Tải bản đầy đủ (.docx) (57 trang)

Cac de luyen thi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.45 MB, 57 trang )

TỔNG HỢP CÁC ĐỀ THI HKII LỚP 9 VÀ ĐỀ THI (THỬ) TUYỂN SINH VÀO LỚP 10








ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH NGỮ VĂN VÀO LỚP 10
NĂM HỌC: 2018 – 2019
I./ ĐỌC – HIỂU (3 điểm)
…Với học sinh, thách thức của các em cũng vô cùng to lớn. Là thế hệ của thế kỉ 21, các
em sẽ phải đối mặt với một thế giới đầy biến động: những biến đổi khí hậu bất thường, nguồn tài
nguyên đang cạn kiệt, môi trường đang ô nhiễm và bị tàn phá ghê gớm. Ngoài ra, những định
hướng nghề nghiệp em chọn cho mình trong hơm nay, chưa chắc có thể tồn tại ở ngày mai.
Trong 1 cơng trình nghiên cứu của mình, Howard Gardner, cha đẻ của thuyết đa trí tuệ đã
từng chỉ ra: đến năm 2030, 47% nghề nghiệp hiện nay sẽ bị biến mất. Nghĩa là có những nghề
nghiệp mới ra đời và thay thế nghề nghiệp cũ, em đã chuẩn bị tâm thế cho mình trước sự thay đổi
đó chưa?
Lại thêm 1 câu hỏi nữa đặt ra “Liệu chúng ta, thế hệ của một Việt Nam đầy sức trẻ có tụt
hậu với cuộc cách mạng 4.0 như khi ta tụt hậu với cuộc cách mạng 3.0 hay không?”
Cốt lõi của sự thay đổi là sự dũng cảm của mỗi người. Dũng cảm để thừa nhận, dũng cảm
để học hỏi, dũng cảm để tìm giải pháp, cách thức, dũng cảm để đối đầu.
...Các em dũng cảm để đối mặt với việc lười nhác, với việc học tập thụ động. Đối mặt với
những thói hư tật xấu của mình và xã hội. Đối mặt với sự vô cảm của mình ngay cả với những
người thân yêu nhất. Đối mặt với thách thức để các em nhận ra mình thiếu tư duy phản biện, một
phẩm chất không thể thiếu của công dân thế kỉ 21…
(Bài phát biểu khai giảng của thầy Nguyễn Minh Qúy – THPT Trần Nguyên Hãn – Hải
Phịng 05/09/2017)
Câu 1: Đặt nhan đề cho đoạn trích trên.


Câu 2: Người viết đã chỉ ra những thách thức gì mà các em học sinh phải đối mặt ở thế kỉ 21?
Câu 3: Xác định biện pháp tu từ cú pháp được sử dụng trong đoạn văn cuối? Nêu tác dụng của
nó?
Câu 4: Trình bày cảm nghĩ của em về một trong những thông điệp quan trọng mà thầy giáo muốn
nhắn gửi đến các em học sinh qua nội dung bài phát biểu. (viết khoảng 5 – 7 dòng)
II./ TẠO LẬP VĂN BẢN (7 điểm)
Câu 1:
Vào ngày 13/5, một nhóm hiệp sĩ ở Tân Bình tiến hành tuần tra bắt cướp. Khi đến đường
Cách Mạng Tháng Tám (phường 10, Quận 3) thì họ phát hiện 2 thanh niên đi xe máy đang có
biểu hiện trộm chiếc xe SH của người dân để trước cửa hàng thời trang. Nhóm hiệp sĩ lao vào
khống chế thì bị các đối tượng rút dao chống trả, đâm và chém liên tiếp. Sự việc khiến anh
Nguyễn Hồng Nam (29 tuổi, ngụ quận Gị Vấp, TP.HCM) và anh Nguyễn Văn Thơi (42 tuổi, ngụ
tỉnh Bình Định, tạm trú quận Tân Bình, TP.HCM) tử vong và 3 "hiệp sĩ"khác bị thương vào viện
cấp cứu.Sau sự việc này, trên mạng xã hội tiếp tục có những tranh cãi trái chiều về việc có nên
khuyến khích các "hiệp sĩ"xuống đường bắt cướp cũng như có nên giáo dục con về những tấm
gương hiệp sĩ đi bắt cướp.
Theo em, em suy nghĩ như thế nào về vấn đề này?
Câu 2:
Chọn 1 trong 2 đề bên dưới để làm bài:
Đề 1: Cho đoạn thơ sau:
Tám năm rịng, cháu cùng bà nhóm lửa
Tu hú kêu trên những cánh đồng xa
Khi tu hú kêu, bà cịn nhớ khơng bà?


Bà hay kể chuyện những ngày ở Huế.
Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế!
Mẹ cùng cha công tác bận không về,
Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe,
Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học,

Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc
Tu hú ơi! Chẳng đến ở cùng bà,
Kêu chi hồi trên những cánh đồng xa?
(Trích Bếp lửa – Bằng Việt)
Hãy phân tích đoạn thơ trên đồng thời liên hệ với một tác phẩm khác mà em đã được học
trong chương trình Ngữ văn 9 hoặc đã được đọc qua để làm rõ giá trị lớn lao của tình cảm gia đình
đối với mỗi con người.
Đề 2: Cổ nhân có câu:
"Thơ khởi phát từ lịng người, nở hoa nơi từ ngữ"
Bằng cảm nhận của em từ một bài thơ hay, hãy làm rõ nhận xét trên.
HẾT


ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH NGỮ VĂN VÀO LỚP 10
NĂM HỌC: 2018 – 2019
Câu 1 : (2.0 điểm) Hãy đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:
“…Tôi lặng lẽ gật đầu và quày quả chạy về nhà để kịp thu dọn đồ đạc. Sau khi chào từ
biệt mọi người trong nhà, cả bà Sáu lẫn người mẹ tội nghiệp của chị Ngà, tôi ngậm ngùi quay
lưng bước qua ngách cửa, vội vàng như người chạy trốn. Nhưng khi băng qua sân, mắt chạm phải
dãy cúc vàng từ nay khơng người nâng niu chăm sóc, lịng tơi bất giác chùng xuống và đôi chân
bỗng dưng nặng nề không bước nổi. Những cánh hoa vàng mỏng manh kia rồi đây biết sẽ đem lại
niềm vui cho tâm hồn ai trong những ngày sắp tới khi chị Ngà đã vĩnh viễn ra đi và tôi cũng đang
từ bỏ nơi này? Chiều nay tôi ra đi, tuổi thơ tôi ở lại, mối tình đầu của tơi ở lại và màu hoa kỷ
niệm kia cũng ngập ngừng ở lại. Ðừng buồn hoa cúc nhé, tao cũng như mày thôi, từ nay trở đi
mỗi khi hồng hơn bng xuống, trái tim lẻ loi trong ngực tao sẽ luôn đớn đau khi nhớ tới một
người... "
(Trích “Đi qua hoa cúc” – Nguyễn Nhật Ánh – NXB Trẻ - 2005)
1. Hãy chỉ ra các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn văn. Hãy cho biết, trong các
phương thức biểu đạt ấy, đâu là phương thức biểu đạt chính được sử dụng? (0.5 điểm)
2. Câu văn “Chiều nay tôi ra đi, tuổi thơ tôi ở lại, mối tình đầu của tơi ở lại và màu hoa kỷ niệm

kia cũng ngập ngừng ở lại…” mang hàm ý gì? Tác dụng? (0.5 điểm)
3. Hãy chỉ ra và phân tích tác dụng nghệ thuật của các biện pháp tu từ được Nguyễn Nhật Ánh sử
dụng trong đoạn văn. (1.0 điểm)
Câu 2 : (3.0 điểm)
Nhà khoa học vĩ đại của nhân loại, Albert Einstein đã từng chia sẻ rằng:
“Tôi rất biết ơn tất cả những người đã nói KHƠNG với tơi. Nhờ vậy mà tơi biết cách tự
mình giải quyết sự việc.”
(Nguồn: www.loihayydep.org)
Trình bày suy nghĩ của em về bài học rút ra từ câu nói của Einstein.
Câu 3 : (5.0 điểm) Chọn 1 trong 2 đề dưới đây:
Đề 1: Cảm nhận của em về hai đoạn thơ sau :
Ngửa mặt lên nhìn mặt
có cái gì rưng rưng
như là đồng là bể
như là sơng là rừng
Trăng cứ trịn vành vạnh
kể chi người vơ tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình.
(Trích Ánh trăng – Nguyễn Duy)
Từ những cảm xúc trên, em rút ra được bài học và hành động gì cho bản thân?
Đề 2: Trong bài "Mấy nét khái quát về văn học Việt Nam từ sau CMT8 1945" Ngữ văn 9 tập 2 có
viết: "Văn học Việt Nam đã xây dựng những hình tượng cao đẹp về Tổ quốc và nhân dân, đặc biệt
thể hiện sinh động hình ảnh thế hệ trẻ "Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước"với ý thức ngày càng sâu
sắc về trách nhiệm của thể hệ trẻ trước dân tộc và nhân dân trước Tổ quốc".
Em hãy phân tích 1 số tác phẩm đã học và đọc thêm để làm sáng tỏ nhận định trên.



ĐÁP ÁN ĐỀ THI NGỮ VĂN HỌC KÌ 2, NĂM HỌC 2017-2018, QUẬN 5

PHẦN ĐỌC – HIỂU
Câu 1: Qua đoạn văn, em hiểu về ý nghĩa của ngày “Quốc tế Mẹ Trái đất” là: TỔ CHỨC CÁC
HOẠT ĐỘNG CÓ Ý NGHĨA NHẦM BẢO VỆ THẾ GIỚI TỰ NHIÊN VÀ GIÚP TRÁI ĐẤT
THÊM TƯƠI ĐẸP.
Câu 2:
- Phép liên kết: PHÉP LẶP “TRÁI ĐẤT” hoặc PHÉP THẾ (ngày 22/4, ngày "Quốc tế Mẹ Trái
Đất" - ngày này).
- Thành phần biệt lập: PHỤ CHÚ ( - NGÔI NHÀ CHUNG CỦA CHÚNG TA)
Câu 3: Viết đoạn văn theo các ý: BẢO VỆ TRÁI ĐẤT BẰNG NHỮNG HÀNH ĐỘNG CỤ
THỂ NÀO (Không xả rác bừa bãi, trồng thêm nhiều cây xanh, tham gia nhiều hoạt động bảo vệ
môi trường sống,…)
PHẦN TỰ LUẬN
CÁCH 1:
- Dạng bài Phân tích đoạn trích văn học cụ thể là phân tích nhân vật Phương Định với các đặc
điểm:
1./ Lịng u nước. (Từ “đầu đến đoạn Hoặc là mặt trời nung nóng”)
2./ Tinh thần đồng chí, đồng đội. (Từ “Tơi moi đất đến hết”)
- Sau khi phân tích hết các đặc điểm của Phương Định, em cần phân tích liên hệ với 1 tác phẩm
khác (Đồng chí, Bài thơ về tiểu đội xe khơng kính, Khoảng trời hố bom, Cơ gái mở đường,…)
nhưng chỉ phân tích hình ảnh người lính cũng với 2 đặc điểm:
1./ Lòng yêu nước.
2./ Tinh thần đồng chí, đồng đội.
- Bước tiếp theo so sánh điểm giống và điểm khác ở 2 bài.
- Có thể liên hệ nghị luận xã hội: lòng yêu nước.
- Lưu ý: 2 văn bản khác nhau về hình thức (1 là truyện – 1 là thơ), khác nhau về hình ảnh người
lính nữ TNXP và người lính lái xe Trường Sơn,… cho nên em cần nhận xét về nghệ thuật trình
bày và nội dung của 2 văn bản.
- Cuối thân bài có thể thêm phần đánh giá chung.
CÁCH 2: Sau khi phân tích nhân vật Phương Định, em cần liên hệ thực tế: các anh chiến sĩ ngoài
hải đảo, chị Võ Thị Sáu,... để chứng minh 2 ý trong đề bài.



ĐỀ THI NGỮ VĂN LỚP 9 HỌC KÌ 2 , NĂM HỌC 2015 – 2016, QUẬN 5
PHẦN 1: ĐỌC – HIỂU (3 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:
Cảm hứng về cuộc gặp gỡ giữa đoàn quân ra trận với những cô gái thanh niên xung phong
trên tuyến đường Trường Sơn thời chống Mĩ, Nguyễn Đình Thi đã viết:
Gặp em trên cao lộng gió
Đồn qn vẫn đi vội vã
Rừng lạ ào ào lá đỏ
Bụi Trường Sơn nhòa trời lửa
Em đứng bên đường
Chào em, em gái tiền phương
như quê hương
Hẹn gặp nhé giữa Sài Gòn…
Vai áo bạc quàng súng trường
(Lá đỏ – Tháng 12/1974)
Câu hỏi:
1. Phân tích các tầng ý nghĩa của cụm từ: ào ào lá đỏ? (1 điểm)
2. Tìm và gọi tên 2 biện pháp tu từ có trong đoạn thơ sau: (1 điểm)
Em đứng bên đường
như quê hương
Vai áo bạc quàng súng trường
3.
Hình ảnh “Vai áo bạc quàng súng trường” gợi cho em suy nghĩ gì về hình ảnh những cơ
gái thanh niên xung phong, về hình ảnh quê hương thời chống Mĩ? (1 điểm)
PHẦN 2: TỰ LUẬN (7 điểm)
Câu 1: (3 điểm)
Trong tác phẩm “Con chó nhỏ mang giỏ hoa hồng” của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh, một
nhân vật trong truyện đã nói:

“Tâm hồn con người cũng cần có vitamin. Và sách – nhất là sách viết về động vật – là
loại vitamin tuyệt vời nhất. Vì nếu con người ta biết yêu thương một con chó, thì hiển nhiên
người ta sẽ biết u thương con người; xã hội nhờ vậy sẽ bớt đi những chuyện đau lịng”.
(Trích: Con chó nhỏ mang giỏ hoa hồng – Nguyễn Nhật Ánh; NXB Trẻ – 28/2/2016)
Viết một bài văn ngắn (khoảng 01 trang giấy thi) trình bày ý kiến của em về câu nói trên.
Câu 2: (4 điểm)
Người đồng mình thơ sơ da thịt
Chẳng ai muốn làm hành khất
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con
Tội trời đày ở nhân gian
Người đồng mình tự đục đá kê cao q hương
Con khơng được cười giễu họ
Cịn q hương thì làm phong tục
Dù họ hôi hám úa tàn
Con ơi tuy thơ sơ da thịt
Nhà mình sát đường họ đến
Lên đường
Có cho thì có là bao
Khơng bao giờ nhỏ bé được
Con không bao giờ được hỏi
Nghe con.
Quê hương họ ở nơi nào…
(Nói với con – Y Phương)
(Dặn con – Trần Nhuận Minh)
Trình bày những suy nghĩ, cảm xúc của em khi nghe những lời cha nói, cha dặn với con
qua hai đoạn thơ trên.
 Chú thích: hành khất: người ăn xin.


ĐỀ THI NGỮ VĂN 9 HOC KÌ 2, NĂM HỌC 2015-2016, QUẬN 9

Câu 1: (3 điểm)
Đọc phần trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
“(1) Chúng ta đang sống trong một thế giới số, nơi mọi hoạt động từ những sinh hoạt
thường ngày đến những sự kiện đặc biệt, từ cơng việc đến vui chơi giải trí, chúng ta đều tự gắn
chặt với thế giới số. Cuộc sống của chúng ta đang diễn ra trên Facebook, Twitter, Youtube…
Chúng ta đang tự cơ lập mình với thế giới thực.
(2) Dường như tôi đã bị phụ thuộc quá nhiều vào những tin nhắn, vào những cuộc gọi,
vào những cập nhật về bạn bè, xã hội xung quanh tôi. Tôi "phát điên"khi khơng biết mọi việc đang
diễn ra xung quanh mình như thế nào, ai đang cần liên lạc với mình và hơn hết, tơi có cảm giác
mình đang bị "lãng qn"khi tơi tách mình khỏi thế giới số.
(3) Càng ngày chúng ta càng giấu mình đằng sau bàn phím và tự đánh mất khả năng
giao tiếp của mình. Hàng ngày, thiên hạ kết bạn, tán chuyện với nhau qua các trang mạng xã
hội, nhưng lại khơng thể nói chuyện khi gặp mặt nhau.”
(Theo ICTnews – Techinasia )
a. Phần trích trên đề cập đến tình trạng phổ biến gì đang xảy ra trong cuộc sống của
chúng ta hiện nay? (0,5đ)
b. Tình trạng này đã ảnh hưởng như thế nào đến bản thân tác giả và mọi người? (1,5đ)
c. Xác định một phép liên kết có trong đoạn (1). (0,5đ)
d. Xác định một thành phần biệt lập có trong đoạn (2). (0,5đ)
Câu 2: (3 điểm)
Từ nội dung ý nghĩa phần trích trên, em hãy viết một văn bản ngắn (khoảng một trang
giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về vấn đề bạn trẻ và việc sử dụng mạng xã hội.
Câu 3: (4 điểm)
Phân tích hình ảnh đất nước qua đoạn thơ:
“Đất nước bốn ngàn năm
Vất vả và gian lao
Đất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước.”
(Mùa xn nho nhỏ - Thanh Hải)










Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×