Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

MẪU QUY TRÌNH PHỐI HỢP VẬN HÀNH NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN TẠI VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.29 MB, 73 trang )

QUY TRÌNH PHỐI HỢP VẬN HÀNH
Nhà máy thuỷ điện


QUY TRÌNH

PHỐI HỢP VẬN HÀNH
Nhà máy thuỷ điện
giữa


Mục lục
CHƯƠNG 1: QUY ĐỊNH CHUNG ............................................................................. 4
CHƯƠNG 2: QUY ĐỊNH VỀ PHÂN CẤP ĐIỀU ĐỘ HTĐ QUỐC GIA................ 8
Mục 1. Phân cấp điều độ HTĐ Quốc gia .................................................................... 8
Mục 2. Nhiệm vụ và quyền hạn ................................................................................... 9

CHƯƠNG 3: QUY ĐỊNH VỀ QUYỀN ĐIỀU KHIỂN VÀ QUYỀN KIỂM TRA
THIẾT BỊ ............................................................................................... 13
Mục 3. Định nghĩa quyền điều khiển và quyền kiểm tra thiết bị ........................... 13
Mục 4. Quy định quyền điều khiển trong các trường hợp vận hành khơng bình
thường .......................................................................................................................... 13
Mục 5. Quy định quyền điều khiển và quyền kiểm tra các thiết bị tại TĐTT ..... 14

CHƯƠNG 4: QUY ĐỊNH VỀ ĐIỀU KHIỂN HỆ THỐNG ĐIỆN ......................... 15
Mục 6. Quy định về điều khiển tần số ....................................................................... 15
Mục 7. Quy định về điều khiển điện áp .................................................................... 16

CHƯƠNG 5: PHỐI HỢP THỰC HIỆN VÀ KIỂM SOÁT CHỈNH ĐỊNH RƠLE
BẢO VỆ .................................................................................................. 17
Mục 8. Nguyên tắc chung ........................................................................................... 17


Mục 9. Quy định cụ thể cho phiếu thí nghiệm ......................................................... 18
Mục 10. Quy định cụ thể cho phiếu vận hành .......................................................... 19

CHƯƠNG 6: THỦ TỤC ĐĂNG KÝ VÀ LẬP PHƯƠNG THỨC HUY ĐỘNG .. 22
Mục 11. Công bố công suất ........................................................................................ 22
Mục 12. Dự báo phương thức .................................................................................... 23
Mục 13. Kế hoạch sửa chữa và đăng ký sửa chữa ................................................... 24
Mục 14. Yêu cầu thử nghiệm, kiểm tra..................................................................... 26

CHƯƠNG 7: CÔNG TÁC ĐIỀU ĐỘ HTĐ QUỐC GIA ......................................... 28
Mục 15. Lệnh chỉ huy điều độ.................................................................................... 28
Mục 16. Quy định về chế độ giao nhận ca ................................................................ 29
Mục 17. Quy định về chế độ báo cáo số liệu ............................................................. 30

CHƯƠNG 8: XỬ LÝ SỰ CỐ ..................................................................................... 31
Mục 18. Nguyên tắc chung ......................................................................................... 31
Mục 19. Phối hợp xử lý sự cố giữa ĐĐM Bắc, HGPC và TĐTT ............................ 32
Mục 20. Thu thập và báo cáo thông tin sau sự cố .................................................... 33

CHƯƠNG 9: TỔ CHỨC THÔNG TIN LIÊN LẠC VẬN HÀNH.......................... 35


Danh sách các phụ lục

Phụ lục 1. Các thông số kỹ thuật của thuỷ điện ...................................................................... 36
Phụ lục 2. Các đặc tính vận hành theo hợp đồng .................................................................... 38
Phụ lục 3. Đặc tính suất hao nhiên liệu ................................................................................... 40
Phụ lục 4. Đặc tính P-Q máy phát điện ................................................................................... 41
Phụ lục 5. Sơ đồ nhất thứ thuỷ điện ....................................................................................... 42
Phụ lục 6. Ranh giới quản lý vận hành giữa CTVL và EVN .................................................. 43

Phụ lục 7. Phân cấp điều độ HTĐ Quốc gia ............................................................................ 44
Phụ lục 8. Phân cấp điều chỉnh tần số ..................................................................................... 45
Phụ lục 9. Sơ đồ tổ chức thông tin liên lạc .............................................................................. 46
Phụ lục 10. Danh sách các cán bộ liên quan đến công tác vận hành ....................................... 47
Phụ lục 11. Các biểu mẫu phục vụ công tác vận hành ............................................................ 50
Phụ lục 12. Tóm tắt các nội dung đăng ký, thông báo ............................................................ 71
Phụ lục 13. Một số các quy định liên quan trực tiếp đến công tác vận hành .......................... 72


Quy trình phối hợp vận hành

CHƯƠNG 1:
Điều 1

QUY ĐỊNH CHUNG

Viết tắt và giải thích từ ngữ.

Trong Quy Trình Này, các từ ngữ và ký hiệu viết tắt được hiểu như sau:
EVN

Tập đoàn Điện lực Việt Nam

ĐĐQG

Trung tâm Điều độ hệ thống điện Quốc gia

ĐĐM

Trung tâm Điều độ hệ thống điện miền


NPC

Tổng công ty Điện lực miền Bắc

HGPC

Công ty Điện lực Hà Giang

B12

Điều độ Công ty Điện lực Hà Giang

CTVL

Công ty CP công nghiệp Việt Long

A22.16

Nhà máy thủy điện

NMTĐ

Nhà máy thuỷ điện

NMĐ

Nhà máy điện

TĐTT


Thuỷ điện

EPTC

Công ty Mua bán điện

HTĐ

Hệ thống điện

NMĐ

Nhà máy điện

TBĐ

Thiết bị điện

TBA

Trạm biến áp

MBA

Máy biến áp

MFĐ

Máy phát điện


MC

Máy cắt điện

DCL

Dao cách ly

DTĐ

Dao tiếp địa

SCADA/EMS

Hệ thống giám sát điều khiển và thu thập xử lý dữ liệu/Hệ
thống quản lý Năng lượng

DCS

Distributed Control System - Hệ thống điều khiển phân tán

FR

Ghi sự cố (Fault Recoder)
Page 4


Quy trình phối hợp vận hành


FL

Định vị sự cố (Fault Locator)

TC

Thanh cái

TU

Máy biến điện áp

TI

Máy biến dòng điện

HTMTĐKT (Hệ
thống máy tính điều
khiển trạm)

Engineering & Gateway - hệ thống máy tính dành cho các
cán bộ kỹ thuật sử dụng để làm việc, ví dụ như cho việc
chỉnh định rơle, lưu trữ các dữ kiện vận hành, sự cố…

KSĐH

Kỹ sư điều hành

ĐĐV


Điều độ viên

Quy Trình Điều Độ

Quy trình điều độ HTĐ Quốc gia được ban hành theo quyết
định số 56/QĐ-BCN ngày 26/11/2001 của Bộ trưởng Bộ
Công nghiệp (nay là Bộ Công Thương).

Điều độ HTĐ

Hoạt động chỉ huy, điều khiển quá trình phát điện, truyền
tải điện, phân phối điện trong HTĐ Quốc gia theo quy trình,
quy phạm kỹ thuật.

Nhân viên vận hành

Nhân viên trực ban tại các vị trí điều khiển bao gồm: KSĐH
HTĐ Quốc gia, KSĐH HTĐ miền, Điều độ viên, Trưởng ca
Đơn vị Phát điện, Trưởng kíp (hoặc Trực chính) trạm điện,
Trưởng kíp (hoặc Trực chính) nguồn điện nhỏ

Năm Y

Năm hiện tại (các năm kế tiếp là Y+1, Y+2, …)

Tháng M

Tháng hiện tại (các tháng kế tiếp là M+1, M+2, …)

Tuần W


Tuần hiện tại (các tuần kế tiếp là W+1, W+2, …)

Ngày D

Ngày hiện tại (các ngày kế tiếp là D+1, D+2, …)

Điểm đấu nối

Các điểm kết nối vật lý giữa hệ thống điện của các nhà máy
điện thuộc Công ty CP công nghiệp Việt Long với hệ thống
điện Quốc gia

Điểm giao nhận

Là các điểm giao nhận điện năng giữa EVN với các NMTĐ
thuộc Công ty CP công nghiệp Việt Long

Hợp Đồng Mua Bán
Điện
Quy Trình Này

Là Hợp đồng mua bán điện giữa EVN/PC1 và Công ty CP
công nghiệp Việt Long
Là Quy trình phối hợp vận hành nhà máy thủy điện được
ký kết giữa Công ty CP công nghiệp Việt Long và Cơng ty
Điện lực Lai Châu-Điện lực n Bái

Sự cố


Tình huống bất thường xảy ra với một hoặc nhiều phần tử
trong HTĐ gây ảnh hưởng đến tính mạng con người
và/hoặc vận hành an toàn HTĐ
Page 5


Quy trình phối hợp vận hành

Thao tác

Điều 2

Hoạt động thay đổi trạng thái của một hoặc nhiều thiết bị
trong HTĐ nhằm mục đích thay đổi chế độ vận hành của
phần tử đó hoặc của HTĐ

Mục đích và phạm vi áp dụng của quy trình.

1. Mục đích của quy trình:
Quy trình này quy định một số nội dung cơ bản trong cơng tác điều độ, nhằm
mục đích phối hợp chặt chẽ giữa TĐTT với ĐĐM Bắc, HGPC trong công tác
điều độ HTĐ Quốc gia, đảm bảo cho TĐTT và HTĐ Quốc gia vận hành an
toàn, liên tục và kinh tế.
Các điều khoản và thông tin trao đổi giữa các bên liên quan theo Quy Trình
này chỉ mang tính chất điều độ, hồn tồn khơng mang tính chất thương mại.
2. Phạm vi áp dụng quy trình:
Quy Trình này được thực hiện trong điều kiện TĐTT được kết nối với HTĐ
Quốc gia theo Sơ đồ nhất thứ TBA 110 do Giám đốc ĐĐM Bắc ban hành kèm
theo quyết định số ... ngày ... đính kèm theo, Sơ đồ nhất thứ máy phát do Giám
đốc Công ty Điện lực Hà Giang ban hành Phụ lục 5.

Ngoài việc tuân thủ các điều quy định trong Quy trình này, TĐTT và ĐĐM
Bắc, Cơng ty Điện lực Hà Giang phải tuân thủ các điều khoản trong (i) Hợp
Đồng Mua Bán Điện và các phụ lục bổ sung của hợp đồng mua bán điện (nếu
có); (ii) các quy định trong các quy phạm, quy trình của Nhà nước Việt Nam,
Bộ Công Thương và EVN ban hành. Một số các quy trình liên quan trực tiếp
đến vận hành được liệt kê ở Phụ lục 13.

Điều 3

Những người phải thông hiểu và thực hiện Quy trình này:
(a) Kỹ sư điều hành HTĐ miền Bắc;
(b) Kỹ sư, cán bộ kỹ thuật có liên quan của ĐĐM Bắc;
(c) Điều độ viên HGPC;
(d) Kỹ sư; cán bộ kỹ thuật có liên quan của HGPC;
(e) Trưởng ca TĐTT;
(f) Nhân viên vận hành, cán bộ kỹ thuật có liên quan của CTVL.

Điều 4

Hiệu chỉnh và sửa đổi

Page 6


Quy trình phối hợp vận hành

Quy Trình này sẽ được định kỳ cập nhật và sửa đổi khi có thay đổi trong quá
trình vận hành thực tế; ĐĐM Bắc, HGPC và CTVL cùng phối hợp hiệu chỉnh
và bổ sung nếu thấy cần thiết.


Điều 5

Ngôn ngữ trao đổi
Tiếng Việt được sử dụng là ngôn ngữ trao đổi giữa CTVL và HGPC, ĐĐM
Bắc trong công tác vận hành.

Page 7


Quy trình phối hợp vận hành

CHƯƠNG 2:

QUY ĐỊNH VỀ PHÂN CẤP ĐIỀU ĐỘ HTĐ QUỐC GIA
Mục 1. Phân cấp điều độ HTĐ Quốc gia

Điều 6

Điều độ HTĐ Quốc gia được chia làm 3 cấp:

1. Cấp thứ nhất: Cấp điều độ HTĐ Quốc gia là cấp chỉ huy điều độ cao nhất của
toàn bộ HTĐ Quốc gia. Cấp điều độ HTĐ Quốc gia do cơ quan Trung tâm
Điều độ HTĐ Quốc gia (gọi tắt là A0) đảm nhận.
2. Cấp thứ hai: Cấp điều độ HTĐ miền là cấp chỉ huy điều độ HTĐ miền, chịu sự
chỉ huy trực tiếp của cấp điều độ HTĐ Quốc gia. Cấp điều độ HTĐ miền do
các Trung tâm Điều độ HTĐ miền (ĐĐM Bắc, ĐĐM Nam, ĐĐM Trung gọi
tắt là A1, A2, A3) đảm nhận.
3. Cấp điều độ thứ ba: Cấp điều độ lưới điện phân phối là cấp điều độ chỉ huy
điều độ lưới điện phân phối, chịu sự chỉ huy trực tiếp về điều độ của cấp điều
độ HTĐ miền tương ứng. Cấp điều độ lưới điện phân phối do các Trung tâm

hoặc phịng Điều độ của các Cơng ty Điện lực độc lập, các Điện lực tỉnh, thành
phố thuộc Công ty Điện lực 1, 2, 3 đảm nhận.
Sơ đồ phân cấp điều độ ở Phụ lục 7.

Điều 7

Người trực tiếp chỉ huy điều độ HTĐ Quốc gia là Kỹ sư điều hành
HTĐ Quốc gia trực ban (sau đây gọi là KSĐH HTĐ Quốc gia). Nhân viên vận
hành trực ban (sau đây gọi là Nhân viên vận hành) cấp dưới trực tiếp của
KSĐH HTĐ Quốc gia (theo phân cấp quyền điều khiển) bao gồm:

1. KSĐH HTĐ miền;
2. Trưởng ca NMĐ;
3. Trực chính trạm biến áp 500kV.

Điều 8

Người trực tiếp chỉ huy điều độ HTĐ miền là Kỹ sư điều hành HTĐ
miền trực ban (sau đây gọi là KSĐH HTĐ miền). Nhân viên vận hành cấp dưới
trực tiếp của KSĐH HTĐ miền (theo phân cấp quyền điều khiển) bao gồm:

1. Điều độ viên lưới điện phân phối trong miền;
2. Trưởng ca NMĐ trong miền;
3. Trực chính trạm biến áp 500kV, 220kV, 110kV trong miền;
4. Trưởng kíp trạm diesel, trạm bù, trạm thủy điện nhỏ trong miền.
Page 8


Quy trình phối hợp vận hành


Điều 9

Người trực tiếp chỉ huy điều độ lưới điện phân phối là Điều độ viên
lưới điện phân phối trực ban (sau đây gọi là Điều độ viên). Nhân viên vận hành
cấp dưới trực tiếp của Điều độ viên (theo phân cấp quyền điều khiển) bao gồm:

1. Trưởng kíp các trạm biến áp phân phối, trạm trung gian, trạm bù, trạm diesel và
thủy điện nhỏ trong lưới điện phân phối;
2. Trực ban các đơn vị cơ sở trực thuộc;
3. Trưởng kíp các trạm 220kV, 110kV, 66kV (đối với các trạm biến áp có cấp
điện áp cho khu vực địa phương ở cấp điện áp ≤ 35kV);
4. Trưởng ca các NMĐ (đối với các NMĐ có cấp điện cho khu vực địa phương có
cơng suất < 30 MW).
Mục 2. Nhiệm vụ và quyền hạn

Điều 10

Chi tiết nhiệm vụ và quyền hạn của KSĐH HTĐ Quốc gia được quy
định rõ trong Quy Trình Điều Độ. Sau đây là một số nhiệm vụ và quyền hạn
chủ yếu của KSĐH HTĐ Quốc gia :

1. KSĐH HTĐ Quốc gia có nhiệm vụ:
(a) Trực tiếp chỉ huy điều độ HTĐ Quốc gia nhằm mục đích đảm bảo vận hành
an tồn, liên tục, chất lượng điện năng và kinh tế;
(b) Thực hiện điều chỉnh tần số HTĐ Quốc gia và điện áp ở những nút quy
định trong phạm vi cho phép;
(c) Thực hiện phương thức đã được duyệt, kiểm tra việc thực hiện phương thức
vận hành của nhà máy;
(d) Kịp thời báo cáo Lãnh đạo ĐĐQG những bất thường không phù hợp với
phương thức vận hành và/ hoặc không phù hợp với Hợp Đồng Mua Bán

Điện;
(e) Chỉ huy trực tiếp xử lý sự cố và các hiện tượng bất thường trong hệ thống
thuộc quyền điều khiển, nhanh chóng khơi phục tình trạng làm việc bình
thường của HTĐ Quốc gia; phối hợp với KSĐH HTĐ miền xử lý sự cố
HTĐ miền;
(f) Kiểm tra tình hình cung cấp và dự trữ nhiên liệu của nhà máy để đáp ứng
các phương thức vận hành.
2. KSĐH HTĐ Quốc gia có quyền:
(a) Độc lập chỉ huy thao tác trên các thiết bị thuộc quyền điều khiển;

Page 9


Quy trình phối hợp vận hành

(b) Ra lệnh chỉ huy điều độ và kiểm tra việc thực hiện lệnh đó của Nhân viên
vận hành cấp dưới;
(c) Thay đổi biểu đồ phát cơng suất của NMĐ theo tình hình thực tế trong
phạm vi ca trực của mình;
(d) Đưa thiết bị thuộc quyền điều khiển ra sửa chữa ngoài kế hoạch trong phạm
vi ca trực của mình;
(e) Yêu cầu thay đổi Trưởng ca với Lãnh đạo NMĐ khi thấy họ không đủ năng
lực hoàn thành nhiệm vụ hoặc vi phạm nghiêm trọng quy phạm, quy trình,
điều lệnh vận hành. Khi nhận được yêu cầu, Lãnh đạo NMĐ phải nhanh
chóng cử người thay thế.

Điều 11

Chi tiết nhiệm vụ và quyền hạn của KSĐH HTĐ miền được quy định rõ
trong Quy Trình Điều Độ. Sau đây là một số nhiệm vụ và quyền hạn chủ yếu

của KSĐH HTĐ miền Bắc liên quan đến công tác điều độ :

1. KSĐH HTĐ miền Bắc có nhiệm vụ:
(a) Chấp hành sự chỉ huy điều độ HTĐ của KSĐH HTĐ Quốc gia;
(b) Thực hiện phương thức đã được duyệt, kiểm tra việc thực hiện phương thức
vận hành của nhà máy;
(c) Theo dõi, chỉ huy vận hành nguồn công suất phản kháng của nhà máy;
(d) Điều chỉnh điện áp ở những nút quy định trong phạm vi cho phép;
(e) Trực tiếp hoặc phối hợp với KSĐH HTĐ Quốc gia chỉ huy xử lý sự cố và
các hiện tượng bất thường, nhanh chóng khơi phục tình trạng làm việc bình
thường của HTĐ miền; phối hợp với Điều độ viên xử lý sự cố lưới điện khu
vực;
2. KSĐH HTĐ miền Bắc có quyền:
(a) Độc lập chỉ huy thao tác trên các thiết bị thuộc quyền điều khiển;
(b) Ra lệnh chỉ huy điều độ và kiểm tra việc thực hiện lệnh đó của Nhân viên
vận hành cấp dưới;
(c) Đưa thiết bị thuộc quyền điều khiển ra sửa chữa ngoài kế hoạch trong phạm
vi ca trực của mình;
(d) Chỉ huy điều chỉnh tần số, điện áp HTĐ miền Bắc (hoặc một phần HTĐ
miền) trong trường hợp HTĐ miền Bắc (hoặc một phần HTĐ miền) tách
khỏi HTĐ Quốc gia và được sự ủy quyền của KSĐH HTĐ Quốc gia;
(e) Trong trường hợp sự cố, KSĐH HTĐ miền Bắc được quyền thay đổi công
suất phát NMĐ, sau đó báo cáo ngay KSĐH HTĐ Quốc gia biết và phải
chịu trách nhiệm về sự thay đổi này;
Page 10


Quy trình phối hợp vận hành

Điều 12


Chi tiết nhiệm vụ và quyền hạn của ĐĐV lưới điên phân phối được quy
định rõ trong Quy Trình Điều Độ. Sau đây là một số nhiệm vụ và quyền hạn
chủ yếu của ĐĐV HGPC liên quan đến công tác điều độ :

1. ĐĐV HGPC có nhiệm vụ:
(a)

Chấp hành sự chỉ huy điều độ của KSĐH HTĐ miền Bắc trong việc chỉ
huy điều độ lưới điện phân phối thuộc quyền điều khiển;

(b)

Chỉ huy điều độ lưới điện phân phối thuộc quyền điều khiển (thông qua
nhân viên vận hành cấp dưới) nhằm mục đích cung cấp điện an toàn, liên
tục, đảm bảo chất lượng và kinh tế;

(c)

Thực hiện phương thức đã được duyệt. Kiểm tra, đôn đốc các đơn vị
trong lưới điện phân phối thuộc quyền điều khiển thực hiện đúng phương
thức đã được duyệt, điều chỉnh phân bổ công suất cho các đơn vị phù hợp
với tình hình thực tế;

(d)

Điều chỉnh điện áp ở những nút quy định của lưới điện phân phối thuộc
quyền điều khiển trong phạm vi cho phép;

(e)


Theo dõi, chỉ huy điều độ nguồn điện nhỏ, nguồn công suất thuộc quyền
điều khiển trong lưới điện phân phối;

(f)

Trực tiếp hoặc phối hợp với KSĐH HTĐ miền Bắc chỉ huy xử lý sự cố và
các hiện tượng bất thường, nhanh chóng khơi phục tình trạng làm việc
bình thường của lưới điện thuộc quyền điều khiển;

2. ĐĐV HGPC có quyền:
(a)

Độc lập tiến hành thao tác trên lưới điện phân phối thuộc quyền điều
khiển, thay đổi sơ đồ nối dây theo những đăng ký đã được duyệt, thay đổi
sơ đồ kết dây phù hợp với tình hình thực tế;

(b)

Ra lệnh chỉ huy điều độ và kiểm tra việc thực hiện lệnh đó của Nhân viên
vận hành cấp dưới;

(c)

Đưa thiết bị thuộc quyền điều khiển ra sửa chữa ngoài kế hoạch trong
phạm vi ca trực của mình;

(d)

Thay đổi biểu đồ phụ tải của các đơn vị trong lưới điện phân phối thuộc

quyền điều khiển cho phù hợp với tình hình thực tế vận hành trong phạm
vi ca của mình;

(e)

Yêu cầu thay đổi Trưởng ca với Lãnh đạo TĐTT khi thấy họ khơng đủ
năng lực hồn thành nhiệm vụ hoặc vi phạm nghiêm trọng quy phạm, quy
trình, điều lệnh vận hành. Khi nhận được yêu cầu, Lãnh đạo TĐTT phải
nhanh chóng cử người thay thế.

Page 11


Quy trình phối hợp vận hành

Điều 13

Nhiệm vụ chi tiết đầy đủ của Trưởng ca NMĐ được quy định trong
Quy Trình Điều Độ; một số nhiệm vụ cụ thể đối với Trưởng ca TĐTT trong
công tác điều độ HTĐ như sau:
(a) Thi hành chính xác, khơng chậm trễ lệnh chỉ huy điều độ của ĐĐV HGPC
theo phân cấp quyền điều khiển thiết bị trừ những trường hợp nguy hại đến
tính mạng con người và/hoặc thiết bị;
(b) Duy trì vận hành các tổ máy trong nhà máy theo đúng biểu đồ công suất và
lệnh huy động của ĐĐV HGPC;
(c) Kịp thời báo cáo ĐĐV HGPC những bất thường không phù hợp với
phương thức vận hành và/hoặc không phù hợp với Hợp Đồng Mua Bán
Điện;
(d) Khi có sự cố trên HTĐ, Trưởng ca TĐTT có nhiệm vụ duy trì các tổ MFĐ
khơng được tự động tách tổ máy ra khỏi lưới trừ những trường hợp nguy

hại đến tính mạng con người và/hoặc thiết bị;
(e) Cung cấp các số liệu, kế hoạch vận hành chính xác và kịp thời cho ĐĐV
HGPC khi có yêu cầu.

Page 12


Quy trình phối hợp vận hành

CHƯƠNG 3: QUY ĐỊNH VỀ QUYỀN ĐIỀU KHIỂN
VÀ QUYỀN KIỂM TRA THIẾT BỊ
Mục 3. Định nghĩa quyền điều khiển và quyền kiểm tra thiết bị

Điều 14

Định nghĩa quyền điều khiển thiết bị của một cấp điều độ:

1. Quyền điều khiển thiết bị của một cấp điều độ là quyền ra lệnh chỉ huy điều độ
thay đổi chế độ làm việc của thiết bị (thay đổi cơng suất phát P/Q, khởi động,
ngừng tổ máy, đóng, cắt máy cắt; dao cách ly …).
2. Mọi sự thay đổi chế độ làm việc của thiết bị chỉ được tiến hành theo lệnh chỉ
huy điều độ trực tiếp của cấp điều độ này, trừ trường hợp quy định tại Mục 2
của chương này.

Điều 15

Định nghĩa quyền kiểm tra thiết bị của một cấp điều độ:

1. Quyền kiểm tra thiết bị của một cấp điều độ là quyền cho phép ra lệnh chỉ huy
điều độ thay đổi hoặc nắm các thông tin về chế độ làm việc của thiết bị không

thuộc quyền điều khiển của cấp điều độ này.
2. Mọi lệnh chỉ huy điều độ thay đổi chế độ làm việc của thiết bị phải được sự
cho phép của cấp điều độ này, trừ trường hợp quy định tại Mục 2 của chương
này; và sau khi thực hiện xong lệnh chỉ huy điều độ thay đổi chế độ làm việc
của thiết bị phải báo lại kết quả cho cấp điều độ có quyền kiểm tra.
Mục 4. Quy định quyền điều khiển
trong các trường hợp vận hành khơng bình thường

Điều 16

Trường hợp xử lý sự cố, các cấp điều độ được quyền thay đổi chế độ
làm việc các thiết bị thuộc quyền điều khiển trước; báo cáo sau cho cấp điều độ
có quyền kiểm tra thiết bị này.

Điều 17

Trong trường hợp khẩn cấp khơng thể trì hỗn được (cháy hoặc có
nguy cơ đe doạ đến tính mạng con người và an tồn thiết bị) của TĐTT hoặc
trạm điện cho phép Trưởng kíp (hoặc Trưởng ca) tiến hành thao tác theo quy
trình mà không phải xin phép Nhân viên vận hành cấp trên và phải chịu trách
nhiệm về thao tác xử lý sự cố của mình. Sau khi xử lý phải báo cáo ngay cho
Nhân viên vận hành cấp trên có quyền điều khiển các thiết bị này.

Page 13


Quy trình phối hợp vận hành

Mục 5. Quy định quyền điều khiển và quyền kiểm tra
các thiết bị tại TĐTT


Điều 18

Các thiết bị thuộc quyền điều khiển và kiểm tra tại TĐTT : căn cứ các
quyết định sau:

1. Qui định phân cấp thiết bị lưới điện giữa Công ty Điện lực Hà Giang và Trung
tâm Điều độ HT điện miền Bắc;
2. Qui định sơ đồ đánh số thiết bị và phân cấp quyền điều khiển và kiểm tra thiết
bị TBA 110kV do Trung tâm Điều độ HT điện miền Bắc ban hành;
3. Qui định sơ đồ đánh số thiết bị và phân cấp quyền điều khiển và kiểm tra thiết
bị nhất thứ máy phát NMTĐ do Công ty Điện lực Hà Giang ban hành;
Xem chi tiết tại Phụ lục 5.

Điều 19

Các thiết bị thuộc quyền điều khiển của TĐTT là tồn bộ các thiết bị
cịn lại (tồn bộ các thiết bị mà ĐĐV HGPC khơng có quyền điều khiển).
Trưởng ca, trưởng kíp của TĐTT có quyền độc lập thao tác trên các thiết bị
này, nhưng nếu việc thao tác có ảnh hưởng đến biểu đồ phát công suất của
NMĐ vào hệ thống hoặc có ảnh hưởng đến vận hành ổn định của NMĐ và
HTĐ thì phải báo cáo và được sự đồng ý của ĐĐV HGPC (theo quyền điều
khiển) trừ những trường hợp sự cố.

Điều 20

Công ty CP công nghiệp Việt Long quản lý toàn bộ các thiết bị của
TĐTT.
Các thiết bị thuộc trách nhiệm quản lý của TĐTT thể hiện tại Phụ lục 6.


Page 14


Quy trình phối hợp vận hành

CHƯƠNG 4:

QUY ĐỊNH VỀ ĐIỀU KHIỂN HỆ THỐNG ĐIỆN
Mục 6. Quy định về điều khiển tần số

Điều 21

Quy định độ lệch tần số HTĐ Quốc gia:
Tần số chuẩn của HTĐ Quốc gia phải luôn duy trì ở mức 50.00 Hz với sự dao
động  0.2 Hz. Trong trường hợp hệ thống chưa ổn định cho phép làm việc với
độ lệch tần số là  0.5 Hz.

Điều 22

Điều chỉnh tần số được chia thành các cấp như sau:

1. Điều chỉnh tần số cấp I là điều chỉnh của bộ điều chỉnh công suất của các tổ
MFĐ đã được quy định trước, nhằm duy trì tần số HTĐ ở mức 50Hz với sự
dao động cho phép  0.2Hz;
2. Điều chỉnh tần số cấp II là điều chỉnh của bộ điều chỉnh công suất của các tổ
MFĐ đã được quy định trước, nhằm đưa tần số HTĐ về giới hạn 50.00  0.5
Hz;
3. Điều chỉnh tần số cấp III là điều chỉnh bằng sự can thiệp của KSĐH để đưa tần
số HTĐ vận hành ổn định theo quy định hiện hành.
Sơ đồ phân cấp điều chỉnh tần số ở Phụ lục 8.


Điều 23

Trách nhiệm điều chỉnh tần số:

1. KSĐH HTĐ Quốc gia là người chỉ huy điều chỉnh tần số trong toàn HTĐ Quốc
gia; Trưởng ca TĐTT phải thường xuyên theo dõi tần số, nghiêm chỉnh chấp
hành lệnh thay đổi công suất các tổ máy của ĐĐV HGPC để điều chỉnh tần số.
2. TĐTT ở chế độ bình thường được quy định là nhà máy làm nhiệm vụ điều tần
cấp II:






Khi tần số của HTĐ Quốc gia thay đổi trong phạm vi 49.5 đến 50.5 Hz,
TĐTT phát công suất hữu công theo biểu đồ đã quy định.
Khi tần số của HTĐ Quốc gia lớn hơn 50.5 Hz, TĐTT có trách nhiệm tham
gia điều chỉnh tần số bằng cách giảm công suất các tổ MFĐ (tự động hoặc
bằng tay) để đưa tần số hệ thống về ngưỡng 50.5 Hz, sau đó Trưởng ca
TĐTT phải thơng báo ngay cơng suất hiện đang phát cho ĐĐV HGPC biết
để xử lý theo nhiệm vụ của mình.
Khi tần số của HTĐ Quốc gia giảm nhỏ hơn 49.5 Hz, TĐTT có trách nhiệm
tham gia điều chỉnh tần số bằng cách tăng công suất (tự động hoặc bằng
Page 15


Quy trình phối hợp vận hành


tay) các tổ MFĐ (nếu còn dự phòng) để đưa tần số hệ thống về ngưỡng
49.50 Hz, sau đó Trưởng ca TĐTT phải thơng báo ngay công suất hiện
đang phát cho ĐĐV HGPC biết để xử lý theo nhiệm vụ của mình.
Mục 7. Quy định về điều khiển điện áp

Điều 24

Quy định về độ lệch điện áp:
Ở chế độ vận hành bình thường, điện áp phía 110kV của TĐTT được quy định
dao động trong khoảng - 5% đến + 10% điện áp định mức của nấc phân áp của
MBA đang vận hành.

Điều 25

Quy định về điều chỉnh điện áp:

1. ĐĐQG chịu trách nhiệm tính tốn và điều chỉnh điện áp trên HTĐ 500kV và
một số nút thuộc lưới điện 220kV theo quy định, tính tốn và quy định điện áp
tại một số nút chính thuộc lưới điện 220kV.
2. ĐĐM căn cứ vào mức điện áp tại các điểm nút do ĐĐQG quy định để tính toán
và điều chỉnh điện áp hệ thống điện thuộc quyền điều khiển cho phù hợp với
giới hạn quy định.
3. Cấp điều độ hệ thống phân phối căn cứ vào mức điện áp tại các điểm nút do cấp
điều độ hệ thống điện miền quy định để tính tốn, quy định điện áp và điều
chỉnh điện áp của lưới phân phối phù hợp với giới hạn quy định.

Điều 26

Phối hợp điều chỉnh điện áp:
KSĐH HTĐ Quốc gia, KSĐH HTĐ miền Bắc, ĐĐV HGPC có nhiệm vụ duy

trì điện áp HTĐ ở giới hạn quy định nhằm đảm bảo vận hành ổn định HTĐ,
NMĐ. Điện áp tại thanh cái TBA 110kV cần được điều chỉnh để tránh gây
nguy hiểm do kém điện áp hay quá điện áp cho các thiết bị của TĐTT và của
HTĐ.
Trưởng ca TĐTT có nhiệm vụ thường xuyên theo dõi điện áp ở đầu cực MFĐ,
điện áp thanh cái phía 110 kV của NMĐ và nghiêm chỉnh chấp hành lệnh điều
chỉnh điện áp của ĐĐV HGPC (thay đổi công suất phản kháng của các tổ máy,
điều chỉnh nấc phân áp các MBA nếu có thể).
Trong trường hợp điện áp ở TĐTT dao động quá giới hạn quy định, KSĐH
HTĐ miền Bắc, ĐĐV HGPC và Trưởng ca TĐTT phối hợp điều chỉnh để khôi
phục điện áp về giá trị cho phép.

Page 16


Quy trình phối hợp vận hành

CHƯƠNG 5:

PHỐI HỢP THỰC HIỆN VÀ KIỂM SOÁT
CHỈNH ĐỊNH RƠLE BẢO VỆ
Mục 8. Nguyên tắc chung

Điều 27

Phân cấp tính tốn chỉnh định rơle bảo vệ đối với các thiết bị thuộc
quyền quản lý vận hành của TĐTT như sau:
Thiết bị được bảo vệ

Đơn vị cấp phiếu

chỉnh định

Đơn vị kiểm tra các trị số
chỉnh định

...

Điều 28

ĐĐM Bắc, HGPC và TĐTT có trách nhiệm phối hợp trong việc ban
hành, thực hiện phiếu chỉnh định rơ-le bảo vệ cũng như kiểm soát việc gửi yêu
cầu/ra mệnh lệnh, thực hiện, đáp ứng các yêu cầu/mệnh lệnh đó và gửi các
thơng tin phản hồi (nếu có). Các yếu tố kiểm soát và phối hợp tổ chức thực
hiện, bao gồm:

1. Thời hạn ban hành phiếu/giá trị chỉnh định;
2. Thời hạn thực hiện phiếu/giá trị chỉnh định;
3. Xác nhận hoàn thành việc chỉnh định và các thông tin phản hồi.

Điều 29

Phiếu chỉnh định rơ-le bảo vệ được phân loại theo mục đích áp dụng, cụ
thể như sau:

1. Phiếu thí nghiệm: Phiếu chỉnh định chỉ phục vụ mục đích thí nghiệm thiết bị
mới, chưa đăng ký đưa vào vận hành.
2. Phiếu vận hành:
(a) Phiếu chỉnh định phục vụ đóng điện thiết bị mới đã đăng ký đưa vào vận
hành;
(b) Phiếu chỉnh định liên quan tới thiết bị đã đóng điện vận hành;

(c) Một số giá trị chỉnh định cụ thể áp dụng cho một số chức năng của rơ-le

bảo vệ lắp đặt trong nhà máy điện có liên quan đến rơle bảo vệ trên lưới
điện (bảo vệ tần số, bảo vệ quá dòng dự phịng khơng hướng, …). Những
giá trị này được nêu trong công văn, không ban hành phiếu.

Điều 30

Cách thức kiểm soát và phối hợp tổ chức thực hiện được qui định như
sau:
Page 17


Quy trình phối hợp vận hành

1. Đối với phiếu thí nghiệm: việc kiểm sốt được tiến hành qua cơng văn, trao đổi
điện thoại, fax giữa TĐTT và ĐĐV HGPC, ĐĐM Bắc tuỳ theo kết quả thí
nghiệm (chi tiết quy định tại mục 2).
2. Đối với phiếu vận hành: việc kiểm sốt q trình thực hiện các phiếu đã ban
hành được tiến hành thông qua lệnh điều độ của ĐĐV HGPC, KSĐH HTĐ
miền Bắc (chi tiết quy định tại mục 3).
3. Địa chỉ lưu trữ và gửi dữ liệu tại ĐĐM Bắc:
(a) Số fax:04.222.................
(b) Số điện thoại:
4. Địa chỉ lưu trữ và gửi dữ liệu tại HGPC:
(a) Số fax:021.22.................
(b) Số điện thoại:

Mục 9. Quy định cụ thể cho phiếu thí nghiệm


Điều 31

Thời hạn ban hành phiếu chỉnh định

1. Khi có nhu cầu, TĐTT có trách nhiệm gửi văn bản thơng báo tới HGPC và
ĐĐM Bắc thời điểm mà TĐTT dự kiến sẽ thực hiện việc chỉnh định. Nếu
khơng có các u cầu khác từ HGPC, ĐĐM Bắc thì thời hạn ban hành phiếu
căn cứ vào văn bản này.
2. Phiếu chỉnh định phục vụ thí nghiệm thiết bị khơng được sử dụng cho đóng
điện vận hành thiết bị.

Điều 32

Thời hạn thực hiện và kiểm sốt việc thực hiện, thơng tin phản hồi (nếu
có)

1. TĐTT có trách nhiệm xác định các yêu cầu về kiểm soát việc thực hiện và thời
hạn thực hiện phiếu chỉnh định, tuy nhiên không chậm hơn thời điểm dự định
đăng ký đóng điện vận hành.
2. Trong q trình thí nghiệm nếu có các thơng số thực tế sai khác với số liệu
trong Phiếu chỉnh định/Văn bản giá trị chỉnh định (đối với các bảo vệ thuộc
đường dây và MBA 110kV tại TBA 110kV cho ĐĐM Bắc, đối với các bảo vệ
thuộc khối máy phát tại NMĐ cho HGPC), TĐTT trách nhiệm gửi các thông
tin phản hồi bằng văn bản tới ĐĐM Bắc hoặc HGPC.
3. ĐĐM Bắc, HGPC có trách nhiệm xem xét, trả lời các ý kiến phản hồi trên
bằng văn bản tới TĐTT.
Page 18


Quy trình phối hợp vận hành


4. Sau khi kết thúc thí nghiệm, TĐTT có trách nhiệm thơng báo bằng văn bản cho
ĐĐM Bắc, HGPC xác nhận việc hoàn tất thực hiện các phiếu chỉnh định phục
vụ thí nghiệm. Việc thơng báo này phải thực hiện trước thời điểm đăng ký đưa
thiết bị vào vận hành.
5. Phiếu chỉnh định sử dụng cho mục đích đưa thiết bị vào vận hành chỉ được ban
hành sau khi có xác nhận từ phía TĐTT về việc thực hiện các phiếu chỉnh định
đạt tiêu chuẩn vận hành.
Mục 10. Quy định cụ thể cho phiếu vận hành

Điều 33

Thời hạn ban hành

1. Khi yêu cầu ban hành phiếu chỉnh định xuất phát từ phía ĐĐM Bắc hoặc
HGPC (ví dụ để phục vụ việc thay đổi phương thức vận hành), ĐĐM Bắc hoặc
HGPC tự xác định thời hạn.
2. Khi yêu cầu ban hành phiếu chỉnh định xuất phát từ phía TĐTT, TĐTT gửi văn
bản thơng báo với HGPC hoặc ĐĐM Bắc thời điểm mà TĐTT dự kiến sẽ thực
hiện việc chỉnh định. Nếu khơng có u cầu khác từ HGPC hoặc ĐĐM Bắc
thời hạn ban hành phiếu căn cứ theo văn bản này.
3. Đối với việc chỉnh định các thông số rơ-le bảo vệ thiết bị trong NMĐ, TĐTT
có trách nhiệm gửi văn bản thơng báo với HGPC hoặc ĐĐM Bắc thời điểm
mà TĐTT dự kiến sẽ thực hiện việc chỉnh định. Nếu khơng có u cầu khác từ
HGPC hoặc ĐĐM Bắc thời hạn thông báo giá trị chỉnh định bằng văn bản của
HGPC hoặc ĐĐM Bắc căn cứ theo văn bản này.

Điều 34

Thời hạn thực hiện


1. Sau khi nhận được phiếu chỉnh định, TĐTT có trách nhiệm đăng ký công tác
với HGPC, ĐĐM Bắc (theo phân cấp quyền điều khiển và uỷ quyền do ĐĐM
Bắc) để thực hiện chỉnh định (công tác trên thiết bị nhị thứ).
2. Thời hạn chính thức thực hiện phiếu sẽ do ĐĐV HGPC (theo phân cấp quyền
điều khiển và uỷ quyền do KSĐH HTĐ miền Bắc) xác định khi giải quyết
phiếu đăng ký công tác.
3. Đối với việc chỉnh định các thông số rơ-le bảo vệ thiết bị trong NMĐ thời hạn
thực hiện các chỉnh định theo văn bản của HGPC và/hoặc ĐĐM Bắc do TĐTT
tự xác định nhưng không muộn hơn thời điểm đăng ký đóng điện thiết bị liên
quan tới các chỉnh định bảo vệ đó.

Điều 35

Kiểm sốt việc chuẩn bị thực hiện chỉnh định
Page 19


Quy trình phối hợp vận hành

Việc tiến hành chỉnh định theo phiếu chỉnh định phải được tiến hành theo trình
tự sau:
1. Đơn vị thực hiện chỉnh định khẳng định với Trưởng ca TĐTT đã hồn tất các
cơng tác chuẩn bị cần thiết.
2. Trưởng ca TĐTT thông báo với ĐĐV HGPC (theo phân cấp quyền điều khiển
và uỷ quyền do KSĐH HTĐ miền Bắc) cho phép thực hiện.
3. ĐĐV HGPC (theo phân cấp quyền điều khiển và uỷ quyền do KSĐH HTĐ
miền Bắc) ra lệnh thực hiện chỉnh định.
4. Việc chuẩn bị chỉnh định các thông số rơ-le bảo vệ thiết bị trong nhà máy điện
do TĐTT tự thực hiện, không phụ thuộc vào sự kiểm soát của KSĐH HTĐ

miền Bắc.

Điều 36

Kiểm sốt việc xác nhận hồn thành chỉnh định
Trình tự cơng việc phải thực hiện sau khi hồn tất việc chỉnh định theo phiếu
chỉnh định như sau:

1. Đơn vị thực hiện chỉnh định, Trưởng ca TĐTT ký xác nhận vào trang bìa phiếu
chỉnh định và gửi fax tới ĐĐV HGPC (theo phân cấp quyền điều khiển và uỷ
quyền do KSĐH HTĐ miền Bắc).
2. ĐĐV HGPC (theo phân cấp quyền điều khiển và uỷ quyền do KSĐH HTĐ
miền Bắc) xác nhận việc hoàn thành chỉnh định vào sổ trực ca khi nhận được
bản fax có chữ ký.
3. Bản fax được lưu tại HGPC và/hoặc ĐĐM Bắc để theo dõi tình trạng thay đổi
chỉnh định rơ-le bảo vệ.
4. Việc xác nhận hoàn thành chỉnh định các thông số rơ-le bảo vệ thiết bị trong
TĐTT căn cứ vào văn bản thông báo của Đơn vị thực hiện chỉnh định gửi về
HGPC và/hoặc ĐĐM Bắc nhưng khơng muộn hơn thời điểm đăng ký đóng
điện thiết bị liên quan tới các chỉnh định bảo vệ đó.

Điều 37

Kiểm sốt việc thực hiện các thơng tin phản hồi (nếu có)

1. Trường hợp có các thơng tin phản hồi về giá trị chỉnh định trong Phiếu chỉnh
định/Văn bản giá trị chỉnh định (đối với các bảo vệ thuộc đường dây và MBA
110kV tại TBA 110kV cho ĐĐM Bắc, đối với các bảo vệ thuộc khối máy phát
tại NMĐ cho HGPC), Trưởng ca TĐTT ghi lại các thông tin phản hồi vào mục
“Ý kiến của Đơn vị quản lý vận hành” (sử dụng mẫu và gửi fax tới ĐĐV

HGPC (theo phân cấp quyền điều khiển và uỷ quyền do KSĐH HTĐ miền

Page 20


Quy trình phối hợp vận hành

Bắc) hoặc gửi các thơng tin phản hồi bằng văn bản… tới HGPC và/hoặc ĐĐM
Bắc.
2. HGPC và/hoặc ĐĐM Bắc có trách nhiệm xem xét, trả lời các ý kiến phản hồi
trên bằng lệnh điều độ, văn bản tới TĐTT.

Page 21


Quy trình phối hợp vận hành

CHƯƠNG 6: THỦ TỤC ĐĂNG KÝ VÀ
LẬP PHƯƠNG THỨC HUY ĐỘNG
Mục 11. Công bố công suất

Điều 38

Công suất công bố năm:
Trước ngày 1 tháng 10 hàng năm (năm Y), TĐTT phải đăng ký với công suất
công bố năm Y+1 của TĐTT (Sử dụng mẫu TĐTT-01-08 của Phụ lục 11), bao
gồm:

1. Công suất khả dụng tổ máy (MW) theo từng giai đoạn;
2. Tổng sản lượng khả dụng của nhà máy (GWh) và tổng sản lượng khả dụng có

thể cung cấp cho EVN (GWh) tại Điểm Giao Nhận (GWh) theo từng tháng.
3. Công suất lớn nhất (MW) theo từng tháng.

Điều 39

Công suất công bố tháng:
Trước ngày 20 hàng tháng (tháng M), TĐTT phải đăng ký với ĐĐV HGPC
công suất công bố tháng M+1 của TĐTT (Sử dụng mẫu TĐTT-02-08 của Phụ
lục 11), bao gồm:

1. Công suất khả dụng từng tổ máy (MW) theo từng giai đoạn;
2. Tổng sản lượng khả dụng của nhà máy (GWh) và tổng sản lượng khả dụng có
thể cung cấp cho EVN (GWh) tại Điểm Giao Nhận.
3. Công suất lớn nhất (MW).

Điều 40

Công suất công bố tuần:
Trước 15 giờ 30 phút thứ ba hàng tuần (tuần W), TĐTT phải đăng ký với ĐĐV
HGPC công suất công bố tuần W+1 của TĐTT (Sử dụng mẫu TĐTT-03-08 của
Phụ lục 11), bao gồm:

1. Công suất khả dụng từng tổ máy (MW) chi tiết đến từng giờ;
2. Tổng sản lượng khả dụng của nhà máy (GWh).

Điều 41

Công suất công bố ngày:
Trước 9 giờ hàng ngày (ngày D), TĐTT phải đăng ký với ĐĐV HGPC công
suất công bố ngày D+1 của TĐTT (Sử dụng mẫu TĐTT-04-08 của Phụ lục 11),

bao gồm :

1. Công suất khả dụng từng tổ máy (MW) chi tiết đến từng giờ;
Page 22


Quy trình phối hợp vận hành

2. Tổng sản lượng khả dụng của nhà máy (GWh) và tổng sản lượng khả dụng có
thể cung cấp cho EVN (GWh) tại Điểm Giao Nhận.
Đối với các ngày thứ sáu hoặc ngày làm việc trước các ngày nghỉ lễ, tết …
TĐTT phải đăng ký với ĐĐV HGPC Công suất công bố ngày cho các ngày
nghỉ, lễ, tết và ngày làm việc đầu tiên sau ngày nghỉ.

Điều 42

Thay đổi công suất công bố:
Khi cần thay đổi công suất công bố, TĐTT cần thông báo lại cho ĐĐV HGPC
càng sớm càng tốt. Nếu trường hợp thay đổi công suất công bố vi phạm các
thời hạn quy định ở trên, ĐĐV HGPC sẽ thông báo lại các phương thức dự
kiến theo nỗ lực hợp lý.

Điều 43

Các phương tiện TĐTT có thể sử dụng để gửi cơng bố công suất cho
ĐĐV HGPC theo thứ tự ưu tiên từ cao đến thấp như sau:
a. Email

:


b. Fax

:

c. Điện thoại

:
Mục 12. Dự báo phương thức

Điều 44

Dự báo tuần:
Trước 15 giờ thứ sáu hàng tuần (tuần W), ĐĐV HGPC sẽ thông báo cho TĐTT
phương thức vận hành tuần W+1 của TĐTT, trong đó nêu rõ cơng suất phát dự
kiến theo từng giờ (168 giờ) và sản lượng điện dự kiến huy động từng ngày (sử
dụng mẫu HGPC-01-08 của Phụ lục 11).

Điều 45

Dự báo ngày:
Trước 16 giờ hàng ngày (ngày D), ĐĐV HGPC sẽ thông báo cho TĐTT
phương thức vận hành ngày D+1 của TĐTT trong đó nêu rõ cơng suất phát dự
kiến từng giờ (từ 01 giờ đến 24 giờ), sản lượng điện dự kiến ngày cũng như các
yêu cầu về khởi động, ngừng tổ máy và các yêu cầu đặc biệt khác (sử dụng
mẫu HGPC-02-08 của Phụ lục 11).
Đối với các ngày thứ sáu hoặc ngày làm việc trước các ngày nghỉ lễ, tết …
ĐĐV HGPC sẽ thông báo cho TĐTT phương thức vận hành cho các ngày
nghỉ, lễ, tết và ngày làm việc đầu tiên sau ngày nghỉ.

Page 23



Quy trình phối hợp vận hành

Điều 46

Các phương tiện ĐĐV HGPC có thể sử dụng để gửi dự báo phương
thức cho TĐTT theo thứ tự ưu tiên từ cao đến thấp như sau:
a. Email

: …………….

b. Fax

: ……………

c. Điện thoại

: ……………

Mục 13. Kế hoạch sửa chữa và đăng ký sửa chữa

Điều 47

Đăng ký kế hoạch sửa chữa năm:
Trước ngày 01 tháng 10 hàng năm (năm Y), TĐTT đăng ký với ĐĐV HGPC
kế hoạch sửa chữa đối với các thiết bị thuộc quyền điều khiển của ĐĐV HGPC
cho năm Y +1, bao gồm dạng sửa chữa, thời gian bắt đầu, thời gian kết thúc và
các lưu ý cần thiết. Riêng đối với các tổ MFĐ cần có thêm kế hoạch sửa chữa
định hướng cho 3 năm tiếp theo năm Y+1 (tức là các năm Y+2, Y+3, Y+4)

(Sử dụng mẫu TĐTT-05-08 của phụ lục 11).
Nếu không chấp nhận đối với bất kỳ giai đoạn sửa chữa thiết bị nào theo đăng
ký, trong vòng 30 ngày sau khi nhận được bản đăng ký; ĐĐV HGPC có trách
nhiệm thơng báo cho TĐTT biết về kế hoạch không được chấp nhận cùng các
đề xuất hợp lý để TĐTT có thể đăng ký lại.

Điều 48

Đăng ký kế hoạch sửa chữa tháng:
Trước ngày 20 hàng tháng (tháng M), TĐTT đăng ký với ĐĐV HGPC kế
hoạch sửa chữa các thiết bị thuộc quyền điều khiển của ĐĐV HGPC cho tháng
M +1 và dự kiến điều chỉnh kế hoạch sửa chữa (nếu có) cho các tháng cịn lại
trong năm trên cơ sở kế hoạch sửa chữa năm đã được phê duyệt, bao gồm dạng
sửa chữa, thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc, các yêu cầu điều chỉnh kế
hoạch sửa chữa năm, các công tác sửa chữa phát sinh và các lưu ý cần thiết (Sử
dụng mẫu TĐTT-06-08 của phụ lục 11).
Nếu không chấp nhận đối với bất kỳ giai đoạn sửa chữa thiết bị nào theo đăng
ký, trong vòng 5 ngày sau khi nhận được bản đăng ký; ĐĐV HGPC có trách
nhiệm thơng báo cho TĐTT biết về kế hoạch không được chấp nhận cùng các
đề xuất hợp lý để TĐTT có thể đăng ký lại.

Điều 49

Đăng ký sửa chữa theo kế hoạch:
Mặc dù đã có các đăng ký kế hoạch sửa chữa, nhưng khi có kế hoạch cụ thể về
tách thiết bị ra sửa chữa, TĐTT phải đăng ký theo mẫu TĐTT-07-08 của phụ
Page 24



×