Tải bản đầy đủ (.docx) (40 trang)

De Thi HSG cap truong mon Lich Su 12 hay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (280.48 KB, 40 trang )

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG
LỚP 12 THPT NĂM HỌC: 2018 - 2019
MÔN THI: LỊCH SỬ
Thời gian làm bài: 120 phút

ĐỀ SỐ 1

Câu 1.
Trên cơ sở phân tích mục tiêu, lãnh đạo của phong trào Cần Vương và phong trào
nơng dân n Thế, hãy rút ra tính chất nổi bật của hai phong trào. Từ thất bại của các
phong trào đó, có thể rút ra những bài học lịch sử gì?
Câu 2.
Tại sao trong những năm 1897 – 1914, thực dân Pháp tiến hành cuộc khai thác thuộc
địa lần thứ nhất ở Việt Nam? Phân tích tác động tích cực của cuộc khai thác đối với nước
ta trong khoảng thời gian đó?
Câu 3.
Vì sao trong cùng thời gian thuận lợi vào giữa tháng 8 năm 1945, ở Đông Nam Á chỉ
có ba quốc gia tuyên bố độc lập, còn các nước khác giành thắng lợi ở mức độ thấp hơn?
Câu 4.
Trình bày khái quát thắng lợi của các nước Đông Nam Á trong cuộc đấu tranh chống
chủ nghĩa thực dân cũ và mới sau chiến tranh thế giới thứ hai. Chứng minh rằng: Thắng lợi
của phong trào giải phóng dân tộc Đơng Nam Á đã góp phần làm thay đổi sâu sắc bản đồ
chính trị thế giới.
Câu 5.
Trình bày hồn cảnh ra đời, mục đích, ngun tắc hoạt động và các cơ quan chính của
Liên Hợp Quốc.Vai trị của Liên Hợp Quốc trong các mối quan hệ giao lưu, hợp tác giữa
các thành viên, trong đó có Việt Nam.
----------------- HẾT ------------------

Họ và tên thí sinh:.....................................................................................................Số báo danh:................................................



HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1
Nội dung

Câu 1.
* Phong trào Cần Vương
- Mục tiêu: giúp vua cứu nước, chống Pháp giành độc lập, khôi phục chế độ phong kiến tiến bộ …
- Lãnh đạo: chủ yếu là các văn thân sĩ phu yêu nước, bị chi phối nặng nề bởi tư tưởng Nho giáo, tư
tưởng “trung quân ái quốc” (tiêu biểu là Phan Đình Phùng, Phạm Bành, Đinh Cơng Tráng, Nguyễn
Thiện Thuật …)…
=> Tính chất nổi bật: yêu nước, chống xâm lược trên lập trường phong kiến.
* Phong trào nơng dân n Thế
- Mục tiêu: chống chính sách cướp bóc và bình định qn sự của thực dân Pháp, bảo vệ quê hương,
bảo vệ cuộc sống…
- Lãnh đạo: là thủ lĩnh nông dân (tiêu biểu là Đề Nắm, Đề Thám, Cả Dinh, Cả Huỳnh…)…
=> Tính chất nổi bật: là phong trào yêu nước, mang tính chất tự vệ (tự phát).
* Bài học lịch sử rút ra từ thất bại của phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX…
- Thất bại của hai phong trào là do các nguyên nhân khách quan và chủ quan (tương quan so sánh lực
lượng chênh lệch; nổ ra lẻ tẻ, thiếu sự liên kết phối hợp; do hạn chế của lực lượng lãnh đạo, hạn chế
về hình thức và phương pháp đấu tranh…)
- Bài học lịch sử: muốn đấu tranh thắng lợi phải nổ ra đúng thời cơ, phải có sự lãnh đạo của một giai
cấp tiên tiến với đường lối đúng đắn …

Câu 2.
* Nguyên nhân thực dân Pháp tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Việt Nam:
- Khai thác, bóc lột thuộc địa là mục đích của bất kì cuộc chiến tranh xâm lược nào của các nước đế
quốc, trong đó có Pháp…
- Với việc đàn áp xong phong trào Cần Vương (1896), thực dân Pháp cơ bản bình định được Việt
Nam bằng quân sự. Tình hình Việt Nam tương đối ổn định tạo điều kiện cho Pháp tiến hành cuộc
khai thác…

- Năm 1897, Chính phủ Pháp cử Pơn Đu-me sang làm Tồn quyền Đơng Dương để hoàn thiện bộ
máy cai trị và tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất.
- Mục đích: bù đắp thiệt hại do cuộc chiến tranh xâm lược gây ra, khai thác bóc lột thuộc địa phục vụ
cho sự phát triển của chủ nghĩa đế quốc Pháp, đồng thời xây dựng cơ sở cho nền thống trị thuộc địa
lâu dài…
* Khái quát nội dung cuộc khai thác: chính sách cướp đoạt ruộng đất, tập trung khai thác mỏ, phát
triển công nghiệp nhẹ (điện, nước…), chú trọng xây dựng hệ thống giao thông vận tải…
* Tác động: Tuy bản chất cuộc khai thác là bóc lột thuộc địa nhưng về khách quan cũng đưa lại
những chuyển biến tích cực cho Việt Nam về kinh tế, xã hội …
- Về kinh tế: bước đầu du nhập phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa vào Việt Nam, từng bước phá
vỡ nền kinh tế tự nhiên, tự cung tự cấp truyền thống …
- Về xã hội: đưa tới sự ra đời của những lực lượng xã hội mới (giai cấp công nhân, tầng lớp tư sản và
tiểu tư sản), khiến xã hội Việt Nam dần có đủ cơ cấu giai cấp của một xã hội hiện đại; mặt khác, mâu
thuẫn dân tộc và giai cấp trở nên gay gắt hơn cũng thúc đẩy phong trào yêu nước diễn ra mạnh mẽ
hơn…
- Sự biến đổi kinh tế - xã hội do cuộc khai thác thuộc địa đã tạo điều kiện bên trong cho cuộc vận
động giải phóng dân tộc theo khuynh hướng mới đầu thế kỉ XX – khuynh hướng dân chủ tư sản, với
nhiều điểm mới (lực lượng tham gia đông đảo hơn, hình thức đấu tranh phong phú hơn…)


Câu 3.
- Trong năm 1945 ở Đơng Nam Á có ba quốc gia tuyên bố độc lập là Inđônêxia, Việt Nam, Lào.
a. Chỉ có ba nước tuyên bố độc lập vì:
- Muốn giành được độc lập thì phải có điều kiện chủ quan và khách quan thuận lợi :
+ Điều kiện khách quan thuận lợi chung: Giữa 8/1945, quân phiệt Nhật Bản đầu hàng đồng minh, các
nước thực dân cũ chưa kịp quay trở lại với các nước Đông Nam Á.
+ Điều kiện chủ quan: Sự chuẩn bị ở mỗi nước về lãnh đạo, lực lượng... Khi điều kiện khách quan
thuận lợi, lực lượng lãnh đạo phát động nhân dân đứng lên giành độc lập.
- Inđơnêxia, Việt Nam, Lào có đủ những điều kiện này:
+ Inđônêxia: Khi Nhật đầu hàng, Xucácnô - lãnh tụ của Đảng quốc dân soạn thảo và đọc Tun ngơn

độc lập. Ngay sau đó cả nước đứng lên giành chủ quyền.
+ Việt Nam: Có sự chuẩn bị lâu dài trong suốt 15 năm, khi thời cơ đến, Đảng Cộng sản Đông Dương
đã kịp thời lãnh đạo nhân dân Tổng khởi nghĩa giành chính quyền tồn quốc. Ngày 2/9/1945, Hồ Chí
Minh thay mặt Chính phủ lâm thời đọc Tuyên ngôn độc lập - Khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng
hòa.
+ Lào: Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương, nhân dân Lào nổi dậy đấu tranh giành độc
lập. Ngày 12/10/1945, Lào tuyên bố độc lập.
b. Các nước Đông Nam Á khác giành thắng lợi ở mức độ thấp hơn vì:
- Các nước Đơng Nam Á khác có xu hướng thân Đồng minh rất rõ. Họ muốn dựa vào Đồng minh để
đánh Nhật giành độc lập (Miến Điện, Mã Lai thân Anh, Philippin thân Mĩ). Sự hợp tác đó dẫn đến
quân Anh, Mĩ trở lại các nước này rất sớm nên khi Nhật thất bại, thời cơ giành độc lập đã bị bỏ lỡ.

Câu 4.
* Khái quát thắng lợi của các nước Đông Nam Á trong cuộc chiến đấu chống chủ nghĩa thực dân …
- Tận dụng thời cơ Nhật đầu hàng Đồng minh, giữa tháng 8-1945, nhân dân Đông Nam Á đã đứng lên
đấu tranh, nhiều nước giành được độc lập, hoặc giải phóng phần lớn lãnh thổ (dẫn chứng tiêu biểu)…
- Ngay sau đó, thực dân Âu – Mĩ quay lại tái chiếm Đông Nam Á, nhân dân các nước lại phải tiến
hành cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược, buộc các nước đế quốc phải lần lượt công nhận nền
độc lập của nhiều nước (dẫn chứng tiêu biểu)…
- Nhân dân ba nước Việt Nam, Lào và Campuchia giành chiến thắng trong cuộc kháng chiến chống
Pháp năm 1954; tuy nhiên sau đó Việt Nam, Lào, tiếp đến là Campuchia phải tiến hành kháng chiến
chống chủ nghĩa thực dân mới, đến năm 1975 mới giành thắng lợi hoàn toàn. 1-1984, Brunây tuyên
bố độc lập
- Như vậy, sau chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân ở Đông
Nam Á diễn ra sớm nhất, quyết liệt và dai dẳng, cuối cùng giành thắng lợi hoàn toàn. Chủ nghĩa thực
dân cả cũ và mới ở khu vực đều bị đánh đổ…
* Thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc Đơng Nam Á đã góp phần làm thay đổi sâu sắc
bản đồ chính trị thế giới vì:
- Đã đưa tới sự ra đời của hàng loạt các quốc gia độc lập. Các quốc gia này ngày càng tham gia tích
cực và có vai trị quan trọng trong đời sống chính trị thế giới …

- Góp phần đưa tới sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân (cả cũ và mới) cùng hệ thống thuộc địa của nó.
Trận địa của chủ nghĩa đế quốc bị thu hẹp lại …
- Góp phần mở rộng trận địa và tăng cường lực lượng của hệ thống xã hội chủ nghĩa (với thắng lợi
của cách mạng Việt Nam)
- Thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc Đơng Nam Á cũng góp phần quan trọng làm xói mịn
và đưa tới sự sụp đổ của trật tự hai cực Ianta…


Câu 5.
*Hoàn cảnh ra đời
- Tại hội nghị Ianta (2/1945), ba cường quốc thống nhất lập tổ chức Liên Hợp Quốc để giữ gìn hồ
bình, an ninh trật tự thế giới sau chiến tranh
- Từ ngày 24/4/1945  26/6/1945, Hội nghị đại biểu của 50 nước họp tại Xan Phơranxixcô (Mỹ)
thông qua Hiến chương Liên Hợp Quốc và thành lập tổ chức Liên Hợp Quốc
*Mục đích
- Duy trì hồ bình và an ninh thế giới
- Thúc đẩy quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa các nước trên cơ sở tôn trọng quyền bình đẳng giữa các
quốc gia và nguyên tắc dân tộc tự quyết
*Các cơ quan chính
- Đại hội đồng :
+ Hội nghị của tất cả các nước hội viên, họp mỗi năm 1 lần để thảo luận những vấn đề có liên
quan đến Hiến chương đã quy định
+ Trong Hội nghị quyết định các vấn đề quan trọng phải được thơng qua với 2/3 số phiếu, vấn đề
ít quan trọng thì chỉ thơng qua với đa số phiếu
- Hội đồng bảo an :
+ Cơ quan chính trị quan trọng nhất, hoạt động thường xuyên của Liên Hợp Quốc , chịu trách
nhiệm chính về việc duy trì hồ bình an ninh quốc tế
+ Mọi quyết nghị của Hội đồng bảo an phải được thơng qua với sự nhất trí của 5 uỷ viên thường
trực là Liên Xô(Nga), Mỹ, Anh, Pháp, Trung Quốc.
+ Những quyết nghị của Hội đồng bảo an được thơng qua phù hợp với Hiến chương thì bắt buộc

các nước hội viên phải thi hành. Hội đồng bảo an không phục tùng Đại hội đồng
- Ban thư ký : Cơ quan hành chính của Liên Hợp Quốc đứng đầu là Tổng thư ký,do Đại hội đồng
bầu ra 5 năm 1 lần, theo sự giới thiệu của Hội đồng bảo an
- Ngồi ra Liên Hợp Quốc cịn có hàng trăm tổ chức chuyên môn khác như Hội đồng kinh tế và xã
hội, Toà án quốc tế, Hội đồng quản thúc…
- Trụ sở Liên Hợp Quốc đặt tại Niu Oóc, năm 1997 Liên Hợp Quốc có 185 thành viên
* Các ngun tắc hoạt động:
- Tơn trọng quyền bình đẳng giữa các quốc gia và quyền dân tộc tự quyết
- Tôn trọng tồn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước
- Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng phương pháp hồ bình
- Ngun tắc nhất trí giữa 5 cường quốc: Liên Xơ(Nga), Mỹ, Anh, Pháp, Trung Quốc
- Liên Hợp Quốc không can thiệp vào công việc nội bộ của bất cứ nước nào
* Vai trò của Liên Hợp Quốc:
- Liên Hợp Quốc là tổ chức quốc tế lớn nhất , giữ vai trò quan trọng trong việc giữ gìn hồ bình an
ninh quốc tế , thúc đẩy việc giải quyết các tranh chấp hoặc xung đột khu vực, phát triển các mối quan
hệ giao lưu hợp tác về kinh tế, chính trị, xã hội, văn hoá giữa các nước thành viên
- Việt Nam gia nhập Liên Hợp Quốc ngày 20/9/1977, với sự giúp đỡ của các tổ chức chuyên
môn của Liên Hợp Quốc như UNICEF, UNESCO, WHO, FAO, IMF… đối với Việt Nam trong công
cuộc xây dựng đất nước…

----------------- HẾT ---------------ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG
LỚP 12 THPT NĂM HỌC: 2018 - 2019


MÔN THI: LỊCH SỬ
Thời gian làm bài: 120 phút

ĐỀ SỐ 2
Câu 1.
Nêu những nét chính trong các giai đoạn phát triển của cuộc khởi nghĩa Hương Khê

(1885 - 1896). Tại sao nói: cuộc khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất
trong phong trào Cần Vương cuối thế kỷ XIX?
Câu 2.
Phân tích hồn cảnh lịch sử của phong trào yêu nước Việt Nam đầu thế kỷ XX. Nêu
những nét mới của phong trào đó về các mặt: lãnh đạo, lực lượng tham gia, mục tiêu đấu
tranh, quy mô?
Câu 3.
Trình bày mục đích, ngun tắc hoạt động của tổ chức Liên Hợp Quốc. Hiện nay, Việt
Nam đã vận dụng nguyên tắc hoạt động của tổ chức Liên Hợp Quốc trong việc giải quyết
tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc như thế nào?
Câu 4.
Nêu những biến đổi to lớn của khu vực Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ hai
(1939 - 1945). Trong các năm 1945, 1967, 1976 có những sự kiện nào tác động đến sự phát
triển của các quốc gia Đông Nam Á? Ý nghĩa của các sự kiện đó?
Câu 5.
Trào lưu cải cách, duy tân ở Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX xuất hiện trong
bối cảnh lịch sử nào? Tại sao những đề nghị cải cách này lại không được thực hiện?
----------------- HẾT ------------------

Họ và tên thí sinh:.....................................................................................................Số báo danh:................................................
HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2


Nội dung

Câu 1.
1. Những nét chính các giai đoạn phát triển của cuộc khởi nghĩa Hương Khê:
- Từ 1885 đến 1888: là giai đoạn chuẩn bị lực lượng, do Cao Thắng trực tiếp phụ trách, nghĩa quân
xây dựng căn cứ, huấn luyện, sản xuất vũ khí.
- Từ 1888 đến 1896: là giai đoạn chiến đấu quyết liệt.

+ Diễn ra nhiều trận đánh lớn như trận ở đồn Trường Lưu (5 - 1890), trận tập kích thị xã Hà Tĩnh (8 1892), trận ở núi Vụ Quang (10 - 1894)…
+ Sau 1894, qn Pháp tấn cơng ác liệt, Phan Đình Phùng hy sinh tháng 12 - 1895, cuộc khởi nghĩa
kết thúc thất bại vào đầu năm 1896.
2. Giải thích:
- Thời gian diễn ra dài nhất (từ năm 1885 đến 1896) trong phong trào Cần Vương chống Pháp.
- Địa bàn khởi nghĩa rộng lớn: gồm 4 tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.
- Lãnh đạo khởi nghĩa: Cụ Phan Đình Phùng, điển hình cho giới văn thân sĩ phu yêu nước cuối thế kỉ
XIX, cụ vốn là một vị quan lớn trong triều Nguyễn. Ngồi ra, cịn có Cao Thắng, một tướng giỏi xuất
thân từ nông dân.
- Tổ chức lực lượng: rất chặt chẽ, nghĩa quân chia thành 15 quân thứ, ở trong nhân dân…tự chế tạo
được vũ khí, chuẩn bị chu đáo về cơ sở vật chất, căn cứ khởi nghĩa ….
- Có nhiều cách đánh giặc độc đáo: tổ chức được nhiều trận đánh lớn, tấn công đồn Pháp, phục kích
địch, tinh thần chiến đấu dũng cảm, gây cho Pháp nhiều tổn thất nặng nề.

Câu 2.
1. Hoàn cảnh lịch sử :
- Đầu thế kỷ XX, chủ nghĩa tư bản đã chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, tác động đến phong
trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
- Những luồng tư tưởng mới từ bên ngoài ảnh hưởng đến con đường cứu nước Việt Nam, như cuộc
Duy Tân Minh Trị ở Nhật Bản năm 1868, cuộc vận động Duy Tân ở Trung Quốc năm 1898…
- Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Thực dân Pháp (1897 - 1914) tác động đến kinh tế
- xã hội Việt Nam, làm xuất hiện những giai cấp và tầng lớp mới như công nhân, tư sản, tiểu tư sản….
2. Những nét mới trong phong trào yêu nước Việt Nam đầu thế kỷ XX:
- Lãnh đạo phong trào: là các văn thân sĩ phu yêu nước tiến bộ, chịu ảnh hưởng của khuynh hướng
dân chủ tư sản như: Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng…- Lực lượng tham gia:
gồm nhiều giai cấp, tầng lớp mới như công nhân, tiểu tư sản, tư sản dân tộc…
- Mục tiêu đấu tranh: không chỉ là giành độc lập dân tộc, mà còn chống phong kiến, đòi cải cách,
canh tân đất nước, phát triển xã hội…



- Quy mô : rộng lớn, ở cả trong nước và ở cả ngồi nước.

Câu 3.
1. Mục đích, ngun tắc hoạt động:
- Mục đích của tổ chức Liên Hợp Quốc:
Duy trì hịa bình và an ninh thế giới, phát triển các mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc và tiến
hành sự hợp tác quốc tế giữa các nước trên cơ sở tơn trọng ngun tắc bình đẳng và quyền tự quyết
của các dân tộc.
- Nguyên tắc hoạt động:
+ Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc.
+ Tơn trọng tồn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước.
+ Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kỳ nước nào.
+ Giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hịa bình.
+ Chung sống hịa bình và sự nhất trí giữa 5 nước lớn (Liên Xơ, Mĩ, Anh, Pháp và Trung Quốc).
2. Việt Nam vận dụng nguyên tắc…
- Hiện nay, Việt Nam và Trung Quốc đang có sự tranh chấp về lãnh thổ ở vùng Biển Đông trên quần
đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Trên thực tế hai quần đảo này là của Việt Nam, có những chứng cứ lịch
sử không thể chối cãi.
- Việt Nam đã kiên trì thực hiện các nguyên tắc hoạt động của Liên Hợp Quốc, nhất là nguyên tắc thứ
tư và thứ năm: giải quyết tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hịa bình và chung sống hịa bình. Việt
Nam đã kiên trì đối thoại, tránh xung đột vũ trang với Trung Quốc để tìm con đường giải quyết đúng
đắn nhất.

Câu 4.
1. Những biến đổi to lớn của ĐNA sau chiến tranh thế giới thứ hai:
- Về chính trị: trước chiến tranh thế giới thứ hai, hầu hết các nước Đông Nam Á (trừ Thái Lan) đều là
thuộc địa của các nước thực dân phương Tây. Trong chiến tranh thế giới thứ hai, các nước này là
thuộc địa của Nhật Bản. Sau chiến tranh, tất cả các nước Đông Nam Á đều giành được độc lập.
- Về kinh tế: sau khi giành độc lập, các nước Đông Nam Á bước vào thời kỳ xây dựng đất nước theo
các mơ hình kinh tế - xã hội khác nhau và đạt được nhiều thành tựu lớn, điển hình như Xingapo,

Malaixia, Thái Lan…
- Về đối ngoại: cùng với q trình phát triển, các nước Đơng Nam Á đã thực hiện quá trình liên kết
khu vực hợp tác để phát triển và trở thành tổ chức liên kết thành công nhất của các nước đang phát
triển.
2. Trong các năm 1945, 1967, 1976 có những sự kiện tác động… Ý nghĩa …
- Năm 1945: một loạt các nước giành độc lập như Indonexia, Việt Nam, Lào đã thúc đẩy phong trào


giải phóng dân tộc ở Đơng Nam Á phát triển mạnh mẽ.
- Năm 1967: sự thành lập ASEAN đã mở ra một hướng phát triển mới cho khu vực, tạo cơ sở cho quá
trình hợp tác khu vực…
- Năm 1976: với việc ký Hiệp ước Bali, quan hệ giữa các nước Đông Dương với ASEAN được cải
thiện. Hiệp ước Bali thúc đẩy sự phát triển hợp tác, tạo ra thời kỳ phát triển mới cho Đông Nam Á.

Câu 5.
* Trào lưu cải cách duy tân ở Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX xuất hiện trong bối
cảnh lịch sử:
- Cuối thế kỉ XIX, CNTB chuyển dần sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc, nhu cầu thuộc địa tăng nên
có xu hướng đi xâm lược thuộc địa. Thực dân Pháp đang xâm lược nước ta, từ 1858 - 1867, Pháp
chiếm được 3 tỉnh miền Tây nên độc lập dân tộc bị đe doạ nghiêm trọng.
- Chế độ phong kiến Việt Nam đang trong bước đường khủng hoảng: nông nghiệp tiêu điều xơ xác, thủ
công nghiệp tàn lụi, thương nghiệp sút kém, tài chính quốc gia kiệt quệ...
- Triều đình vẫn tăng cường bóc lột nhân dân, thậm chí áp dụng những biện pháp tiêu cực như cho
nộp tiền chuộc tội, cho buôn bán thuốc phiện, cho mua quan bán tước...Bộ máy chính quyền từ trung
ương đến địa phương trở nên sâu mọt, quan lại tha hồ nhũng nhiễu dân lành.
- Mâu thuẫn xã hội gay gắt, nhiều cuộc khởi nghĩa bùng nổ, triều đình dồn lực lượng quân sự vào việc
đàn áp các cuộc khởi nghĩa khiến binh lực hao mịn. Trong khi đó Pháp đang ráo riết chuẩn bị mở
rộng xâm lược nước ta. Trước vận nước nguy nan, một số quan lại sĩ phu phong kiến có điều kiện
tiếp cận với văn minh nước ngoài đã lên tiếng đề đạt với triều đình những cải cách duy tân: Nguyễn
Trường Tộ, Bùi Viện, Nguyễn Lộ Trạch, Phạm Phú Thứ…

*Những đề nghị cải cách này lại không được thực hiện vì:
- Những tư tưởng cải cách nhìn chung cịn nặng về ảnh hưởng bên ngoài mà thiếu cơ sở vật chất tiếp
nhận từ bên trong. Vào thời điểm này, Việt Nam chưa có những cơ sở kinh tế - xã hội để tiếp nhận
cải cách...
- Thực dân Pháp đang tiến hành xâm lược, triều Nguyễn phải tập trung lực lượng đối phó với cuộc chiến
tranh xâm lược của Pháp và những cuộc khởi nghĩa của nông dân...
- Mặc dù các đề nghị cải cách đều mạnh dạn hướng đi theo con đường TBCN nhằm giải quyết một
phần nào đó yêu cầu của lịch sử nhưng các đề nghị cải cách đó vẫn cịn hạn chế, mang tính chất lẻ tẻ,
rời rạc... Nội dung cải cách đều không đả động gì đến giải quyết hai mâu thuẫn cơ bản của xã hội Việt
Nam thời điểm đó là mâu thuẫn giữa tồn thể dân tộc với đê quốc Pháp và nơng dân với địa chủ
phong kiến...
- Do thái độ bảo thủ, phản động của vua quan triều đình đã bỏ qua khơng chịu sửa đổi. Tuy có lúc do tình
thế thúc bách nên có một vài sự đổi mới song thực hiện một cách lẻ tẻ, chắp vá, miễn cưỡng, các điều chỉnh
đó chưa kịp phát huy tác dụng đã bị đình chỉ.

---------------- HẾT ----------------

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG
LỚP 12 THPT NĂM HỌC: 2018 - 2019
MÔN THI: LỊCH SỬ
Thời gian làm bài: 120 phút


ĐỀ SỐ 3
Câu 1.
Hai xu hướng bạo động và cải cách có làm suy yếu phong trào yêu nước ở nước ta
hồi đầu thế kỉ XX không? Tại sao?
Câu 2.
Trong những năm thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì, nhân dân Bắc Kì kháng chiến
giành những thắng lợi vang dội nào? Kết cục sau những thắng lợi đó và bài học rút ra.

Câu 3.
So sánh con đường cứu nước của Phan Bội Châu với Phan Châu Trinh ở đầu thế kỉ
XX. Nguyên nhân nào khiến con đường cứu nước của hai ông thất bại?
Câu 4.
Tại sao Nguyễn Tất Thành quyết định sang phương Tây tìm con đường cứu nước
mới? Những hoạt động cứu nước của Người từ năm 1911 đến 1917 có ý nghĩa gì?
Câu 5.
Tại sao nói từ đầu những năm 90 của thế kỷ XX, một thời kì mới đã mở ra cho các
nước Đông Nam Á? Thời cơ và thách thức của Việt Nam khi tham gia tổ chức ASEAN?

---------------- HẾT ------------------

Họ và tên thí sinh:.....................................................................................................Số báo danh:................................................
HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ ĐÁP ÁN ĐỀ 3
Nội dung

Câu 1.


- Vào đầu TK XX, phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân ta diễn ra sôi nổi, quyết liệt,
liên tục, đi theo khuynh hướng dân chủ tư sản quy tụ vào 2 xu hướng cứu nước chính là xu
hướng bạo động mà tiêu biểu là phong trào Đông du của Phan Bội Châu và xu hướng cải cách
mà tiêu biểu là phong trào Duy tân của Phan Châu Trinh.
+ Khái quát xu hướng bạo động của Phan Bội Châu: tư tưởng và những hoạt động cứu nước
tiêu biểu…
+ Khái quát xu hướng cải cách của Phan Châu Trinh: tư tưởng và những hoạt động cứu nước
tiêu biểu…
- Hai xu hướng cứu nước đó có nhiều điểm khác nhau thậm chí trái ngược nhau nhưng khơng
những khơng làm suy yếu phong trào yêu nước ở nước ta mà còn bổ sung cho nhau, hỗ trợ cho
nhau tạo nên 1 làn sóng đấu tranh giải phóng dân tộc sơi nổi ở nước ta hồi đầu TK XX. Khẳng

định như vậy là vì:
+ Thứ 1: nhờ có 2 xu hướng bạo động và cải cách mà phong trào yêu nước ở nước ta đã xác
định được đúng đắn đối tượng, kẻ thù của dân tộc ta lúc này là thực dân Pháp và chế độ vua
quan phong kiến nhà Nguyễn. Nếu chỉ có 1 xu hướng bạo động hoặc cải cách thì phong trào
yêu nước chỉ tập trung vào 1 đối tượng cần đánh đổ là thực dân Pháp (xu hướng bạo động)
hoặc chế độ phong kiến (xu hướng cải cách). Nhờ có 2 xu hướng ấy mà phong trào yêu nước ở
nước ta tấn công vào cả 2 đối tượng là thực dân Pháp và chế độ phong kiến.
+ Thứ 2: nhờ có 2 xu hướng bạo động và cải cách mà mục tiêu của phong trào yêu nước chống
Pháp của nhân dân ta đúng đắn hơn, rõ ràng hơn. Nếu chỉ có 1 xu hướng thì phong trào u
nước ở nước ta hoặc là chỉ giành mục tiêu độc lập dân tộc (xu hướng bạo động) hoặc là chỉ
phát triển xã hội (xu hướng cải cách). Nhờ có cả 2 xu hướng đó mà việc xác định mục tiêu
trong phong trào yêu nước ở nước ta không chỉ là đánh đổ thực dân Pháp giành độc lập dân
tộc mà còn đánh đổ chế độ phong kiến phát triển văn hóa xã hội.
+ Thứ 3: nhờ có 2 xu hướng bạo động và cải cách mà lực lượng tham gia trong phong trào yêu
nước ở nước ta hồi đầu TK XX đông đảo hơn bao gồm nhiều giai cấp, tầng lớp trong xã hội.
Nếu chỉ có 1 xu hướng thì lực lượng tham gia đơn lẻ, hạn chế, chỉ 1 bộ phận tầng lớp trên
trong xu hướng bạo động hoặc chỉ là nơng dân như xu hướng cải cách. Chính nhờ có cả 2 xu
hướng này mà lực lượng tham gia phong trào yêu nước đầu TK XX bao gồm nhiều giai cấp,
tầng lớp, kể cả tư sản dân tộc, tầng lớp học sinh, sinh viên đến địa chủ, nông dân…
+ Thứ 4: nhờ có 2 xu hướng bạo động và cải cách mà hình thức và phương pháp đấu tranh của
nhân dân ta hồi đầu TK XX phong phú hơn với nhiều hình thức đấu tranh mới. Nếu như chỉ có
1 xu hướng thì hình thức đấu tranh đơn lẻ hoặc là cầu viện nước ngoài, cử người ra nước ngoài
học hỏi cứu nguy cho tổ quốc hoặc là cải cách, canh tân phát triển xã hội. Chính nhờ có cả 2
xu hướng mà hình thức đấu tranh của nhân dân ta lúc này hết sức phong phú. Các hình thức
đấu tranh phong phú đó cũng chính là những trải nghiệm, thử thách của lịch sử phản ánh sự
tìm kiếm con đường cứu nước cho dân tộc ta.
=>Cả 2 xu hướng trên đã kết hợp với nhau, bổ sung hỗ trợ cho nhau tạo nên 1 phong trào
yêu nước hết sức sôi nổi ở nước ta hồi đầu TK XX. Sự thất bại của 2 xu hướng đó cũng là
cơ sở thực tiễn hết sức sinh động mách bảo người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành
ra đi tìm con đường cứu nước mới đúng đắn cho dân tộc.


Câu 2.
- Từ năm 1873 đến năm 1883, thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì 2 lần: lần 1 (1873 -1874),
lần 2 (1882 – 1883).
- Cả hai lần nhân dân Bắc Kì đều giành thắng lợi vang dội qua trận Cầu Giấy lần 1 ngày 21 –


12 – 1873 và trận Cầu Giấy lần 2 ngày 19 - 5 – 1883.
Kết cục sau những thắng lợi đó và bài học rút ra cho nhà Nguyễn
Kết cục
- Thắng lợi trận Cầu Giấy lần 1, nhân dân ta vơ cùng phấn khởi, nhưng triều đình Nguyễn lại
kí với Pháp Hiệp ước Giáp Tuất (1874), chính thức thừa nhận sáu tỉnh Nam Kì là đất thuộc
Pháp…
- Thắng lợi trận Cầu Giấy lần 2, thể hiện rõ quyết tâm tiêu diệt giặc của nhân dân ta, cịn triều
đình Nguyễn vẫn muốn thương thuyết với Pháp.
- Sau trận Cầu Giấy lần 2, thực dân Pháp củng cố dã tâm xâm chiếm tồn bộ Việt Nam, cho
qn tấn cơng vào kinh thành Huế, buộc triều đình Nguyễn phải đầu hàng.
Bài học rút ra.
- Phải có niềm tin vào sức mạnh của nhân dân
- Phải tập hợp, đoàn kết, lãnh đạo nhân dân
- Phải biết chớp thời cơ để đánh bại kẻ thù, bảo vệ độc lập.

Câu 3.
So sánh:
- Giống nhau:
Chủ trương: cứu nước, giải phóng dân tộc theo khuynh hướng dân chủ tư sản.
- Khác nhau:
PHAN BỘI CHÂU
PHAN CHÂU TRINH
- Bạo động, dựa vào Nhật để đánh thực dân - Cải cách, dựa vào Pháp để đánh đổ ngôi

Pháp.
vua và bọn phong kiến hủ bại.
- Lập Hội Duy tân (5/1904), tổ chức phong - Tổ chức cuộc vận động Duy tân cải cách về
trào Đông du; thành lập Việt Nam Quang kinh tế, văn hóa – xã hội.
phục hội (6/1912).
Nguyên nhân nào khiến con đường cứu nước của hai ông thất bại
- Hai ơng là những sĩ phu tư sản hóa, chưa đoạn tuyệt hẳn với tư tưởng phong kiến.
- Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh chưa xác định đúng kẻ thù.
- Khuynh hướng cách mạng dân chủ tư sản đầu thế kỉ XX khơng phù hợp với hồn cảnh lịch
sử dân tộc.

Câu 4.
Tại sao Nguyễn Tất Thành quyết định sang phương Tây tìm con đường cứu nước mới
- Đầu thế kỉ XX, con đường cứu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản thất bại.
- Phong trào cách mạng Việt Nam rơi vào tình trạng khủng hoảng sâu sắc về đường lối và giai
cấp lãnh đạo.
- Trong bối cảnh đó, Nguyễn Tất Thành ra đi tìm con đường cứu nước mới
- Người cho rằng: muốn đánh thắng kẻ thù thì phải hiểu kẻ thù. Vì vậy Người quyết định sang
phương Tây, đến nước Pháp tìm đường cứu nước.
Những hoạt động cứu nước của Người từ 1911 đến 1917 có ý nghĩa gì?
- Từ năm 1911 đến đầu 1917, Người nhận thức về thế giới, xác định được bạn và thù
- Từ cuối 1917, Người hiểu được tình cảnh của quần chúng lao động và giai cấp công nhân.
- Người tiếp nhận ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười Nga.
=> Đây là cơ sở quan trọng để Người xác định con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc.

Câu 5.


* Trước những năm 90
+ Nhật đầu hàng đồng minh các nước Đ.N.Á nổi dậy giành chính quyền, 1967 thành lập tổ

chức ASEAN để hợp tác phát triển kinh tế
+ Cuối những năm 70 đến giữa những năm 80 của thế kỷ XX ASEAN thực hiện chính sách
đối đầu với các nước Đông Dương
+ Giữa thập niên 80, khi vấn đề Cam-pu-chía dần được giải quyết, các nước này đã bắt đầu
q trình đối thoại, hịa dịu.
* Đầu những năm 90
+ Từ đầu những năm 90 thế kỷ XX “Chiến tranh lạnh” và vấn đề Cam pu chia được giải
quyết, tình hình chính trị được cải thiện, xu hướng nổi bật là mở rộng thành viên của ASEAN
+ Kết nạp thêm Việt Nam (1995), Lào và Mianma (1997), Cam-pu-chia (1999).
+ Trên cơ sở đó, ASEAN đã chuyển trọng tâm sang hoạt động kinh tế. ..
+ 1992 ASEAN quyết định trong vịng 10 - 15 năm biến Đơng Nam Á thành khu vực mậu
dịch tự do (AFTA)
+ Năm 1994, ASEAN lập Diễn đàn khu vực ARF với sự tham gia của 23 quốc gia trong và
ngồi khu vực nhằm tạo mơi trường hịa bình ổn định cho cơng cuộc hợp tác phát triển của
Đông Nam Á.
=> Như vậy từ một thời kì mới đã mở ra cho khu vực Đơng Nam Á.
* Thời cơ và thách thức của Việt Nam khi gia nhập tổ chức ASEAN
- Cơ hội:
+ Nến kinh tế Việt Nam có được hội nhập với nền kinh tế các nứơc trong khu vực, đó là cơ
hội để vươn ra thế giới…
+ Tạo điều kiện để ta thu hẹp khoảng cách phát triển với các nước trong khu vực…
+ Ta có điều kiện để thu hút nguồn vốn, tiếp thu những tiến bộ khoa học - kỉ thuật, học hỏi
trình độ quản lí của các nuớc trong khu vực…
+ Gia nhập ASEAN, thuận lợi để giao lưu và hợp tác về văn hoá, giáo dục, y tế, khoa học - kỉ
thuật, thể thao với các nước trong khu vực…
- Thách thức:
+ Nếu không tận dụng cơ hội để phát triển thì nền kinh tế nước ta có nguy cơ tụt hậu so với
các nước trong khu vực và thế giới.
+ Sự cạnh tranh quyết liệt giữa các nước trong khu vực với nuớc ta do có nhiều điểm tương
đồng về kinh tế, văn hoá, xã hội…

+ Nguy cơ đánh mất bản sắc văn hoá và chủ quyền của dân tộc, hoà nhập đễ hoà tan.

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG
LỚP 12 THPT NĂM HỌC: 2018 - 2019
MÔN THI: LỊCH SỬ
Thời gian làm bài: 120 phút


ĐỀ SỐ 4

Câu 1.
Nêu công cuộc cải cách mở cửa ở Trung Quốc từ cuối năm 1978 ? Việt Nam rút ra bài
học gì từ sự đổi mới của Trung Quốc ?
Câu 2.
Nêu biến đổi của các nước Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ hai? Biến đổi
nào là quan trọng nhất? Vì sao?
Câu 3.
Phong trào Cần Vương là gì ? Nhận xét khái quát về phong trào Cần Vương ( mục
tiêu, lãnh đạo, lực lượng, tính chất, nguyên nhân thất bại, ý nghĩa lịch sử).
Câu 4.
So sánh phong trào Cần Vương (1885-1896) với khởi nghĩa Yên Thế (1884-1913) trên
các mặt: mục tiêu đấu tranh, lực lượng lãnh đạo, qui mơ phong trào và phương thức đấu
tranh.
Câu 5.
Vì sao, phong trào yêu nước và cách mạng ở Việt Nam đầu XX theo khuynh hướng
dân chủ tư sản với hai xu hướng bạo động và cải cách? Hai xu hướng ấy có làm suy yếu
phong trào giải phóng dân tộc ở nước ta khơng?
---------------- HẾT ------------------

Họ và tên thí sinh:.....................................................................................................Số báo danh:................................................

HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4
Nội dung

Câu 1.


*Hoàn cảnh lịch sử:
- Từ năm 1959 – 1978 đất nước Trung Quốc lâm vào thời kỳ đầy biến động, chính điều này
địi hỏi Đảng và nhà nước Trung Quốc phải đổi mới đưa đất nước đi lên.
- Tháng 12/ 1978 Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc đã đề ra đường lối đổi mới, mở
đầu cho công cuộc cải cách kinh tế - xã hội của đất nước...
* Những thành tựu:
- Tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới: Tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng trung bình
hằng 9,6% năm đạt 8740,4 tỉ nhân dân tệ, đứng hàng thứ 7 thế giới.
- Tổng giá trị xuất nhập khẩu năm 1997 lên tới 325,06 tỉ USD. Cũng tính đến năm 1997 có
145 nghìn doanh nghiệp nước ngồi đang hoạt động ở trong nước và đầu tư vào Trung Quốc
hơn 521 tỉ USD.
- Từ năm 1978 đến năm 1997 thu nhập bình qn đầu người ở nơng thơn đã tăng từ 133,6 lên
2090,1 nhân dân tệ , ở thành phố từ 343,4 lên 5160,3 nhân dân tệ .
- Trên lĩnh vực đối ngoại, Trung Quốc đã thu được nhiều kết quả, góp phần củng cố địa vị đất
nước trên trường quốc tế...
* Ý nghĩa của thành tựu
- Kinh tế Trung Quốc phát triển nhanh.
- Tình hình chính trị - xã hội Trung Quốc đang ổn định
- Địa vị trên trường quốc tế của Trung Quốc được nâng cao
- Tạo điều kiện cho sự hội nhập của Trung Quốc trên tất cả các lĩnh vực đối với các nước trên
thế giới và ngược lại...
* Bài học từ sự đổi mới của Trung Quốc:
- Kiên trì sự lãnh đạo của Đảng cộng sản...
- Đổi mới đất nước lấy kinh tế làm trọng tâm...

- Đổi mới dựa trên nguyên tắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ...

Câu 2.
- Nêu khái quát Đông Nam Á
- Những biến đổi:
+ Biến đổi thứ nhất: Sau chiến tranh thế giới thứ hai hầu hết các nước Đông Nam Á đều
giành được độc lập như: In- đô-xê-xi-a, Việt Nam, Lào...
+Biến đổi thứ hai: Sau khi giành được độc lập các nước Đông Nam Á vươn lên nỗ lực phát
triển kinh tế xã hội và đạt được nhiều thành tựu to lớn như : Xin-ga-po, ma-lai-xi-a, Thái Lan,
In-đô-nê-xi-a, Việt Nam...
+ Biến đổi thứ 3: Sau chiến tranh lạnh và vấn đề Cam-pu-chia được giải quyết, tình hình
chính trị khu vực được cải thiện, các quốc gia Đông Nam Á lần lượt gia nhập vào tổ chức
ASEAN...
- Biến đổi quan trọng nhất: Sau chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Đông Nam Á giành
được độc lập. Bời vì có giành được độc lập thì các nước này mới có chủ quyền, mới khẳng
định được vị trí của mình để xây dựng và phát triển đất nước.

Câu 3.
- Nêu khái niệm về phong trào Cần Vương...
+ Khi cuộc tấn công kinh thành Huế thất bai, Tôn Thất Thuyết...
+ Từ đó một phong trào yêu nước xâm lược ...gọi là phong trào Cần Vương
- Nhận xét khái quát về phong trào Cần Vương.


+ Mục tiêu: đánh Pháp giành độc lập, khôi phục chế độ phong kiến...
+ Lãnh đạo: Văn thân, sĩ phu, quan lại yêu nước ...
+ Lực lượng tham gia: đông đảo các tầng lớp ...nhất là nơng dân
+Tính chất: Mang ý thức hệ tư tưởng phong kiến
+ Nguyên nhân thất bại: Các cuộc khởi nghĩa bị chi phối bởi tư tưởng phong kiến ...không
đáp ứng yêu cầu khách quan sự phát triển của xã hội. Hạn chế của những người lãnh

đạo...chiến đấu mạo hiểm, phiêu liêu...So sánh lực lượng chênh lệch
+ Ý nghĩa: Là phong trào lớn mạnh thể hiện truyền thống yêu nước, khí phách anh hùng dân
tộc, tiêu biểu cho cuộc kháng chiến .....

Câu 4.
1. Vào cuối thế kỉ XIX, bên cạnh phong trào Cần Vương (1885 - 1896) cịn có các phong trào
đấu tranh tự vệ ở các địa phương, nổi bật là cuộc khởi nghĩa Yên Thế (1884 - 1913).
2. Mục tiêu của phong trào Cần Vương là đấu tranh chống Pháp và tay sai để giải phóng dân
tộc, khơi phục lại chế độ phong kiến độc lập. Mục tiêu trực tiếp của cuộc khởi nghĩa Yên Thế
là đấu tranh chống Pháp và tay sai bảo vệ cuộc sống của nhân dân địa phương, góp phần vào
cuộc đấu tranh chống Pháp, giải phóng dân tộc.
3. Lực lượng lãnh đạo phong trào Cần Vương chủ yếu là các văn thân, sĩ phu (...). Bên cạnh
đó cịn có một số thủ lĩnh nông dân (...) Lãnh đạo của cuộc khởi nghĩa Yên Thế chủ yếu là
nông dân (...)
4. Quy mô phong trào: Phong trào Cần Vương diễn ra rộng khắp Trung Kỳ, Bắc Kỳ từ 1885
– 1888, đến giai đoạn 1888- 1896 thì qui tụ thành các cuộc khởi nghĩa lớn như cuộc khởi
nghĩa Bãi Sậy, Hùng Lĩnh, Hương Khê. Khởi nghĩa Yên Thế diễn ra chủ yếu ở Yên Thế.
Nghĩa quân đã mở rộng hoạt động sang các tỉnh Bắc Ninh, Vĩnh Yên, Phúc Yên, Thái
Nguyên....
5. Phương thức đấu tranh: cả hai phong trào đều tiến hành bằng phương thức đấu tranh vũ
trang. Các lãnh tụ của phong trào đều dựa vào địa hình hiểm trở để xây dựng căn cứ địa, tiến
hành các chiến thuật phục kích, tập kích... để tiêu diệt địch. Cuộc khởi nghĩa Yên Thế còn sử
dụng phương thức giảng hòa; phối hợp hoạt động với các sĩ phu yêu nước tiến bộ trong
phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản đầu thế kỷ XX.
6. Tuy có điểm giống nhau và khác nhau nhưng phong trào Cần Vương và khởi nghĩa Yên
Thế đều là biểu hiện cụ thể, sinh động tinh thần quật khởi bất khuất của nhân dân ta, đánh
dấu một mốc son trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc và để lại nhiều bài học kinh
nghiệm quý báu.

Câu 5.

*Vì sao…
- Do tác động của bối cảnh thời đại mới:
Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, phong trào GPDT diễn ra mạnh mẽ (trước hết từ châu Á như
Nhật Bản, Trung Quốc) đã xâm nhập…
+ Ở Trung Quốc, trào lưu cải cách…của Lương Khải Siêu, Khang Hữu Vi…cách mạng
Tân Hợi (1911) với tư tưởng “Tam dân”…đã ảnh hưởng tới nhận thức của các sĩ phu Việt
Nam.
+ Ở Nhật Bản….cuộc Duy Tân Minh Trị…đưa Nhật thành cường quốc tư bản…nhiều sĩ
phu Việt Nam muốn theo Nhật, coi Nhật là nước “đồng văn, đồng chủng…dựa vào Nhật để
đánh Pháp…


 Như vậy, duy tân đất nước là một yêu cầu phù hợp với xu thế thời đại và là điều kiện để
giành cho dân tộc.
- Xuất phát từ yêu cầu của sự nghiệp giải phóng dân tộc:
+ Phong trào yêu nước chống Pháp cuối thế kỉ XIX theo hệ tư tưởng phong kiến đã hoàn
toàn bất lực trước yêu cầu của đân tộc…địi hỏi cần có hệ tư tưởng và khuynh hướng chính
trị phù hợp…
+ Thực dân Pháp tiến hành chương trình khai thác thuộc địa… làm cơ cấu kinh tế VN
bước đầu thay đổi, kéo theo sự phân hóa xã hội sâu sắc… Trong đó, các sĩ phu Nho học có
nhiều chuyển biến về tư tưởng chính trị. Họ khơng chỉ đọc…cịn đọc những sách báo mới…
hơ hào lập trường học theo lối mới… Họ mất niềm tin vào…có ý thức về dân chủ, dân
quyền... nhận thức về việc độc lập dân tộc cần kết hợp nhiều biệt pháp…
+ Người đi tiên phong…Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh…Cả hai đều có mục đích
cứu nước và giải phóng dân tộc, đều chịu sự chi phối của hệ tư tưởng tư sản…Tuy nhiên, chủ
trương, biện pháp đề giành độc lập của hai ông khác nhau: PBC chủ trương chống Pháp khôi
phục nền độc lập, thiết lập…dung bạo động để giành độc lập…Còn PCT chủ trương bỏ nền
quân chủ, mong muốn người Pháp giúp đỡ…thực hiện cải cách duy tân…
- Do nhận thức của hai nhà yêu nước PBC và PCT khi tiếp thu khuynh hướng
DCTS. Thể chế dân chủ cịn q mới mẻ, chưa quen… cả hai ơng đều xuất thân… còn nhiều

hạn chế về tư tưởng, giai cấp… PBC sinh ra… Nghệ An...trung tâm…khởi nghĩa vũ trang…
tác động đến tư tưởng bạo động cứu nước của ơng….Cịn PCT sinh ra…Quảng Nam…đã tận
mắt chứng… những biến đổi kinh tế của q hương...nên ơng có tư tưởng muốn dựa vào
người Pháp để khai dân trí…
* Sự xuất hiện của hai xu hướng chính trị ở Việt Nam khơng làm suy yếu phong trào
yêu nước và cách mạng, bởi lẽ:
- Các xu hướng chính trị…đều có điểm chung là đấu tranh nhằm vào mục tiêu cứu nước,
giải phóng dân tộc…thức tỉnh tinh thần yêu nước…Truyền bá tư tưởng dân chủ theo khuynh
hướng DCTS …tấn cơng vào nền văn hóa phong kiến…
- Mặc dù bị thất bại, nhưng…để lại nhiều bài học…chứng tỏ, khuynh hướng …khơng cịn
phù hợp… tạo cơ sở cho luồng tư tưởng mới…
------------- HẾT --------------

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG


LỚP 12 THPT NĂM HỌC: 2018 - 2019
MÔN THI: LỊCH SỬ
Thời gian làm bài: 120 phút

ĐỀ SỐ 5

Câu 1.
Phân tích những nhân tố tác động đến sự ra đời của phong trào giải phóng dân tộc theo
khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam đầu thế kỉ XX. Khuynh hướng dân chủ tư sản có
những đóng góp gì mới đối với sự phát triển của lịch sử dân tộc lúc bấy giờ?
Câu 2.
Bối cảnh lịch sử của những đề nghị cải cách duy tân cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX?
Nội dung các đề nghị cải cách đó? Tại sao các đề nghị đó khơng được thực hiện?
Câu 3.

Trào lưu cải cách, duy tân cuối thế kỉ XIX ở Việt Nam diễn ra trong bối cảnh lịch sử
như thế nào? Nêu một số đề nghị cải cách, duy tân tiêu biểu và phát biểu nhận xét của bản
thân về trào lưu này.
Câu 4.
Nêu những đặc điểm của phong trào giải phóng dân tộc ở Á, Phi, Mĩ Latinh từ sau Chiến
tranh thế giới thứ hai. Chọn và phân tích một đặc điểm có vai trị quyết định đến con đường
giải phóng dân tộc của các nước khu vực này.
Câu 5.
Phân tích những chuyển biến sau Chiến tranh thế giới thứ hai có ảnh hưởng tới cuộc
đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân các nước Á, Phi và Mĩ Latinh. Những nét nổi bật
của châu Á trong cuộc đấu tranh GPDT giai đoạn này.
---------------- HẾT ------------------

Họ và tên thí sinh:.....................................................................................................Số báo danh:...............................................
HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5
Nội dung
Câu 1.


a.

Tác động của tình hình trong nước
-Sau khi dập tắt được phong trào Cần Vương (1896), thực dân Pháp tiến hành khai thác kinh tế lần
thứ nhất.
- Cơ cấu kinh tế Việt Nam bước đầu có sự biến đổi: các thành phần kinh tế TBCN hình thành, từng
bước mở rộng
- Cơ cấu xã hội thay đổi: Giai cấp công nhân ra đời và đông lên. Tầng lớp tư sản dân tộc và tiểu tư
sản xuất hiện. Các sĩ phu Nho học bắt đầu có sự chuyển biến tử tưởng chính trị và tư duy kinh tế
- Phong trào Cần Vương thất bại, đặt ra cho các sĩ phu yêu nước là cần có những con đường mới,
tư tưởng mới, hình thức đấu tranh mới...để giành độc lập… Là cơ sở tạo sự chuyển biến và ra đời của

phong trào giải phóng dân tộc theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở nước ta đầu thế kỉ XX.
b. Tác động của tình hình bên ngồi
- Phong trào Duy Tân của Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu ở Trung Quốc với khuynh hướng
dân chủ tư sản, thông qua các sách báo được truyền vào nước ta, ành hưởng lớn đến tư tưởng của các
sĩ phu. Họ nhận thấy được chế độ phong kiến khơng cịn phù hợp. Cần có những cải cách, đổi mới về
kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội.. để từng bước giành lại chủ quyền đất nước.
- Cuộc cách mạng Tân Hợi năm 1911 ở Trung Quốc càng giúp cho một số sĩ Phu Việt Nam đoạn
tuyệt với tư tưởng quân chủ để chuyển sang tư tưởng cộng hòa.
- Cuộc Duy tân Minh Trị, thắng lợi của Nhật trong cuộc chiến tranh Nga – Nhật (1904 - 1905),
càng ảnh hưởng đến các sĩ phu, họ ý muốn duy tân, cải cách đất nước theo gương Nhật Bản.
c. Đóng góp của Khuynh hướng dân chủ tư sản.
- Thứ nhất: tạo ra sự chuyển biến về chất trong nội dung tư tưởng, hình thức biểu hiện cho phong
trào giải phóng dân tộc đầu thế kỉ XX: vừa vũ trang bạo động vừa canh tân đất nước; cải cách đổi mới
về kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội sâu rộng trong các tầng lớp quần chúng theo khuynh hướng dân
chủ tư sản.
- Thứ hai: giúp nhân dân nhìn thấy ý thức hệ phong kiến, chế độ phong kiến không cịn phù hợp,
khơng giải quyết được u cầu độc lập, cần có một khuynh hướng tư tưởng mới, một ý thức hệ mới –
ý thức về một chủ nghĩa quốc gia dân tộc, đề cao dân quyền, dân chủ - theo ý thức hệ tư sản, khuynh
hướng dân chủ tư sản.
- Thứ ba: tạo ra sự thay đổi trong tư duy kinh tế, cải biến kinh tế xã hội theo những hình thức mới,
tư duy mới - kinh tế cơng thương tư bản chủ nghĩa.
- Thứ tư: tạo sự thay đổi trong tư duy văn hóa, trong lối sống xã hội thay cho nền Hán học cũ là hô
hào, truyền bá những hiểu biết về một nền học thuật mới, một nếp sống mới văn minh, tiên bộ.
Câu 2.
1. Bối cảnh:
- Nửa đầu thế kỉ XIX, nền kinh tế Việt Nam lâm vào khủng hoảng suy thoái trầm trọng…
- Bộ máy chính quyền từ trung ương đến địa phương ngày càng sâu mọt, triều đình rối ren…- Mâu
thuẫn XH sâu sắc, nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra…
-Thực dân Pháp ráo riết mở rộng xâm lược nước ta…
- Trên thế giới, nền văn minh phương Tây đã chuyển sang nền văn minh tư bản, Nhật Bản và Xiêm

đã cải cách thành công. Điều này ảnh hưởng đến các sĩ phu Việt Nam có điều kiện ra nước ngồi
cơng cán…
2. Nội dung:
-Một số đề nghị cải cách tiêu biểu được đề xuất trong những năm 60 của thế kỉ XIX như của: NTT,
NLT, LĐ, PPT…
-Về Chính trị: phần lớn các sĩ phu vẫn chấp nhận CĐPK nhưng vẫn muốn nước ta theo con đường cải


cách duy tân của NB, chấn chỉnh bộ máy quan lại, chấn chỉnh quân sự, ngoại giao…
-Về Kinh tế: đề nghị mở mang công thương nghiêp: đẩy mạnh khai mỏ, mở cửa biển buôn bán…
-Về VH-GD: cải cách nội dung giáo dục, mở trường học, dạy chữ quốc ngữ…
3. Các đề nghị cải cách khơng được thực hiện vì:
-Triều Nguyễn bảo thủ, cố chấp, không chịu thay đổi…
-Đất nước đang có chiến tranh, khơng có điều kiện hồ bình thuận lợi để tiến hành cải cách…
-Các đề nghị cải cách vẫn còn nhiều hạn chế…
-Chưa giải quyết được mẫu thuẫn giữa triều đình phong kiến và nhân đân, mâu thuẫn giữa nhân dân
bấy giờ và thực dân Pháp…
Câu 3.
a. Hoàn cảnh lịch sử:
- Chính sách đối nội, đối ngoại của nhà Nguyễn lỗi thời .Bộ máy chính quyền từ trung ương đến địa
phương mục ruỗng ...
- Nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp đình trệ; tài chính cạn kiệt; đời sống nhân dân khó
khăn…
- Mâu thuẫn dân tộc và mâu thuẫn giai cấp gay gắt …
- Khởi nghĩa nông dân bùng nổ khắp cả nước.
b. Một số đề nghị cải cách, duy tân:
- Nguyễn Trường Tộ: chấn chỉnh bộ máy quan lại, phát triển cơng thương nghiệp và tài chính, chỉnh
đốn võ bị, mở rộng ngoại giao, cải tổ giáo dục ...
- Trần Đình Túc và Nguyễn Huy Tế : mở cửa biển Trà Lý...
- Đinh Văn Điền: khai mỏ, đóng tàu, khai thơng bn bán, …huấn luyện qn đội theo lối mới…

- Nguyễn Lộ Trạch: giải quyết các yêu cầu bức thiết của thời cuộc…
c. Nhận xét
- Mục đích: cải cách, duy tân để canh tân đất nước; muốn đất nước giàu mạnh.
- Hạn chế: Mang tính chất lẻ tẻ rời rạc; chưa xuất phát từ những đòi hỏi cụ thể bên trong của đất
nước; chưa giải quyết mâu thuẫn dân tộc và mâu thuẫn giai cấp.
- Kết quả : khơng thực hiện được do triều đình Huế phong kiến bảo thủ ,từ chối cải cách.
- Ý nghĩa: Gây tiếng vang lớn trong nước; tấn công vào tư tưởng bảo thủ đương thời; góp phần chuẩn
bị cho sự ra đời của phong trào duy tân
Câu 4.
a. Nêu đặc điểm:
Thứ nhất, về quy mơ phong trào: phong trào giải phóng dân tộc phát triển với quy mô rộng khắp
ở Á, Phi và Mĩ Latinh trên cả chiều rộng và chiều sâu, giành những thắng lợi to lớn, có tính quyết
định, làm thay đổi bộ mặt hành tinh.
Thứ hai, về thành phần lãnh đạo phong trào: thuộc về hai lực lượng là giai cấp tư sản và giai cấp
vô sản, phát triển theo hai xu hướng khác nhau: tư sản và vô sản.
Thứ ba, về lực lượng tham gia phong trào: sau Chiến tranh thế giới thứ hai, trong phong trào giải
phóng dân tộc, vai trị và sự thức tỉnh của các dân tộc thuộc địa trở thành nét nổi bật, trong đó có sự
thức tỉnh của cơng nơng là chủ yếu.
Thứ tư, xu hướng tăng cường đoàn kết, thống nhất hành động đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc,
chủ nghĩa thực dân ngày càng phát triển trong phong trào giải phóng dân tộc sau Chiến tranh thế giới
thứ hai,
Thứ năm, trong cuộc đấu tranh giành độc lập, các dân tộc thuộc địa sử dụng các hình thức đấu
tranh và phương pháp cách mạng khác nhau, hay nói cách khác là con đường đi tới độc lập của các
dân tộc cũng rất khác nhau. Tựu chung có hai phương pháp và hình thức đấu tranh là bạo lực và
khơng bạo lực.


Thứ sáu, phong trào giải phóng dân tộc chịu ảnh hưởng của cuộc chiến tranh lạnh từ sau Chiến
tranh thế giới thứ hai.
Thứ bảy, phong trào giải phóng dân tộc gắn liền với sự ủng hộ của phong trào cộng sản, phong

trào công nhân và các lực lượng tiến bộ trên thế giới.
Thứ tám, cuộc đấu tranh đòi độc lập kinh tế phát triển mạnh mẽ.
b) Chọn và phân tích một đặc điểm….
Chọn đặc điểm 2…
Về thành phần lãnh đạo phong trào: thuộc về hai lực lượng là giai cấp tư sản và giai cấp vô sản,
phát triển theo hai xu hướng khác nhau: tư sản và vô sản.
Trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân giành độc lập dân tộc, có nhiều nước do giai cấp
vơ sản lãnh đạo đã đi đến thắng lợi cuối cùng như Mông Cổ, Việt Nam, Trung Quốc, Cộng hòa dân
chủ nhân dân Triều Tiên, Cuba, Lào. ……
Lực lượng thứ hai lãnh đạo phong trào giải phóng dân tộc là giai cấp tư sản dân tộc hoặc trí thức tư
sản…Trong cuộc đấu tranh đánh đổ nền thống trị của đế quốc, thực dân ở các thuộc địa, giai cấp tư
sản dân tộc ở các nước Á, Phi và Mĩ Latinh đã giành được độc lập về chính trị…
Phong trào giải phóng dân tộc do giai cấp vô sản mà đại diện là Đảng Cộng sản nắm giữ vai trò lãnh
đạo, hoặc do giai cấp tư sản dân tộc, tiểu tư sản và các chính đảng của họ lãnh đạo. Giai cấp nào lãnh
đạo là do điều kiện lịch sử, tương quan lực lượng từng nước quyết định. Nhưng dù là giai cấp nào thì
cũng đều phải xác định phương hướng đấu tranh giành độc lập dân tộc…
Câu 5.
- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai Chủ nghĩa phát xít bị tiêu diệt, chủ nghĩa thực dân suy yếu…
- Sự lớn mạnh của Liên Xô và hệ thống xã hội chủ nghĩa…;Sự ra đời của các tổ chức tiến bộ: Liên
hợp quốc, phong trào không liên kết…
- Mĩ với tiếm lực kinh tế, tài chính, qn sự vượt trội thực hiện chiến lược tồn cầu, lôi kéo các nước
đồng minh đàn áp phong trào giải phóng dân tộc…
- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, chủ nghĩa thực dân, đế quốc tăng cường xâm lược, đàn áp, bóc lột
nhân dân thuộc địa…
- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, các lực lượng cách mạng ở các nước A-Phi- Mĩ la tinh không
ngừng lớn mạnh, trưởng thành…
b. Nét nổi bật của PT GPDT ở châu á: diễn ra liên tục, sôi nổi, ngay trong năm 1945 đã có một số
nước giành độc lập, vào những năm 1950,1960 Pt phát triển mạnh nhiều quốc gia giành độc lập…
- 1945: Inđo…, VN, Lào…
- TQ

- ẤN ĐỘ
- ĐNA: một loạt các quốc gia độc lập (50-60 )…
- 1975: cuộc kc chống P của nhân dân VN thắng lợi…

----------------- HẾT ----------------ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG
LỚP 12 THPT NĂM HỌC: 2018 - 2019
MÔN THI: LỊCH SỬ
Thời gian làm bài: 120 phút



×