Tải bản đầy đủ (.docx) (38 trang)

DE AN BAO VE MOI TRUONG TYT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (718.87 KB, 38 trang )

TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN ĐẮK R’ LẤP
TRẠM Y TẾ XÃ ĐẮK WER

ĐỀ ÁN
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐƠN GIẢN
CỦA TRẠM Y TẾ XÃ ĐẮK WER

Đắk Wer, Tháng 08 năm 2018


TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN ĐẮK R’ LẤP
TRẠM Y TẾ XÃ ĐẮK WER

ĐỀ ÁN
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐƠN GIẢN
CỦA TRẠM Y TẾ XÃ ĐẮK WER

TRƯỞNG TRẠM Y TẾ
(Người đại diện có thẩm quyền
ký, ghi họ tên, đóng dấu)

Đắk Wer, Tháng 08 năm 2018


MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT...................................................................................................5
DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ HÌNH......................................................................................6
MỞ ĐẦU....................................................................................................................................7
CHƯƠNG 1. MƠ TẢ TĨM TẮT VỀ CƠ SỞ VÀ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CƠNG
TÁC BẢO VỆ MƠI TRƯỜNG................................................................................................9
1.1. Tên của cơ sở..................................................................................................................9


1.2. Chủ cơ sở........................................................................................................................9
1.3. Vị trí địa lý của cơ sở.....................................................................................................9
1.4. Các hạng mục xây dựng của cơ sở.............................................................................10
1.5. Quy mô/công suất, thời gian hoạt động của cơ sở.....................................................12
1.6. Quy trình khám, chữa bệnh của cơ sở.......................................................................13
1.7. Máy móc, thiết bị..........................................................................................................13
1.8. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu..................................................................................13
1.9. Tình hình thực hiện cơng tác bảo vệ mơi trường của cơ sở trong thời gian đã qua
...............................................................................................................................................15
1.9.1. Tình hình thực hiện công tác bảo vệ môi trường của TYT trong thời gian qua
...........................................................................................................................................15
1.9.2. Lý do đã không lập bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường, bản cam kết bảo
vệ môi trường hoặc đề án bảo vệ môi trường trước đây.............................................15
1.9.3. Hình thức, mức độ đã bị xử phạt vi phạm hành chính và xử phạt khác về mơi
trường (nếu có)................................................................................................................15
1.9.4. Những tồn tại, khó khăn (nếu có)........................................................................15
CHƯƠNG 2. MÔ TẢ CÁC NGUỒN CHẤT THẢI, CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
CỦA CƠ SỞ, CÁC CƠNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG...................15
2.1. Các nguồn phát sinh chất thải....................................................................................16
2.1.1. Nước thải................................................................................................................16
2.1.2. Chất thải rắn thơng thường.................................................................................16
2.1.3. Chất thải nguy hại.................................................................................................16
2.1.4. Khí thải..................................................................................................................17
2.1.5. Nguồn tiếng ồn, độ rung.......................................................................................17
2.2. Các tác động đối với môi trường và kinh tế - xã hội.................................................17
2.2.1. Tác động của nước thải........................................................................................17
2.2.2. Tác động của chất thải rắn y tế............................................................................19
2.2.3. Tác động của khí thải...........................................................................................19
2.2.4. Tác động của tiếng ồn, độ rung............................................................................19
2.2.5. Các tác động khác về môi trường, kinh tế và xã hội do TYT tạo ra không liên

quan đến chất thải...........................................................................................................20


2.3. Các cơng trình, biện pháp bảo vệ mơi trường của cơ sở..........................................20
2.3.1. Hệ thống thu gom và xử lý nước thải và nước mưa...........................................20
2.3.2. Phương tiện, thiết bị thu gom, lưu giữ và xử lý chất thải rắn thông thường và
chất thải nguy hại............................................................................................................20
2.3.3. Cơng trình, thiết bị xử lý khí thải........................................................................21
2.3.4. Các biện pháp chống ồn, rung.............................................................................22
2.3.5. Các cơng trình, biện pháp phịng ngừa, ứng phó sự cố môi trường môi
trường, hạn chế tác động đến kinh tế và xã hội khác không liên quan đến chất thải
...........................................................................................................................................22
2.4. Kế hoạch xây dựng, cải tạo, vận hành các công trình và thực hiện các biện pháp
bảo vệ mơi trường...............................................................................................................23
2.4.1. Kế hoạch xây dựng, cải tạo hệ thống xử lý nước thải y tế.................................23
2.4.2. Kế hoạch xây dựng biện pháp xử lý chất thải rắn y tế......................................29
2.4.3. Kế hoạch xử lý khí thải.........................................................................................29
2.4.4. Kế hoạch quản lý hạn chế tiếng ồn, độ rung......................................................29
2.4.5. Kế hoạch, biện pháp hạn chế các tác động khác về môi trường, kinh tế và xã
hội do TYT tạo ra không liên quan đến chất thải........................................................29
CHƯƠNG 3. KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG......................................................30
3.1. Giảm thiểu tác động xấu do chất thải........................................................................30
3.1.1. Giảm thiểu tác động xấu của nước thải..............................................................30
3.1.2. Giảm thiểu tác động xấu của chất thải rắn y tế.................................................31
3.1.3. Giảm thiểu tác động xấu của khí thải.................................................................32
3.2. Giảm thiểu tác động xấu về mơi trường, kinh tế và xã hội do TYT tạo ra không
liên quan đến chất thải.......................................................................................................32
3.3. Kế hoạch giám sát môi trường....................................................................................34
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT...........................................................................35
1. Kết luận............................................................................................................................35

2. Kiến nghị..........................................................................................................................36
3. Cam kết............................................................................................................................36

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CTYT

Chất thải y tế


QCVN
QLCT
TYT
VSV
PCCC
ATLĐ

Quy chuẩn Việt Nam
Quản lý chất thải
Trạm Y tế
Vi sinh vật
Phịng cháy chữa cháy
An tồn lao động

DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ HÌNH
Bảng 1. Danh mục máy móc, thiết bị phục vụ hoạt động khám chữa bệnh của
TYT xã Đắk Wer
Bảng 2. Danh mục nguyên liệu, nhiên liệu, hóa chất phục vụ hoạt động khám
chữa bệnh của TYT xã Đắk Wer
Bảng 3. Nhu cầu sử dụng điện trong 03 tháng gần đây của TYT xã Đắk Wer
Bảng 4. Tính chất nước thải đầu vào

Bảng 5. Tiêu chuẩn nước thải sau xử lý
Bảng 6. Kế hoạch thực hiện các biện pháp hạn chế các tác động khác về môi
trường, kinh tế và xã hội do TYT tạo ra không liên quan đến chất thải


Bảng 7. Tiến độ đầu tư, xây dựng hệ thống xử lý nước thải đơn giản
Bảng 8. Giảm thiểu các tác động khác về môi trường, kinh tế và xã hội do
TYT tạo ra không liên quan đến chất thải
Bảng 9. Kế hoạch quan trắc, giám sát mơi trường
Hình 1. Vị trí TYT trên bản đồ
Hình 2. Sơ đồ mơ tả quy trình khám, chữa bệnh
Hình 3. Sơ đồ lị đốt rác tại TYT
Hình 4. Sơ đồ cơng nghệ xử lý nước thải

MỞ ĐẦU
Trong những năm qua, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật,
chất lượng cuộc sống của người dân ngày càng được nâng lên; công tác khám,
chữa bệnh đã đạt được một số thành tựu đáng khích lệ. Triển khai áp dụng
những kỹ thuật y học tiên tiến; điều trị được nhiều bệnh hiểm nghèo. Tuy nhiên,
trong quá trình hoạt động, các cơ sở y tế tuyến cơ sở là các Trạm Y tế tại các xã,
phường, thị trấn đã thải ra môi trường một lượng lớn các chất thải bao gồm các
loại chất thải lây nhiễm và chất thải nguy hại.
Trạm Y tế xã Đắk Wer được thành lập theo Quyết định số 5207/QĐUBND, ngày 16/11/2006 của Ủy ban nhân dân huyện Đắk R’ lấp; đã có những
nỗ lực trong cơng tác bảo vệ mơi trường nói chung và cơng tác quản lý chất thải
y tế nói riêng. Tuy nhiên vẫn cịn một số bất cập, nguyên nhân là do Trạm Y tế
chưa có đủ nguồn lực về nhân sự cũng như nguồn kinh phí để tiến hành các hoạt
động bảo vệ mơi trường nói chung và quản lý chất thải y tế nói riêng.
Bảo vệ môi trường là một trong những vấn đề sống còn của nhân loại; là
nhân tố bảo đảm sức khoẻ và chất lượng cuộc sống của nhân dân; góp phần quan
trọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội, ổn định chính trị, an ninh quốc gia và



thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta; Bảo vệ môi trường vừa là mục
tiêu, vừa là một trong những nội dung cơ bản của phát triển bền vững, phải được
thể hiện trong các chiến lược, qui hoạch kế hoạch, dự án phát triển kinh tế - xã
hội của từng ngành và từng địa phương. Khắc phục tư tưởng chỉ chú trọng phát
triển kinh tế - xã hội mà coi nhẹ bảo vệ môi trường. Đầu tư cho bảo vệ môi
trường là đầu tư cho phát triển bền vững.
Do đó, chất thải y tế gia tăng đã và đang trở thành vấn đề cấp bách trong
công tác bảo vệ môi trường ở nước ta hiện nay. Chất thải y tế chứa một lượng
lớn các vi sinh vật gây bệnh truyền nhiễm, tiềm ẩn những nguy cơ rủi ro lây
nhiễm các mầm bệnh hoặc gây nguy hại cho người bệnh, nhân viên y tế và cộng
đồng dân cư xung quanh nếu chúng không được quản lý theo đúng phương pháp
với từng loại chất thải phát sinh.
Trạm Y tế xã Đắk Wer là cơ sở đã đi vào hoạt động trước ngày 01 tháng 4
năm 2015 có quy mơ, tính chất tương đương với đối tượng quy định tại Khoản 1
Điều 18 Nghị định số 18/2015/NĐ-CP nhưng chưa có bản cam kết bảo vệ môi
trường và được quy định chi tiết tại Phụ lục 1b ban hành kèm theo Thông tư số
26/2015/TT-BTNMT ngày 28 tháng 5 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên
và Môi trường quy định về đề án bảo vệ môi trường chi tiết, đề án bảo vệ môi
trường đơn giản.
Nhằm thi hành nghiêm chỉnh Luật Bảo vệ môi trường, cùng các văn bản
dưới luật hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường, Trạm Y tế xã Đắk Wer
tiến hành lập Đề án Bảo vệ Môi trường đơn giản cho Trạm Y tế. Đây là báo cáo
được xây dựng trên cơ sở hoạt động thực tế của đơn vị và kế hoạch phát triển
trong tương lai, từ đó tiến hành thiết lập những tác động tích cực và tiêu cực đến
mơi trường tự nhiên do quá trình hoạt động của Trạm Y tế. Trên cơ sở đó, đề
xuất các biện pháp nhằm hạn chế đến mức thấp nhất những tác động xấu đến
môi trường, đưa ra các chính sách hoạt động cụ thể và chương trình hành động
trong thời gian sắp tới vì một môi trường trong lành.



CHƯƠNG 1. MƠ TẢ TĨM TẮT VỀ CƠ SỞ VÀ TÌNH HÌNH
THỰC HIỆN CƠNG TÁC BẢO VỆ MƠI TRƯỜNG
1.1. Tên của cơ sở
- Tên cơ sở: Trạm Y tế xã Đắk Wer
- Địa chỉ: Thôn 7 xã Đắk Wer hiueenj Đắk R’ lấp tỉnh Đắk Nông
- Số điện thoại liên hệ: 086.953.2459.Email:
1.2. Chủ cơ sở
- Tên người đại diện: Lưu Văn Tuất
- Chức danh/chức vụ: Trạm trưởng
- Địa chỉ nhà/địa chỉ liên hệ: Thôn 7 xã Nhân Cơ huyện Đắk R’ Lấp tỉnh
Đắk Nông
- Số điện thoại liên hệ: 0906.442.911; Email:
1.3. Vị trí địa lý của cơ sở
- Trạm Y tế xã Đắk Wer được xây dựng tại Thôn 7 xã Đắk Wer huyện Đắk
R’ Lấp tỉnh Đắk Nông ; Phía tây dài 28,39 mét giáp đường liên xã; Phía đơng
dài 31,93 mét giáp trương Mần non Hoa Hướng Dương ; Phía nam dài 40,93
mét giáp trường tiểu học Lê Đình Chinh; Phía bắc dài 44,96 mét giáp đương
xóm thôn 7 xã Đắk Wer; tọa độ


Hình 1. Vị trí TYT trên bản đồ
….


- Sơ đờ mặt bằng tổng thể được đính kèm ở Phụ lục.
- Hiện trạng sử dụng đất tại TYT đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất, như sau.
+ Tổng diện tích đất: 1.334.8 m2; giấy chứng nhận sử dụng đất số B0

955996 ngày 10/12/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nơng
+ Diện tích xây dựng: 228 m2.
- Do TYT được xây dựng gần khu vực tập trung người và các cơ quan,
trường học nên có khả năng những nơi này bị ảnh hưởng bởi cơ sở.
1.4. Các hạng mục xây dựng của cơ sở
- Về giao thông: TYT nằm trên đường liên xã, cách khu trung tâm 01 km,
cách chợ 3 km, cách khu vực tập trung đơng người khác 1 km Bố trí tại khu vực
thuận tiện cho người dân tiếp cận, xe cộ lưu thông dễ dàng, khu vực để xe của
khách nằm trong khuôn viên TYT nên không xảy ra tình trạng ùn tắc.
- Về cấp nước: TYT sử dụng nguồn nước giếng khoan tại trạm cho hoạt
động sinh hoạt của nhân viên và bệnh nhân. Hệ thống đường ống dẫn nước đã
được lắp đặt đầy đủ.
- Về đường cấp điện: TYT sử dụng nguồn điện của điện lưới quốc gia để
cung cấp cho quá trình hoạt động. Tất cả đường dây điện đều được lắp đặt ổn
định và an tồn.
- Về thốt nước và môi trường:


+ Nước thải: Trong quá trình hoạt động của TYT vừa có phát sinh nước
thải sinh hoạt vừa phát sinh nước thải y tế. Nước thải y tế hiện tại được tập trung
về bể tự hoại để xử lý sơ bộ trước khi thoát ra hệ thống cống thoát nước thải
chung của xã. Nước thải sinh hoạt thì được dẫn thoát ra hệ thống thoát nước
chung của xã;
+ Chất thải rắn thông thường: chất thải rắn thông thường của TYT phát
sinh không nhiều, nhưng do điều kiện thu gom của các công ty vệ sinh môi
trường nên chất thải rắn thông thường của TYT được đơn vị tự xử lý bằng hình
thức đốt bằng dầu;
+ Chất thải y tế nguy hại: bao gồm các loại chất thải y tế lây nhiễm (như:
bơng, băng, gạc, kiêm tim dính máu, …) và chất thải nguy hại không lây nhiễm
(như: thiết bị y tế vỡ hỏng, hóa chất thải bỏ, dược phẩm thải bỏ, …) khi phát

sinh cũng khơng có đơn vị có chức năng thu gom, xử lý nên TYT cũng tự xử lý
bằng hình thức đốt bằng dầu.
- Diện tích từng khoa/phịng, mục đích sử dụng như sau.
+ Phịng hành chính: diện tích 30m2; sử dụng là nơi giải quyết các cơng
việc hành chính, họp giao ban hàng ngày, hàng tuần và hàng tháng.
+ Phịng cấp thuốc: diện tích 9m, sử dụng bảo quản các nguồn thuốc và cấp
phát thuốc trong khám chữa bệnh và điều trị;
+ Kho: diện tích 9m2 sự dụng bảo quản các loại thuốc; vật tư và trang thiết
bị y tế thơng thường
+ Phịng khám chữa bệnh đơng Y diện tích 12m2, sử dụng khám chữa bệnh
Y học cổ truyền.
+ Phịng lưu bệnh diện tích 40 m2, sử dụng điều trị nội, ngoại trú ( nếu có),
làm thủ thuật, tiêm truyền.
+ Phịng khám diện tích 20m2 sử dụng khám ban đầu để chỉ định điều trị
nội, ngoại trú ( nếu có), làm thủ thuật, tiêm truyền. hoặc kê đơn điều trị tại nhà.
+ Phòng khám phụ khoa diện tích 20m2 sử dụng để khám điều trị phụ khoa
+ Phịng sinh diện tích 20m2 sử dụng đỡ đẻ ;
+ Phịng trực diện tích 12 m2 sử dụng trực cho cán bộ y tế.
- Nhóm các hạng mục về bảo vệ môi trường, như: quản lý chất thải rắn
thông thường và chất thải nguy hại tại trạm Y tế xã như sau:
+ Chất thải rắn thông thường; trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chuyên
môn được phân loại ngay tại nguồn và đựng trong túi li nông trong thùng có
nắp đậy đựng chất thải rắn hàng ngày có xe vệ sinh môi trường của huyện Đắk
R’ lấp vận chuyển đến nơi xử lý;
+ Chất thải sinh hoạt thông thường của cán bộ y tế; và người bệnh được
phân loại ngay tại nguồn và đựng trong túi li nông trong thùng có nắp đậy đựng
chất thải rắn hàng ngày có xe vệ sinh môi trường của huyện Đắk R’ lấp vận
chuyển đến nơi xử lý;



+ Chất thải nguy hại được phân loại tại nguồn trong lúc thực hiện chuyên
môn đựng vào túi li nông bỏ vào trong thùng chứa có nắp đậy hàng ngày được
đốt bằng dầu tại lò đốt rác của trạm theo quy định.
+ Xử lý Nước thải trong khám chữa bệnh tại các phòng được dẫn vào xử lý
trong bể tủ hoại trước khi thải ra mơi trường.
+ Xử lý khí thải; chống ờn, rung; chống xói lở, xói mịn, sụt, lún, trượt, lở
đất; chống úng, ngập nước; các hạng mục về bảo vệ môi trường khác. Trông cây
xanh bao quanh trạm y tế đảm bảo cây xanh bao phủ 25% diện tích, trạm y tế đã
được xây dựng các bờ rào, tường bao quanh chóng xói mịn, sụt, lún, trượt, lở
đất; chống úng, ngập nước.
1.5. Quy mô/công suất, thời gian hoạt động của cơ sở
- Quy mô: Hạng mục công trình phục vụ cho hoạt động khám chữa bệnh
của TYT đều là nhà xây cấp IV với hệ thống dây điện, các thiết bị vệ sinh, thiết
bị điện được cung cấp, lắp đặt đầy đủ.
+ Diện tích khu đất là 1334,8m2;
+ Diện tích xây dựng là 228m2;
+ Diện tích sàn là: 248 m2.
- Số lượng bệnh nhân: trung bình 01 tháng TYT thực hiện khám, chữa bệnh
cho 450 lượt bệnh nhân; trong đó điều trị nội trú 0 lượt; kê đơn điều trị ngoại trú
tại nhà khoảng 450 lượt bệnh nhân; thực hiện tuyên truyền; tư vấn tiêm chủng
hàng tháng cho khoảng 150 trẻ em từ 0 đến 3 tuổi; Tính bình quân hàng ngày là
20 lượt khám, chữa bệnh. Tùy vào thời điểm khác nhau trong năm mà lượng
bệnh nhân tới khám, chữa bệnh có thể biến động tăng hoặc giảm.
- Số lượng nhân viên làm việc tại TYT: Tổng số nhân viên làm việc tại
TYT là 08 người, bao gồm:
+ Bác sĩ: 01 người
+ Y sĩ: 02 người
+ Dược sĩ: 01 người
+ Điều dưỡng: 02 người
+ Hộ sinh: 01 người

+ Dân số: 01
- Thời điểm TYT đi vào hoạt động là từ ngày 01 tháng 12 năm 2006
1.6. Quy trình khám, chữa bệnh của cơ sở
- Bệnh nhân được tiếp nhận và đợi tại phòng chờ. (Trong quá trình này phát
sinh nước thải sinh hoạt do Bệnh nhân sử dụng nhà vệ sinh, bồn rửa tay, rửa mặt
tại cơ sở, phát sinh giấy vụn từ việc ghi hồ sơ bệnh án, nhận bệnh nhân; chất thải
sinh hoạt của nhân viên, bệnh nhân, người nhà bệnh nhân)
- Sau đó lần lượt được các Y, Bác sĩ khám: thực hiện các phương pháp sàng
lọc, thăm khám; thực hiện các biện pháp đo huyết áp, siêu âm, lấy mẫu máu, …


nếu cần. Sau đó bác sĩ chẩn đốn bệnh. Cuối cùng Bác sĩ sẽ kê toa thuốc, hoặc
tiến hành các biện pháp chữa bệnh khác đối với từng bệnh nhận. (Trong quá
trình này phát sinh các loại chất thải nguy hại từ hoạt động khám, chữa bệnh)
NGƯỜI
BỆNH

NHẬP VIỆN,
CHUYỂN
VIỆN

PHÒNG
KHÁM

KÊ ĐƠN
ĐIỀU TRI
NGOẠI TRÚ

THỰC HIỆN
CÁC THỦ

THUẬT

LÀM TIẾP
CÁC THỦ
TỤC

Hình 2. Sơ đồ mơ tả quy trình khám, chữa bệnh

1.7. Máy móc, thiết bị
Liệt kê đầy đủ các loại máy móc, thiết bị đã lắp đặt và đang vận hành; đang
và sẽ lắp đặt (đối với cơ sở quy định tại khoản 1 Điều 15 Thông tư này) với chỉ
dẫn cụ thể về: Tên gọi, nơi sản xuất, năm sản xuất, tình trạng khi đưa vào sử
dụng (mới hay cũ, nếu cũ thì tỷ lệ cịn lại là bao nhiêu).
Bảng 1. Danh mục máy móc, thiết bị phục vụ hoạt động khám chữa bệnh của
TYT xã Đắk Wer
St
t

Tên máy móc, thiết
bị

Số
lượng

Năm sản
xuất

Tình
trạng


1

Máy siêu âm

0

2

Máy đo huyết áp

02

Trung
quốc

2016

Tơt

3

Kính hiển vi

01

Nhật bản

2016

Tốt


4

Máy xét nghiệm

0

5

Máy thở

0

6

Máy hút dịch

01

Nhật
Bản

2014

Tốt

7

Máy tính


03

Việt nam

2015

Tơt

Xuất xứ

Ghi
chú


8

Tủ lạnh vacxin

01

Việt nam

2015

Tốt

9

Bộ tiểu phẫu


02

Nhật
Bản

2016

Tốt

10

Bộ khám ngũ quan

01

Trung
Quốc

2016

Tốt

1.8. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu
a, Nhu cầu về nguyên liệu thô/nhiên liệu
TYT xã Đắk Wer hoạt động trong lĩnh vực y tế nên nhu cầu sử dụng những
loại nguyên liệu, nhiên liệu, hóa chất sau:
Bảng 2. Danh mục nguyên liệu, nhiên liệu, hóa chất phục vụ hoạt động
khám chữa bệnh của TYT xã Đắk Wer
St
t


Tên thương mại

Đơn vị tính

Số lượng
(ước tính)

1

Gel siêu âm

Lọ

0 lọ/tháng

2

Kim tiêm

Cái

250cái/tháng

3

Đè lưỡi

Cái


250 cái/tháng

4

Giẻ lau

Bộ

3 cái/tháng

5

Hóa chất khử trùng

Kg

2kg/ tháng

6

Hóa chất giêm sa

Ml

50 ml/tháng

7

Dầu (để đốt rác)


Lít

4 lít/tháng

8

Túi nilon đựng rác

Cái

120 cái/tháng

9

Găng tay

Đơi

150 đơi/tháng

10 Giấy

Ram

2 ram/tháng

11 Túi nilon đựng thuốc

Cai


450 cái/tháng

Ghi chú

b, Nhu cầu và nguồn cung cấp nước
- Nguồn nước của TYT xã Đắk Wer là nguồn nước giếng Tổng nhu cầu sử
dụng trong 01 tháng được tính bình quân là 20 m 3 (tương đương nhu cầu sử
dụng và xử lý trong 01 ngày là 0,66 m3) được sử dụng bởi nhân viên, bệnh nhân,
người nhà bệnh nhân trong sinh hoạt và trong công tác khám, chữa bệnh.
c, Nhu cầu sử dụng điện
TYT sử dụng nguồn điện của điện lưới quốc gia để cung cấp cho quá
trình hoạt động của TYT. Cơ sở không sử dụng máy phát điện dự phòng cho
hoạt động của TYT.


Bảng 3. Nhu cầu sử dụng điện trong 03 tháng gần đây của TYT xã
Đắk Wer
Tháng 6

333 kWh

Tháng 7

301 kWh

Tháng 8

294 kWh

1.9. Tình hình thực hiện cơng tác bảo vệ mơi trường của cơ sở trong

thời gian đã qua
1.9.1. Tình hình thực hiện cơng tác bảo vệ mơi trường của TYT trong
thời gian qua
- Về chất thải lỏng: nước thải của TYT bao gồm chủ yếu là nước thải sinh
hoạt của nhân viên, bệnh nhân và người nhà bệnh nhân, bên cạnh đó cịn có
nước thải y tế phát sinh từ hoạt động khám, chữa bệnh nhưng khối lượng không
lớn. Lượng nước thải này từ trước đến nay được thu gom và xử lý cục bộ tại bể
tự hoại trước khi cho ra hệ thống thoát nước chung của xã.
- Về chất thải rắn: đối với chất thải rắn sinh hoạt và chất thải y tế nguy hại
do điều kiện thu gom của các công ty vệ sinh môi trường nên chất thải rắn thông
thường của TYT được đơn vị tự xử lý bằng hình thức đốt bằng dầu. Chất thải y
tế nguy hại được xử lý riêng bằng hình thức đốt.
- Về khí thải: lượng khí thải phát sinh từ hoạt động khám, chữa bệnh của
TYT chủ yếu phát sinh từ việc đốt chất thải.
- Về tiếng ồn: TYT không phát sinh nhiều tiếng ồn ảnh hưởng đến nhân
viên, bệnh nhân, người nhà bệnh nhân và cộng đồng dân cư xung quanh.
1.9.2. Lý do đã không lập bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường, bản
cam kết bảo vệ môi trường hoặc đề án bảo vệ môi trường trước đây
- TYT xã Đắk Wer được thành lập và đi vào hoạt động từ năm 2006 nhằm
tiến hành đáp ứng cho người dân xã Đắk Wer những hoạt động về y tế, chăm
sóc sức khỏe Ban đâu và thực hiện các chương mục tiêu Y tế tại thôn bon . Nhân
viên tại TYT chủ yếu là bác sĩ, y tá, .. không được trang bị đầy đủ các kiến thức
về môi trường và chưa nắm bắt được đầy đủ thông tin, những thủ tục, hồ sơ môi
trường cần thiết nên chưa tiến hành lập cam kết bảo vệ môi trường, đề án bảo vệ
môi trường theo Luật định. Tuy nhiên, do nhận thấy tính cấp thiết của vấn đề
này, TYT phối hợp với TTYT huyện Đắk R’ Lấp, Sở Y tế tỉnh Đăk Nơng cùng
các đơn vị có liên quan để tiến hành lập Đề án bảo vệ môi trường đơn giản cho
TYT.
1.9.3. Hình thức, mức độ đã bị xử phạt vi phạm hành chính và xử phạt
khác về mơi trường (nếu có).

- Khơng .
1.9.4. Những tồn tại, khó khăn (nếu có).


Yêu cầu: Trường hợp đã bị xử phạt, phải sao và đính kèm các văn bản xử
phạt vào phần phụ lục của bản đề án.

CHƯƠNG 2. MÔ TẢ CÁC NGUỒN CHẤT THẢI, CÁC TÁC
ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ, CÁC CƠNG TRÌNH, BIỆN
PHÁP BẢO VỆ MƠI TRƯỜNG
2.1. Các nguồn phát sinh chất thải
2.1.1. Nước thải
- Nước thải sinh hoạt: phát sinh chủ yếu từ hoạt động sinh hoạt hàng ngày
của nhân viên TYT, bệnh nhân và người nhà bệnh nhân đến khám, chữa bệnh;
Một phần phát sinh từ lượng nước mưa chảy qua TYT cuốn theo đất cát và các
loại chất rơi vãi trên dòng chảy của nước. Chứa các thành phần chủ yếu là cặn
bã, các chất hữu cơ, các chất dinh dưỡng và vi sinh vật.
- Nước thải y tế: xét về nguồn gốc phát sinh, nước thải Bệnh viện nói trên
gần giống như nước thải sinh hoạt. Nhưng về khía cạnh vệ sinh và dịch tễ, nước
thải y tế phát sinh từ TYT chứa nhiều loại vi sinh vật gây bệnh có ng̀n gốc từ
người bệnh và các chất độc hại khác hình thành trong quá trình điều trị, khám,
chữa bệnh có chứa các yếu tố lây nhiễm, nguy hại như: nước lẫn máu, dịch cơ
thể; dầu mỡ; các hóa chất khử trùng, tẩy rửa; các yếu tố nguy hiểm về phương
diện vệ sinh dịch tễ như các loại vi khuẩn, vi trùng, trứng giun, virut, …
- Lượng nước thải phát sinh tại TYT khoảng 0,30 m 3/ngày đêm đối với
nước thải y tế và 0,36 m3/ngày đêm đối với nước thải sinh hoạt.
2.1.2. Chất thải rắn thông thường
Chất thải y tế thông thường của TYT phát sinh không chứa các yếu tố nguy
hại, bao gồm: chất thải sinh hoạt phát sinh từ các buồng bệnh (trừ các buồng
bệnh cách ly); chất thải phát sinh từ các hoạt động chuyên môn y tế (chai, lọ

thủy tinh, chai lọ huyết thanh, các vật liệu nhựa, các loại bột bó trong gãy xương
kín. Những chất thải này khơng dính máu, dịch sinh học và các chất hóa học
nguy hại); chất thải phát sinh từ các cơng việc hành chính (giấy, báo, tài liệu, túi
nilon...); chất thải ngoại cảnh (lá cây, rác ở các khu vực ngoại cảnh).
Lượng chất thải y tế thông thường phát sinh tại TYT khoảng 60kg/tháng
(bình quân khoảng 2kg/ngày).
2.1.3. Chất thải nguy hại
- Chất thải y tế lây nhiễm được chia làm 4 loại bao gồm:
+ Chất thải lây nhiễm sắc nhọn: Là chất thải có thể gây ra các vết cắt
hoặc chọc thủng, có thể nhiễm khuẩn, bao gồm: bơm kim tiêm, đầu sắc
nhọn của dây truyền, lưỡi dao mổ, đinh mổ, cưa, và các vật sắc nhọn khác
sử dụng trong các hoạt động y tế;


+ Chất thải lây nhiễm không sắc nhọn: Là chất thải bị thấm, dính,
chứa máu hoặc dịch sinh học của cơ thể; các chất thải phát sinh từ buồng
bệnh cách ly;
+ Chất thải giải phẫu: Bao gồm các mô, cơ quan, bộ phận cơ thể
người: rau thai, bào thai và xác động vật thí nghiệm;
+ Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao: TYT hiện không phát sinh loại
chất thải này.
- Chất thải nguy hại không lây nhiễm bao gồm:
+ Hóa chất thải có thành phần nguy hại: các chai lọ vỏ chứa hóa chất;
+ Thiết bị y tế vỡ, hỏng, đã qua sử dụng thải bỏ có chứa thủy ngân và
các kim loại nặng;
+ Dược phẩm thải bỏ;
+ Các loại chất thải khác vượt ngưỡng nguy hại theo quy định.
- Lượng chất thải y tế lây nhiễm TYT phát sinh khoảng 6 kg/tháng.
- Lượng chất thải y tế nguy hại khơng lây nhiễm TYT phát sinh rất ít,
khoảng 2.kg/tháng.

2.1.4. Khí thải
- Ng̀n phát sinh khí thải chủ yếu của TYT là từ hoạt động đốt chất thải
sinh hoạt và chất thải y tế lây nhiễm. Thành phần khí thải khi đốt bao gờm:
+ Ơ nhiễm bụi: Khi nhiệt độ đốt khơng đủ hoặc là lượng chất nạp vào
lị q lớn sẽ làm phát tán bụi, khói đen và các chất độc hại;
+ Các khí axit: Do trong CTYT có đáng kể lượng chất thải làm bằng
nhựa PVC, hoặc các chất thải dược phẩm khi đốt có thể tạo hơi axit, đặc
biệt là HCl và SO2;
+ Dioxin và Furan: Trong quá trình đốt chất thải có thành phần
halogen (Cl, Br, F) ở nhiệt độ thấp có thể hình thành dioxin và furan là
những chất rất độc dù ở nồng độ nhỏ;
+ Kim loại nặng: Đối với những kim loại nặng dễ bay hơi như thủy
ngân có thể phát sinh từ các lị đốt CTYT nếu trong q trình phân loại
khơng tốt.
- Ngồi ra cịn một lượng nhỏ phát sinh do các phương tiện giao thông, vận
tải di chuyển ra vào TYT, phát sinh khí thải từ động cơ hoạt động.
- Việc tính tốn khối lượng thể tích khí thải phát sinh trong hoạt động đốt
rác chỉ có thể được ước lượng, tuy nhiên lượng phát sinh không đáng kể khoảng
3 m3/tháng.
2.1.5. Nguồn tiếng ồn, độ rung
TYT không phát sinh nhiều tiếng ồn ảnh hưởng đến nhân viên, bệnh nhân,
người nhà bệnh nhân và cộng đồng dân cư xung quanh. Tiếng ồn chủ yếu là từ
các phương tiện giao thông của nhân viên, bệnh nhân, người nhà bệnh nhân khi


ra vào TYT; tiếng ồn phát sinh từ các trang thiết bị điện, trang thiết bị y tế tại
TYT.
2.2. Các tác động đối với môi trường và kinh tế - xã hội
2.2.1. Tác động của nước thải
- Trong giai đoạn hoạt động hiện tại: nước thải y tế phát sinh từ TYT chứa

nhiều loại vi sinh vật gây bệnh có nguồn gốc từ người bệnh và các chất độc hại
khác hình thành trong quá trình điều trị, khám, chữa bệnh có chứa các yếu tố lây
nhiễm, nguy hại như: nước lẫn máu, dịch cơ thể; dầu mỡ; các hóa chất khử
trùng, tẩy rửa; các yếu tố nguy hiểm về phương diện vệ sinh dịch tễ như các loại
vi khuẩn, vi trùng, trứng giun, virut, …. Lượng nước thải phát sinh này hiện tại
được chỉ tập trung về bể tự hoại để xử lý sơ bộ trước khi thoát ra hệ thống cống
thốt nước thải chung của xã, do đó những thơng số nước thải ra có một số tiêu
chí khơng đạt tiêu chuẩn QCVN 28:2010/BTNMT quy định quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia về nước thải y tế.
+ Nước thải có hàm lượng chất lơ lửng cao: các chất rắn lơ lửng khi thải ra
môi trường nước sẽ nổi lên trên mặt nước tạo thành lớp dầy, lâu dần ngã màu
xám, không những làm mất vẻ mỹ quan mà quan trọng hơn chính lớp vật nổi
này sẽ ngăn cản quá trình trao đổi oxy và truyền sáng, dẫn nước đến tình trạng
kỵ khí;
Mặt khác một phần cặn lắng xuống đáy sẽ bị phân hủy trong điều kiện kỵ
khí, sẽ tạo ra mùi hôi cho khu vực xung quanh. Chất rắn lơ lửng sẽ làm giảm khả
năng quang họp, đồng thời làm giảm sự sinh trưởng và phát triển của thực vật
trong nước.
+ Nước thải có hàm lượng chất hữu cơ cao: loại nước thải này khi xả ra
nguồn tiếp nhận, sẽ làm nờng độ oxy hịa tan (DO) trong nước giảm đi nhanh
chóng do vi sinh vật cần lấy oxy hịa tan trong nước để chuyến hóa các chất hữu
cơ nói trên thành CO2, N2, H20, CH4... Nếu nồng độ DO dưới 3 mg/lít sẽ kìm
hãm sự phát triển của thủy sinh vật và ảnh hưởng đến sự phát triển của hệ sinh
thái thủy vực. Mặt khác do quá trình phân hủy các hợp chất hữu cơ sẽ làm cho
các hợp chất Nitơ và Phospho khuyếch tán trở lại trong nước, sự gia tăng nồng
độ các chất dinh dưỡng này trong nước có thể dẫn đến hiện tượng phú dưỡng
hóa;
+ Nước thải có chứa N (Nitơ), P (Phospho): các chất dinh dưỡng như N, P
có nhiều trong nước thải chính là các yếu tố gây nên hiện tượng phú dưỡng hóa.
Phú dưỡng tăng hàm lượng hữu cơ và có thể có độc tố do tảo tiết ra gây cản trở

đời sống của thủy sinh và ảnh hưởng tới môi trường xung quanh;
+ Nước thải có chứa các vi sinh vật gây bệnh: làm lây lan dịch bệnh, gây
nguy hiểm cho sức khỏe con người và động vật khi sử dụng nguồn nước bị
nhiễm vi sinh vật gây bệnh. Nước có lẫn các loại vi khuẩn gây bệnh thường là
nguyên nhân của các dịch bệnh thương hàn, phó thương hàn, lỵ, tả. Tùy điều
kiện mà vi khuẩn có sức chịu đựng mạnh hay yếu. Các nguồn nước thiên nhiên


thường có một số lồi vi khuẩn thường xun sống trong nước hoặc một số vi
khuấn từ đất nhiễm vào. Coliform là nhóm vi khuẩn đường ruột hình que hiếu
khí hoặc kỵ khí tùy tiện và đặc biệt là Escherichia Coli (E. Coli). E. Coli là một
loại vi khuẩn có nhiều trong phân người và phân động vật máu nóng. Ước tính
có tới 70% bệnh truyền nhiễm được truyền qua đường nước có nhiễm tác nhân
gây bệnh.
- Trong giai đoạn hoạt động trong tương lại: sẽ tiến hành xây dựng hệ
thống xử lý nước thải lỏng đơn giản cho TYT nhằm đảm bảo nước thải được xử
lý phải đạt các chỉ tiêu theo tiêu chuẩn QCVN 28:2010/BTNMT, cột B.
2.2.2. Tác động của chất thải rắn y tế
- Trong giai đoạn hoạt động hiện tại: chất thải y tế sinh hoạt và chất thải y
tế nguy hại phát sinh từ TYT chỉ được xử lý bằng biện pháp đốt bằng dầu, do đó
phát sinh nhiều hệ quả cho mơi trường như phát sinh khói thải, mùi hơi, chất thải
khi đốt khơng được xử lý triệt để, phát sinh kinh phí lớn trong việc đốt chất thải,
… làm ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe của nhân viên, bệnh nhân, người
nhà bệnh nhân và cộng đồng dân cư xung quanh.
- Trong giai đoạn hoạt động trong tương lai: sẽ tiến hành các biện pháp thu
gom, vận chuyển và xử lý chất thải y tế phát sinh từ TYT một cách phù hợp,
thân thiện với môi trường hơn, đảm bảo 100% chất thải y tế rắn phát sinh được
thu gom, vận chuyển và xử lý triệt để không để ảnh hưởng đến môi trường và
sức khỏe của nhân viên, bệnh nhân, người nhà bệnh nhân và cộng đồng dân cư
xung quanh.

2.2.3. Tác động của khí thải
- Trong giai đoạn hoạt động hiện tại: khí thải chủ yếu phát sinh từ hoạt
động đốt rác của TYT, việc đốt rác khiến phát sinh khói thải. Trong khói thải
này chứa bụi, khói đen, mùi hơi, các hơi hóa chất độc hại, kim loại nặng, … .
Khí thải từ các phương tiện giao thơng, vận tải ra vào TYT tuy ít nhưng cũng
chứa các yếu tố nguy hại nếu nồng độ và tần suất lớn.
- Trong giai đoạn hoạt động trong tương lai: do các loại chất thải y tế rắn sẽ
sẽ được thu gom, vận chuyển và xử lý một cách phù hợp, thân thiện với môi
trường hơn, đảm bảo 100% chất thải y tế rắn phát sinh được thu gom, vận
chuyển và xử lý triệt để không để ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe của
nhân viên, bệnh nhân, người nhà bệnh nhân và cộng đồng dân cư xung quanh
nên biện pháp đốt rác sẽ khơng được thực hiện nữa, do đó sẽ khơng cịn phát
sinh khí thải từ TYT.
2.2.4. Tác động của tiếng ồn, độ rung
- Tai người chỉ có thể chịu được tối đa tác động của tiếng ồn trong một
khoảng thời gian nhất định mỗi ngày phụ thuộc vào mức ồn khác nhau. Nếu tác
dụng của tiếng ồn lặp lại nhiều lần, hiện tượng mệt mỏi kéo dài, thính giác
khơng có khả năng phục hời hồn tồn về trạng thái bình thường. Sau một thời


gian dài sẽ phát triển thành những biến đổi có tính chất bệnh lý, dẫn đến thối
hóa trong tai, gây ra các bệnh nặng tai và bệnh điếc.
- Tiếng ồn có cường độ cao và trung bình kích thích mạnh hệ thống thần
kinh trung ương, gây ra rối loại về chức năng thần kinh và thông qua hệ thống
thần kinh tác động lên các cơ quan và hệ thống khác của cơ thể.
- Tiếng ồn cũng gây ra những thay đổi trong hệ thống tim mạch kèm theo
sự rối loạn trương lực bình thường của mạch máu và rối loạn nhịp tim.
- Trong giai đoạn hoạt động hiện tại: TYT không phát sinh nhiều tiếng ồn
ảnh hưởng đến nhân viên, bệnh nhân, người nhà bệnh nhân và cộng đồng dân cư
xung quanh. Tiếng ồn chủ yếu là từ các phương tiện giao thông của nhân viên,

bệnh nhân, người nhà bệnh nhân khi ra vào TYT; tiếng ồn phát sinh từ các trang
thiết bị điện, trang thiết bị y tế tại TYT.
- Trong giai đoạn hoạt động trong tương lai: tiếp tục thực hiện các biện
pháp chống ồn trong hoạt động của TYT, đảm bảo không ảnh hưởng đến nhân
viên, bệnh nhân, người nhà bệnh nhân và cộng đồng dân cư xung quanh.
2.2.5. Các tác động khác về môi trường, kinh tế và xã hội do TYT tạo
ra không liên quan đến chất thải
- Nhiệt lượng phát sinh từ các thiết bị nời hấp thiết bị y tế có thể gây bỏng,
gây ảnh hưởng đến môi trường nếu không được quản lý tốt.
- Khả năng cháy nổ và an tồn phịng cháy chữa cháy: do TYT sử dụng
điện và các thiết bị điện, đồng thời trong khuôn viên và tại các phịng làm việc
ln có các chất liệu dễ bắt lửa nên ln có khả năng xảy ra các sự cố về điện,
cháy nổ.
- Sự cố về vệ sinh và an tồn lao động: trong q trình hoạt động của TYT
có khả năng tiềm ẩn những nguy cơ về an toàn vệ sinh và an toàn lao động.
- Sự cố về an ninh trật tự: hiện trạng an ninh trật tự tại các cơ sở y tế hiện
nay cũng đang là vấn đề nhức nhối trong xã hội, từ việc nhân viên y tế bị hành
hung đến việc an ninh trật tự cho nhân viên, bệnh nhân, người nhà bệnh nhân
cũng có nhiều diễn biến phức tạp.
2.3. Các cơng trình, biện pháp bảo vệ môi trường của cơ sở
2.3.1. Hệ thống thu gom và xử lý nước thải và nước mưa
- Đối với nước thải sinh hoạt, nước mưa chảy tràn: Tồn bộ nền trước và
sau TYT đều được bê tơng hóa hồn tồn, nên nước mưa tương đối sạch, bề mặt
các khu vực văn phòng, và các khu vực khác bên trong TYT được thường xuyên
quét dọn, làm vệ sinh nhằm làm giảm thiếu sự lôi cuốn các chất dơ bẩn khi nước
mưa chảy tràn qua. Toàn bộ lượng nước mưa được thoát ra hệ thống thoát nước
chung của khu vực.
- Đối với nước thải y tế: hiện tại chỉ tập trung về bể tự hoại để xử lý sơ bộ
trước khi thoát ra hệ thống cống thoát nước thải chung của xã. Những thông số




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×