Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Khảo sát thành phần các nguyên liệu cung cấp protein và carbohydrate trong sản xuất thức ăn cá tra và thành phần sinh hóa của cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) ở các giai đoạn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (342.41 KB, 12 trang )

VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II

KHẢO SÁT THÀNH PHẦN CÁC NGUYÊN LIỆU CUNG CẤP
PROTEIN VÀ CARBOHYDRATE TRONG SẢN XUẤT THỨC ĂN CÁ
TRA VÀ THÀNH PHẦN SINH HÓA CỦA CÁ TRA (Pangasianodon
hypophthalmus) Ở CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN
Võ Thị My My1*, Lê Hoàng1, Nguyễn Lữ Hồng Diễm1, Nguyễn Văn Nguyện1

TĨM TẮT
Chất lượng ngun liệu có vai trị và ý nghĩa quyết định ảnh hưởng đến chất lượng thức ăn, hiệu quả
nuôi, hiệu suất sinh trưởng, tỉ lệ sống và chất lượng thịt của cá tra. Nghiên cứu này được thực hiện
nhằm đánh giá chất lượng các nguyên liệu cung cấp protein và carbohydrate trong sản xuất thức ăn
cá tra và đặc điểm sinh hóa của cá tra ở các giai đoạn phát triển khác nhau. Kết quả nghiên cứu cho
thấy các nguyên liệu cung cấp protein có hàm lượng protein thay đổi từ 45,31 – 62,88%, lipid từ
1,86 – 9,94%. Nhóm nguyên liệu cung cấp carbohydrate có hàm lượng protein từ 2,44 – 15,37%,
lipid từ 1,07 – 14,28%. Cá tra nguyên con (giai đoạn 20 – 600g) chứa hàm lượng protein dao động
từ 14,46 – 14,64%, lipid dao động từ 9,10 - 18,76%, trong khi phi lê cá tra (giai đoạn 800 – 1000g)
chứa 17,80 - 18,41% protein và 2,28 - 8,42% lipid. Kết quả khảo sát cho thấy có sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê (p < 0,05) về thành phần sinh hóa giữa các nguyên liệu cung cấp protein và tương
tự đối với các nguyên liệu cung cấp carbohydrate. Kết quả phân tích sinh hóa cũng cho thấy sự
khác biệt về hàm lượng lipid và độ ẩm của các mẫu cá nguyên con (giai đoạn 20 – 600g) và phi lê
(giai đoạn 800 – 1000g) tại các vùng nuôi khác nhau. Hàm lượng lipid của các mẫu phi lê thu từ
An Giang cao hơn so với hàm lượng lipid ở các mẫu thu từ Đồng Tháp do ảnh hưởng bởi phương
pháp phi lê khác nhau.
Từ khóa: Nguyên liệu, protein, lipid, carbohydrate, phi lê.

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo Tổng cục thủy sản, năm 2019, tổng
sản lượng thủy sản cả nước ước tính đạt 8.200,8
nghìn tấn đạt vượt trên 1,2 triệu tấn so với mục
tiêu đặt ra và tăng 5,6% so với năm trước. Trong


đó sản lượng ni trồng đạt trên 4.432,5 nghìn
tấn, tăng 6,5% so với năm 2018. Kim ngạch
xuất khẩu thủy sản đạt 8,6 tỷ USD. Trong đó,
cá tra là một lồi cá ni có giá trị kinh tế cao
trong ngành công nghiệp thủy sản của Việt Nam
(Đa và ctv., 2014). Sản lượng nuôi tại khu vực
ĐBSCL trong năm 2019 đạt 1,42 triệu tấn, tương
đương năm 2018. Trong đó, 82% sản lượng cả
nước tập trung ở các tỉnh như Đồng Tháp, An

Giang, Bến Tre, Cần Thơ ( />san-pham-xuat-khau/ca-tra/tong-quan-nganhca-tra).
Cùng với sự gia tăng sản lượng ni trồng
thủy sản thì nhu cầu sử dụng thức ăn, cũng như
sản xuất thức ăn thủy sản cũng tăng tỉ lệ thuận.
Hiện nay, việc nâng cao chất lượng thức ăn giúp
tối ưu quá trình tăng trưởng của cá cũng như
giảm giá thành là mục tiêu quan trọng của dinh
dưỡng thủy sản. Nguyên liệu sản xuất thức ăn
có vai trị cung cấp một hoặc nhiều chất dinh
dưỡng trong khẩu phần ăn của động vật thủy
sản. Các nghiên cứu về nhu cầu dinh dưỡng
nhất là nguồn ngun liệu và khả năng tiêu hóa

Viện Nghiện cứu Ni trồng Thủy sản II
* Email:

1

58


TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SƠNG CỬU LONG - SỐ 19 - THÁNG 6/2021


VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II

các dưỡng chất, khả năng nâng cao chất lượng
thức ăn, hiệu quả nuôi, hiệu suất sinh trưởng, tỉ
lệ sống và khả năng kích thích khả năng miễn
dịch của cá tra đang rất được quan tâm. Có rất
nhiều loại nguyên liệu có thể sử dụng làm thức
ăn cá tra. Thành phần thức ăn cho cá tra thay
đổi tùy theo giai đoạn phát triển của cá (Hồ Văn
Sang, 2009). Tuy nhiên, nguyên liệu phải đảm
bảo cung cấp đầy đủ các thành phần như dinh
dưỡng thiết yếu như protein, carbohydrate.
Nhóm nguyên liệu cung cấp protein bao
gồm nguyên liệu có nguồn gốc động vật (bột cá,
bột xương thịt, bột đầu tơm, bột nhuyễn thể…)
và ngun liệu có nguồn gốc thực vật (hạt có
dầu như đậu nành, đậu phộng, hạt bông vải, bã
đậu nành). Theo Trần Thị Thanh Hiền và ctv.
(2003) thì nhu cầu protein của cá tra giống cỡ
2 g là 38%. Cá tra cỡ 10 g là 32% (Lê Thanh
Hùng, 2008). Thông thường, thức ăn viên sử
dụng trong ni cá tra có hàm lượng protein
dao động theo chế độ giảm dần từ 28 - 18%
theo các giai đoạn phát triển của cá (Hồ Văn
Sang, 2009). Bột cá là nguồn cung cấp protein
cao nhất và chứa đầy đủ các thành phần các
acid amin thiết yếu. Trần Thị Bé và Trần Thị

Thanh Hiền (2004) đã chỉ ra rằng bột cá cho
kết quả hàm lượng protein cao (70,1%) cũng
như khả năng tiêu hóa protein (94,5%) và năng
lượng (91,8%) tốt hơn các nguyên liệu khác.
Hiện nay, nguồn nguyên liệu bột cá chủ yếu
là nhập khẩu còn nguồn bột cá trong nước thì
chất lượng khơng ổn định. Với nhu cầu sử dụng
ngày càng cao thì nhóm ngun liệu này ngày
càng trở nên khan hiếm, cộng với giá thành cao
nên đang dần được thay thế bằng các nguyên
liệu khác có giá trị dinh dưỡng tương đương.
Tuy nhiên, tùy theo mỗi loại nguyên liệu sẽ có
một mức độ thay thế riêng trong khẩu phần thức
ăn cho cá. Các nghiên cứu cho thấy rằng các
nguyên liệu thay thế với tỷ lệ phù hợp không có
ảnh hưởng tiêu cực đến tỷ lệ tăng trưởng, hiệu
quả sử dụng thức ăn, tỉ lệ sống và các chỉ tiêu

sinh hóa của động vật thủy sản (Yang và ctv.,
2004; Ai và ctv., 2006; Hu và ctv., 2013; Đa và
ctv., 2014). Ngoài ra, rất nhiều các nghiên cứu
đã thay thế protein bột cá bằng nguồn protein
từ thực vật, trong đó có khơ đậu nành do giá
trị dinh dưỡng cao, giá thành rẻ, có sẵn trên thị
trường và khơng có sự khác biệt về hiệu suất
tăng trưởng, sử dụng thức ăn so với nhóm đối
chứng (Tantikitti và ctv., 2005; Ai và Xie, 2007;
Hernández và ctv., 2007; Ergun và ctv., 2008;
Trần Thị Thanh Hiền và Lê Quốc Phong, 2011;
Nguyễn Thị Linh Đan và ctv., 2013).

Nhóm carbohydrate được xem như chất
dinh dưỡng khơng cần thiết đối với động vật
thủy sản. Tuy nhiên, carbohydrate là nguồn
nguyên liệu cung cấp năng lượng rẻ tiền nhất
trong thức ăn cho động vật thủy sản, giúp giảm
giá thành thức ăn và tăng khả năng kết dính trong
q trình đùn ép viên thức ăn. Carbohydrate bao
gồm đường và tinh bột, trong đó tinh bột đóng
vai trị quan trọng trong thức ăn thủy sản. Tinh
bột có trong các loại hạt đậu (70%), khoai củ
(30%). Khả năng tiêu hóa carbohydrate của
động vật thủy sản kém hơn so với động vật trên
cạn và thay đổi tùy theo lồi cũng như tính chất
ngun liệu. Tốc độ tăng trưởng của cá sẽ giảm
khi tăng trọng lượng phân tử của carbohydrate
(Buhler và Halver, 1961). Vì vậy, cần phải lựa
chọn nguyên liệu cung cấp carbohydrate để đạt
được sự tăng trưởng tốt nhất.
Xuất khẩu thủy sản đặc biệt là sản phẩm cá
tra là thế mạnh của Đồng bằng sông Cửu Long,
nên việc nghiên cứu nâng cao hiệu quả kinh tế
của ngành hàng cá tra cần được quan tâm. Để
làm cơ sở cho việc lựa chọn và thiết lập cơng
thức thức ăn hợp lý, góp phần nâng cao chất
lượng của đối tượng cá tra, thì việc khảo sát
nguồn nguyên liệu cung cấp dưỡng chất nhất là
nguồn cung cấp protein và carbohydrate cũng
như đặc điểm sinh hóa của cá tra ở những giai
đoạn phát triển khác nhau là vấn đề cần được
quan tâm.


TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SƠNG CỬU LONG - SỐ 19 - THÁNG 6/2021

59


VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II

II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1. Địa điểm nghiên cứu
Các mẫu nguyên liệu cung cấp protein và
carbohydrate thu tại công ty CP thức ăn chăn
ni Pilmico - QL30, CCN Thanh Bình, Xã
Bình Thành, Huyện Thanh Bình, Đồng Tháp và
các cở sở sản xuất cám gạo, cung cấp nguyên
liệu tại Cai Lậy, Tiền Giang.
Địa điểm thu mẫu cá tra 1: Vùng nuôi cá
sạch Agifish, Mỹ Qúi, Mỹ Phú, Châu Phú, An
Giang.
Địa điểm thu mẫu cá tra 2: Vùng nuôi Tân
Thuận Tây, Ấp Tân Hậu, xã Tân Thuận Tây,
TP. Cao Lãnh, Đồng Tháp.
Phân tích các chỉ tiêu hóa học của các mẫu
nguyên liệu và cá tra tại phịng thí nghiệm thuộc
Trung tâm Cơng nghệ Thức ăn và sau Thu
hoạch Thủy sản, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng
Thuỷ sản II.
2.2. Vật liệu
2.2.1. Mẫu nguyên liệu

Mẫu nguyên liệu sử dụng trong nghiên cứu
bao gồm:
5 mẫu nguyên liệu cung cấp protein: Bột
cá 55, bột cá 62, bột gia cầm, bột xương thịt, bã
đậu nành.
5 mẫu nguyên liệu cung cấp carbohydrate:

Cám gạo trích ly, cám khơ, cám ướt, cám mì
viên, khoai mì lát.
2.2.2. Mẫu cá tra
Mẫu cá tra ở các giai đoạn phát triển tương
ứng với các kích cỡ 20g, 200g, 600g và phi lê cá
800g và 1000g thu tại An Giang và Đồng Tháp.
Mẫu phi lê cá tra tại An Giang được thu ngay tại
ao nuôi. Mẫu phi lê ở Đồng Tháp là mẫu phi lê
cá tra của cơng ty Vĩnh Hồn.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp thu và xử lý mẫu
Mười mẫu nguyên liệu cung cấp protein,
carbohydrate có nguồn gốc động, thực vật được
thu và đánh giá các chỉ tiêu sinh hóa. Nguyên
tắc thu mẫu thực hiện theo TCVN 4325:1986.
Mẫu được lưu trữ trong điều kiện bình thường
đến khi tiến hành phân tích.
Mẫu cá tra ở các giai đoạn 20 – 600g, cá
được cho ăn thức ăn thương mại (Bảng 1). Cá
sau khi bỏ đói 24 giờ sẽ được thu ngẫu nhiên
với số lượng 3 kg/loại. Riêng mẫu cá cỡ 8001000g thì chỉ mổ lấy phi lê và tách da (3 kg/
mẫu). Lưu trữ trong thùng đá và gửi ngay về
phịng thí nghiệm trong 1 ngày. Mẫu cá nguyên

con sẽ được hấp thanh trùng tại 121oC ở áp suất
1 atm trong 10 phút. Sau đó mẫu cá hấp thanh
trùng và phi lê được xay nhuyễn rồi bảo quản
trong tủ đơng đến khi phân tích.

Bảng 1. Thành phần hóa học của thức ăn thương mại (%).
Địa điểm

Thức ăn thương mại

An Giang
Đồng Tháp

Ẩm

Tro

Protein

Lipid



Thức ăn hỗn hợp VT6

10,54

8,44

26,62


5,37

5,30

Thức ăn Pilmico

8,23

8,76

26,54

5,14

5,27

2.3.2. Phương pháp phân tích
Áp dụng các phương pháp phân tích, đánh
giá chất lượng nguyên liệu và cá tra như: Hàm
lượng ẩm (%) được xác định theo phương pháp
TCVN 4326:2001; protein thô (%) theo TCVN
4328:2007; lipid thô (%) theo Folch (Folch
và ctv, 1957); tro (%) theo TCVN 4327-2007;
60

Chỉ tiêu (%)

xơ theo TCVN 4329:2007; canxi (%) theo
TCVN 1526-1:2007; phosphor (%) theo TCVN

1525:2001.
2.4. Phương pháp xử lý số liệu
Các số liệu được xử lý bằng phần mềm
thống kê SPSS 20.0. Phân tích phương sai
(One-way ANOVA) và so sánh các giá trị trung

TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SƠNG CỬU LONG - SỐ 19 - THÁNG 6/2021


VIỆN NGHIÊN CỨU NI TRỒNG THỦY SẢN II

bình bằng kiểm định Tukey (mức ý nghĩa 0,05)
đối với các nghiệm thức đồng nhất về phương
sai, nonparametric test đối với các nghiệm thức
không đồng nhất về phương sai. Sử dụng kiểm
định t-test trong trường hợp chỉ so sánh hai nghiệm
thức. Sử dụng two-way ANOVA phân tích tương
tác giữa vùng ni và giai đoạn phát triển.
III. KẾT QUẢ
3.1. Đánh giá chất lượng một số loại
nguyên liệu cung cấp protein
Thành phần sinh hóa của các nguyên liệu
cung cấp protein được thể hiện Bảng 2. Kết
quả cho thấy độ ẩm tương đối thấp, cao nhất

là bã đậu nành (11,81%) và thấp nhất là bột gia
cầm (4,95%). Hàm lượng protein dao động từ
45,31% đến 62,88%. Trong đó, bã đậu nành
có hàm lượng protein tương đối cao (45,31%).
Hàm lượng lipid cao nhất bột cá 62 (9,94%),

thấp nhất là bã đậu nành (1,86%). Bột xương
thịt có hàm lượng tro cao nhất (34,17%), thấp
nhất là bã đậu nành (6,04%). Xơ dao động từ
1,81% đến 5,60%. Canxi và phosphor cao
nhất ở nguyên liệu bột xương thịt (12,16% và
4,70%), thấp nhất ở nguyên liệu bã đậu nành
(0,41% và 0,61%).

Bảng 2. Thành phần sinh hóa (%) các mẫu nguyên liệu cung cấp protein.
Tên mẫu

Thành phần (%)*
Độ ẩm

Protein

Lipit

Tro



Can xi

Phosphor

Bột cá 55

7,89c ±
0,01


56,03c ±
0,06

8,18b ±
0,08

18,04c ±
0,08

5,60e ±
0,15

4,73b ±
0,30

2,27b ±
0,02

Bột cá 62

8,82d ±

62,88e ±
0,25

9,94d ±
0,37

17,45b ±

0,01

1,81a ±
0,08

4,53b ±
0,03

2,24b ±
0,02

61,00d ±
0,35

9,07c ±
0,46

17,48b ±
0,02

2,40b ±
0,09

5,53c ±
0,02

2,79c ±
0,03

48,44b ±

0,29

7,48b ±
0,29

34,17d ±
0,02

3,47c ±
0,11

12,26d ±
0,10

4,70d ±
0,24

0,01
Bột gia cầm

4,95a ±
0,01

Bột xương
thịt

5,24b ±


nành


11,81e ±

đậu

0,01

45,31a ±
1,86a ±
6,04a ±
5,19d ±
0,41a ±
0,61a ±
0,01
0,50
0,06
0,02
0,02
0,02
0,01
Số liệu là giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn; Các giá trị có kí tự khác nhau trong cùng một cột là khác
biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05); *: Giá trị trung bình của ba lần lặp lại.

3.2. Đánh giá chất lượng một số loại
nguyên liệu cung cấp carbohydrate
Thành phần hóa sinh trong các mẫu nguyên
liệu cung cấp carbohydrate được trình bày ở
Bảng 3. Độ ẩm khơng khác biệt nhiều và dao
động từ 9,82% đến 11,18%, cao nhất là cám
gạo trích ly, thấp nhất là cám khơ. Hàm lượng

protein cao nhất cám gạo trích ly (15,37%), thấp
nhất là khoai mì lát (2,44%). Hàm lượng lipid
cao nhất ở hai mẫu nguyên liệu cám khô và
cám ướt (14,28% và 11,26%), thấp nhất ở mẫu

khoai mì lát (1,07%). Tương tự, hàm lượng tro
cao nhất ở mẫu cám khô (10,06%), thấp nhất là
khoai mì lát (2%). Xơ của nguyên liệu cám mì
viên cao nhất (11,73%) và khoai mì lát có hàm
lượng xơ thấp nhất (4%). Hàm lượng canxi và
phosphor ở tất cả các mẫu đều thấp (<2%). Hàm
lượng carbohydrate tan (soluble carbohydrate)
được tính tốn dựa vào chỉ số dẫn xuất khơng
đạm (nitrogen-free extract, NFE), dao động
trong khoảng từ 44,63% đến 79,34%, cao nhất
là ở khoai mì lát, thấp nhất là ở cám khơ.

TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SƠNG CỬU LONG - SỐ 19 - THÁNG 6/2021

61


VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II

Bảng 3. Thành phần sinh hóa các mẫu nguyên liệu cung cấp carbohydrate.
Tên mẫu

Thành phần (%)*
Độ ẩm


Protein

Lipit

Tro



Can xi

Phosphor

NFE

Cám gạo
trích ly

11,18c ±
0,01

15,37e ±
0,15

1,46a ±
0,39

10,01d ±
0,01

11,00d ±

0,21

0,05ab ±
0,01

1,92d ±
0,01

50,98b ±
0,33

Cám khô

9,82a ±
0,00

12,30b ±
0,29

14,28d ±
0,17

10,06e ±
0,01

8,90c ±
0,12

0,02a ±
0,01


1,53c ±
0,04

44,63a ±
0,58

Cám ướt

10,04b ±
0,01

12,94c ±
0,02

11,26c ±
0,03

7,31c ±
0,01

5,96b
±0,02

0,02a ±
0,00

1,59c ±
0,01


52,48c ±
0,04

Cám mì
viên

10,06b ±
0,01

14,36d ±
0,27

4,52b ±
0,10

4,68b ±
0,01

11,73e ±
0,02

0,09b ±
0,02

0,96b ±
0,05

54,64d ±
0,20


Khoai mì
lát

11,15c ±
0,01

2,44a ±
0,12

1,07a ±
0,12

2,00a ±
0,01

4,00a ±
0,28

0,20c ±
0,03

0,10a ±
0,01

79,34e ±
0,28

Số liệu là giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn; Các giá trị có kí tự khác nhau trong cùng một cột là khác
biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05); *: Giá trị trung bình của ba lần lặp lại.


3.3. Đánh giá thành phần sinh hóa của cá
tra ở giai đoạn 20-600g
Thành phần sinh hóa của cá tra giai đoạn
20g, 100g, 600g thu tại An Giang và Đồng Tháp
được mơ tả Bảng 4. Hàm lượng protein khơng
có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các
mẫu (p>0,05) và luôn cao hơn 14%. Độ ẩm
các mẫu cá thu từ An Giang dao động trong
khoảng 63,59-73,07%. Tương tự, độ ẩm các
mẫu thu từ Đồng Tháp dao động trong khoảng
65,46 - 72,41% và khơng có khác biệt so với
các mẫu thu từ An Giang. Độ ẩm giảm khi tăng
kích thước mẫu và có sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê (p<0,05) giữa các kích cỡ mẫu khác
nhau. Hàm lượng lipid trong thịt cá dao động
từ 9,10-18,76% đối với mẫu thu tại An Giang
và 9,51-16,25% đối với các mẫu thu tại Đồng
Tháp. Nhìn chung, hàm lượng lipid tăng tỉ lệ

62

thuận theo khối lượng của cá, và có sự khác biệt
có ý nghĩa thống kê (p<0,05) về hàm lượng lipid
giữa các kích cỡ cá. Hàm lượng tro giữa các
mẫu cá không chênh lệch nhiều và luôn lớn 2%.
Canxi của các mẫu cá thu từ An Giang khơng có
sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p>0,05) giữa
các kích cỡ mẫu dao động trong khoảng 0,64 –
0,73% và tăng khi tăng kích cỡ cá từ 20-100g,
sau đó giảm khi tăng kích cỡ cá từ 100 – 600 g.

Tuy nhiên, sự chênh lệch không nhiều. Ngược
lại, canxi của các mẫu cá thu từ Đồng Tháp có
sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) giữa
các kích cỡ mẫu dao động trong khoảng 0,60
– 1,05% và giảm khi tăng kích cỡ cá. Tương
tự, hàm lượng phosphor có khác biệt có ý nghĩa
thống kê (p<0,05) giữa các nhóm kích cỡ cá
và ở cả hai vùng thu mẫu nhưng sự chênh lệch
khơng nhiều.

TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SƠNG CỬU LONG - SỐ 19 - THÁNG 6/2021


VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II

Bảng 4. Thành phần sinh hóa (%) của cá tra nguyên con tại An Giang và Đồng Tháp.
Tên mẫu

Thành phần (%)*
Độ ẩm

Protein

Lipid

Tro

Can xi

Phosphor


An Giang
C20AG

73,07c ± 0,01 14,52a ± 0,13

C100AG

70,43b ± 0,05 14,63a ± 0,04 11,46b ± 0,14 2,93b ± 0,10

0,73a ± 0,03

0,48b ± 0,03

C600AG

63,59a ± 0,15 14,64a ± 0,01 18,76c ± 0,11 2,46a ± 0,24

0,68a ± 0,06

0,40a ± 0,03

C20ĐT

72,41c ± 0,17 14,50a ± 0,04

2,74a ± 0,05

1,05b ± 0,05


0,56a ± 0,01

C100 ĐT

71,32b ± 0,10 14,46a ± 0,02 10,69b ± 0,15 2,80a ± 0,06

0,63a ± 0,08

0,57ab ± 0,01

C600 ĐT

65,46a ± 0,14 14,49a ± 0,06 16,25c ± 0,34 2,75a ± 0,16

0,60a ± 0,04

0,58b ± 0,01

9,10a ± 0,12

2,90b ± 0,04 0,64a ± 0,06

0,42ab ± 0,01

Đồng Tháp
9,51a ± 0,14

Số liệu là giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn; Các giá trị có kí tự khác nhau trong cùng một cột và tại
một điểm thu mẫu là khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05); *: Giá trị trung bình của ba lần lặp lại.


Sự tương tác của vùng nuôi và giai đoạn
phát triển được thể hiện Bảng 5. Theo kích cỡ
cá 20g, 100g, 600g ta thấy chỉ có protein có sự
khác biệt khơng có ý nghĩa (p>0,05), các chỉ tiêu
cịn lại đều có sự khác biệt có ý nghĩa (p<0,05)
và sự thay đổi tương tự khi đánh giá kích cỡ
cá theo từng vùng riêng biệt. Theo vùng ni

thì chỉ có tro có sự khác biệt khơng có ý nghĩa
(p>0,05), các chỉ tiêu cịn lại đều có sự khác biệt
có ý nghĩa (p<0,05) và hàm lượng protein, lipid
An Giang cao hơn Đồng Tháp. Bên cạnh đó các
chỉ tiêu đều có sự tương tác ảnh hưởng của kích
cỡ cá và vùng ni ngoại trừ chỉ tiêu protein.

Bảng 5. Thành phần sinh hóa (%) của cá tra nguyên tại các kích cỡ khác nhau thu tại
An Giang và Đồng Tháp.
Thành phần (%)*

Mẫu

Độ ẩm

Protein

Lipid

Tro

9,31a ± 0,26


Canxi

Phosphor

Ảnh hưởng kích cỡ cá
20

72,74c ± 0,37 14,51a ± 0,09

2,82b ± 0,10

0,84b ± 0,23 0,49a ± 0,07

100

70,87b ± 0,49 14,55a ± 0,10 11,08b ± 0,44 2,87b ± 0,10

0,67a ± 0,07 0,53b ± 0,05

600

64,53a ± 1,03 14,57a ± 0,09 17,51c ± 1,39 2,61a ± 0,24

0,63a ± 0,06 0,49a ± 0,10

P

0,000


0,314

0,000

0,010

0,000

0,005

Ảnh hưởng địa điểm nuôi
An Giang

69,03± 4,24

14,60 ± 0,09

13,11± 4,36

2,76 ± 0,26

0,67 ± 0,06

0,44 ± 0,04

Đồng Tháp

69,73± 3,24

14,48 ± 0,04


12,15± 3,12

2,76 ± 0,09

0,75 ± 0,22

0,57 ± 0,01

P

0,000

0,002

0,000

0,971

0,014

0,000

0,000

0,107

0,000

0,019


0,000

0,000

Vùng x kích cỡ
P

Số liệu là giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn; Các giá trị có kí tự khác nhau trong cùng một cột là khác
biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05); *: Giá trị trung bình của sáu lần lặp lại.
TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SƠNG CỬU LONG - SỐ 19 - THÁNG 6/2021

63


VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II

3.4. Đánh giá thành phần sinh hóa của
phi lê cá tra ở giai đoạn 800-1000g
Kết quả phân tích thành phần sinh hóa mẫu
phi lê cá tra được thể hiện ở Bảng 6. Hàm lượng
protein khơng có sự khác biệt có ý nghĩa thống
kê giữa các mẫu phi lê (p>0,05) và luôn cao hơn
18%. Độ ẩm của hai mẫu phi lê thu tại An Giang
từ 72,05 - 74,40%. Tương tự, độ ẩm của các mẫu
phi lê thu từ Đồng Tháp dao động trong khoảng
77,40 - 78,33% và cao với các mẫu thu từ An
Giang. Độ ẩm giảm khi tăng kích thước mẫu
và có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05)
giữa các kích cỡ mẫu khác nhau. Ngược lại, hàm

lượng lipid dao động từ 5,96 - 8,42% đối với
mẫu thu tại An Giang và 2,28 - 2,93% đối với
các mẫu thu tại Đồng Tháp. Hàm lượng lipid
tăng tỉ lệ thuận theo khối lượng của cá, và có sự
khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) về hàm

lượng lipid giữa các kích cỡ cá. Hàm lượng lipid
của mẫu thu tại An Giang có sự chênh lệch giữa
hai kích thước nhiều hơn và hàm lượng cao hơn
so với mẫu thu tại Đồng Tháp. Hàm lượng tro
dao động từ 0,91 - 0,97% và tăng khi tăng kích
thước của cá. Canxi ở cả hai vùng thu đều có sự
khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) giữa các
kích cỡ mẫu và dao động từ 0,12 - 0,28%. Hàm
lượng canxi của các mẫu cá thu từ An Giang
giảm khi tăng kích cỡ cá. Ngược lại, hàm lượng
canxi của các mẫu cá thu từ Đồng Tháp tăng
khi tăng kích cỡ cá. Phosphor của mẫu cá thu
tại An Giang có sự khác biệt có ý nghĩa thống
kê (p<0,05) và tăng khi tăng kích thước của cá
(0,14 - 0,17%). Ngược lại, phosphor của mẫu
cá thu tại Đồng Tháp khơng có sự khác biệt có
ý nghĩa thống kê (p>0,05) giữa các kích cỡ cá.

Bảng 6. Thành phần hóa sinh (%) của phi lê cá tra kích cỡ 800g và 1000g thu tại
An Giang và Đồng Tháp.
Tên mẫu

Thành phần (%)*
Độ ẩm


Protein

Lipid

Tro

Can xi

Phosphor

F800AG

74,40 ± 0,05

18,19 ± 0,17

5,96 ± 0,27 0,91 ± 0,01 0,28 ± 0,01

0,14 ± 0,01

F1000AG

72,05 ± 0,05

18,16 ± 0,24

8,42 ± 0,27 0,96 ± 0,02 0,24 ± 0,02

0,17 ± 0,00


An Giang

**

**

**

**

**

Đồng Tháp
F800 ĐT

78,33 ± 0,03

18,00 ± 0,15

2,28 ± 0,02 0,96 ± 0,02 0,12 ± 0,02

0,26 ± 0,00

F1000 ĐT

77,40 ± 0,08

18,03 ± 0,04


2,93 ± 0,12 0,97 ± 0,06 0,17 ± 0,03

0,26 ± 0,01

**

**

**

F800: Mẫu phi lê kích cỡ 800g; F1000: Mẫu phi lê kích cỡ 1000g; AG: An Giang; ĐT: Đồng Tháp; Số
liệu là giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn; *: Giá trị trung bình của ba lần lặp lại; **: Khác biệt có ý
nghĩa (p<0,05) sử dụng kiểm định T-test.

IV. THẢO LUẬN
Giá trị dinh dưỡng của các nguyên liệu
thức ăn cung cấp protein và carbohydrate (Bảng
2 và 3) là khá tương đồng với các nghiên cứu
trước đây (Nguyễn Tiến Lực và ctv., 2004;
Lê Hoàng và ctv., 2018) và phù hợp với các
thông số kỹ thuật của các nguyên liệu thức ăn
64

thủy sản (Tacon và ctv., 2009). Đối với nhóm
nguyên liệu cung cấp protein, bột cá cho hàm
lượng protein cao nhất (56,03-62,88%), tương
tự nghiên cứu của Lê Hoàng và ctv., (2018) là
60 - 65% nhưng thấp hơn so với nghiên cứu của
Trần Thị Bé và Trần Thị Thanh Hiền (2004)
là 70,1%. Các ngun liệu cịn lại cũng cho


TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SƠNG CỬU LONG - SỐ 19 - THÁNG 6/2021


VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II

kết quả hàm lượng protein xấp xỉ với bột cá
và tương tự với nghiên cứu của Lê Hoàng và
ctv., (2018) là 60 – 65%, lần lượt bột gia cầm
(59,54%), bột xương thịt (50,82%), bã đậu nành
(47,17%). Điều này cho thấy có thể thay thế bột
cá bằng các loại nguyên liệu khác từ động, thực
vật có giá trị dinh dưỡng tương đương (Đa và
ctv., 2014). Các nguyên liệu cung cấp protein
trong sản xuất thức ăn thủy sản đã được sử
dụng một cách linh hoạt trong nhiều năm qua
cho các đối tượng thủy sản nuôi như cá diếc,
Carassius auratus gibelio (Yang và ctv., 2014);
cá đù vàng, Pseudosciaena crocea (Ai và ctv.,
2006), cá chẽm Nhật, Lateolabrax japonicus
(Hu và ctv., 2013), cá thát lát còm giống (Trần
Thị Thanh Hiền và ctv., 2015), cá chẽm Châu
Á Lates calcarifer (Tantikitti và ctv., 2005), cá
tráp mõm nhọn Diplodus puntazzo (Hernández
và ctv., 2007). Ai và Xie (2007) đã nghiên cứu
sử dụng bột đậu nành thay thế bột cá, cho thấy
với tỷ lệ thay thế 13-39% thì tốc độ tăng trưởng
của cá nheo (Silurus meridionalis) không khác
biệt so với đối chứng. Tiếp theo năm 2008,
Ergun và ctv. đã tiến hành đánh giá việc thay

thế bột cá trắng bằng bột đậu nành trong chế
độ ăn của cá bơn (Psetta maeotica), cho thấy
khơng có sự khác biệt về hiệu suất tăng trưởng.
Tương tự, Nguyễn Thị Linh Đan và ctv. (2013)
đã chứng minh nếu thay thế 30% protein bột
đậu nành trong thức ăn sẽ không ảnh hưởng đến
tăng trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn của cá
thát lát cịm giống. Đối với nhóm carbohydrate,
khoai mì lát cho hàm lượng carbohydrate cao
nhất (79,34%), tuy nhiêu nếu nhìn tổng thể các
chỉ tiêu cịn lại thì ngun liệu cám gạo tươi 2 sẽ
là nguyên liệu tốt nhất cung cấp carbohydrate.
Kết quả phân tích sinh hóa của mẫu cá
nguyên con (kích cỡ 20-600 g) thu tại Đồng Tháp
và An Giang cho thấy hàm lượng protein thấp
hơn so với nghiên cứu của Men và ctv. (2005) là
16,1 – 17,5%. Hàm lượng lipid tương tự nghiên
cứu của Trần Thị Lệ Diệu (2002) cho thấy lipid

của cá tra dao động từ 8,34 - 15,95 % và tăng
dần theo khối lượng (500-3500g). Nhưng lại
khác biệt so với nghiên cứu của Nguyễn Văn
Nguyện và Nguyễn Ngọc Trâm Anh (2013) cho
rằng hàm lượng lipid có xu hướng giảm dần khi
cá càng lớn và đặc biệt có giá trị khá thấp (2,73
%) ở giai đoạn cá 100 - 200 g. Sự khác biệt hàm
lượng lipid trong cá tra nguyên con phụ thuộc
phần lớn vào hàm lượng dinh dưỡng thức ăn,
nhu cầu từng giai đoạn, môi trường sống và sự
chăm sóc trong q trình ni (Nguyễn Văn

Nguyện và Nguyễn Ngọc Trâm Anh, 2013). Do
đó, có thể giải thích sự khác biệt về hàm lượng
lipid trong cơ thịt ở các giai đoạn phát triển của
cá và vùng ni là hồn tồn phù hợp. Tuy các
chỉ tiêu có sự khác biệt có ý nghĩa ở hai vùng
ni nhưng do điều kiện nuôi ở An Giang và
Đồng Tháp không có quá nhiều khác biệt, cũng
như thức ăn thương mại sử dụng tương tự về
thành phần dinh dưỡng nên thành phần sinh hóa
của cá ở hai vùng khơng có sự chênh lệch nhiều.
Phi lê cá tra ở nghiên cứu hiện tại có độ
ẩm khoảng 72,05-78,33% thấp hơn so với phi
lê cá tra ở thị trường EU là 84,5% (Caprino và
ctv., 2009) và Italia là từ 80-85% (Orban và
ctv., 2008), nhưng sự chênh lệch không nhiều.
Hàm lượng protein của mẫu phi lê ở cả hai vùng
nuôi (>18%) cao hơn so với nghiên cứu của
Karl và ctv., (2010), các tác giả này chỉ ra rằng
hàm lượng protein của phi lê cá tra ni truyền
thống dao động trong khoảng 13,3-15,7%, trong
khi đó hàm lượng protein của phi lê cá tra nuôi
hữu cơ cao hơn và dao động trong khoảng 17,117,3%. Năm 2014, Trần Minh Phú và ctv., cho
thấy thành phần sinh hóa của phi lê cá tra ở
các khu vực nuôi khác nhau là tương tự nhau,
với hàm lượng protein dao động trong khoảng
15,4 - 16,5%. Hàm lượng lipid trong nghiên cứu
này cao hơn so với nghiên cứu Orban và ctv.
(2008) là 1,84%, Caprino và ctv. (2009) là 1,4%
và Karl và ctv. (2010) là 1,7-2,9%, nhưng thấp
hơn nhiều so với kết quả phân tích lipid trong


TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SƠNG CỬU LONG - SỐ 19 - THÁNG 6/2021

65


VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II

nghiên cứu của Trần Minh Phú và ctv. (2014)
là 7,28-7,98%, ngoại trừ mẫu phi lê cá tra kích
cỡ 1000g thu tại An Giang (8,42%). Hàm lượng
lipid của các mẫu phi lê ở cả hai vùng thu đều
tăng khi tăng kích cỡ cá, điều này phù hợp với
xu hướng thay đổi hàm lượng lipid của các mẫu
cá nguyên con ở cùng vùng thu. Tuy nhiên, hàm
lượng lipid của các mẫu phi lê thu từ An Giang
cao hơn nhiều so với hàm lượng lipid ở các mẫu
phi lê thu từ Đồng Tháp. Theo các nhóm tác giả
khác nhau, hàm lượng lipid trong mẫu phi lê cá
khơng chỉ liên quan đến quy trình ni, thức ăn,
chế độ ăn khác nhau mà còn bị ảnh hưởng bởi
phương pháp phi lê và kích thước của mẫu phi
lê cá (Orban và ctv., 2008; Karl và ctv., 2010;
Trần Minh Phú và ctv., 2014). Mẫu cá thu từ
Đồng Tháp được phi lê và xử lý theo tiêu chuẩn
nhà máy như loại bỏ tất cả mỡ, rửa nhiều lần
và định hình, cịn mẫu cá thu từ An Giang được
phi lê ngay tại ao nuôi và giữ lại một phần mỡ.
Hàm lượng lipid của mẫu cá nguyên con ở cả
hai vùng nuôi không có sự khác biệt ở cùng một

kích cỡ nên có thể khẳng định mẫu phi lê tại
Đồng Tháp có lipid thấp hoàn toàn do kỹ thuật
phi lê. Ngoài ra, hàm lượng tro trong các mẫu
phi lê trong nghiên cứu này đạt 0,91- 0,97%,
thấp hơn so với kết quả nghiên cứu của Orban
và ctv. (2008) là 1,25%, Karl và ctv. (2010) là
1,30%, và Trần Minh Phú và ctv. (2014) là 1,034,02%.
V. KẾT LUẬN
Đối với nhóm nguyên liệu cung cấp protein,
bột cá 62% có hàm lượng protein và lipid cao
nhất (62,88% và 9,94% tương ứng) so với các
mẫu còn lại. Bã đậu nành có hàm lượng protein
tương đối cao (45,31%), và là nguồn protein
tiềm năng thay thế bột cá trong khẩu phần thức
ăn ni thủy sản.
Đối với nhóm ngun liệu cung cấp
carbohydrate, cám gạo trích ly có hàm lượng
protein cao nhất (15,37%). Hàm lượng lipid cao
nhất được tìm thấy ở hai mẫu cám khô và cám
66

ướt. Hàm lượng carbohydrate dao động trong
khoảng 44,63 - 79,34%, cao nhất là nguyên liệu
khoai mì lát. Kết quả ở tất cả chỉ tiêu nhìn chung
cho thấy cám gạo ướt là nguyên liệu cung cấp
carbohydrate tốt nhất trong tất cả các mẫu vì
hàm lượng protein, lipid, carbohydrate tương
đối cao, lần lượt là 12,94%, 11,26%, 52,48%,
cũng như hàm lượng tro và xơ thấp (tương ứng
7,31% và 5,96%).

Kết quả phân tích thành phần sinh hóa của
mẫu cá ngun con (kích thước 20-600 g) cho
thấy hàm lượng protein lớn hơn 14%, độ ẩm
từ 63,59 - 73,07%, hàm lượng lipid dao động
từ 9,10 - 18,76%. Tương tự đối với mẫu phi lê
(kích cỡ cá 800-1000 g) có hàm lượng protein
dao động từ 17,80% - 18,41%, độ ẩm từ 72,05%
- 79,05% và lipid trong khoảng 2,28 - 8,42%. Ở
cả mẫu cá nguyên con và mẫu phi lê, khơng có
sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về hàm lượng
protein giữa các kích cỡ cá. Độ ẩm giảm khi
tăng kích cỡ cá. Ngược lại, hàm lượng lipid tăng
khi tăng kích cỡ cá. Hàm lượng lipid của các
mẫu phi lê thu từ An Giang cao hơn nhiều so với
hàm lượng lipid ở các mẫu thu từ Đồng Tháp, là
do ảnh hưởng bởi phương pháp phi lê khác nhau
giữa hai địa điểm thu mẫu.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Việt
Trần Thị Bé, Trần Thị Thanh Hiền, 2014. Đánh
giá khả năng tiêu hóa một số nguồn nguyên
liệu làm thức ăn cho cá kèo (Pseudapocryptes
elongatus).  Tạp chí Khoa học Trường Đại học
Cần Thơ, 30, trang 72-80.
Trần Thị Lệ Diệu, 2002. Tìm hiểu về cá tra và sản
xuất thử nghiệm một số sản phẩm từ loài cá này.
Luận văn cao học, ĐHBK Tp.HCM.
Châu Thi Đa, Torbjörn Lundh, Håkan Berg, Jan Erik
Lindberg, 2014. Đánh giá nguồn thức ăn sẵn có

địa phương như nguồn thay thế protein bột cá lên
sự tăng trưởng, hiệu quả thức ăn và chỉ tiêu sinh
học của cá tra (Pangasianodon hypophthalmus).
Nguyễn Thị Linh Đan, Trần Thị Thanh Hiền, Trần
Thị Cẩm Tú, Lam Mỹ Lan, 2013. Đánh giá khả
năng thay thế bột cá bằng bột đậu nành làm thức
ăn cho cá thát lát cịm (Chitala chitala hamilton,

TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 19 - THÁNG 6/2021


VIỆN NGHIÊN CỨU NI TRỒNG THỦY SẢN II
1822). Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần
Thơ. Phần B: Nông nghiệp, Thủy sản và Công
nghệ Sinh học, 29: trang 109-117.
Trần Thị Thanh Hiền, Dương Thuý Yên và Nguyễn
Thanh Phương, 2003. Nghiên cứu nhu cầu chất
protein, chất bột đường và phát triển thức ăn cho
3 lồi cá trơn ni phổ biến cá basa Pangasius
bocourti, cá hú P. conchophilus, và cá tra P.
hypophthalmus giai đoạn giống. Báo cáo Khoa
học. Đề tài cấp Bộ.
Trần Thị Thanh Hiền, 2009. Nghiên cứu xác
định nhu cầu lysine trong thức ăn của cá tra
(Pangasianodon hypophthalmus). Tạp chí Khoa
học Trường Đại học Cần Thơ, trang 398-405.
Trần Thị Thanh Hiền, Lê Quốc Phong, 2011. Khả
năng thay thế bột cá bằng bột đậu nành trong
thức ăn cá tra (Pangasianodon Hypophthalmus)
giai đoạn giống. Tạp chí Khoa học Trường Đại

học Cần Thơ, 17a, trang 50-59.
Trần Thị Thanh Hiền, Trần Lê Cẩm Tú, Bùi Vũ Hội,
2015. Khả năng thay thế bột cá bằng bột thịt
xương làm thức ăn cho cá thát lát còm (Chitala
chitala Hamilton, 1822).  Tạp chí Khoa học
Trường Đại học Cần Thơ, trang 101-108.
Lê Hoàng, Nguyễn Thành Trung, Trần Thị Lệ Trinh,
Nguyễn Văn Nguyện, 2013. Nghiên cứu sản xuất
thức ăn công nghiệp kích thích cua lột xác, Tạp
chí nghề cá sơng Cửu Long, Viện NCNTTSII, Số
02/2013, trang 127-138.
Lê Hoàng, Trần Văn Khanh, Võ Thị My My, Nguyễn
Thị Thu Hiền, Nguyễn Văn Nguyện, 2018. Khảo
sát chất lượng một số nguyên liệu thức ăn theo
hướng an toàn vệ sinh thực phẩm trong sản xuất
thức ăn ni thủy sản, Tạp chí Nghề cá sơng Cửu
Long, Viện NCNTTSII, Số 12/2018, trang 67-75.
Lê Thanh Hùng, 2008. Dinh dưỡng và thức ăn thủy
sản. Nhà xuất bản Nông nghiệp.
Nguyễn Tiến Lực, Bạch Thị Quỳnh Mai, Lê Hoàng,
Nguyễn Văn Nguyện, 2004. Đề tài cấp Bộ KH &
CN: Nghiên cứu hoàn thiện công nghệ sản xuất
thức ăn công nghiệp chất lượng cao cho một số
đối tượng thủy sản nuôi xuất khẩu.
Nguyễn Văn Nguyện, Nguyễn Ngọc Trâm Anh,
2013. Đặc điểm lipid và acid béo của cá tra giống
(Pangasianodon hypophthalmus). Tạp chí Khoa
học và Công Nghệ, 51(6), trang 719-728.
Trần Minh Phú, Trần Thủy Tiên, Nguyễn Lê Anh Đào,
Trần Thị Thanh Hiền, 2014. Đánh giá chất lượng

cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) thương
phẩm ở các khu vực ni khác nhau. Tạp chí Khoa
học Trường Đại học Cần Thơ, trang 15-21.

Hồ Văn Sang, 2009. Kỹ thuật nuôi cá tra thương
phẩm (Pangasianodon hypophthalmus) ở Công
ty cổ phần thủy sản Tô Châu tỉnh Đồng Tháp.
TCVN 4325, 1986. Thức ăn chăn nuôi. Lấy mẫu và
chuẩn bị mẫu.
TCVN 4326, 2001. Thức ăn chăn nuôi. Xác định độ
ẩm và hàm lượng chất bay hơi khác.
TCVN 4327, 2007. Thức ăn chăn nuôi. Xác định tro
thô.
TCVN 4328-1, 2007. Thức ăn chăn nuôi. Xác định
hàm lượng nitơ và tính hàm lượng protein thơ.
Phần 1 - Phương pháp kjeldahl.
TCVN 4329, 2007. Thức ăn chăn nuôi. Xác định
hàm lượng xơ thơ – phương pháp có lọc trung
gian.
TCVN 1525, 2001. Thức ăn chăn nuôi. Xác định
hàm lượng phospho. Phương pháp quang phổ.
TCVN 1526-1, 2007. Thức ăn chăn nuôi. Xác định
hàm lượng canxi. Phần 1: Phương pháp chuẩn
độ.
Tài liệu tiếng Anh
Ai, Q., Mai, K., Tan, B., Xu, W., Duan, Q., Ma,
H., Zhang, L., 2006. Replacement of fish meal
by meat and bone meal in diets for large yellow
croaker, Pseudosciaena crocea. Aquaculture,
260(1-4), 255-263.

Ai, Q., Xie, X., 2007. Effects of Replacement of Fish
Meal by Soybean Meal and Supplementation of
Methionine in Fish meausoybean Meal-based
Diets on Growth Performance of the Southern
Catfish (Silurus meridionalis). National Natural
Science Foundation of China.30: 498-507.
Buhler, D. R., Halver, J. E., 1961. Nutrition of
salmonid fishes: IX. Carbohydrate requirements
of Chinook salmon. J. Nutr., 74, 307–318.
Caprino F., Velayutham D., Busetto M. L., Vasconi
M., Bellagamba F., Moretti V. M., 2009.
Nutritional properties of phi lês from tra catfish
(pangasius hypophthalmus) imported into
EU. 4th International Symposium on recent
advances in food analysis, Prague November
2009, pp. 4–6.
Ergun, S., Yigit, M., Türker, A., Harmantepe, B.,
2008. Partial replacement of fishmeal by defatted
soybean meal in diets for Black sea turbot (Psetta
maeotica): Growth and nutrient utilization in
winter.
Folch, J., Lees, M., Stanley, G. H. S., 1957. A simple
method for the isolation and purification of total
lipids from animal tissues. J Biol Chem. 1957;
226: 497-509.

TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 19 - THÁNG 6/2021

67



VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II
Karl H., Lehmann I., Rehbein H., Schubring R.,
2010. Composition and quality attributes of
conventionally and organically farmed Pangasius
fillets (Pangasius hypophthalmus) on the German
market. Int. J. Food. Sci. Tech., 45, pp. 56–66.
Men, L. T., Thanh, V. C., Hirata, Y., Yamasaki, S.,
2005. Evaluation of the genetic diversities and
the nutritional values of the Tra (Pangasius
hypophthalmus) and the Basa (Pangasius
bocourti) catfish cultivated in the Mekong river
delta of Vietnam. Asian–Australasian Journal of
Animal Sciences 18, 671–676.
Hernández, M. D., Martínez, F. J., Jover, M., García,
G., 2007. Effects of partial replacement of fish
meal by soybean meal in sharpsnout seabream
(Diplodus puntazzo) diet. Aquaculture 263:159–
167.
Hu, L., Yun, B., Xue, M., Wang, J., Wu, X., Zheng,
Y., Han, F., 2013. Effects of fish meal quality
and fish meal substitution by animal protein
blend on growth performance, flesh quality and
liver histology of Japanese seabass (Lateolabrax
japonicus). Aquaculture, 372, 52-61.

68

Orban, E., Nevigato, T., Gabriella, D. L., Maurizio,
M., Irene, C., Loretta, G., Roberto, C., 2008.

New trends in the seafood market, Sutchi
catfish (Pangasius hypophthalmus) phi lê from
Vietnam: Nutritional quality and safety aspects,
Food Chemistry 110 : 383–389.
Tacon, A. G. J., Metian, M., Hasan, M. R., 2009.
Feed ingredients and fertilizers for farmed
aquatic animals: sources and composition. FAO
Fisheries and Aquaculture Technical Paper. No.
540. Rome, FAO. 209p.
Tantikittia, C., Sangpong, W., Chiavareesajja,
S., 2005. Effects of defatted soybean protein
levels on growthperformance and nitrogen and
phosphorus excretion in Asian seabass (Lates
calcarifer). Aquaculture 248, 41-50.
Yang, Y., Xie, S., Cui, Y., Lei, W., Zhu, X., Yang,
Y., Yu, Y., 2004. Effect of replacement of dietary
fish meal by meat and bone meal and poultry
by‐product meal on growth and feed utilization
of gibel carp, Carassius auratus gibelio.
Aquaculture Nutrition, 10(5), 289-294.

TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SƠNG CỬU LONG - SỐ 19 - THÁNG 6/2021


VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II

BIOCHEMICAL PROPERTIES OF PROTEIN AND CARBOHYDRATE
SOURCES IN THE FEED AND TRA CATFISH (Pangasianodon
hypophthalmus) FILLET AT DIFFERENT STAGES OF
DEVELOPMENT

Vo Thi My My1*, Le Hoang1, Nguyen Lu Hong Diem1, Nguyen Van Nguyen1

ABSTRACT
This study aimed to investigate the biochemical properties of protein and carbohydrate sources and Tra
catfish fillet at different fish sizes. Feed ingredients and Tra catfish fillet were collected at feed mills,
farms, and catfish processing factories in An Giang and Dong Thap provinces. The results showed that
protein and lipid contents in the protein and carbohydrate sources ranged from 45.31 – 62.88%; 1.86 –
9.94% and 2.44 – 15.37%; 1.07% - 14.28%, respectively. The whole body tissue contained 14% protein
and 9.10 – 18.76% lipid, while protein and lipid content of catfish fillet varied from 17.80 – 18.41% and
2.28 – 8.42%, respectively. These findings showed significant differences (p<0.05) in protein and lipid
content among the protein sources and carbohydrate sources. Furthermore, the remarkable difference of
lipid and moisture content of the whole body and fish fillet was characterized at two farming areas.
Keywords: Protein, lipid, carbohydrate, fillet.

Người phản biện: TS. Nguyễn Thị Ngọc Tĩnh

Người phản biện: PGS. TS. Lê Thanh Hùng

Ngày nhận bài: 15/01/2021

Ngày nhận bài: 15/01/2021

Ngày thông qua phản biện: 20/02/2021

Ngày thông qua phản biện: 28/02/2021

Ngày duyệt đăng: 25/3/2021

Ngày duyệt đăng: 25/3/2021


Research Institute for Aquaculture No.2
* Email:
1

TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 19 - THÁNG 6/2021

69



×