen mới, khơng có ý nghĩa cho tiến hóa.
Trong các phát biểu trên, có mấy phát biểu sai?
A. 3.
B. 2.
C. 1.
D. 4.
Câu 96: Theo quan niệm tiến hóa hiện đại, chọn lọc tự nhiên
A. làm biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể không theo một hướng xác định.
B. phân hóa khả năng sống sót và khả năng sinh sản của các kiểu gen khác nhau trong quần thể.
C. làm xuất hiện các alen mới dẫn đến làm phong phú vốn gen của quần thể.
D. tác động trực tiếp lên kiểu gen mà không tác động lên kiểu hình của sinh vật.
Câu 97: Khi nói về giới hạn sinh thái, phát biểu nào sau đây sai?
A. Trong khoảng chống chịu của các nhân tố sinh thái, hoạt động sinh lí của sinh vật bị ức chế.
B. Trong khoảng thuận lợi, sinh vật thực hiện chức năng sống tốt nhất.
C. Giới hạn sinh thái ở tất cả các loài đều giống nhau.
D. Ngoài giới hạn sinh thái, sinh vật sẽ chết.
Câu 98: Đặc điểm nào khơng đúng với sinh sản vơ tính ở động vật?

A. Cá thể có thể sống độc lập, đơn lẻ vẫn sinh sản bình thường.
B. Tạo ra số luợng lớn con cháu trong thời gian ngắn.
C. Đảm bảo sự ổn định về mặt di truyền qua các thế hệ cơ thể.
D. Có khả năng thích nghi cao với sự thay đổi của điều kiện mơi trường.
Câu 99: Vai trị của insulin là tham gia điều tiết khi hàm lượng glucozơ trong máu
A. cao, cịn glucagơn điều tiết khi nồng độ glucozơ trong máu thấp
B. cao, cịn glucagơn điều tiết khi nồng độ glucozơ trong máu cũng cao
C. thấp, cịn glucagơn điều tiết khi nồng độ glucozơ trong máu cũng thấp
D. thấp, cịn glucagơn điều tiết khi nồng độ glucozơ trong máu cao
Câu 100: Khi nói về q trình trao đổi khống của cây xanh, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Nếu nồng độ Mg2+ trong đất thấp hơn trong rễ thì rễ sẽ hút Mg2+ theo phương thức thụ động.


B. Q trình hút khống thụ động ln cần tiêu tốn nhiều năng lượng.
C. Nếu nồng độ Ca2+ trong đất cao hơn trong rễ thì rễ sẽ hút Ca2+ theo phương thức chủ động.
D. Rễ cây hút khoáng theo phương thức thụ động hoặc phương thức chủ động.
Câu 101: Các vùng trên mỗi nhiễm sắc thể của cặp nhiễm sắc thể giới tính XY ở người được ký
hiệu bằng các chữ số La Mã từ I đến VI trong hình 3. Trong cặp nhiễm sắc thể giới tính này, vùng
tương đồng giữa nhiễm sắc thể X và nhiễm sắc thể Y gồm các vùng nào sau đây?
A. I và IV; II và V.

B. II và IV; III và V

C. I và V; II và VI.

D. I và IV; III và VI.

.
Câu 102: Ở một loài thực vật giao phấn. Gen A quy định hoa đỏ trội khơng hồn tồn so với gen a
quy định hoa trắng. Quần thể nào sau đây đạt trạng thái cân bằng di truyền:

A. 100% cây hoa trắng.
B. 50% cây hoa đỏ : 50% cây hoa hồng.
C. 100% cây hoa hồng.
D. 50% cây hoa đỏ : 50% cây hoa trắng.
Câu 103: Xét các mối quan hệ sinh thái giữa các loài sau đây:
(1) Một số loài tảo nước ngọt nở hoa cùng sống trong một môi trường với các lồi cá tơm.
(2) Cây tầm gửi sống trên thân các cây gỗ lớn trong rừng.
(3) Loài cá ép sống bám trên các loài cá lớn.
(4) Dây tơ hồng sống trên tán các cây trong rừng.
(5) Trùng roi sống trong ruột mối.
Trong các mối quan hệ trên, có bao nhiêu mối quan hệ không gây hại cho các loài tham gia?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 104: Thụ thể tiếp nhận chất trung gian hoá học nằm ở bộ phận nào của xinap?
A. Khe xinap.
B. Chuỳ xinap.
C. Màng sau xinap.
D. Màng trước xinap
Câu 105: Cho biết các gen phân li độc lập, tác động riêng rẽ, các alen trội hồn tồn và khơng xảy
ra đột biến. Theo lí thuyết, khi cho cơ thể có kiểu gen AabbDd tự thụ phấn, thu được đời con gồm
A. 8 kiểu gen và 4 kiểu hình
B. 9 kiểu gen và 6 kiểu hình
C. 9 kiểu gen và 4 kiểu hình
D. 8 kiểu gen và 6 kiểu hình
Câu 106: Ở một lồi thực vật, xét một gen có 2 alen, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với
alen a quy định hoa trắng. Thế hệ xuất phát (P) của một quần thể thuộc lồi này có tỉ lệ kiểu hình 9
cây hoa đỏ : 1 cây hoa trắng. Sau 3 thế hệ tự thụ phấn, ở F3 cây có kiểu gen dị hợp chiếm tỉ lệ 7,5%.
Theo lí thuyết, cấu trúc di truyền của quần thể này ở thế hệ P là

A. 0,7AA + 0,2Aa +0,1aa = 1
B. 0,6AA + 0,3Aa +0,1aa = 1
C. 0,3AA + 0,6Aa +0,1aa = 1
D. 0,1AA + 0,6Aa +0,3aa = 1
Câu 107: Khi nói về diễn thế sinh thái trên cạn, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1). Q trình diễn thế ngun sinh ln dẫn tới thay đổi cấu trúc của mạng lưới dinh dưỡng.
(2). Ở quần xã đỉnh cực, tổng sinh khối của sinh vật sản xuất lớn hơn của sinh vật tiêu thụ.
(3). Kết quả của quá trình diễn thế thứ sinh ln dẫn tới hình thành quần xã suy thối.
(4). Trong diễn thế sinh thái, ngun nhân có thể do lồi ưu thế tự “ đào huyệt chơn mình”.
A. 1.
B. 4.
C. 3
D. 2.
Câu 108: Lưới thức ăn của một quần xã sinh vật trên cạn được mô tả như sau: Các loài cây là thức
ăn của sâu đục thân, sâu hại quả, chim ăn hạt, côn trùng cánh cứng ăn vỏcây và một số loài động vật
ăn rễ cây. Chim sâu ăn côn trùng cánh cứng, sâu đục thân và sâu hại quả. Chim sâu và chim ăn hạt
đều là thức ăn của chim ăn thịt cỡ lớn. Động vật ăn rễ cây là thức ăn của rắn, thú ăn thịt và chim ăn
thịt cỡ lớn. Phân tích lưới thức ăn trên cho thấy trong các kết luận sau có mấy kết luận đúng?
1. Nếu số lượng động vật ăn rễ cây bị giảm mạnh thì sự cạnh tranh giữa chim ăn thịt cỡ lớn và
rắn gay gắt hơn so với sự cạnh tranh giữa rắn và thú ăn thịt.
2. Các loài sâu đục thân, sâu hại quả, động vật ăn rễ cây và cơn trùng cánh cứng có ổ sinh thái
trùng nhau hoàn toàn.
3. Chuỗi thức ăn dài nhất trong lưới thức ăn này có tối đa 4 mắt xích.
4. Chim ăn thịt cỡ lớn có thể là bậc dinh dưỡng cấp 2 hoặc cấp 3.


A. 1
B. 2
C. 3
D. 4

Câu 109: Sử dụng chuỗi thức ăn sau để xác định hiệu suất sinh thái của bậc dinh dưỡng bậc 3 so
với bậc dinh dưỡng bậc 2: Sinh vật sản xuất (2,1.10 6 calo) → sinh vật tiêu thụ bậc 1 (1,2.10 4 calo)
→ sinh vật tiêu thụ bậc 2 (1,1.102 calo) → sinh vật tiêu thụ bậc 3 (0,5.102 calo)
A. 45,5%
B. 0,0052%
C. 0,57%
D. 0,92%
Câu 110: Ở một lồi động vật, tính trạng màu lơng do hai cặp gen (A, a ; B, b) cùng quy định. Khi
trong kiểu gen có đồng thời cả hai loại alen trội A và B cho lông nâu; khi trong kiểu gen chỉ có một
loại alen trội (A hoặc B) hoặc khơng có alen trội nào cho lơng trắng. Alen D quy định chân cao trội
hoàn toàn so với alen d quy định chân thấp. Biết rằng không xảy ra đột biến mới. Theo lí thuyết,
phép lai AaBbDd × aaBbDd, cho đời con có số con lơng nâu, chân cao chiếm tỉ lệ
A. 3,125%.
B. 9,375%.
C. 42,1875%.
D. 28,125%.
Câu 111: Biết rằng không xảy ra đột biến. Mỗi gen quy định 1 tính trạng và các gen phân li độc lập.
Theo lí thuyết, phép lai AaBb x Aabb cho đời con có tối đa bao nhiêu loại kiểu hình?
A. 1
B. 6
C. 3
D. 4
Câu 112: Ở ruồi giấm, alen A quy định thân xám trội hoàn toàn so với alen a quy định thân đen;
alen B quy định cánh dài trội hoàn toàn so với alen b quy định cánh cụt. Các gen quy định màu thân
và hình dạng cánh đều nằm trên một nhiễm sắc thể thường. Alen D quy định mắt đỏ trội hoàn toàn
so với alen d quy định mắt trắng nằm trên đoạn không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X.
Cho giao phối ruồi cái thân xám, cánh dài, mắt đỏ với ruồi đực thân xám, cánh dài, mắt đỏ (P),
trong tổng số các ruồi thu được ở F 1, ruồi có kiểu hình thân đen, cánh cụt, mắt trắng chiếm tỉ lệ
2,5%. Biết rằng không xảy đột biến, tính theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình thân xám, cánh dài, mắt đỏ ở
F1 là:

A. 7,5%
B. 60,0%
C. 30,0%
D. 45,0%
Câu 113: Cho biết alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp và
khơng có đột biến xảy ra. Cho cây thân cao lai với cây thân thấp thu được đời F1 có hai loại kiểu
hình là cây thân cao và cây thân thấp. Cho cây thân cao ở đời F1 tự thụ phấn, thu được F2 có hai
loại kiểu hình là cây thân cao và cây thân thấp. Lấy 2 cây thân cao ở đời F2, theo lí thuyết, xác suất
để trong 2 cây này có 1 cây thuần chủng là
A. 1/9.
B. 4/9.
C. 1/3.
D. 2/9.
D
d
Câu 114: Trong quá trình giảm phân ở một cơ thể có kiểu gen AaBbX e X E đã xảy ra hoán vị gen
giữa các alen D và d với tần số 20%. Cho biết không xảy ra đột biến, tính theo lí thuyết, tỉ lệ loại
d
giao tử abX e được tạo ra từ cơ thể này là :

A. 5,0%
B. 7,5%
C. 10,0%
D. 2,5%
Câu 115: Cho sơ đồ phả hệ mô tả sự di truyền một bệnh ở người do một trong hai alen của một gen
qui định, alen trội là trội hồn tồn.

Biết rằng khơng xảy ra đột biến mới và người đàn ông II-4 đến từ một quần thể khác đang ở
trạng thái cân bằng di truyền có tần số alen gây bệnh là 0,4. Có bao nhiêu nhận xét đúng?
(1) Bệnh do alen lặn nằm trên NST thường quy định.

(2) Người con gái số I-2 có kiểu gen đồng hợp.
(3) Có 5 người trong phả hệ trên có thể biết kiểu gen.
(4) Cặp vợ chồng III-7 và III-8 sinh người con số 10 không mang alen gây bệnh với tỉ lệ 47,2%.
A. 3.
B. 4.
C. 2.
D. 1.


Câu 116: Ở 1 lồi thực vật, tính trạng màu sắc hoa do 1 cặp gen quy định. Tính trạng hình dạng quả
do 1 cặp gen quy định. Cho cây hoa đỏ, tròn thuần chủng giao phấn với cây hoa vàng, bầu dục
thuần chủng thu được F1 gồm 100% cây hoa đỏ, tròn. Cho các cây F1 tự thụ phấn, thu được F2
gồm 4 loại kiểu hình, trong đó cây hoa đỏ, bầu dục chiếm tỉ lệ 9%. Biết trong quá trình phát sinh
giao tử đực và giao tử cái đều xảy ra hoán vị gen với tần số như nhau. Trong các kết luận sau, có
bao nhiêu kết luận đúng với phép lai trên.
1. F2 có 9 loại kiểu gen
2. F2 có 5 loại kiểu gen cùng quy định hoa đỏ, trịn
3. F2, có số cá thể có kiểu gen giống F1 chiếm tỉ lệ 50%
4. F1 xảy ra hoán vị gen với tần số 20%
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 117: Ở một lồi thực vật, tính trạng màu sắc hoa do hai gen không alen phân li độc lập quy
định. Trong kiểu gen, khi có đồng thời cả hai loại alen trội A và B thì cho hoa đỏ, khi chỉ có một
loại alen trội A hoặc B thì cho hoa hồng, cịn khi khơng có alen trội nào thì cho hoa trắng. Cho cây
hoa hồng thuần chủng giao phấn với cây hoa đỏ (P), thu được F1 gồm 50% cây hoa đỏ và 50% cây
hoa hồng. Biết rằng khơng xảy ra đột biến, theo lí thuyết, các phép lai nào sau đây phù hợp với tất
cả các thơng tin trên?
(1) AAbb × AaBb

(3) AAbb × AaBB
(5) aaBb × AaBB
(2) aaBB × AaBb
(4) AAbb × AABb
(6) Aabb ×AABb
Đáp án đúng là:
A. (1), (2), (4).
B. (3), (4), (6).
C. (1), (2), (3), (5).
D. (2), (4), (5), (6).
Câu 118: Ở một lồi thực vật, tính trạng màu hoa do hai gen khơng alen (Aa và Bb) quy định. Tính
trạng hình dạng quả do cặp Dd quy định. Các gen quy định các tính trạng nằm trên nhiễm sắc thể
thường, mọi diễn biến trong giảm phân ở hai giới đều giống nhau. Cho giao phấn giữa 2 cây (P) đều
có kiểu hình hoa đỏ, quả trịn, thu được F1 có tỷ lệ: 44,25% hoa đỏ, quả tròn : 12% hoa đỏ, quả bầu
dục : 26,75% hoa hồng, quả tròn : 10,75% hoa hồng, quả bầu dục : 4% hoa trắng, quả tròn : 2,25%
hoa trắng, quả bầu dục. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1). Các cây ở thế hệ P có kiểu gen giống nhau.
(2). F1 có 30 kiểu gen khác nhau.
(3). Hoán vị gen xảy ra ở cả hai giới với tần số 40%.
(4). Lấy ngẫu nhiên một cây hoa đỏ,quả trịn F1 thì xác suất thu được cây thuần chủng là 2,25%.
A. 2.
B. 4.
C. 3.
` D. 1.
Câu 119: Ở một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân
thấp; alen B quy định quả tròn trội hoàn toàn so với alen b quy định quả dài. Cho hai cây (P) giao
phấn với nhau, thu được F1 gồm 448 cây, trong đó có 112 cây thân thấp, quả dài. Biết rằng không
xảy ra đột biến. Trong các phép lai sau đây, có bao nhiêu phép lai phù hợp với kết quả trên?
I. AaBb × Aabb.
II. Aabb × Aabb.

III. AaBb × AaBb.
IV. aaBb × aaBb.
V. aaBb × AaBB.
VI. aabb × aaBb.
VII. AaBb × aabb.
VIII. Aabb × aabb.
A. 3.
B. 5.
C. 6.
D. 4.
Câu 120: Một loài động vật, biết mỗi cặp gen quy định một cặp tính trạng, alen trội là trội hồn
tồn và khơng xảy ra đột biến. Phép lai P: AaBbDdEe × AabbDdee, thu được F1. Theo lí thuyết, có
bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1). F1 có 36 loại kiểu gen.
(2). Ở F1, loại cá thể có kiểu gen đồng hợp lặn về cả 4 cặp gen chiếm tỉ lệ 3/64.
(3). Ở F1, loại kiểu hình có 1 tính trạng trội và 3 tính trạng lặn chiếm tỉ lệ 1/8.
(4). Ở F1, loại kiểu hình có 3 tính trạng trội và 1 tính trạng lặn chiếm tỉ lệ 3/8.
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
----------- HẾT ----------

ĐÁP ÁN ĐỀ 1


1

D


22

A


2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21

C
C
D
B

C
B
D
A
A
D
B
B
A
B
B
C
D
A
D
A

23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35

36
37
38
39
40

B
C
C
C
C
A
D
D
B
D
B
D
A
B
A
C
A
C

TRƯỜNG THPT SỐ 1 BẢO THẮNG

ĐỀ ÔN LUYỆN SỐ 2

Họ và tên ……………………………………………………………….

Lớp……………………………………….


Câu 1: Trong những phát biểu dưới đây về quá trình phiên mã của sinh vật, số phát biểu đúng về
quá trình phiên mã của sinh vật nhân thực là:
(1) chỉ có một mạch của gen tham gia vào quá trình phiên mã.
(2) enzim ARN polimeraza tổng hợp mARN theo chiều 5’ – 3’.
(3) mARN được tổng hợp đến đâu thì q trình dịch mã diễn ra đến đó.
(4) diễn ra theo nguyên tắc bổ sung.
(5) đầu tiên tổng hợp các đoạn ARN ngắn, sau đó nối lại với nhau hình thành ARN hồn chỉnh.
A. 2.
B. 4.
C. 3.
D. 1.
Câu 2: Ở cá chép, kiểu gen Aa quy định cá không có vẩy, kiểu gen aa quy định cá có vẩy, kiểu gen
AA làm trứng không nở. Cho cá chép không vẩy lai với nhau , theo lí thuyết tỉ lệ kiểu hình ở đời
con sẽ là
A. 3 khơng vẩy: 1 có vẩy.
B. 1 khơng vẩy: 2 có vẩy.
C. 2 khơng vẩy: 1 có vẩy.
D. 100% khơng vẩy.
Câu 3: Đặc điểm nào sau đây là đúng khi nói về dịng năng lượng trong hệ sinh thái?
A. Sinh vật đóng vai trị quan trọng nhất trong việc truyền năng lượng từ môi trường vơ sinh vào
chu trìnhdinh dưỡng là các sinh vật phân giải như vi khuẩn, nấm. B. Trong hệ sinh thái, năng
lượng được truyền một chiều từ vi sinh vật qua các bậc dinh dưỡng tới sinh vậtsản xuất rồi trở lại
môi trường.
C. Năng lượng được truyền trong hệ sinh thái theo chu trình tuần hồn và được sử dụng trở lại.
D. Ở mỗi bậc dinh dưỡng, phần lớn năng
lượng bị tiêu hao qua hô hấp, tạo nhiệt, chất thải,... chỉ có khoảng10% năng lượng truyền lên bậc
dinh dưỡng cao hơn.

Câu 4: Nghiên cứu sự thay đổi thành phần kiểu gen ở một quần thể qua 5 thế hệ liên tiếp được kết
quả
Thành phần kiểu
Thế hệ
Thế hệ F2
Thế hệ F3
Thế hệ F4
Thế hệ F5
gen
F1
AA
0,64
0,64
0,2
0,16
0,16
Aa
0,32
0,32
0,4
0,48
0,48
aa
0,04
0,04
0,4
0,36
0,36
Nhân tố gây nên sự thay đổi cấu trúc di truyền của quần thể ở thế hệ F3 là
A. các yếu tố ngẫu nhiên

B. đột biến
C. giao phối ngẫu nhiên
D. giao phối không ngẫu nhiên
Câu 5: Theo Đacuyn, đối tượng của chọn lọc tự nhiên là
A. các cá thể nhưng kết quả của chọn lọc tự nhiên lại tạo nên các quần thể sinh vật có kiểu gen
quy định kiểu hình thích nghi với mơi trường
B. quần thể nhưng kết quả của chọn lọc tự nhiên lại tạo nên các lồi sinh vật có sự phân hóa về
mức độ thành đạt sinh sản
C. các cá thể nhưng kết quả của chọn lọc tự nhiên lại tạo nên lồi sinh vật có các đặc điểm thích
nghi với mơi trường
D. quần thể nhưng kết quả của chọn lọc tự nhiên lại tạo nên lồi sinh vật có kiểu gen quy định
các đặc điểm thích nghi với mơi trường
Câu 6: Màu sắc hoa loa kèn do gen nằm trong tế bào chất qui định, trong đó hoa vàng trội so với
hoa xanh. Lấy hạt phấn của cây hoa vàng thụ phấn cho cây hoa xanh được F1. Cho F1 tự thụ phấn tỉ
lệ kiểu hình ở đời F2 là:
A. 100% hoa màu vàng
B. 100% hoa màu xanh
C. 75% hoa màu vàng: 25% hoa màu xanh
D. Trên mỗi cây đều có cả hoa vàng và xanh
Câu 7: Đơn vị hút nước của rễ là:
A. Tế bào lông hút
B. Tế bào biểu bì
C. Khơng bào
D. Tế bào rễ
Câu 8: Loại đột biến nào sau đây làm tăng số loại alen của một gen nào đó trong vốn gen của quần
thể sinh vật?
A. Đột biến điểm.
B. Đột biến dị đa bội. C. Đột biến tự đa bội. D. Đột biến lệch bội.
Câu 9: Trật tự tiêu hóa thức ăn trong dạ dày của trâu là
A. dạ cỏ  dạ lá sách  dạ múi khế  dạ tổ ong



B. dạ lá sách  dạ múi khế  dạ tổ ong dạ cỏ
C. dạ tổ ong dạ lá sách  dạ cỏ  dạ múi khế
D. dạ cỏ  dạ tổ ong dạ lá sách  dạ múi khế
Câu 10: Một quần thể thực vật đang ở trạng thái cân bằng di truyền có tần số alen A là 0,4. Theo lí
thuyết, tần số kiểu gen aa của quần thể này là
A. 0,24
B. 0,48
C. 0,36
D. 0,16
Câu 11: Giấy clorua cơban khi ướt sẽ có màu hồng, khi khơ có màu xanh sáng. Người ta ép giấy
tẩm clorua côban vào 2 mặt lá khoai lang. Kết luận nào dưới đây chính xác?
A. Miếng giấy tẩm clorua cơban ở mặt trên lá sẽ hồng hơn
B. Tốc độ chuyển màu của miếng giấy clorua côban ở 2 mặt lá như nhau.
C. Miếng chuyển màu của miếng giấy clorua côban ở 2 mặt lá phụ thuộc vào lá già hay lá non
D. Miếng giấy tẩm clorua côban ở mặt dưới lá sẽ hồng hơn
A
2
=
3 . Theo lí
Câu 12: Một gen ở sinh vật nhân sơ có 720 nuclêơtit loại guanin và có tỉ lệ G
thuyết, gen này có chiều dài là:
A. 6120
B. 2040
C. 5100
D. 4080
Câu
13:
Cho

những

dụ
sau:
(1) Cánh dơi và cánh cơn trùng. (2) Vây ngực của cá voi và cánh dơi.
(3) Mang cá và mang tôm. (4) Chi trước của thú và tay người.
Những ví dụ về cơ quan tương đồng là
A. (1) và (4).
B. (1) và (2).
C. (1) và (3).
D. (2) và (4).
Câu 14: Trong đợt rét hại tháng 1-2/2008 ở Việt Nam, rau và hoa quả mất mùa, cỏ chết và ếch nhái
ít hẳn là biểu hiện:
A. biến động tuần trăng.
B. biến động theo mùa
C. biến động nhiều năm.
D. biến động không theo chu kì
Câu 15: Cá xương có thể lấy được hơn 80% lượng O2 của nước đi qua mang vì dòng nước chảy một
chiều qua mang và dòng máu chảy trong mao mạch
A. song song, ngược chiều với dòng nước
B. xuyên ngang với dòng nước
C. song song, cùng chiều với dòng nước
D. song song với dòng nước
Câu 16: Cơ quan hơ hấp của nhóm động vật nào trao đổi khí hiệu quả nhất?
A. Phổi và da của ếch nhái.
B. Phổi của bò sát.
C. Da của giun đất
D. Phổi của chim.
Câu 17: Ở động vật có ống tiêu hóa
A. thức ăn được tiêu hóa nội bào.

B. thức ăn được tiêu hóa ngoại bào và tiêu hóa nội bào.
C. thức ăn được tiêu hóa ngoại bào.
D. một số thức ăn tiêu hóa nội bào, cịn lại tiêu hóa ngoại bào.
Câu 18: Cho các tập hợp các cá thể sinh vật sau:
(1) Cá trắm cỏ trong ao;
(2) Cá rơ phi đơn tính trong hồ;
(3) Bèo trên mặt ao;
(4) Các cây ven hồ;
(5) Ốc bươu vàng ở ruộng lúa;
(6) Chim ở lũy tre làng.
Có bao nhiêu tập hợp sinh vật trên được coi là quần thể?
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
Câu 19: Trong 64 bộ ba mã di truyền, có 3 bộ ba khơng mã hố cho axit amin nào. Các bộ ba đó là:
A. UAG, UAA, UGA B. UUG, UAA, UGA C. UGU, UAA, UAG D. UUG, UGA,
UAG
Câu 20: Trong q trình nhân đơi, enzim ADN pôlimeraza di chuyển trên mỗi mạch khuôn của ADN:
A. Luôn theo chiều 3’→ 5’
B. theo chiều 5’→ 3’ và ngược chiều với chiều của mạch khuôn.
C. Luôn theo chiều 5’→ 3’ trên mạch này và 3’→ 5’ theo mạch kia


D. ngẫu nhiên tùy từng đoạn gen.
Câu 21: Trong các lồi vi sinh vật sau, lồi vi sinh vật có khả năng cố định nitơ là
(1). Vi Khuẩn lam
(2) Vi khuẩn nốt sần ở cây họ đậu
(3) vi khuẩn nitrat hóa
(4) vi khuẩn amon hóa

(5) vi khuẩn phản nitrat hóa
(6) vi khuẩn kị khí.
A. 1,2
B. 1,2,4,5.
C. 1,4,5, 6
D. 1,3,4
Câu 22: Bào quan thực hiện chức năng quang hợp:
A. Lạp thể
B. Lục lạp
C. Grana
D. Diệp lục
Câu 23: Phát biểu nào sau đây là đúng về sự tăng trưởng của quần thể sinh vật?
A. Khi môi trường bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể luôn tối đa, mức tử vong luôn tối
thiểu.
B. Khi môi trường không bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể là tối đa, mức tử vong là tối
thiểu.
C. Khi môi trường bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể luôn lớn hơn mức tử vong.
D. Khi môi trường không bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể luôn nhỏ hơn mức tử vong.
Câu 24: Cho chuỗi thức ăn như sau: Sinh vật sản xuất (2,1.10 6 calo) → sinh vật tiêu thụ bậc 1
(1,2.104 calo) → sinh vật tiêu thụ bậc 2 (1,1.10 2 calo) → sinh vật tiêu thụ bậc 3 (0,5.10 2 calo). Xác
định hiệu suất sinh thái của sinh vật tiêu thụ bậc 2 so với sinh vật tiêu thụ bậc 1 là
A. 0,57%.
B. 0,92%.
C. 0,0052%.
D. 45,5%.
Câu 25: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Mọi biến dị trong quần thể đều là nguyên liệu của q trình tiến hóa.
B. Khi các quần thể khác nhau cùng sống trong một khu vực địa lí, các cá thể của chúng giao
phối với nhau sinh con lai bất thụ thì có thể xem đây là dấu hiệu của cách li sinh sản.
C. Những quần thể cùng loài sống cách li với nhau về mặt địa lí mặc dù khơng có tác động của

các nhân tố tiến hóa vẫn có thể dẫn đến hình thành lồi mới.
D. Các quần thể sinh vật chỉ chịu tác động của chọn lọc tự nhiên khi điều kiện sống thay đổi.
Câu 26: Một trong những xu hướng biến đổi trong quá trình diễn thế nguyên sinh trên cạn là
A. sinh khối ngày càng giảm.
B. độ đa dạng của quần xã ngày càng cao, lưới thức ăn ngày càng phức tạp.
C. tính ổn định của quần xã ngày càng giảm.
D. số lượng loài ngày càng giảm, lưới thức ăn ngày càng đơn giản.
Câu 27: Khi quan sát tiêu bản tế bào máu của một người bệnh, người ta phát hiện thấy hình ảnh
sau:

Có bao nhiêu phát biểu nào sau đây là đúng?
(1) Người bệnh mang kiểu gen dị hợp về gen bệnh.
(2) Người bệnh mắc phải một loại bệnh di truyền tế bào.
(3) Nếu người này lấy một người bị bệnh tương tự và sinh được một người con, khả năng người
con này không mắc bệnh là 1/4.
(4) Bằng cách quan sát tiêu bản nhiễm sắc thể của người bệnh có thể xác định được nguyên nhân
gây bệnh
A. 1
B. 4
C. 3
D. 2
Câu 28: Sơ đồ phả hệ dưới đây mô tả sự di truyền bệnh M ở người do một trong hai alen của một
gen quy định:


Biết rằng không phát sinh đột biến ở tất cả những người trong phả hệ. Có bao nhiêu phát biểu sau
đây
đúng
về
phả

hệ
trên?
I. Bệnh M do alen lặn nằm ở vùng không tương đồng trên nhiễm sắc thể giới tính X quy định.
II. Có thể có tối đa 12 người trong phả hệ này có kiểu gen giống nhau.
III. Xác suất sinh con thứ ba bị bệnh M của cặp vợ chồng II7 - II8 là 1/4.
IV. Xác suất sinh con đầu lịng có kiểu gen dị hợp tử của cặp vợ chồng III13 - III14 là 5/12.
A. 4.
B. 2.
C. 3.
D. 1.
Câu 29: Sơ đồ bên minh họa lưới thức ăn trong một hệ sinh thái gồm các loài sinh vật: A, B, C, D,
E, F, H. Cho các kết luận sau về lưới thức ăn này:
(1) Lưới thức ăn này có tối đa 5 chuỗi thức ăn.
(2) Loài D tham gia vào 3 chuỗi thức ăn khác
nhau.
(3) Loài E tham gia vào nhiều chuỗi thức ăn
hơn loài F.
(4) Nếu loại bỏ lồi B ra khỏi quần xã thì lồi
D sẽ mất đi.
(5) Nếu số lượng cá thể của loài C giảm thì số
lượng cá thể của lồi F giảm.
Phương án trả lời đúng là
A. (1) đúng, (2) sai, (3) đúng, (4) sai, (5) đúng. B. (1) đúng, (2) sai, (3) sai, (4) đúng, (5) sai.
C. (1) sai, (2) đúng, (3) đúng, (4) sai, (5) đúng. D. (1) sai, (2) đúng, (3) sai, (4) đúng, (5)
đúng.
Câu 30: Cho biết mỗi cặp tính trạng do một cặp gen qui định và trội hoàn tồn, hốn vị gen ở cả bố
BD
Bd
Aa
Aa

bd
bD thu được F1. Lấy ngẫu nhiên hai cá
và mẹ đều với tần số 20%. Tiến hành phép lai
thể ở F1, xác suất để thu được một cá thể có kiểu hình A-bbD- là bao nhiêu?
A. 0,8425.
B. 0,04.
C. 0,1575.
D. 0,2654.
Câu 31: Ở sinh vật lưỡng bội, trong trường hợp một gen qui định một tính trạng, tính trội là trội
hồn tồn, khơng xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, phép lai AaBBDd x AabbDd cho đời con có bao
nhiêu loại kiểu hình?
A. 2.
B. 6
C. 9
D. 4.
Câu 32: Ở một lồi thực vật, tính trạng hình dạng quả do hai gen khơng alen phân li độc lập cùng
quy định. Khi trong kiểu gen có mặt đồng thời cả hai alen trội A và B cho hoa màu đỏ, chỉ có mặt
một gen trội A cho hoa màu vàng, chỉ có mặt một gen trội B cho hoa màu hồng và khi thiếu cả hai
gen trội cho hoa màu trắng. Tính trạng chiều cao cây do một gen có 2 alen quy định, alen D quy
định thân cao trội hoàn toàn so với alen d quy định thân thấp. Cho cây hoa đỏ, thân cao (P) tự thụ
phấn, thu được F1 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ: 6 hoa đỏ, thân cao : 3 hoa đỏ, thân thấp : 2 hoa
vàng, thân cao : 1 hoa vàng, thân thấp : 3 hoa hồng, thân cao : 1 hoa trắng, thân cao. Biết rằng
không xảy ra đột biến, có bao nhiêu phát biểu sau đây phù hợp với kết quả trên?
Bd
I.
Kiểu gen của (P) là Aa bD .
II.
Cặp gen qui định chiều cao cây nằm trên cùng một cặp nhiễm sắc thể với một trong hai cặp
gen qui định màu sắc hoa.
III.

Các cặp gen qui định màu sắc hoa phân li độc lập với nhau.
Tỉ lệ kiểu gen mang 3 alen trội và 3 alen lặn ở F1 là 50%.
A. 4
B. 2
C. 3
D. 1


Câu 33: Một quần thể thực vật, xét một gen có hai alen, alen A là trội hồn tồn so với alen
A. Thế hệ F 4 .
B. Thế hệ F 5 .
C. Thế hệ xuất phát (P) của quần thể này có tỉ lệ các kiểu gen là 0,25AA : 0,40Aa : 0,35aa. Cho
biết quần thể không chịu tác động của các nhân tố tiến hóa khác. Qua tự thụ phấn, theo lí thuyết ở
thế hệ nào của quần thể thì số cá thể có kiểu hình trội chiếm tỉ lệ 47,5%?
A. Thế hệ F 3 .
D. Thế hệ F 2 .
Câu 34: Ở một quần thể ngẫu phối, xét hai gen: gen thứ nhất có 4 alen thuộc đoạn khơng tương
đồng của nhiễm sắc thể giới tính X; gen thứ hai có 6 alen thuộc nhiễm sắc thể thường. Trong trường
hợp không xảy ra đột biến, số loại kiểu gen tối đa về cả hai gen trên có thể được tạo ra trong quần
thể này là
A. 324.
B. 294.
C. 300.
D. 35.
Câu 35: Cho biết 1 gen quy định 1 tính trạng, trội lặn hồn tồn, q trình giảm phân khơng xảy ra
DE
DE
đột biến. Thực hiện phép lai ở ruồi giấm: ♀ AaBb
x
♂ Aabb

thu được tỉ lệ
de
de
kiểu hình trội cả 4 tính trạng ở đời con là 26,25%.
Tính theo lí truyết, trong các kết luận sau có bao nhiêu kết luận không đúng?
(1) Số loại KG tối đa thu được ở đời con là 42, kiểu hình là 16.
(2) Kiểu hình lặn về tất cả các tính trạng là 2,5%.
(3) Tần số hốn vị gen là 30%.
(4) Tỉ lệ kiểu hình mang 2 tính trạng trội và 2 tính trạng lặn ở đời con là 55%.
A. 4.
B. 2.
C. 3.
D. 1.
Câu 36: Ở một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân
thấp, alen B quy định thân quả đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định quả vàng. Cho cây thân cao
quả đỏ giao phấn với cây thân cao, quả đỏ (P), thu được F1 có kiểu hình thân cao quả đỏ chiếm tỉ lệ
54%. Trong các dự đoán sau đây, có bao nhiêu dự đốn đúng về sự di truyền của các tính trạng
trên? Biết rằng diễn biến nhiễm sắc thể ở 2 giới giống nhau. Khơng có đột biến mới phát sinh.
(1) Hai cặp gen phân li độc lập
(2) Cả 2 cơ thể P đều dị hợp 2 cặp gen, kiểu gen có thể giống nhau hoặc khác nhau.
(3) Tỉ lệ kiểu hình trội về một trong 2 tính trạng ở F1 chiếm 42%.
(4) Tỉ lệ kiểu gen thuần chủng trong số các cây thân cao, quả đỏ chiếm 2/27.
A. 1
B. 3
C. 2
D. 4
Câu 37: Khi nói về đột biến số lượng nhiễm sắc thể, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Các thể đa bội đều không có khả năng sinh sản hữu tính.
B. Thể lệch bội có hàm lượng ADN trong nhân tế bào tăng lên gấp bội.
C. Sử dụng cơnsixin để ức chế q trình hình thành thoi phân bào có thể gây đột biến đa bội ở

thực vật.
D. Sự không phân li của 1 nhiễm sắc thể trong nguyên phân của tế bào xôma ở một cơ thể luôn
tạo ra thể ba.
Câu 38: Ở cà chua gen A quy định quả đỏ là trội hoàn toàn so với gen a quy định quả vàng. Khi
chọn một số cây cà chua tứ bội cho tự thụ phấn thì kết quả thu được ở đời sau của mỗi cây đều đồng
nhất về kiểu hình. Các cây được chọn trong thí nghiệm này có thể có kiểu gen là:
(1) AAAA. (2) AAAa.
(3) AAaa.
(4) Aaaa.
(5) aaaa.
A. 1, 2, 4
B. 1, 2, 5
C. 3, 4, 5
D. 1, 2, 3
AB
AB
Câu 39: Cho lai ruồi giấm có kiểu gen ab XDXd với ruồi giấm có kiểu gen ab XDY thu được F1
có kiểu gen đồng hợp lặn về cả ba cặp gen trên chiếm tỉ lệ 4,375%. Ở con cái giao tử ABXd chiếm tỉ
lệ là
A. 0,15.
B. 0,25.
C. 0,175.
D. 0,075.
Câu 40: Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, quan hệ trội lặn hoàn toàn. Xét các phép lai:
(1) AaBbdd × AaBBdd.
(2) AAbbDd × AaBBDd.
(3) Aabbdd × aaBbDD.
(4) aaBbdd × AaBbdd.
(5) aabbdd × AaBbDd.
(6) AaBbDd × AabbDD.



Có bao nhiêu phép lai cho tỉ lệ kiểu hình 3 : 3 : 1 : 1?
A. 2.
B. 3.
C. 4.

D. 1.

-----------------------------------------------

----------- HẾT ---------Đáp án đề 2
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18

19
20

C
C
D
A
C
B
A
A
D
C
D
D
D
D
A
D
C
A
A
A

21
22
23
24
25
26

27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40

A
B
B
B
B
B
A
B
C
D
D
C
C
B
D

B
C
B
C
A

ĐỀ ÔN LUYÊN THI THPT QUỐC GIA SỐ 3
Họ và tên:………………………………………………………….Lớp …….
Câu 1: Ở sinh vật nhân sơ, điều hòa hoạt động của gen diễn ra chủ yếu ở giai đoạn
A. trước phiên mã.
B. sau dịch mã.
C. phiên mã.
D. dịch mã.
Câu 2: Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có nhiều kiểu gen nhất?
A. AaBB × aabb.
B. AABB × Aabb.
C. AaBb × Aabb.
D. AABb × AaBB.
Câu 3: Lồi đóng vai trị quan trọng trong quần xã do có số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn,
hoặc do hoạt động mạnh của chúng. Đây là:
A. loài đặc trưng.
B. loài ngẫu nhiên.
C. loài thứ yếu.
D. loài ưu thế.


Câu 4: Ba bộ ba nào dưới đây là mã kết thúc quá trình dịch mã trên mARN?
A. 3’GAU5’; 3’AGU5’; 3’AAU5’.
B. 5’AAU3’; 5’UAG3’; 5’UGA3’.
C. 5’UAG3, 5’AGU3, 5’UAA3’.

D. 3’UAG5’; 3’UGA5’; 3’UAA5’.
Câu 5: Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, bò sát cổ ngự trị ở đại:
A. Trung sinh.
B. Nguyên sinh.
C. Tân sinh.
D. Cổ sinh
Câu 6: Nước được vận chuyển từ rễ thân lá nhờ
A. tế bào kèm.
B. mạch gỗ.
C. mạch rây.
D. ống rây.
Câu 7: Hiện tượng đẻ trứng gặp ở
A. Gà.
B. Hổ.
C. Hươu.
D. Bò.
Câu 8: Người và tinh tinh khác nhau, nhưng thành phần axit amin ở chuỗi homôglôbin như
nhau, đây là loại bằng chứng:
A. sinh học phân tử.
B. tế bào học.
C. phôi sinh học.
D. giải phẫu so sánh.
Câu 9: Mọt alen nào đó dù có lợi cũng có thể bị loại bỏ hồn tồn khỏi quần thể do tác động
của
A. Chọn lọc tự nhiên.
B. giao phối không ngẫu nhiên.
C. giao phối ngẫu nhiên.
D. các yếu tố ngẫu nhiên.
Câu 10: Hơ hấp của lồi nào sau đây đạt hiệu quả cao nhất?
A. lưỡng cư.

B. chim.
C. thú.
D. cá.
Câu 11: Động vật nào sau đây vừa hô hấp qua da vừa hô hấp qua phổi?
A. Chim, thú.
B. Tơm, cua.
C. Ếch, nhái.
D. Giun, bị sát.
A B O
A
B
O
Câu 12: Ở người, nhóm máu ABO do 3 gen alen I , I , I quy định ( I = I > I ). Những người
có nhóm máu A sẽ có kiểu gen là:
A. IAIB.
B. IAIO
C. IAIA hoặc IAIO
D. IAIA.
Câu 13: Cho các loại ARN (cột 1) và các chức năng tương ứng (cột 2):
Cột 1
1. tARN

Cột 2
(a) Vận chuyển axit amin đến ribôxôm để dịch mã.

2. mARN
3. rARN

(b) Làm khuôn để tổng hợp prôtêin.
(c) Tham gia cấu tạo nên ribôxôm.


Tổ hợp ghép đôi đúng là:
A. 1- c; 2 - a; 3 - b.
B. 1 - b; 2 - c; 3- a.
C. 1 - a; 2 - c; 3 - b.
D. 1 -a; 2- b; 3 -c.
Câu 14: Dạ dày trâu bị có 4 ngăn và các chức năng của mỗi ngăn theo bảng sau:
Các ngăn dạ
Chức năng
dày 1. Dạ cỏ.
a) Giúp tái hấp thụ nước.
2. Dạ tổ ong
b) Nơi dự trữ làm mềm và lên mem thức ăn, có nhiều vi sinh vật tiêu hóa
3. Dạ lá sách. xenlulozo và các chất dinh dưỡng khác.
4. Dạ múi khế c) Tiết ra pepsin, HCl tiêu hóa prơtêin có trong cỏ và vi sinh vật từ dạ cỏ
xuống.
Tổ hợp ghép đôi đúng là:
A. 1- b; 2 -d; 3 -a; 4- c. B. 1-d; 2-a; 3-c; 4-b.
C. 1-a; 2-b; 3-c; 4-d.
D. 1-c; 2-b; 3-c; 4-d.
Câu 15: Có bao nhiêu hiện tượng dưới đây là cạnh tranh cùng loài?
I. Đánh dấu lãnh thổ.
II. Các con đực tranh giành con cái.
III. Tỉa thưa.
IV. Liền rễ
IV. Phân tầng cây rừng.
V. Khống chế sinh học.
A. 5.
B. 4.
C. 2.

D. 3.
Câu 16: Khi nói về dinh dưỡng khống và nitơ ở thực vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Các nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yêu tham gia cấu tạo nên các chất sống và điều tiết
các hoạt động sống của cơ thể thực vật.
II. Nitơ là thành phần của prôtêin, axit nuclêic.
III. Magiê là thành phân của diệp lục, hoạt hóa enzim.
IV. Các muối khống trong đất tồn tại ở dạng khơng tan hoặc hịa tan (dạng icon).
V. Bón phân càng nhiều thì cây sinh trưởng phát triển tốt và cho năng suất cao.
A.5.
B. 2.
C. 3.
D. 4.


Câu 17: Nhân tố nào sau đây góp phần duy trì sự khác biệt về tần số alen và thành phần kiểu gen
giữa các quần thể?
A. Chọn lọc tự nhiên.
B. Cách li địa lí.
C. Giao phối.
D. Đột
biến.
Câu 18: Đồ thị sau đây mô tả sự tăng trưởng của một quần thể sinh vật theo thời gian.

Thời điểm đánh dấu trên đồ thị thể hiện tỉ lệ sinh bằng tỉ lệ tử vong là:
A. Thời điểm (D).
B. Thời điểm (C) C. Thời điểm (A).
D. Thời điểm (B).
Câu 19: Khi nói về mối quan hệ giữa kiểu gen, mơi trường
và kiểu hình, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Khả năng phản ứng của cơ thể trước môi trường do ngoại cảnh quyết định.

II. Kiểu hình là kết quả của sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường.
III. Bố mẹ khơng truyền đạt cho con tính trạng đã hình thành sẵn mà truyền đạt một kiểu gen.
IV. Kiểu hình của một cơ thể không chỉ phụ thuộc vào kiểu gen mà cịn phụ thuộc vào điều
kiện mơi trường.
A. 3.
B. 4.
C. 1.
D. 2.
Câu 20: Một người có huyết áp 125/80. Con số 125 chỉ ....(1) .... và con số 80 chỉ ....(2)....
A. (1) huyết áp trong tâm thất trái, (2) huyết áp trong tâm thất phải.
B. (1) huyết áp động mạch, (2) huyết áp trong tĩnh mạch.
C. (1) huyết áp trong kì co tim, (2) huyết áp trong kì dãn tim.
D. (1) huyết áp trong vịng tuần hồn lớn; (2) huyết áp trong vịng tuần hồn phổi.
Câu 21: Khi nói về đột biến gen, có bao nhiêu phát biểu sau đây sai?
I. Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen, có liên quan đến một hoặc một số cặp
nuclêơtit nào đó xảy ra trong phân tử ADN.
II. Thể đột biến là những cá thể mang gen đột biến đã biểu hiện ra kiểu hình.
III. Đột biến gen là những biến đổi trong vật chất di truyền xảy ra ở cấp độ phân tử hoặc cấp độ
tế bào.
IV. Kết quả của đột biến gen sẽ tạo ra locut gen mới cung cấp nguyên liệu sơ cấp cho tiến hóa,
A. 2.
B. 4.
C. 1.
D. 3.
Câu 22: Ở người, alen A quy định màu mắt bình thường trội hồn tồn so với alen a quy định
gây bệnh mù màu đỏ - lục, nằm trên đoạn không tương đồng của NST X. Trong một gia đình, người
bố có mắt nhìn màu bình thường, người mẹ bị mù màu, sinh ra người con trai thứ nhất có mắt nhìn
màu bình thường, người con trai thứ hai bị mù màu. Biết khơng có đột biến gen và đột biến cấu trúc
NST, quá trình giảm phân ở mẹ bình thường. Kiểu gen của hai người con trai này lần lượt là:
A. XAXAY, XaY.

B. XAXaY, XaY. C. XAXAY, XaXaY. D. XaY, XAY.
Câu 23: Một quần thể gia súc đang ở trạng thái cân bằng di truyền có 84% số cá thể lơng vàng,
các cá thể cịn lại có lơng đen. Biết alen A quy định lơng vàng trội hồn tồn so với alen a quy định
lơng đen trên NST thường. Tần số của alen A và alen a trong quần thể này lần lượt là:
A. 0,4 và 0,6.
B. 0,6 và 0,4.
C. 0,7 và 0,3.
D. 0,3 và 0,7.
Câu 24: Thể truyền thường được sử dụng trong kỹ thuật cấy gen là:
A. vi khuẩn E.coli.
B. động vật nguyên sinh.
C. plasmit hoặc thể thực khuẩn.
D. nấm đơn bào.
Câu 25: Cho các kiểu phân bố các cá thể như sau:


I. Theo nhóm
II. Theo chiều thẳng đứng.
III. Theo chiều ngang.
IV. Đồng đều.
V. Ngẫu nhiên.
Trong quần xã có các kiểu phân bố:
A. II, III và V.
B. I và II.
C.
I,
IV

V.
D. II và III.

Câu 26: Một gen có chiều dài 2550AO và có A = 20% tổng số nuclêôtit của gen. Sau đột biến,
số liên kết hiđrô của gen là 1951 nhưng chiều dài của gen không thay đổi. Đột biến trên thuộc dạng
A. Thay 1 cặp A - T bằng 1 cặp G - X.
B. Thay 1 cặp G - X bằng 1 cặp A - T.
C. Thêm 1 cặp G - X.
D. thêm 1 cặp A - T.
Câu 27: Khi nói về ứng dụng sinh sản vơ tính ở động vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Ứng dụng việc nuôi mô sống để chữa cho các bệnh nhân bị bỏng da, ghép cơ quan nội tạng.
II. Tách mô từ cơ thể động vật ni trong mơi trường có đủ chất dinh dưỡng, vơ trùng và nhiệt
độ thích hợp giúp mô tồn tại và phát triển.
III. Chưa tạo được cơ thể mới từ nuôi cây mô sống của động vật có tổ chức cao.
IV. Ứng dụng sinh sản vơ tính ở động vật gồm: ni mơ sống và nhân bản vơ tính.
A. 1.
B. 4.
C. 2.
D. 3.
Câu 28: Quần xã ở rừng mưa nhiệt đới có độ đa dạng của quần xã .... (X) ...., các lồi thường
có ổ sinh thái .... (Y) .... Vậy (X) và (Y) lần lượt là:
A. thấp, rộng.
B. cao, hẹp.
C. thấp, hẹp.
D. cao, rộng.
Câu 29: Có bao nhiêu nhân tố sau đây có thể vừa làm thay đổi tần số alen, vừa làm thay đổi
thành phần kiểu gen của quần thể?
I. Đột biến.
II. Giao phối không ngẫu nhiên.
III. Chọn lọc tự nhiên. IV. Các yếu tố ngẫu nhiên.
A. 1.
B. 3.
C. 4.

D. 2.
Câu 30: Cho hai cây đều có hai cặp gen dị hợp tử giao phấn với nhau thu được đời con có tỉ lệ
kiểu hình 1:2:1. Biết mỗi gen quy định một tính trạng, tính trội là trội hồn tồn. Có bao nhiêu nhận
định sau đây đúng?
I. Bố mẹ có thể có kiểu gen giống nhau hoặc khác nhau.
II. Hốn vị gen có thể xảy ra ở một giới.
III. Các gen có thể liên kết hồn tồn.
IV. Đời con có tối đa 9 loại kiểu gen.
V. Đời con có tối thiểu 3 loại kiểu gen.
A. 5.
B. 3.
C. 4.
D. 2.
Câu 31: Giả sử một chuỗi thức ăn ở một hệ sinh thái vùng biển khơi được mơ tả như sau:

Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về chuỗi thức ăn trên?
I. Chuỗi thức ăn này có 4 bậc dinh dưỡng.
II. Chi có động vật phù du và cá trích là sinh vật tiêu thụ.
III. Cá ngừ thuộc bậc dinh dưỡng cấp 3.
IV. Mối quan hệ giữa cá ngừ và cá trích là quan hệ giữa sinh vật ăn thịt và con mồi.
V. Sự tăng, giảm kích thước của quần thể cá trích có ảnh hưởng đến kích thước của quần thể cá
ngừ.
A. 4.
B. 1.
C. 2.
D. 3.
Câu 32: Một quần thể lưỡng bội, xét một gen có 2 alen nằm trên nhiễm sắc thể thường, alen
trội là trội hoàn toàn. Thế hệ xuất phát (P) có số cá thể mang kiểu hình trội chiếm 80% tổng số cá
thể của quần thể. Qua ngẫu phối, thế hệ Fi có số cá thể mang kiểu hình lặn chiếm 6,25%. Biết quần
thể không chịu tác động của các nhân tố tiến hóa. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Thế hệ P chưa cân bằng di truyền.
II. Thế hệ P có số cá thể mang kiểu gen dị hợp tử chiếm 10%.


III. Trong tổng số cá thể mang kiểu hình trội ở thế hệ P, số cá thể có kiểu gen đồng hợp tử
chiếm 87,5%.
IV. Cho tất cả các cá thể mang kiểu hình trội ở thế hệ P giao phối ngẫu nhiên, thu được đời con
có số cá thể mang kiểu hình lặn chiếm tỉ lệ 1/256.
A. 2.
B. 1.
C. 3.D. 4.
Câu 33: Một gen ở sinh vật nhân sơ có tổng số 3200 nuclêơtit, trong đó số nuclêơtit loại
A của gen chiếm 24%. Trên mạch đơn thứ nhất của gen có A = 15% và G = 26%. Theo lí
thuyết, có bao nhiêu nhận định sau đây đúng?
I. Tỉ lệ A/G = 12/13.
II.Tỉ lệ T1/G1 = 33/26.
III. Tỉ lệG2 / T2 = 26/15.
IV. Khi gen tự nhân đôi 2 lần, môi trường đã cung cấp 2304 nuclêôtit loại ađênin.
A. 2.
B. 3.
C. 4.D. 1.
Câu 34: Ở ruồi giấm, alen A quy định thân xám trội hoàn toàn so với alen a quy định thân
đen, alen B quy định cánh dài trội hoàn toàn so với alen b quy định cánh cụt; alen D quy định mắt
đỏ trội hoàn toàn so với alen d quy định mắt màu trắng. Phép lai (P): AB/ab X DXd x AB/ab XDY thu
được F1. Trong tổng số ruồi F1, số ruồi thân xám, cánh cụt, mắt trắng chiếm 1,25%. Biết khơng xảy
ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. F1 có 40 loại kiểu gen.
II. Khoảng cách giữa 2 gen A và B là 20cM.
III. F1 có 52,5% số ruồi mang kiểu hình thân xám, cánh dài, mắt đỏ.
IV. F1 có 10% số cá thể mang kiểu hình trội về hai tính trạng.

A. 3.
B. 1.
C. 2.
D. 4.
Câu 35: Cho các thông tin ở bảng dưới đây
Bậc dinh dưỡng

Cấp 1

Cấp 2

Cấp 3

Cấp 4

Năng suất sinh học
2,2×108 calo
1,1×108 calo
1,25×103 calo
0,5×102 calo
Hiệu suất sinh thái giữa bậc dinh dưỡng cấp 2 so với bậc dinh dưỡng cấp 1 và giữa bậc dinh
dưỡng cấp 4 so với bậc dinh dưỡng cấp 3 lần lượt là
A. 2% và 2,5%.
B. 0,5% và 5%.
C. 0,5% và 0,4%.
D. 0,5% và 4%.
Câu 36: Ở một loài thực vật lưỡng bội, tính trạng màu hoa do 2 cặp gen Aa và Bb tương tác
theo kiểu bổ sung. Khi có cả A và B quy định hoa đỏ, các kiểu gen còn lại quy định hoa trắng, gen
D quy định quả to trội hoàn toàn so với alen d quy định quả nhỏ, các gen phân li độc lập với nhau.
Cho cây hoa đỏ, quả nhỏ (P) tự thụ phấn, thu được F 1 gồm 2 loại kiểu hình, trong đó kiểu hình hoa

đỏ, quả nhỏ chiếm tỉ lệ 56,25%. Cho cây P giao phấn với một cây khác thu được đời con có các
kiểu hình phân li theo tỉ lệ 3:3:1:1. Biết khơng xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phép lai
phù hợp với kết quả trên?
A. 2.
B. 1.
C. 3.
D. 4.
Câu 37: Một bệnh di truyền (M) ở người do một alen của một gen có 2 alen trội lặn
hoàn toàn quy định. Gen này liên kết với 1 gen mã hóa nhóm máu ABO (I A = IB > IO).
Khoảng cách giữa gen quy định bệnh (M) với gen quy định nhóm máu là 20 cM.
- Gia đình 1: cha (1) máu A khơng bị bênh, mẹ (2) máu B bị bệnh, sinh được con trai
(5) máu O bị bệnh và con trai (6) máu A khơng bị bệnh.
- Gia đình 2: cha (3) máu O không bị bệnh, mẹ (4) máu AB không bị bệnh, sinh được
con gái (7) máu A bị bệnh và con trai 8 máu B không bị bệnh.
- Con trai (6) kết hơn với con gái (7).
Biết khơng có đột biến xảy ra. Có bao nhiêu kết luận sau đây sai?
I. Bệnh M có xác suất biểu hiện ở nam nhiều hơn ở nữ.
II. Người con trai (8) có thể mang 1 trong 3 kiểu gen về cả 2 tính trạng.
III. Có 2 người trong phả hệ biết được đầy đủ các gen của cả 2 tính trạng nhưng khơng
xác định được chính xác kiểu gen.
IV. Xác suất cặp vợ chồng II6 - II7 sinh một con trai không bị bệnh M và có máu O là 5%.
A. 4.
B. 1.
C. 2.
D. 3.


Câu 38: Ở một lồi động vật, có vú, khi cho lai giữa một cá thể đực có kiểu hình lơng hung với
một cá thể cái có kiểu hình lơng trắng đều có kiểu gen thuần chủng, đời Fi thu được 100% lông
hung. Cho Fi ngẫu phối thu được F2 có tỉ lệ phân li kiểu hình là 37,5% con đực lông hung: 18,75%

con cái lông hung: 12,5% con đực lông trắng: 31,25% con cái lông trắng. Tiếp tục chọn những con
lông hung ở đời F2 cho giao phối thu được F3. Biết khơng xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, ở F 3 có
bao nhiêu nhận định sau đây sai?
I. Tỉ lệ lông hung thu được là 7/9.
II. Tỉ lệ con cái lông hung thuần chủng là 1/18.
III. Tỉ lệ con đực lông hung là 3/9.
IV. Tỉ lệ con đực lông trắng chỉ mang các alen lặn là 1/18.
A. 2
B. 1
C. 4
D. 3
Câu 39: Ở một loài động vật giao phối, xét phép lai P: ♂ Aa × ♀ Aa. Giả sử trong quá
trình giảm phân của cơ thể đực có 10% số tế bào xảy ra hiện tượng cặp nhiễm sắc thể mang
cặp gen Aa không phân li trong giảm phân I, có 20% số tế bào khác xảy ra hiện tượng cặp
nhiễm sắc thể mang cặp gen Aa không phân li trong giảm phân II, các sự kiện khác diễn ra
bình thường; cơ thể cái giảm phân bình thường. Sự kết hợp ngẫu nhiên giữa các loại giao tử
đực và cái trong thụ tinh tạo nên hợp tử F1. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây
đúng?
I. Cơ thể đực không tạo ra được giao tử bình thường (A,a).
II. Cơ thể đực tạo ra được giao tử AA chiếm tỉ lệ 5%, giao tử Aa chiếm tỉ lệ 5%.
III. Hợp tử bình thường có kiểu gen Aa chiếm tỉ lệ 35%.
IV. Hợp tử lệch bội dạng thể một nhiễm chiếm tỉ lệ 15%; thể ba nhiễm chiếm tỉ lệ 15%.
A. 1.
B. 3.
C. 2.
D. 4.
Câu 40: Ở một loài cá, tiến hành một phép lai giữa cá vảy đỏ, to thuần chủng với cá vảy
trắng, nhỏ được F1 đồng loạt có kiểu hình vảy đỏ, to. Cho con cái F 1 lai phân tích thu được F b
như sau:
- Ở giới đực: 121 con vảy trắng, nhỏ: 118 con vảy trắng, to: 42 con vảy đỏ, nhỏ: 39 con vảy

đỏ, to.
- Ở giới cái: 243 con vảy trắng, nhỏ: 82 con vảy đỏ, nhỏ.
Biết ở loài này con cái là thể dị giao, con đực là thể đồng giao. Nếu chỉ chọn những con
cá vảy trắng, nhỏ ở Fb đem tạp giao thì tỉ lệ cá cái có kiểu hình vảy trắng, nhỏ khơng chứa các
alen trội là
A. 1/18.
B. 1/12.
C. 1/6.
D. 1/9.
BẢNG ĐÁP ÁN
Câu 1
C
Câu 11
C
Câu 21
A
Câu 31
D
Câu 2
C
Câu 12
C
Câu 22
B
Câu 32
D
Câu 3
D
Câu 13
D

Câu 23
B
Câu 33
C
Câu 4
A
Câu 14
A
Câu 24
C
Câu 34
C
Câu 5
A
Câu 15
D
Câu 25
D
Câu 35
D
Câu 6
B
Câu 16
D
Câu 26
A
Câu 36
C
Câu 7
A

Câu 17
B
Câu 27
B
Câu 37
C
Câu 8
A
Câu 18
A
Câu 28
B
Câu 38
A
Câu 9
D
Câu 19
A
Câu 29
B
Câu 39
B
Câu
B
Câu 20
C
Câu 30
D
Câu 40
B

101010

LUYỆN ĐỀ SỐ 7
Câu 1: Trong 64 bộ ba mã di truyền, có 3 bộ ba khơng mã hố cho axit amin nào đó là:
A. UGU, UAA, UAG
B. UUG, UGA, UAG
C. UAG, UAA, UGA
D. UUG, UAA, UGA
Câu 2: Trong cấu trúc nhiễm sắc thể của sinh vật nhân thực, đơn vị cấu trúc gồm một
đoạn ADN chứa 146 cặp nuclêôtit quấn quanh 8 phân tử prôtêin histon được gọi là
A. sợi cơ bản.
B. nuclêôxôm.
C. crômatit.
D. sợi nhiễm sắc.
Câu 3: Theo quan niệm của Menden, mỗi tính trạng của cơ thể do:


A. Một cặp nhân tố di truyền quy định.
B. Một nhân tố di truyền quy
định.
C. Hai nhân tố di truyền khác loại quy định.
D. Hai cặp nhân tố di truyền quy
định.
Câu 4: Các gen sẽ di truyền liên kết khi:
A. Các cặp gen quy định các tính trạng cùng nằm trên 1 cặp NST tương đồng
B. Các cặp gen quy định các tính trạng cùng nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau
C. Tính trạng trội phải trội hồn tồn
D. Các NST có hiện tượng trao đổi đoạn cho nhau trong q trình giảm phân
Câu 5: Sự hút khống thụ động của tế bào phụ thuộc vào:
A. Hoạt động trao đổi chất.

B. Chênh lệch nồng độ ion
C. Cung cấp năng lượng.
D. Hoạt động thẩm thấu.
Câu 6: Cho các thành tựu sau:
( 1) Tạo giống lúa gạo vàng có khả năng tổng hợp tiền chất tạo vitamin A trong hạt.
(2) Tạo giống cây trồng lưỡng bội có kiểu gen đồng hợp tử về tất cả các gen.
( 3)Tạo giống cừu sản sinh protein huyết thanh của người trong sữa.
( 4)Tạo giống cà chua có gen làm chín quả bị bất hoạt.
( 5 ) Tạo giống cây trồng song nhị bội hữu thụ.
Có bao nhiêu thành tựu là ứng dụng cơng nghệ gen?
A. 3
B. 2
C.4
D. 5
Câu 7: Sự thoát hơi nước qua lá có ý nghĩa gì đối với cây?
A. Làm cho khơng khí ẩm và dịu mát nhất llà trong những ngày nắng nóng.
B. Làm cho cây dịu mát khơng bị đốt cháy dưới ánh mặt trời.
C. Tạo ra sức hút để vận chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên lá.
D. Làm cho cây dịu mát không bị đốt cháy dưới ánh mặt trời và tạo ra sức hút để vận
chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên lá.
Câu 8: Hơ hấp là:
A. Tập hợp những q trình, trong đó cơ thể lấy O 2 từ mơi trường ngồi vào để khử các
chất trong tế bào và giải phóng năng lượng cho hoạt động sống, đồng thời thải CO 2 ra
bên ngồi.
B. Tập hợp những q trình, trong đó cơ thể lấy CO 2 từ mơi trường ngồi vào để ơ xy hố
các chất trong tế bào và giải phóng năng lượng cho hoạt động sống, đồng thời thải O 2 ra
bên ngồi.
C. Tập hợp những q trình, trong đó cơ thể lấy O 2 từ mơi trường ngồi vào để ơ xy hố các
chất trong tế bào và tích luỹ năng lượng cho hoạt động sống, đồng thời thải CO 2 ra bên
ngồi.

D. Tập hợp những q trình, trong đó cơ thể lấy O2 từ mơi trường ngồi vào để ơ xy hố các
chất trong tế bào và giải phóng năng lượng cho hoạt động sống, đồng thời thải CO 2 ra bên
ngoài.
Câu 9: Loài người xuất hiện vào đại nào sau đây ?
A. Đại Tân sinh (kỉ thứ 4)
B. Đại cổ sinh.
C. Đại Trung sinh.
D. Đại Tân sinh (kỉ thứ 3)
Câu 10: Nhóm cá thể nào dưới đây là một quần thể?
A. Cây cỏ ven bờ
B. Đàn cá rô trong ao.
C. Cá chép và cá vàng trong bể cá cảnh
D. Cây trong vườn
Câu 11: Ý nào không phải là ưu điểm của tuần hồn kín so với tuần hồn hở?
A. Tim hoạt động ít tiêu tốn năng lượng.
B. Máu chảy trong động mạch với áp lực cao hoặc trung bình.
C. Máu đến các cơ quan nhanh nên dáp ứng được nhu cầu trao đổi khí và trao đổi chất.
D. Tốc độ máu chảy nhanh, máu đi được xa.
Câu 12: Sự sinh trưởng của cây non trong những điều kiện chiếu sáng khác nhau dẫn tới
A. Cây mọc cong về phía ánh sáng, lá màu xanh nhạt.


B. Cây mọc vống lên , lá màu vàng úa.
C. Cây mọc thẳng đều, lá màu xanh lục.
D. Cây non trong những điều kiện chiếu sáng khác nhau thì sinh trưởng không giống nhau.
Câu 13: Tuổi của cây 1 năm được tính theo:
A. chiều cao cây
B. đường kính thân
C. số lá
D. đường kính tán lá

Câu 14: Nguyên tắc bổ sung được thể hiện trong cấu trúc của:
1. ADN dạng xoắn kép
2. ADN dạng xoắn đơn
3. Cấu trúc ARN vận chuyển
4. Trong cấu trúc của prôtêin.
Câu trả lời đúng
A. 1, 2
B. 2, 3
C. 1, 4
D. 1, 3
Câu 15: Loại mô phân sinh khơng có ở cây lúa là:
A. Mơ phân sinh bên.
B. Mô phân sinh đỉnh thân.
C. Mô phân sinh đỉnh rễ.
D. Mơ phân sinh lóng.
Câu 16: Cho biết một gen quy định một tính trạng, các gen phân li độc lập. Phép lai nào sau
đây cho tỉ lệ phân li kiểu gen ở đời con là 1 : 2 : 1 : 1 : 2 : 1?
A. AaBb x AaBb.
B.
AaBb x Aabb.
C. Aabb x aaBb.
D. Aabb x AAbb.
Câu 17: Nồng độ Ca2+ trong cây là 0,3% , trong đất là 0,1%. Cây sẽ nhận Ca2+ bằng cách nào?
A. Hấp thụ thụ động.
B. Hấp thụ chủ động.
C. Khuyếch tán.
D. Thẩm thấu.

Câu 18: Cho biết q trình giảm phân khơng xảy ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen với
tần số 20%. Theo lí thuyết, tỉ lệ các loại giao tử được tạo ra từ quá trình giảm phân của cơ

Ab
thể có kiểu gen aB là:

A. AB= ab= 30% và Ab= aB= 20%.
C. AB= ab= 40% và Ab= aB= 10%.

B. AB= ab= 20% và Ab= aB= 30%.
D. AB= ab= 10% và Ab= aB= 40%.

Câu 19: Một quần thể ngẫu phối có cấu trúc di truyền 0,7AA + 0,2Aa + 0,1 aa = 1. Tần số
alen a sau 1 thế hệ ngẫu phối là:
A. 0,225.
B. 0,2.
C. 0,18.
D. 0,09
Câu 20: Đặc điểm nào không phải là ưu thế của sinh sản của sinh sản hữu tính so với sinh
sản vơ tính ở động vật?
A. Có khả năng thích nghi với những điều kiện mơi trường biến đổi.
B. Là hình thức sinh sản phổ biến.
C. Tạo ra được nhiều biến dị tổ hợplàm nguyên liệu cho tiến hóa và chọn giống.
D. Duy trì ổn định những tính trạng tốt về mặt di truyền.
Câu 21: Đối với q trình tiến hóa, chọn lọc tự nhiên khơng có vai trị nào sau đây ?
A. Làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.
B. Định hướng q trình tiến hóa.
C. Làm phong phú vốn gen của quần thể.
D. Tác động hình thành các quần thể có nhiều cá thể mang các kiểu gen qui định các kiểu
hình thích nghi
Câu 22: Một bạn học sinh lỡ tay chạm vào chiếc gai nhọn và có phản ứng rụt tay lại.
Em hãy chỉ ra theo thứ tự: tác nhân kích thích à Bộ phận tiếp nhận kích thích à Bộ phận
phân tích và tổng hợp thông tin à Bộ phận thực hiện phản ứng của hiện tượng trên:

A. Gai à Thụ quan đau ở tay à Tủy sống à Cơ tay.
B. Gai à tủy sống à Cơ tay à Thụ quan đau ở tay.
C. Gai à Cơ tay à Thụ quan đau ở tau à Tủy sống.
D. Gai à Thụ quan đau ở tay à Cơ tay à Tủy sống



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×