Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo, tổ hợp và đưa vào vận hành hệ thống bốc dỡ, vận chuyển than cho nhà máy nhiệt điện đốt than có công suất tổ máy đến kh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 26 trang )

BỘ CƠNG THƯƠNG
VIỆN NGHIÊN CỨU CƠ KHÍ

BÁO CÁO CHUN ĐỀ
Tên đề tài: Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo, tổ hợp và đưa vào vận hành hệ thống bốc
dỡ, vận chuyển than cho nhà máy nhiệt điện đốt than có cơng suất tổ máy đến
khoảng 600MW
Tên chun đề: Tính tốn, thiết kế chi tiết hệ thống vận chuyển vật liệu của máy
đánh đống

Người thực hiện: KS. Đỗ Thành Trung

Tổ chức chủ trì: Viện Nghiên cứu Cơ khí


NỘI DUNG BÁO CÁO

I

Chương 1. Tổng quan về máy đánh đống
trong kho than dự trữ

II

Chương 2. Tính tốn, thiết kế hệ thống băng tải
phân phối của máy đánh đống

5


Chương 1. Tổng quan về máy đánh đống trong kho


than dự trữ
1.1. Quy mô năng suất các thiết bị kho than dự trữ
Hình 1.1 dưới đây mơ tả các thiết bị hệ thống cung cấp than NMNĐ:

Trên hình 1.1 cho thấy: than được bốc dỡ tại cảng bằng các thiết bị bốc dỡ than liên tục đưa
lên các thiết bị vận chuyển than đến các trạm trung chuyển. Từ đây than có thể đi vào nhà máy
bằng 2 đường: cung cấp trực tiếp đến bunke chứa than bằng các băng tải hoặc vận chuyển đến
kho than dự trữ.
Máy đánh đống đóng vai trị như máy tập kết than thành đống trong kho than dự trữ từ
các băng tải vận chuyển đến từ cảng bốc dỡ. Máy phá đống có vai trò như thiết bị đầu nguồn dỡ
than từ đống than trong kho cấp vào băng tải vận chuyển đến bunke chứa than để nghiền thành
bột trước khi phun vào lò hơi
Năng suất của máy phá đống: phải tương đương năng suất vận chuyển tối đa của hệ thống băng
tải vận chuyển từ cảng về kho than. Đối với hệ thống cung cấp than cho NMNĐ Sơng Hậu 1 có
cấu hình lò hơi tổ máy 2x600 MW, năng suất băng tải vận chuyển lớn nhất là 1700 tấn/h.


Chương 1. Tổng quan về máy đánh đống trong kho
than dự trữ
1.2. Nguyên lý làm việc máy đánh đống
1.2.1. Nguyên lý cấu tạo thiết bị:
Máy đánh đống (còn gọi là máy rải liệu) sử dụng trong kho than dự trữ tại các
NMNĐ tại Việt Nam phổ biến được thiết kế khung dạng cần. Hình 1.2 dưới đây mơ
tả ngun lý cấu tạo của máy đánh đống dạng cần:

1. Cần rải liệu

 

2. Băng tải phân phối trên cần


5. Băng tải nạp liệu
6. Xi lanh thủy lực nâng hạ cần”

3. Xe di chuyển máy đánh đống

 

7. Cụm cần đối trọng

4. Ca bin điều khiển

 

 


Chương 1. Tổng quan về máy đánh đống trong kho
than dự trữ
1.2.2. Nguyên lý làm việc máy đánh đống:
Người vận hành điều khiển máy đánh đống ngồi trong ca bin 4 vận hành băng tải nạp liệu 5 hoạt động
cấp than cho băng tải phân phối 2 bố trí ở trên cần rải liệu 1. Liệu được rải thành từng lớp kiểu mái nhà và tạo
thành đống.
Phía đầu của cần rải liệu, có 2 bộ dị đống lớn. Khi máy đánh đống di chuyển dọc theo kho, máy sẽ rải
thành đống cao lên. Khi đống lớn này được cảm nhận bởi sensor phát hiện chiều cao đống ở phía đầu cần rải,
nó sẽ gửi đi 1 tín hiệu và nó được phản hồi về phòng điều khiển. Phòng điều khiển khởi động hệ thống thuỷ lực
và nâng cầu rải lên tới độ cao thích hợp. Có 1 khối đối trọng nằm phía cuối khung của cầu rải, nhằm giữ cho
cần rải thăng bằng. Khi đánh đống, dầm cần rải liệu có thể nâng lên hạ xuống tới góc lớn nhất là ±15°. Khi vận
hành bình thường, cần rải liệu ở vị trí thăng bằng (giữa).
Ở chế độ điều khiển bằng tay, căn cứ vào đống được tạo thành, người vận hành điều khiển xi lanh nâng

hạ cần 6 cho phù hợp để tạo thành chiều dày lớp rải liệu mái nhà của đống hợp lý. Căn cứ vào vị trí cần rải liệu
ở vị trí cao nhất người vận hành điều khiển xe di chuyển máy đánh đống 3 đến vị trí mới để tiếp tục rải liệu.
Q trình rải liệu đánh đống tiếp diễn cho đến khi bốc dỡ xong các khoang hàng tàu cấp than tại cảng.
Nhận xét: Dựa trên các đánh giá tổng quan về máy đánh đống trong kho than dự trữ cho NMNĐ ở trên,
ta lựa chọn thiết bị tính tốn là máy đánh đống dạng cần với năng suất đến 1700 T/h.


Chương 2. Tính tốn, thiết kế hệ thống băng tải phân
phối của máy đánh đống
2.1. Giới thiệu chung
Băng tải phân phối là bộ phận cơng tác chính của Máy đánh đống, có
nhiệm vụ vận chuyển vật liệu từ phễu dỡ liệu và tạo thành đống trong kho dự
trữ. Băng tải phân phối có kết cấu là một băng tải đai cao su được lắp trên kết
cấu thép cần đỡ, và cần này có thể nghiêng một góc trong phạm vi -11o  +14,5o
Các yêu cầu kỹ thuật của băng tải phân phối
- Năng suất vận chuyển:

Q = 1700T/h.

- Vật liệu vận chuyển:

Than

- Tỷ trọng riêng của vật liệu:

 t = 0,85 T/m3

- Góc nghiêng băng tải:

(-11o)  (+14,5o)


- Chiều dài vận chuyển:

37000 mm

- Vận tốc vận chuyển:

v = 4m/s


Chương 2. Tính tốn, thiết kế hệ thống băng tải phân
phối của máy đánh đống
2.2. Tính tốn dây băng
2.2.1. Xác định bề rộng băng
B

1
Q
18 v. .c

B

1
Q
1
1700

 1,17 m.
18 v. .c 18 4.0,85.0,95


(2.1)[2]

Ta chọn bề rộng tấm băng B = 1,2 m = 1200 mm.
2.2.2. Chọn kiểu băng tấm
Băng tấm được chọn là loại băng tấm cao su có lõi được làm bằng sợi
vải bạc có lớp cao su bọc bên ngồi. Băng tấm cao su được chọn có các thơng
số kỹ thuật sau:
- Chiều dày của một lớp màng cốt:
=2
- Số lớp lõi:
Z=5
- Chiều dày lớp cao su tiếp xúc với vật liệu:
1 = 3 mm
- Chiều dày lớp cao su không tiếp xúc với vật liệu: 2 = 2 mm
Từ đây ta có thể xác định chiều dày của tấm băng:
b = i + 1 + 2
(2.2)[1]
=> b = 5.2 + 3 + 2 = 15 mm
Vậy ta có thể chọn sơ bộ băng tấm với kích thước sau:
- Chiều rộng băng:
B = 1200 mm.
- Chiều dày bày băng: b = 15 mm.
- Lõi băng cao su: i = 5


Chương 2. Tính tốn, thiết kế hệ thống băng tải phân
phối của máy đánh đống
2.3. Tính tốn lực cản băng
2.3.3. Tính chính xác
Để tính chính xác lực căng băng, ta áp dụng phương pháp quanh vòng

bằng cách chia từng điểm trên toàn bộ chiều dài băng.
Lực kéo băng tải được tính theo cơng thức sau:
Si + 1 = Si + Wi + 1 ; i (N)
(2.12)[2]
Trong đó:
+ Si + 1; Si: lực căng băng tại điểm thứ i+1 và i;
+ Wi + 1 ; I : lực cản chuyển động trên đoạn từ i đến i+1.
Lực căng của bộ phận kéo tại mỗi điểm tiếp theo trên chu tuyến bằng lực
căng ở điểm kế tiếp trước đó cộng với tổng lực cản trên đoạn giữa các điểm
này.
Phép tính bắt đầu từ điểm có lực căng nhỏ nhất của bộ phận kéo. Thường
điểm này trùng với điểm bộ phận kéo đi ra khỏi tang hoặc đĩa xích dẫn động.

Hình 2.3. Sơ đồ tính lực căng băng theo phương pháp quanh vịng


Chương 2. Tính tốn, thiết kế hệ thống băng tải phân
phối của máy đánh đống
* Lực căng cho phép nhỏ nhất cho phép của bộ phận kéo:
Lực căng cần thiết nhỏ nhất của bộ phận kéo Smin, tức là lực căng ban
đầu của băng trước khi làm việc phụ thuộc vào độ võng cho phép của nhánh tải
hoặc nhánh không tải của bộ phận kéo, lực ma sát trên tang dẫn động và độ ổn
định của bộ công tác.
 S min

q.l 2 198  1180 .1,2 2
 S1 

 7286 N
8f

8.0,03.1,2

S1
= 7286
(N)
S2
= 9284
(N)
S3
= 22951
(N)
S4
= 25249,6 (N)
S5
= 22984,2 (N)
Lực cản ở tang dẫn động khơng tính đến lực cản ma sát trong các ổ trục
được xác định theo công thức (2.44.)[2]:
Wdđ = 0,03(Sv + Sr)
(2.27)[2]
= 0,03(22984,2 + 7286)
= 908,1
(N)
Lực cản băng tổng cộng được tính theo (2.53)[2]:
Wc = S5 – S1 + Wdđ
(2.28)[2]
= 22984 – 7286 + 908,1
= 16606,3 (N)


Chương 2. Tính tốn, thiết kế hệ thống băng tải phân

phối của máy đánh đống
2.4. Tính cơng suất động cơ và lựa chọn hộp giảm tốc
Công suất cần thiết của động cơ được tính theo cơng thức (2.54)[2]:
N



N



Wc .v
102

(kW)

(2.29)[2]

1660,63.4
102.0,97
 67,14kW

Đường kính tang dẫn động được xác định theo cơng thức (3.8)[2]:
 k.i
(2.30)[2]
D
=> D  k.i
= 125.5
= 625 (mm)
Chọn đường kính tang dẫn động theo tiêu chuẩn: D = 630mm.

Số vòng quay của tang dẫn động trong một phút được tính theo công thức
(3.10)[2]:
60v
K . .D
60v
60.4
=> nt 
= 122,6

K . .D 0,99.3,14.0,63

nt



(2.31)[2]
(v/p)

Chọn động cơ là loại động cơ không đồng bộ 3 pha rơto dây quấn có số
vịng quay trên phút là 1500 v/p. Khi đó tỉ số truyền của bộ phận dẫn động là:
i

1500
ndc
=
= 12,23
nt
122,6

(2.32)[2]



Chương 2. Tính tốn, thiết kế hệ thống băng tải phân
phối của máy đánh đống
Chọn cụm dẫn động của hãng Nord (Anh) bao gồm cả động cơ và hộp giảm tốc
được sản xuất theo modul chuẩn. Chọn kiểu cụm dẫn động có kí hiệu là
SK9086.1 – 280S/4 có các thơng số cơ bản sau:
+ Cơng suất
: 75 kW
+ Số vịng quay động cơ
: 1500 v/p
+ Momen xoắn trục đầu ra của hgt
: 5919 Nm
+ Tỉ số truyền
: 12,31
+ Momen phanh
: 150 Nm
+ Tổng khối lượng
: 310 kG

Hình 2.5. Cụm dẫn động băng tải
Khi đó, vận tốc làm việc thực của tang dẫn động sẽ là:
nt 

ndc
1500

 121,8v / p
i
12,31


Vận tốc chuyển động thực của băng sẽ là:
v=

3,14.0,63.121,8
 .D.n
.k =
.0,99  3,98m / s
60
60


Chương 2. Tính tốn, thiết kế hệ thống băng tải phân
phối của máy đánh đống
2.6. Tính tốn kiểm tra bền con lăn
2.6.1. Sơ đồ bố trí con lăn

Hình 2.6. Sơ đồ bố trí các con lăn đỡ trên giá băng tải
1. Tang chủ động; 2. Phễu dỡ liệu; 3. Con lăn đỡ nhánh có tải;
4. Tang bị động; 5. Con lăn đỡ nhánh khơng tải.
2.6.2. Tính tốn con lăn đỡ nhánh có tải
Trên nhánh có tải ta bố trí các con lăn đỡ hình lịng máng gồm 1 con lăn
nằm ngang và hai con lăn nằm nghiêng so với phương ngang 1 góc 35o để tạo
thành hình lịng máng. Con lăn chịu tải có tác dụng đỡ và dẫn hướng băng tải
vận chuyển đúng hướng, liên tục và ổn định.


Chương 2. Tính tốn, thiết kế hệ thống băng tải phân
phối của máy đánh đống
Chọn vật liệu chế tạo con lăn là thép CT3 có ứng suất uốn cho phép là:


 u   18000( N / cm 2 )

Các thơng số kích thước cơ bản của con lăn nhánh có tải:
Dcl = 133 mm : đường kính con lăn.
lcl
= 465 mm : chiều dài con lăn.
Lcl
= 1200 mm : khoảng cách giữa hai dãy con lăn.
Ld
= 26
: số dãy con lăn.
dcl
= 25 mm
: đường kính trục con lăn.
L
= 497 mm : chiều dài trục con lăn.
2.6.4. Tính tốn con lăn đỡ nhánh không tải
Con lăn đỡ nhánh không tải ta sử dụng là con lăn thẳng.
Chọn vật liệu chế tạo con lăn là thép CT3 có ứng suất uốn cho phép là:

 u   18000( N / cm 2 )

Các thông số cơ bản của con lăn đỡ nhánh khơng tải là:
dcl
= 133 mm : đường kính con lăn.
lcl
= 1400 mm : chiều dài con lăn.
Lcl
= 4000 mm : khoảng cách giữa hai dãy con lăn.

Ld
=8
: số dãy con lăn.
dcl
= 20mm
: đường kính trục con lăn.
L
= 1432mm : chiều dài trục con lăn.


Chương 2. Tính tốn, thiết kế hệ thống băng tải phân
phối của máy đánh đống

Hình 2.15. Kết cấu con lăn đỡ nhánh có tải

Hình 2.16. Kết cấu con lăn đỡ nhánh không tải


Chương 2. Tính tốn, thiết kế hệ thống băng tải phân
phối của máy đánh đống
2.6.6. Tính tốn chọn ổ bi đỡ
Số vòng quay của ổ bi được xác định theo cơng thức (3.10)[2]
n

=

60.v
K . .D

(2.55)[2]


Trong đó:
+ v: vận tốc di chuyển của dây băng, m/s.
+ K: hệ số trượt. Chọn K = 0,98.
+ D: đường kính con lăn, m.
n

=

60.3,98
0,98.3,14.0,133

= 583,48 (v/p)
Chọn ổ bi đỡ lòng cầu 2 dãy theo tiêu chuẩn GOST 5720 – 51 có
số hiệu là 1205 cho con lăn nhánh có tải và 1304 cho con lăn nhánh khơng tải.

Hình 2.14. Ổ đỡ trục con lăn


Chương 2. Tính tốn, thiết kế hệ thống băng tải phân
phối của máy đánh đống

2.7. Tính tốn thiết kế tang dẫn động
2.7.1. Giới thiệu
Tang dẫn động có nhiệm vụ làm cho tấm băng di chuyển, định hướng
băng và làm căng băng. Tang dẫn bao gồm tang chủ động và tang bị động:
+ Tang chủ động: là tang nhận chuyển động quay từ động cơ qua
hộp giảm tốc đến tang và tang này sinh ra lực chủ động để kéo băng.
+ Tang bị động: quay theo dây băng, nó có tác dụng dẫn hướng
cho dây băng, đồng thời làm căng dây băng, vì vậy cịn gọi là tang căng

băng.
Tang dẫn động thường được đúc bằng gang hoặc hàn bằng thép tấm. Để
tăng hệ số ma sát giữa bề mặt tăng và dây băng, người ta phủ lên bề mặt làm
việc của tang bằng một lớp cao su khía có rãnh, hệ số ma sát sẽ tăng 50% so
với tang thép trơn.
Việc tính tốn tang dẫn bao gồm: tính kiểm tra bền vỏ tang, trục tang,
tính chọn ổ bi và vỏ lắp ổ bi.


Chương 2. Tính tốn, thiết kế hệ thống băng tải phân
phối của máy đánh đống
2.7.2. Tính tốn tang chủ động
2.7.2.1. Các thơng số cơ bản của tang
Đường kính tang được xác định theo cơng thức (3.8)[2]:
Dn
(2.58)[2]
 k.i
Trong đó:
+ k: hệ số tỉ lệ. Chọn k = 125.
+ i: số lớp đệm trong băng tẩm cao su, i = 5.
=> Dn  125. 5 = 625mm
Chọn Dn = 650mm.
Chiều rộng của tang thường lấy lớn hơn chiều rộng băng từ 100 
300mm. Chọn chiều rộng tang Lt = 1500mm.
Các thông số cơ bản của tang chủ động:
Dn
= 650 mm : đường kính ngồi của tang.
Dt
= 630 mm : đường kính trong của tang.
Lt

= 1500mm : chiều dài tang.

= 10 mm : bề dày tang.
2.7.3. Tính tốn thiết kế trục tang chủ động
Trong quá trình băng tải hoạt động trục tang vừa có nhiệm vụ đỡ tang
vừa truyền mơmen xoắn. Do đó trục tang chủ động vừa chịu uốn vừa chịu xoắn.


Chương 2. Tính tốn, thiết kế hệ thống băng tải phân
phối của máy đánh đống
2.7.3.1. Tính gần đúng trục tang
Sơ đồ tính trục như hình vẽ:

Hình 2.18. Biểu đồ mơmen trục tang dẫn động


Chương 2. Tính tốn, thiết kế hệ thống băng tải phân
phối của máy đánh đống
Đường kính trục tại tiết diện nguy hiểm được xác định theo công thức:
M
td
(2.69)[4]
d 3

0,1.1   4  




Trong đó:

+ Mtd: momen tương đương tại tiết diện nguy hiểm, Nmm.
+  : hệ số rỗng của trục.
+   : ứng suất cho phép của trục, phụ thuộc vào vật liệu
chế tạo trục. Theo bảng 7-2[4], ta chọn vật liệu chế tạo trục là thép
45 có ứng suất bền uốn  b  600 N / mm2 , ứng suất uốn cho phép

  = 48 N/mm2.

d 3

4097356

 94,86mm
0,1.48
Vậy chọn đường kính trục tại tiết diện nguy hiểm nhất là 125mm.
2.7.3.2. Kiểm nghiệm trục theo hệ số an tồn
Hệ số an tồn được tính theo công thức (7.5)[5]:
n

n n
n2  n2

  n

(2.74)[4]

2.7.3.3. Kiểm nghiệm then
Theo TCVN 150-64, tưng ứng với đường kính trục tang d=125mm, ta
chọn then bằng có các kích thước: b=32mm; h= 18mm; t= 9mm; t1=9,2mm; k=
11,2.



Chương 2. Tính tốn, thiết kế hệ thống băng tải phân
phối của máy đánh đống
2.7.4. Tính tốn chọn ổ bi đỡ trục tang dẫn động
Hệ số khả năng làm việc:
C
= Q(n.h)0,3
=>C = 1114,63.(122,6.10000)0,3
= 74761,5
Dựa vào hệ số khả năng làm việc, tra bảng chọn ổ bi đỡ lòng cầu hai dãy
theo tiêu chuẩn GOST 5721-75 kí hiệu 300-3122.

Hình 2.19. Con lăn đỡ trục tang chủ động

Hình 2.20. Kết cấu tang chủ động


Chương 2. Tính tốn, thiết kế hệ thống băng tải phân
phối của máy đánh đống
2.7.5. Tính tốn tang bị động
Nhằm tạo điều kiện dễ dàng cho việc chế tạo và lắp đặt, an toàn trong
vận hành, ta chọn tang chủ động có các thơng số cơ bản như tang chủ động. Cụ
thể là:
Dn = 650 mm : đường kính ngồi tang bị động.
Dt = 630 mm : đường kính trong tang bị động.

= 10 mm : bề dày tang bị động.
Lt
= 1500 mm : chiều dài tang.



Chương 2. Tính tốn, thiết kế hệ thống băng tải phân
phối của máy đánh đống
2.8. Tính tốn trạm kéo căng
Thiết bị kéo căng tạo ra lực căng sơ bộ khi lắp đặt cho băng. Theo phương
pháp tác dụng, người ta phân ra thiết bị kéo căng kiểu vít, kiểu đối trọng hoặc
kiểu vít – lị xo.
Ta chọn thiết bị căng băng kiểu vít vì nó chắc chắn, đơn giản và được sử
dụng rộng rãi, phù hợp với các loại băng tải co chiều dài ngắn mặc dù nó có
những nhược điểm như: cần phải xiết bằng tay một cách có chu kì, khơng giảm
nhẹ được va đập.
Chọn trạm kéo căng kiểu vít với ren vít hệ mét M30 có đường kính chân
ren là dc = 25,5mm.
Số vịng ren z cần thiết của đai ốc được xác định từ điều kiện áp suất đơn
vị cho phép [p] ở các vòng ren:
z

=

P

 2
(d  d c2 )[ p ]dv
4
25096
=> z =
3,14 2
(3  2,55 2 ) 400
4


(2.83)[2]

= 32
Chọn z = 35.
Chiều cao cần thiết của đai ốc:
H
= z.s
Trong đó:
s: bước ren, chọn s = 2.
=> H = 35.2
= 70 mm

(2.84)[2]


Chương 2. Tính tốn, thiết kế hệ thống băng tải phân
phối của máy đánh đống
2.9. Tổng hợp các kết quả tính tốn
Dựa trên các kết quả tính tốn ở trên, ta có bảng tổng hợp thơng số kỹ
thuật của hệ thống băng tải phân phối vận chuyển vật liệu của máy đánh đống:
Bảng 2.1. Thông số kỹ thuật hệ thống băng tải phân phối vận chuyển vật
liệu của máy đánh đống:

Vật liệu đánh đống
Năng suất đánh đống
Phạm vi nâng và hạ cần
Băng tải
Kích thước băng
Chiều dài băng

Tốc độ băng
Động cơ truyền động cho
băng tải
Cơng suất
Số vịng quay của động

Tỉ số truyền
Tang chủ động
Đường kính ngồi
Đường kính trong
Chiều dày tang
Chiều dài tang

 
T/h
độ
 
mm.mm
m
m/s
 

Than
1700
- 11 đến +14,5
 
1200x15
37
3,98
 


kW
v/p

75
1500

 
 
mm
mm
mm
mm

12,31
 
650
630
10
1500


Chương 2. Tính tốn, thiết kế hệ thống băng tải phân
phối của máy đánh đống
Tang bị động
Đường kính ngồi
Đường kính trong
Bề dày tang
Chiều dài tang
Con lăn đỡ nhánh có tải

Đường kính con lăn
Chiều dài con lăn
Góc nghiêng con lăn đỡ
Số dãy con lăn
Khoảng cách giữa hai dãy
con lăn
Đường kính trục con lăn
Chiều dài trục con lăn
Con lăn đỡ nhánh không tải
Đường kính con lăn
Chiều dài con lăn
Số dãy con lăn
Khoảng cách giữa hai dãy
con lăn
Đường kính trục con lăn
Chiều dài trục con lăn

 
mm
mm
mm
mm
 
mm
mm
độ
dãy
mm

 

650
630
10
1500
 
133
465
35
26
1200

mm
mm
 
mm
mm
dãy
mm

25
497
 
133
1400
8
4000

mm
mm


20
1432


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Nội dung chuyển đề đã giải quyết được những vấn đề sau:
- Hoàn thành việc nghiên cứu tổng quan về máy đánh đống được sử dụng
trong các nhà máy nhiệt điện đốt than với cơng suất tổ máy khoảng
600MW
- Hồn thiện việc tính tốn, thiết kế chi tiết của hệ thống băng tải vận
chuyển vật liệu cho máy đánh đống với các thông số sau:
+ Năng suất vận chuyển:
Q = 1700T/h.
+ Vật liệu vận chuyển:
Than
+ Góc nghiêng băng tải:
(-11o)  (+14,5o)
+ Chiều dài vận chuyển:
37000 mm
+ Vận tốc vận chuyển:
v = 4m/s
Từ đó lập được bảng tổng hợp các thơng số kỹ thuật phục vụ cho
việc lập quy trình cơng nghệ chế tạo các chi tiết cho hệ thống.
- Kết quả chuyên đề được áp dụng cho máy đánh đống công suất đến 1700
T/h thuộc dự án nhà máy nhiệt điện Sông Hậu 1.



×