Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Bệnh suy tuyến giáp trạng ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.88 KB, 5 trang )

Bệnh suy tuyến giáp trạng

Đó là tình trạng thiếu hụt hoóc môn tuyến giáp, không đủ cung cấp cho các
tế bào của cơ thể. Ở những người mắc bệnh này, tuyến giáp có thể phình to (gây
bướu cổ) hoặc không. Suy giáp làm tăng nguy cơ tai biến tim mạch, có thể gây
hôn mê, ngừng thở
Suy giáp có nhiều loại:
1. Suy giáp tiên phát:
- Do căn nguyên miễn dịch (như viêm tuyến giáp Hashimoto).
- Sau phẫu thuật cắt tuyến giáp hoặc điều trị bằng iốt phóng xạ (kể cả
phóng xạ vùng cổ).
- Do dùng thuốc kháng giáp trạng tổng hợp điều trị bệnh basedow,
(neomercazol, thyrozol, novacarb, lithium ).
- Do thiếu hụt iốt nặng.
- Bẩm sinh hoặc mắc phải trong tử cung (suy giáp trẻ mới đẻ).
2. Suy giáp thứ phát: Do suy thùy trước tuyến yên (hiếm gặp).
3. Suy giáp do vùng dưới đồi: Rất hiếm gặp.
4. Suy giáp dưới lâm sàng: Không có biểu hiện. Thể bệnh này khá phổ biến,
chiếm 5-13% dân số.
Ở thể nặng, suy giáp có thể gây hôn mê, nếu không điều trị đúng có thể dẫn
đến tử vong. Tình trạng hôn mê diễn biến từ từ, không có dấu hiệu thần kinh khu
trú.

Một số trường hợp có cơn động kinh kèm theo các triệu chứng: hạ thân
nhiệt nặng (dưới 35 độ C), hạ đường huyết; giảm hô hấp (gây tăng khí CO2 trong
máu), đôi khi có cơn ngừng thở; giảm nhịp tim và huyết áp.

Loại suy giáp dưới lâm sàng làm tăng nguy cơ mắc các bệnh xơ vữa mạch
vành, nhồi máu cơ tim (do tăng cholesterol máu).

Các triệu chứng điển hình của suy giáp:



- Mệt mỏi, giảm khả năng gắng sức, có khi tăng cân.

- Sợ lạnh, da khô và thô, da tái lạnh; tóc dễ rụng gãy, rụng lông mày, lông
nách, lông mu thưa.

- Phù niêm mạc toàn thể, da mỡ (trông láng bóng), thâm nhiễm các cơ quan
như mi mắt (nặng mí mắt), lưỡi (lưỡi to dày), thanh quản (nói khàn, khó thở), cơ
(gây giả phì đại cơ).

- Dễ táo bón.

- Nhịp tim chậm, tim to, tràn dịch màng tim; nếu suy giáp nặng có thể suy
tim (nhất là khi có thiếu máu đi kèm).

- Suy nghĩ và vận động chậm chạp, nói chậm, trí nhớ giảm.

Phương pháp điều trị suy giáp được bác sĩ chỉ định tùy theo nguyên
nhân gây bệnh.

Nếu suy giáp tạm thời do dùng thuốc kháng giáp trạng tổng hợp quá liều,
chỉ cần giảm thuốc là đủ. Nếu suy giáp do thiếu hụt iốt, cần bổ sung chất này.
Trong trường hợp bệnh xuất hiện do suy thùy trước tuyến yên, bác sĩ sẽ cho
bổ sung các hoóc môn cần thiết. Với những bệnh nhân suy tuyến giáp vĩnh viễn,
cần bổ sung hoóc môn tuyến giáp suốt đời.

Các bệnh nhân hôn mê do suy giáp cần được chăm sóc tại khoa điều trị tăng
cường, đặt máy theo dõi các chức năng sống và làm một số xét nghiệm cần thiết.
Về thuốc, cần dùng hoóc môn tuyến giáp liều cao và glucocorticoid.





×