ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN TRIỆU SƠN
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
GIÁO ÁN TẬP HUẤN
LỒNG GHÉP GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH TRONG TRƯỜNG TIỂU HỌC
I. Vì sao phải dạy học quốc phịng và an ninh cho học sinh tiểu học ?
1. Học sinh, sinh viên (HS, SV) là nhân tố quan trọng quyết định tương lai, vận
mệnh của dân tộc. Trong suốt quá trình lãnh đạo sự nghiệp cách mạng, Đảng Cộng
sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh ln dành sự quan tâm đặc biệt đến việc giáo
dục thế hệ trẻ, động viên, phát huy sức mạnh to lớn của HS,SV trong phát triển kinh
tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh (QP-AN) cho đất nước.
Những năm qua, tình hình thế giới và khu vực, diễn biến phức tạp, tiềm ẩn
những yếu tố khó lường; các thế lực thù địch vẫn ráo riết chống phá cách mạng nước
ta bằng chiến lược “diễn biến hịa bình”. Trong đó, lực lượng HS, SV là mục tiêu
quan trọng hàng đầu để các thế lực thù địch tác động, chuyển hóa về tư tưởng.
2. Bạo lực học đường
Bắt nạt ở trường là chuyện xảy ra ở mọi nơi, và đôi khi chúng ta bỏ qua nó và
coi đó như là chuyện nghịch ngợm tuổi học trò. Thế nhưng, hiện nay, bạo lực học
đường trở thành thực trạng đáng báo động với số lượng vụ việc xảy ra ngày càng
tăng, và được phản ánh trên diện rộng với sự “hỗ trợ” của mạng xã hội. Trong thời
gian gần đây, những vụ lột quần áo, đánh nhau rồi quay clip tung lên mạng trở nên
gia tăng khiến dư luận, các bậc phụ huynh và nhà trường cảm thấy lo ngại. Nguyên
nhân do đâu? Hậu quả mà bản thân người trong cuộc, những em bị bắt nạt và những
em đi bắt nạt, sẽ phải chịu là gì?
“Vào ngày 8/9, sau khi hết giờ ra chơi chạy vào lớp không kịp đã bị cô V bắt
đứng lên bảng, trước toàn thể các bạn và dùng thước kẻ 20cm quật gãy thước, rồi tiếp
tục lấy thước khác quật liên tục vào 2 chân bé dù cháu đã gào khóc rất nhiều, càng
khóc càng quật… Đến lúc đón thì khơng dám nói, cho đến khi tắm mới kể lại cho bố
biết. Con kể lại thì tất cả 11 bạn bị cơ đánh”
Thêm một câu chuyện buồn về tình trạng bạo lực vừa xảy ra tại trường Tiểu
học Đỉnh Sơn-huyện Anh Sơn. Đáng nói là hành động này mang tính chất côn đồ khi
phụ huynh học sinh đấm Hiệu trưởng của nhà trường đến mức phải nhập viện. Điều
này một lần nữa gióng lên hồi chng báo động về cách hành xử, mối quan hệ giữa
gia đình- nhà trường và xã hội trong cuộc sống hiện đại.
3. Những vấn đề về an ninh chính trị và trật tự an tồn xã hội. ( Trang 4055)
II. Thông tư 01/2017/TT-BGDĐT ngày 13 tháng 01 năm 2017.
Một số lưu ý các thầy cô giáo khi thực hành:
1. Mục tiêu của giáo dục QP&AN là giúp:
Xây dựng, phát triển tư duy, bồi dưỡng phát triển kỹ năng sống, nhân cách con
người Việt Nam, yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, niềm tự hào và tự tôn đối với
truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam, có ý thức tổ chức kỷ
luật, tinh thần đoàn kết, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào.
2. Yêu cầu của giáo dục QP&AN là:
Giáo dục quốc phòng và an ninh trong trường tiểu học, trung học cơ sở phải
phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi, được tiến hành lồng ghép thông qua nội
dung các bài học đã có trong chương trình, sách giáo khoa và thơng qua các hoạt
động ngoại khóa: tham quan di tích lịch sử, bảo tàng, nhà truyền thống, đơn vị lực
lượng vũ trang, tổ chức trại hè, đọc sách, nghe, thi kể chuyện truyền thống, các hội
thi tìm hiểu về quốc phịng và an ninh.
3. Cách tiến hành dạy QP&AN trong trường tiểu học là:
* Giáo dục quốc phòng và an ninh trong trường tiểu học được thực hiện lồng
ghép thông qua nội dung các bài trong các môn học Tiếng Việt, Tự nhiên và Xã hội,
Đạo đức, Lịch sử và Địa lý tập trung vào một số chủ đề chính sau: tinh thần yêu
nước, truyền thống lịch sử của dân tộc Việt Nam trong dựng nước và giữ nước;
truyền thống lịch sử của quân đội và công an; một số kỹ năng sống phù hợp với sự
phát triển của xã hội; giáo dục tình u q hương, u hịa bình và yêu Tổ quốc
Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
* Các bài, nội dung trong Thông tư là bắt buộc phải dạy.
* Các bài dạy khác mà lồng ghép được QP&AN thì giáo viên có thể lồng ghép.
* Các bài, nội dung lồng ghép phải được thể hiện ở biên bản họp tổ chun
mơn, PPCT (ghi ở sổ đăng kí kế hoạch giảng dạy), ghi trong giáo án.
+ Cách ghi trong giáo án: Tên bài, mục tiêu bài, đồ dùng, tiến trình.( trang 2328 của tài liệu TH)
- Ghi ở tên bài: Mở ngoặc sau tên bài (Lồng ghép giáo dục QP&AN).
Ví dụ:
Địa lý :
Bài 5. Vùng biển nước ta
( Lồng ghép giáo dục QP&AN )
- Ghi trong mục tiêu bài học ở mục Thái độ, tình cảm hoặc mục Lồng ghép
giáo dục QP, AN.
4. Yêu cầu thực hiện giáo dục QP&AN ở tiểu học:
Trên cơ sở mục tiêu và nội dung bài học, giáo viên cấp tiểu học lồng ghép nội
dung giáo dục quốc phòng và an ninh một cách truyền cảm, ngắn gọn, dễ nhớ, dễ
hiểu, tự nhiên, hợp lý, phù hợp với đặc điểm và trình độ học sinh; tránh tản mạn, ảnh
hưởng đến nội dung bài học; trong từng bài giảng, chú trọng kết hợp các hình ảnh
minh họa; tổ chức cho học sinh tham quan bảo tàng, nhà truyền thống, các đơn vị lực
lượng vũ trang nhân dân, nghĩa trang liệt sỹ, khu di tích lịch sử cách mạng, nghe nhân
chứng lịch sử kể chuyện và các hoạt động văn hóa, văn nghệ, chơi các trị chơi dân
gian.
III. Thực hành soạn giảng các bài trong TT.
Chia nhóm, chia bài để các nhóm thực hành soạn giảng, báo cáo trước lớp tập
huấn.
* Chia 4 nhóm theo 4 cụm đã được phân cơng của Phịng.
- Nhóm 1 (cụm 1): Tiếng Việt 1: Bài 26-trang 54; Tiếng Việt 5: Kể chuyện
tuần 1-trang9.
- Nhóm 2 (cụm 2): Tiếng Việt 2: Bài 25-trang 66; TN&XH 3: Bài 23-trang 44.
- Nhóm 3 (cụm 3): Tiếng Việt 3: Tập đọc tuần 13-trang 103; LS&ĐL 4: Bài 5trang 82.
- Nhóm 4 (cụm 4): Tiếng Việt 4: Tập đọc tuần 25-trang 71; Đạo đức 5: Bài 11trang 34.
* Các nhóm chuẩn bị trong khoảng thời gian 30 phút ( tập trung vào phần mục
tiêu, hình thức lồng ghép như thế nào, lồng ghép vào hoạt động nào.)
* Từng nhóm cử đại diện lên trình bày.
* Chia sẻ ý kiến.