Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của các hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp ở huyện tháp mười, tỉnh đồng tháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.54 MB, 108 trang )

TĨM TẮT
Hợp tác tác dịch vụ nơng nghiệp trên địa bàn huyện Tháp Mười thời gian qua còn
bộc lộ một sớ hạn chế nhất định đó là, phần lớn các HTX có quy mơ nhỏ, thiếu vớn để
tổ chức các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; đại bộ phận nhân dân chưa có sự
nhận thức đúng về HTX, trình độ quản lý của đội ngũ cán bộ HTX cịn nhiều hạn chế…
từ đó tơi chọn Đề tài “Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của Hợp tác xã dịch vụ
nông nghiệp ở huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp”. Mục tiêu của đề tài là nhằm đánh
giá thực trạng hoạt động của các HTX trên địa bàn từ đó đề xuất những giải pháp nhằm
nâng cao chất lượng hoạt động của các HTX dịch vụ nông nghiệp tại địa phương.
Nghiên cứu dựa trên nội dung nâng cao chất lượng hoạt động HTX (Cẩm nang
Hợp tác xã 2006), thu thập số liệu ở 16 HTX của huyện, cũng như các số liệu liên quan
đến chất lượng hoạt động HTX. Phương pháp nghiên cứu chính được sử dụng bao gồm:
Phương pháp thống kê mô tả, phương pháp so sánh và phương pháp phân tích ma trận
SWOT.
Q trình nghiên cứu thấy rằng, tuy chất lượng hoạt động của Hợp tác xã được
nâng lên nhưng sớ lượng dịch vụ cịn ít, chưa có dịch vụ tiêu thụ nơng sản, chất lượng
một sớ dịch vụ chưa đáp ứng được nhu cầu xã viên, nhất là dịch vụ làm đất và dịch vụ
thủy nông. Chất lượng hoạt động của hợp tác xã đóng vai trò quan trọng trong sản xuất
của các xã viên, giúp tăng doanh thu và giảm tới đa chi phí trong sản xuất.
Để nâng cao chất lượng hoạt động của Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp trên địa
bàn huyện trong thời gian tới, cần có những giải pháp đồng bộ, cụ thể nâng cao chất
lượng các dịch vụ của HTX hiện có, đồng thời mở rộng phạm vi hoạt động dịch vụ và
đầu tư thêm các dịch vụ mới nhất là các dịch vụ liên kết tiêu thụ nông sản của nông dân,
dịch vụ chế biến các mặt hạn chủ lực, có thế mạnh ở từng địa phương. Bên cạnh đó,
cũng cần quan tâm đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ HTX, huy động vốn, đầu tư mua
sắm trang thiết bị mới, hiện đại để thực hiện các dịch vụ được kịp thời.

v


ABSTRACT


Agricultural cooperation in Thap Muoi district has revealed a number of certain
limitations, that is, most cooperatives are small in scale and lack capital to organize
production, business and translation activities. service; The majority of people do not
have a proper awareness about cooperatives, the management level of the cooperative
staff is still limited ... from which I choose the topic "Solutions to improve the quality
of service cooperatives' activities. agriculture in Thap Muoi district, Dong Thap
province ”. The objective of the project is to assess the current situation of the operation
of cooperatives in the area, thereby proposing solutions to improve the quality of
operation of local agricultural service cooperatives.
The study is based on the content of cooperative quality improvement
(Cooperative Manual 2006), collecting data from 16 district cooperatives, as well as data
related to cooperative quality. The main research methods used include: descriptive
statistical method, comparison method and SWOT matrix analysis method.
The research process found that, although the quality of the Cooperative's
operations was increased, the number of services was low, there was no service of
agricultural consumption, the quality of some services did not meet the needs of
cooperative members, especially tillage and irrigation services. The quality of
cooperative activities plays an important role in the production of cooperative members,
helping to increase sales and minimize costs in production.
In order to improve the quality of agricultural service cooperatives in the district
in the coming time, it is necessary to have synchronous and specific solutions to improve
the quality of existing cooperative services, and at the same time expand. the scope of
service activities and the latest investment in services are services that link farmers'
consumption of agricultural products, processing services of key areas with strengths in
each locality. In addition, it is also necessary to pay attention to training and retraining
the cooperative staff, raising capital, investing in the purchase of new and modern
equipment to implement the services promptly.

vi



MỤC LỤC
TRANG
LÝ LỊCH KHOA HỌC .............................................................................................. i
LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................... iii
CẢM TẠ ................................................................................................................... iv
TÓM TẮT .................................................................................................................. v
MỤC LỤC ................................................................................................................ vii
DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT ......................................................................... xi
DANH MỤC CÁC HÌNH ........................................................................................ xii
DANH MỤC CÁC BẢNG...................................................................................... xiii
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ......................................................................................... 1
2. Các cơng trình nghiên cứu có liên quan trong nước .............................................. 3
2.1 Các cơng trình nghiên cứu có liên quan trong nước ............................................ 3
2.2. Các cơng trình nghiên cứu có liên quan nước ngoài ........................................... 5
3. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................... 6
3.1. Mục tiêu chung .................................................................................................... 6
3.2. Mục tiêu cụ thể .................................................................................................... 6
4. Đối tượng nghiên cứu............................................................................................. 6
5. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................ 6
6. Phương pháp nghiên cứu........................................................................................ 7
6.1. Phương pháp thu thập số liệu .............................................................................. 7
6.2. Phương pháp phỏng vấn chuyên gia ................................................................... 7
6.3. Phương pháp tổng hợp số liệu ............................................................................. 7

vii


6.4. Phương pháp phân tích ........................................................................................ 8

6.5. Nội dung phân tích ............................................................................................. 8
7. Đóng góp của luận văn ........................................................................................... 9
8. Kết cấu của luận văn .............................................................................................. 9
Chương 1 .................................................................................................................. 10
1.1. Cơ sở lý luận .................................................................................................... 10
1.1.1. Một số khái niệm ............................................................................................ 10
1.1.1.1. Hợp tác xã ................................................................................................... 10
1.1.1.2. Hợp tác xã nông nghiệp .............................................................................. 11
1.1.1.3. Dịch vụ nông nghiệp ................................................................................... 11
1.1.1.4. HTX dịch vụ nơng nghiệp .......................................................................... 11
1.1.2. Vai trị, đặc điểm và hình thức hoạt động của Hợp tác xã DVNN ................ 12
1.1.2.1. Vai trò Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp ..................................................... 12
1.1.2.2. Đặc điểm Hợp tác xã dịch vụ nơng nghiệp ................................................. 14
1.1.2.3. Hình thức hoạt động Hợp tác xã nơng nghiệp ............................................ 14
1.1.2.4. Các hình thức hoạt động dịch vụ của Hợp tác xã nông nghiệp................... 19
1.1.3. Nội dung nâng cao chất lượng hoạt động của HTX DVNN .......................... 20
1.1.3.1. Nâng cao chất lượng, trình độ bộ máy quản lý điều hành HTX ................. 20
1.1.3.2. Cải thiện các mối quan hệ trong và ngoài HTX DVNN. ............................ 20
1.1.3.3. Nâng cao chất lượng, kế hoạch hoạt động các dịch vụ của các HTX
DVNN. ..................................................................................................................... 21
1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động của HTX DVNN .............. 21
1.2. Cơ sở thực tiễn .................................................................................................. 23
1.2.1. Quá trình hình thành và phát triển HTX ở Việt Nam .................................... 23
1.2.1.1. Giai đoạn trước đổi mới (1954 - 1986) ....................................................... 23
viii


1.2.1.2. Giai đoàn từ đổi mới đến nay (1987 - 2012). .............................................. 25
1.2.2. Kinh nghiệm của một số HTX DVNN ở các địa phương trong nước ........... 26
1.2.2.1. HTX DVNN tổng hợp Anh Đào ở TP Đà Lạt, Lâm Đồng ........................ 26

1.2.2.2. Hợp tác xã DVNN Phước Hậu, Ninh Phước, Ninh Thuận ......................... 26
1.2.3. Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về HTX DVNN .................. 28
1.2.3.1. Các chủ trương, chính sách của Trung ương .............................................. 28
1.2.3.2. Các chủ trương của tỉnh và huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp ................ 30
Chương 2 ...................................................................................................................32
2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Tháp Mười ...............................32
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên ...........................................................................................32
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ................................................................................35
2.2. Khái quát tình hình các HTX DVNN huyện Tháp Mười...................................37
2.2.1. Khái quát chung ..............................................................................................37
2.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng chất lượng hoạt động của các HTX DVNN ................38
2.2.2.1. Điều kiện hoạt động của các HTX DVNN ..................................................38
2.2.2.2. Tình hình đội ngũ cán bộ quản lý HTX DVNN ...........................................38
2.2.2.3. Tình hình xã viên tham gia HTX DV NN ....................................................39
2.2.2.4. Tình hình thực hiện quản lý vớn quỹ ở HTX nơng nghiệp ..........................40
2.2.2.5. Tình hình về thị trường ................................................................................42
2.2.2.6. Tình hình về tự nhiên ...................................................................................42
2.2.2.7. Tình hình liên quan đến chủ chương, chính sách .........................................43
2.3. Tổ chức hoạt động kinh doanh dịch vụ ..............................................................43
2.3.1. Tình hình thực hiện các khâu dịch vụ .............................................................43
2.3.2. Kết quả hoạt động dịch vụ của HTX...............................................................44

ix


2.4. Đánh giá chất lượng hoạt động tại các HTX DVNN của huyện........................47
2.4.1. Đánh giá chất lượng của hoạt động cung cấp dịch vụ của HTX.....................47
2.4.2. Đánh giá mức độ đáp ứng nhu cầu của xã viên về sử dụng DV HTX ............50
2.5. Đánh giá chung về chất lượng hoạt động của HTX DVNN ở Tháp Mười ........51
2.5.1. Những ưu điểm................................................................................................51

2.5.2. Những mặt hạn chế, tồn tại .............................................................................52
2.6. Phân tích Ma trận SWOT về nâng cao chất lượng hoạt động của HTX DVNN
huyện Tháp Mười ......................................................................................................53
Chương 3 ...................................................................................................................60
3. 1. Nhóm giải pháp về cải thiện các điều kiện hoạt động cho HTX. .....................60
3.2. Nhóm giải pháp về nâng cao trình độ chuyên môn đội ngũ cán bộ quản lý HTX
...................................................................................................................................61
3.3. Nhóm giáp pháp về nâng cao hiệu quả và khả năng cung cấp dịch vụ của HTX
...................................................................................................................................63
3.4. Nhóm giải pháp về tính tự nguyện, chủ động tham gia của xã viên và tinh thần
làm chủ của xã viên trong xây dựng HTX ................................................................65
3.5. Nhóm giải pháp phát huy vai trị lãnh đạo của tổ chức Đảng và sự quản lý của
chính quyền địa phương ............................................................................................66
3.6. Nhóm giải pháp hỗ trợ và phát triển thị trường nông sản ..................................67
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................................70
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................73
PHỤ LỤC ..................................................................................................................76
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG HỢP TÁC XÃ DỊCH VỤ NÔNG
NGHIỆP Ở HUYỆN THÁP MƯỞI, TỈNH ĐỒNG THÁP ......................................89

x


DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
BQ

: Bình quân

CBQL


: Cán bộ quản lý

CNH-HĐH

: Cơng nghiệp hố - hiện đại hóa

CNXH

: Chủ nghĩa xã hơi

XHCN

: xã hội chủ nghĩa

CP

: Chi phí

DT

: Doanh thu

DV

: Dịch vụ

ĐVT

: Đơn vị tính


HQ

: Hiệu quả

HTX

: Hợp tác xã

LN

: Lợi nhuận

NN

: Nông nghiệp

TS

: Tài sản

TSCĐ

: Tài sản cố định

TSLĐ

: Tài sản lưu động

UBND


: Uỷ ban nhân dân

xi


DANH MỤC CÁC HÌNH
HÌNH

TRANG

Hình 2.1: Bản đồ hành chính huyện Tháp Mười

xii

32


DANH MỤC CÁC BẢNG
BẢNG

TRANG

Bảng 2.1: Hiện trạng sử dụng đất đai huyện Tháp Mười 2016-2018
…………………………………………………………………………….. 34
Bảng 2.2: Tình hình dân số huyện Tháp Mười (2016 – 2018) ……………. 35
Bảng 2.3: Trình độ chun mơn đào tạo của cán bộ quản lý HTX DVNN
…………………………………………………………………………….. 38
Bảng 2.4: Tình hình xã viên tham gia các HTX DVNN ............................... 39
Bảng 2.5: Tình hình tài sản vốn quỹ các HTX DVNN huyện Tháp Mười 20162018 ........................................................................................................................ 41
Bảng 2.6: Số khâu dịch vụ của HTX đảm nhiệm ………………………….. 44

Bảng 2.7: Kết quả hoạt động của các HTX DVNN huyện Tháp Mười năm 2018
(tính bình qn cho một HTX DVNN) ................................................................... 46
Bảng 2.8: Ý kiến đánh giá của xã viên về chất lượng DV của HTX DVNN
…………………………………………………………………………….. 47
Bảng 2.9: Kết quả khảo sát về đáp ứng nhu cầu dịch vụ của xã viên ……... 50
Bảng 2.10: Kết quả Phân tích Ma trận SWOT về chất lượng hoạt động của HTX
DVNN huyện Tháp Mười. ………………………………………………………. 59

xiii


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sau hơn 30 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, nền kinh tế nước ta đã
có những bước tiến vượt bậc. Sang giai đoạn phát triển mới, đẩy mạnh sự nghiệp
công nghiệp hố, hiện đại hố đất nước, đặc biệt đới với lĩnh vực nông nghiệp vốn
được coi là thế mạnh của Việt Nam cũng được Đảng và Nhà nước tập trung nguồn
lực để tạo ra sự đột phá.
Kinh tế tập thể là một thành phần kinh tế được Đảng và Nhà nước ta xác định
cùng với kinh tế nhà nước trở thành nền tảng của nền kinh tế quốc dân, có vai trị rất
quan trọng trong phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN)
ở nước ta hiện nay. Kinh tế tập thể phát triển với nhiều hình thức đa dạng, từ thấp
đến cao, trong đó Hợp tác xã (HTX) là nồng cốt. Việc mở rộng và nâng cao chất
lượng hoạt động của kinh tế Hợp tác xã trong các ngành kinh tế là một đòi hỏi bức
thiết đối với cả nước cũng như các tỉnh, thành phố.
Hợp tác xã (HTX) là một đơn vị kinh tế độc lập, tự chủ, hướng theo lợi nhuận
khi tham gia thị trường, là tổ chức phi lợi nhuận khi hỗ trợ phát triển kinh tế hộ xã
viên vì lợi ích của xã viên, do vậy HTX hội tụ đủ giá trị kinh tế - xã hội và nhân văn
phù hợp với tiến trình phát triển của nhân loại. Kinh tế HTX không đối lập với kinh
tế tư nhân mà là sự liên kết các hình thức sở hữu, các quyền sử dụng đất đai, tài sản,

vốn, sức lao động với hình thức tổ chức thích hợp, sản xuất tập trung; làm dịch vụ
đầu vào, đầu ra, gia công, chế biến và dịch vụ tập trung một số công đoạn trong quy
trình sản xuất và canh tác, trợ giúp hộ xã viên giảm chi phí sản xuất, nâng cao hiệu
quả sử dụng các nguồn lực, tạo việc làm…
HTX có vai trị bà đỡ đới với người lao động, giúp họ trong q trình tổ chức
sản xuất sao cho có lợi nhất; cung cấp dịch vụ đầu vào cho những hộ chưa sản xuất
hàng hóa và giúp đỡ thêm về các dịch vụ đầu ra cho các hộ sản xuất hàng hóa; làm
điểm tựa để xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, xây dựng nông thôn mới xã hội chủ
nghĩa, đồng thời mở mang ngành nghề, phân công lại lao động, góp phần đảm bảo

1


công bằng xã hội, thực hiện dân chủ ở nông thơn và tiến tới từng bước xóa đói giảm
nghèo (Chu Thị Hảo, 2003).
Trong điều kiện nước ta đi lên chủ nghĩa xã hội (CNXH) từ một nền kinh tế
yếu kém, chủ yếu là nơng nghiệp, mang nặng tính tự cung, tự cấp, đặc biệt trong
nông nghiệp phần lớn là các hộ nơng dân cá thể thì mơ hình hợp tác giữa những
người sản xuất kinh doanh dịch vụ riêng lẻ dưới nhiều hình thức đa dạng là xu thế
tất yếu khách quan. Nâng cao chất lượng HTX dịch vụ nông nghiệp (HTX DVNN)
không chỉ nhằm mục tiêu kinh tế mà cịn có ý nghĩa xã hội to lớn. Nhà nước
thơng qua HTX NN để thực hiện chính sách giúp đỡ, hỗ trợ xã viên xóa đói, giảm
nghèo, thực hiện bình đẳng, cơng bằng và tiến bộ xã hội. Do đó có thể khẳng định
HTX NN có vị trí, vai trị hết sức quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế và xã
hội của đất nước.
Từ khi luật HTX ra đời, nhất là luật HTX năm 2012 với hệ thống hành lang
pháp lý rõ ràng hơn trước, đã làm cho bản chất HTX thay đổi theo hướng tích cực,
nhờ đó đã tạo điều kiện cho các loại hình HTX ngày càng phát triển. Cũng như cả
nước, thời gian qua các HTX nói chung, HTX NN nói riêng đã có những chuyển
biến tích cực, đổi mới cơ bản về tổ chức bộ máy, quy mô và phương thức hoạt động

theo luật HTX năm 2012, đáp ứng được phần lớn các dịch vụ cơ bản trong sản xuất
nông nghiệp cho kinh tế hộ, giúp đỡ hộ xã viên tăng năng lực sản xuất, sản phẩm đạt
chất lượng cao, mở rộng thị trường…Tuy nhiên, trong q trình phát triển các HTX
ở nơng thơn của huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp thời gian qua vẫn còn bộc lộ
những hạn chế như: đa phần các HTX cịn mang tính đơn lẻ, thiếu sự liên kết theo
hệ thống, phạm vi hoạt động nhỏ hẹp; phần lớn các HTX có quy mơ nhỏ, thiếu vớn
để tổ chức các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; đại bộ phận nhân dân chưa
có sự nhận thức đúng về HTX, đa số cơ sở vật chất của các HTX cịn nghèo nàn, lạc
hậu, các cơng trình và điều kiện đảm bảo dùng để ứng dụng, thực nghiệm và chuyển
giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật cho xã viên khơng có; trình độ quản lý của đội
ngũ cán bộ HTX cịn nhiều hạn chế; các chính sách hỗ trợ phát triển HTX của Nhà
nước chưa được triển khai đồng bộ, HTX vẫn khó tiếp cận; sự đa dạng hóa ngành
nghề sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của hệ thống HTX còn thụ động.
2


Xuất phát từ lý luận và thực tiễn đó, đề tài “Giải pháp nâng cao chất lượng
hoạt động của Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp ở huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng
Tháp” được tiến hành thực hiện.
2. Các cơng trình nghiên cứu có liên quan trong nước
2.1 Các cơng trình nghiên cứu có liên quan trong nước
Trong những năm gần đây, các cơng trình nghiên cứu có liên quan đến tình hình
hoạt động của các hợp tác xã nơng nghiệp ở Việt Nam cũng đang dần được quan tâm
như:
Lương Xuân Quỳ và Nguyễn Thế Nhã (1999) đã nghiên cứu đổi mới tổ chức
và quản lý các hợp tác xã trong nơng nghiệp, nơng thơn. Trong cơng trình này, các
tác giả đã trình bày cơ sở lý luận và thực tiễn để phát triển kinh tế hợp tác trong nông
nghiệp, nông thơn Việt Nam; khái qt q trình phát triển các hình thức tổ chức và
quản lý HTX giai đoạn trước năm 1986 và từ 1986 đến nay. Từ thực trạng phát triển
mơ hình tổ chức quản lý các HTX ở nông thôn của một số địa phương miền Bắc tiêu

biểu, các tác giả cũng đã đưa ra những phương hướng và giải pháp cụ thể để xây
dựng mơ hình tổ chức và quản lý có hiệu quả các HTX.
Nguyễn Văn Bình và cs. (2001) đã nghiên cứu kinh tế hợp tác, hợp tác xã ở
Việt Nam - Thực trạng và định hướng phát triển. Các tác giả đã hệ thống hố q
trình hình thành, phát triển các loại hình kinh tế hợp tác, HTX trên thế giới và ở Việt
Nam với những thành cơng và tồn tại, từ đó xây dựng những định hướng phát triển
phù hợp với đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước.
Phạm Thị Cần và cs. (2003) đã nghiên cứu kinh tế hợp tác trong nông nghiệp
nước ta hiện nay. Các tác giả đã tập trung phân tích những vấn đề lý luận và thực tiễn
về kinh tế hợp tác, hợp tác xã; sự cần thiết khách quan phải lựa chọn các mơ hình
kinh tế hợp tác, hợp tác xã phù hợp với đặc điểm, điều kiện kinh tế nông nghiệp nông
thôn nước ta. Từ đó đề xuất những giải pháp phát triển các mơ hình kinh tế hợp tác,
hợp tác xã trong nơng nghiệp nông thôn ở Việt Nam hiện nay.
Hồ Văn Vĩnh (2005) đã nghiên cứu về phát triển hợp tác xã nông nghiệp trong
thời kỳ cơng nghiệp hố, hiện đại hố ở nước ta”. Ở bài viết này, tác giả đã bàn đến
những cách thức chuyển đổi HTXNN kiểu cũ sang HTXNN kiểu mới trên cơ sở quán
3


triệt đường lối đổi mới HTXNN của Đảng. Tác giả cũng đã nêu lên mối quan hệ tác
động qua lại giữa HTXNN và CNH, HĐH, đồng thời nêu ra những nguyên nhân của
sự khó khăn khi phát triển HTXNN trong thời kì mới và những giải pháp để tháo gỡ
khó khăn này. Đề tài nghiên cứu về HTX kiểu mới trong q trình cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn ở Nghệ An, nhằm góp phần giải quyết những
vấn đề đang đặt ra trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.
Tô Thiện Hiền (2006) đã phan tích thực trạng và giải pháp hợp tác xã nông
nghiệp ở An Giang. Đề tài nghiên cứu nhằm xác định hình thức nghiên cứu hợp tác
nơng nghiệp tại địa bàn tỉnh An Giang, từ khâu vận động nông dân cho hiểu ý nghĩa
của hợp tác xã kiểu mới đến các quy trình thành lập, đào tạo cán bộ hợp tác xã, hoạt
động sản xuất, tín dụng, tiêu thụ sản phẩm và rút ra những bất cập, những thiếu xót

và những chỗ mạnh của phong trào hợp tác xã của tỉnh An Giang.
Ngô Thị Cẩm Linh (2008) đã đề xuất một số giải pháp phát triển kinh tế hợp
tác xã nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Tác giả đã phân tích làm rõ cơ sở lý
luận và thực trạng của q trình phát triển HTX nơng nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh
Phúc, từ đó đề xuất các quan điểm, giải pháp.
Nguyễn Văn Lân (2010) nghiên cứu về phát triển hợp tác xã nông nghiệp ngoại
thành Hà Nội. Từ nghiên cứu những vấn đề lý luận về Hợp tác xã nông nghiệp, phát
triển hợp tác xã nông nghiệp, từ đó tác giả đánh giá khái quát thực trạng, dự báo xu
thế phát triển và đề ra những quan điểm, giải pháp phát triển HTX NN ngoại thành
Hà Nội.
Nguyễn Thanh Đức (2014) đã nghiên cứu phát triển Hợp tác xã nơng nghiệp ở
huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Tác giả xuất phát từ những vấn đề lý luận chung
về kinh tế hợp tác, Hợp tác xã và hợp tác xã nông nghiệp; đánh giá thực trạng phát
triển kinh tế - xã hội nói chung, hợp tác xã nơng nghiệp nói riêng; từ đó đưa ra những
giải pháp nhằm tiếp tục phát triển hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện Lệ
Thủy, tỉnh Quảng Bình thời gian tới.
Phan Trọng An (2011) đã phân tích kinh nghiệm phát triển hợp tác xã nông
nghiệp ở Nhật Bản và bài học rút ra cho Việt Nam. Bài viết đã khảo sát kinh nghiệm
phát triển hợp tác xã nông nghiệp của Nhật Bản, qua đó rút ra nhiều vấn đề và bài
4


học để phát triển hợp tác xã nông nghiệp ở Việt Nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế
quốc tế. Tác giả kết luận: hợp tác xã nông nghiệp chỉ phát triển và phát huy tác dụng
tốt cho hộ nông dân khi hợp tác xã nông nghiệp thực sự hoạt động theo nguyên tắc
tự lực, tự chịu trách nhiệm, quản lý dân chủ, hiệu quả hoạt động cao; việc lựa chọn
khâu dịch vụ nào để hợp tác xã nông nghiệp làm là hết sức quan trọng. Bốn khâu:
cung ứng vật tư, hàng hóa tiêu dùng, tín dụng tương hỗ, tiêu thụ sản phẩm và khuyến
nông là rất phù hợp với hợp tác xã nông nghiệp. Nhưng để chiến thắng tư nhân thì
hợp tác xã nơng nghiệp nên tổ chức theo kiểu đa năng và tuyển chọn người giỏi làm

giám đốc để quản lý, điều hành. Ngoài ra để hợp tác xã nông nghiệp phát triển cũng
cần sự hỗ trợ của Nhà nước.
Nhìn chung, các cơng trình nghiên cứu đã đề cập đến nhiều khía cạnh của HTX
nhưng mới chỉ dừng lại nghiên cứu chung, song chưa thấy có đề tài, cơng trình nào
nghiên cứu cụ thể về chất lượng hoạt động của hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp ở
huyện Tháp Mười một cách cơ bản, toàn diện và có hệ thớng.
2.2. Các cơng trình nghiên cứu có liên quan nước ngoài
Theo FAO (1998) nghiên cứu về sự phát triển của hợp tác xã nông nghiệp cho
rằng nhu cầu và lợi ích của các thành viên hợp tác xã sẽ thay đổi theo thời gian và
không phải tất cả các thành viên sẽ có cùng sở thích, vì họ sớng trong điều kiện và
trong thời gian khác nhau. Hợp tác xã dựa trên các giá trị tự lực, tự chịu trách nhiệm,
dân chủ, bình đẳng, cơng bằng và đoàn kết. Trong khi các hợp tác xã cũng là doanh
nghiệp, mục tiêu chính để mọi người thành lập hoặc tham gia hợp tác xã là cải thiện
điều kiện kinh tế và xã hội của họ thơng qua hành động chung vì lợi ích của tất cả
mọi người, các thành viên thay vì chỉ thơng qua các mới quan tâm cá nhân.
Randall E. Torgerson (2002) nghiên cứu Hợp tác xã nông nghiệp trong thế kỷ
21 cho rằng đối mặt với những thách thức của thế kỷ 21 để cải thiện nông thôn Mỹ,
vai trị của hợp tác xã là một khía cạnh quan trọng của cấu trúc thị trường trong nông
nghiệp phải định kỳ được đánh giá để xác định khả năng tồn tại trong tương lai của
hình thức hợp tác kinh doanh. Báo cáo này ghi lại những ý tưởng và quan sát của các
nhà lãnh đạo hợp tác xã và các chuyên gia học tập, những người tập hợp trong các
nhóm tập trung để chia sẻ quan điểm của họ trên một tập hợp câu hỏi được đặt ra bởi
5


USDA RBS - Dịch vụ hợp tác. Các lĩnh vực bao gồm môi trường cạnh tranh bên
ngoài và bên trong thay đổi, nguyên tắc hợp tác, cơ cấu hệ thống hợp tác, quản trị và
tài chính. Cũng giải quyết các vấn đề liên quan đến nỗ lực giáo dục và các cơ chế thể
chế, chẳng hạn như chính sách cơng và các chương trình hỗ trợ do chính phủ tài trợ.
Hợp tác xã là các doanh nghiệp do người dùng điều khiển, đã đóng góp rất lớn cho

sự phát triển của một trong những hệ thống nông nghiệp dựa trên cơ sở khoa học và
năng suất cao nhất thế giới. Họ đã đóng một vai trị quan trọng trong việc tăng cường
tiếp cận thị trường và cạnh tranh, Hợp tác xã cũng đã đóng một vai trị quan trọng
trong các cộng đồng nông thôn, nơi họ đang ở như một phần không thể thiếu của kết
cấu xã hội. Họ khuyến khích việc ra quyết định dân chủ, quan hệ đới tác công tư giữa
nông dân, các trường đại học cấp đất và các chương trình USDA đã nâng cao kiến
thức về vai trò của các hợp tác xã như một công cụ để cải thiện đời sống kinh tế của
cộng đồng nông nghiệp và giúp nâng cao chất lượng cuộc sống nông thôn.
3. Mục tiêu nghiên cứu
3.1. Mục tiêu chung
Mục tiêu chung của nghiên cứu là phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp
nâng cao chất lượng hoạt động của các hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp tại huyện
Tháp Mười tỉnh Đồng Tháp.
3.2. Mục tiêu cụ thể
Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về chất lượng hoạt động của HTX;
Đánh giá thực trạng chất lượng hoạt động của HTX DVNN tại huyện Tháp
Mười, tỉnh Đồng Tháp trong giai đoạn năm 2016 đến năm 2018;
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động của HTX
DVNN trên địa bàn huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp;
Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động các HTXDVNN ở
huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp trong những năm tiếp theo.
4. Đối tượng nghiên cứu
Chất lượng hoạt động của HTX và giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của
HTX dịch vụ nông nghiệp.
5. Phạm vi nghiên cứu
6


- Phạm vi không gian: Các Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp huyện Tháp Mười,
tỉnh Đồng Tháp.

- Phạm vi thời gian: Từ năm 2016 đến năm 2018
- Phạm vi nội dung:
Nâng cao chất lượng hoạt động của Hợp tác xã dịch vụ nơng nghiệp.
- Nâng cao chất lượng, trình độ bộ máy quản lý điều hành HTX
- Cải thiện các mối quan hệ trong và ngoài HTXDVNN.
- Nâng cao chất lượng, kế hoạch hoạt động các dịch vụ của các HTX DVNN.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp thu thập số liệu
- Số liệu thứ cấp
Thu thập số liệu sẵn có liên quan đến hoạt động của các HTX tại các cơ quan
như: Sở Nông nghiệp và PTNT Đồng Tháp, các ngành tỉnh; các ban, ngành ở huyện
Tháp Mười; thu thập các tài liệu có liên quan trên các tạp chí, sách báo, internet, …
- Sớ liệu sơ cấp
+ Thu thập sớ liệu chưa được cơng bớ, tính tốn chính thức. Nó phản ánh kết
quả hoạt động của các HTX, các nhân tố ảnh hưởng và các vấn đề khác có liên quan.
+ Sớ liệu được thu thập từ 16 HTX DVNN trong huyện.
+ Để thu thập số liệu, tôi sử dụng các phương pháp sau:
Phương pháp tập hợp sớ liệu trong các báo cáo có liên quan đến hoạt động của
HTX; điều tra phỏng vấn và gửi phiếu điều tra đến từng HTX DVNN, được tiến hành
thông qua các việc xây dựng biểu mẫu điều tra, phỏng vấn trực tiếp 160 xã viên của
HTX (mỗi HTX phỏng vấn 10 xã viên) theo biểu mẫu với các chỉ tiêu cụ thể đối với
các HTX được chọn điều tra mẫu. Tùy vào số HTX tham gia thực hiện từng loại dịch
vụ mà phát phiếu phỏng vấn cho phù hợp.
6.2. Phương pháp phỏng vấn chuyên gia
Phỏng vấn thông qua việc gửi phiếu lấy ý kiến một số cán bộ ngành huyện
trực tiếp lãnh đạo, quản lý am hiểu và có kinh nghiệm nhất định về tổ chức hoạt động
của các HTX DVNN trên địa bàn huyện
6.3. Phương pháp tổng hợp số liệu
7



Trên cơ sở các số liệu đã thu thập, tập hợp được tiến hành chọn lọc, hệ thớng
hóa để tính toán các chỉ tiêu mà luận văn cần nghiên cứu.
Sử dụng các cơng cụ và kỹ thuật tính tốn sử dụng trong nghiên cứu luận văn
là phần mềm máy tính Excel.
6.4. Phương pháp phân tích
- Phương pháp thớng kê mơ tả: Là tổng hợp số liệu đã điều tra khảo sát, phân
tích hệ thớng dữ liệu thu thập được.
- Phương pháp so sánh: So sánh theo thời gian, điều kiện không gian khác nhau,
các chỉ tiêu liên quan đến nội dung nghiên cứu để thấy được quy luật hiện tượng, xu
hướng phát triển của nội dung nghiên cứu.
- Phương pháp phân tích ma trận SWOT: Xác định điểm mạnh, điểm yếu, cơ
hội và thách thức. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp cho hợp lý.
6.5. Nội dung phân tích
a. Nội dung nâng cao chất lượng hoạt động HTX
Theo cẩm nang HTX 2006, có 3 nội dung chính nâng cao chất lượng hoạt
động của HTX
- Nâng cao chất lượng, trình độ bộ máy quản lý điều hành HTX
- Cải thiện các mối quan hệ trong và ngoài HTXDVNN.
- Nâng cao chất lượng, kế hoạch hoạt động các dịch vụ của các HTX DVNN.
b. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động HTX
- Yếu tố về điều kiện hoạt động của HTX DVNN
- Yếu tố về năng lực hoạt động của đội ngũ quản lý HTX DVNN
- Yếu tố Xã viên
- Yếu tố vốn và cơ chế huy động vốn
- Yếu tố về thị trường
- Yếu tố tự nhiên
- Yếu tớ liên quan đến chủ chương, chính sách
c. Phân tích đánh giá sự hài lịng của xã viên về chất lượng hoạt động của HTX
và sự đáp ứng nhu cầu của xã viên về dịch vụ của HTX.

d. Phân tích SWOT cho việc nâng cao chất lượng hoạt động của HTX DVNN.
8


e. Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của HTX
7. Đóng góp của luận văn
- Về mặt lý luận: Luận văn khái quát được cơ sở lý luận về Hợp tác xã nông
nghiệp và hoạt động của Hợp tác xã, phân tích thực trạng hoạt động của các hợp tác
xã trên địa bàn huyện hiện nay, từ đó nêu lên được những ưu điểm, chỉ ra những tồn
tại hạn chế cần khắc phục và đề ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động
của Hợp tác xã nông nghiệp huyện Tháp Mười, Tỉnh Đồng Tháp trong thời gian tới.
- Về mặt thực tiễn: Đề tài được thực hiện thành cơng sẽ góp phần cung cấp cơ
sở khoa học cho lãnh đạo Đảng, chính quyền Tỉnh Đồng Tháp nói chung, huyện Tháp
Mười nói riêng hoạch định chủ trương, chính sách và giải pháp nâng cao chất lượng
hoạt động Hợp tác xã nông nghiệp trong thời gian tới trên địa bàn huyện Tháp Mười.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính luận văn gồm có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về chất lượng hoạt động của Hợp tác xã
DVNN.
Chương 2: Thực trạng hoạt động của các Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp ở huyện
Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp.
Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của các Hợp tác xã dịch
vụ nông nghiệp ở huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp.

9


Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG

CỦA HỢP TÁC XÃ DỊCH VỤ NÔNG NGHIỆP
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Một số khái niệm
1.1.1.1. Hợp tác xã
Trong lịch sử phát triển của xã hội loài người, con người trải qua các hình thái
kinh tế xã hội khác nhau và ở mỗi hình thái kinh tế xã hội đó sự phát triển của lực
lượng sản xuất ln đi cùng là mối quan hệ sản xuất phù hợp. Chính vì vậy, sự hợp
tác giữa con người với con người trong quá trình sản xuất là một tất yếu khách quan
xuất phát từ nhu cầu của sản xuất, nhu cầu của cuộc sống để nương tựa lẫn nhau, hỗ
trợ nhau trong cuộc sống cũng như trong sản xuất.
Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) định nghĩa: “Hợp tác xã (HTX) là sự liên kết
của những người đang gặp phải những khó khăn kinh tế giớng nhau, tự nguyện liên
kết lại trên cơ sở bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ, sử dụng tài sản mà họ đã chuyển
giao vào HTX phù hợp với nhu cầu chung và giải quyết những khó khăn đó chủ yếu
bằng sự tự chủ, tự chịu trách nhiệm và bằng cách sử dụng các chức năng kinh doanh
trong tổ chức hợp tác phục vụ cho lợi ích vật chất và tinh thần chung”.
Liên minh HTX quốc tế (ICA) đưa ra định nghĩa về HTX: “HTX là một hiệp
hội tự chủ của các cá nhân tự nguyện tập hợp lại nhằm thỏa mãn những nhu cầu và
nguyện vọng chung về kinh tế, xã hội và văn hóa thơng qua doanh nghiệp đồng sở
hữu và quản lý dân chủ”. Đến năm 1995, định nghĩa này được hoàn thiện: “HTX dựa
trên ý nghĩa tự cứu mình, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng, cơng bằng và đoàn kết. Các
xã viên HTX tin tưởng vào ý nghĩa đạo đức, về tính trung thực, trách nhiệm xã hội
và quan tâm chăm sóc người khác” .
Tại khoản 1, Điều 3, Chương 1, Luật HTX 2012, HTX được định nghĩa: “Hợp
tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 07
thành viên tự nguyện góp vớn thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt
động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của các thành
10



viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý hợp
tác xã”.
1.1.1.2. Hợp tác xã nông nghiệp
Tại điều 1, chương 1 Điều lệ mẫu của HTX Nông nghiệp Việt Nam đã ghi rõ:
“Hợp tác xã Nông nghiệp là tổ chức kinh tế tự chủ, do nơng dân và những người lao
động có nhu cầu, lợi ích chung, tự nguyện cùng góp vốn, góp sức lập ra theo quy
định của pháp luật để phát huy sức mạnh của tập thể và của từng xã viên nhằm giúp
nhau thực hiện có hiệu quả các hoạt động dịch vụ hỗ trợ kinh tế hộ gia đình xã viên
và kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông, lâm nghiệp,
thủy sản và kinh doanh các ngành nghề khác ở nông thôn, phục vụ cho sản xuất nông
nghiệp”
Như vậy HTX Nông nghiệp là HTX hoạt động trong nông nghiệp, được thành
lập bởi những cá nhân, pháp nhân tự nguyện góp vớn và cơng sức nhằm giúp nhau
thỏa mãn lợi ích chung trong sản xuất nông nghiệp.
1.1.1.3. Dịch vụ nông nghiệp
Dịch vụ nông nghiệp được hiểu là những điều kiện, những yếu tố và động tác
cần thiết cho quá trình sản xuất, kinh doanh loại sản phẩm nào đó trong nghiệp nghiệp
(ví dụ: cung cấp giống cây trồng, gia súc, làm đất, tưới tiêu,…) mà người sản xuất
khơng có sẵn, khơng làm hoặc tạo ra được hoặc nếu tự làm thì khơng có hiệu quả,
cho nên họ phải tiếp nhận các điều kiện, các yếu tớ đó từ bên ngoài bằng các hình
thức khác nhau như mua, bán, trao đổi, thuê….
1.1.1.4. HTX dịch vụ nông nghiệp
Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp là tổ chức kinh tế tập thể do các cá nhân, hộ
gia đình, pháp nhân có nhu cầu, lợi ích chung, tự nguyện góp vớn, góp sức lập ra
theo quy định của luật HTX để phát huy sức mạnh tập thể của từng xã viên tham gia
HTX, cùng giúp nhau thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất kinh doanh trong
lĩnh vực sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản
và kinh doanh các ngành nghề khác ở nông thôn.
HTX dịch vụ nông nghiệp kinh doanh những hoạt động dịch vụ trong lĩnh vực
nông nghiệp, nhưng do đặc điểm nông nghiệp gắn liền với nơng dân. Vì vậy, hoạt

11


động của HTX nơng nghiệp khơng chỉ gói gọn trong lĩnh vực nơng nghiệp mà cịn
mở rộng sang các lĩnh vực khác nhằm để phục vụ nhu cầu dân cư trên địa bàn. Đối
tượng phục vụ của những hoạt động này cũng chính là xã viên HTX và dân cư trong
khu vực.
1.1.2. Vai trị, đặc điểm và hình thức hoạt động của Hợp tác xã DVNN
1.1.2.1. Vai trò Hợp tác xã dịch vụ nơng nghiệp
Kinh tế hợp tác, HTX nói chung và HTX dịch vụ nơng nghiệp nói riêng có vai
trò quan trọng trong phát triển kinh tế- xã hội.
HTX dịch vụ nông nghiệp thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp. HTX nông
nghiệp làm được những việc mà từng người, từng hộ khơng làm được hoặc làm
khơng có hiệu quả. HTX dịch vụ nông nghiệp thúc đẩy phát triển kinh tế hộ phát
triển, tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ trang trại liên kết, hợp tác, thành lập HTX.
HTX dịch vụ nơng nghiệp góp phần nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm được
nhiều khoản chi phí trong đầu tư cho sản xuất, kinh doanh; huy động được nhiều vốn,
nhiều nhân lực, đáp ứng kịp thời yêu cầu sản xuất, kinh doanh; cung cấp sản phẩm
cho xã hội, góp phần tăng trưởng kinh tế, góp phần vào tăng thu ngân sách nhà nước.
HTX dịch vụ nông nghiệp khai thác được tiềm năng trong dân cư để mở rộng ngành
nghề, phát triển sản xuất, tăng nguồn hàng xuất khẩu, đóng góp vào sự chuyển dịch
cơ cấu kinh tế- xã hội.
HTX dịch vụ nông nghiệp hỗ trợ người nghèo, giúp đỡ họ cùng phát triển. Bởi
lẽ HTX dịch vụ nông nghiệp khơng chỉ gắn bó các thành viên về kinh tế mà cịn được
hình thành và phát triển trên cơ sở tình làng nghĩa xóm, góp phần thực hiện các chính
sách xã hội trên địa bàn như cung ứng các mặt hàng chính sách cho vùng miền núi,
dân tộc, vùng thiên tai bão lụt, tham gia xố đói, giảm nghèo; phịng chớng các tệ
nạn xã hội. Kinh tế hợp tác và HTX dịch vụ nơng nghiệp cịn tạo điều kiện cho những
người lao động, những người sản xuất nhỏ phát triển marketing, nhờ đó những khả
năng mở rộng được thị trường trong và ngoài nước đảm bảo sự cân bằng và chẳng

những có thể trụ vững trong thị trường cạnh tranh, mà cịn khơng ngừng phát triển,
khơng bị phá sản trở thành gánh nặng lao động thất nghiệp cho xã hội.

12


HTX dịch vụ nơng nghiệp là mơ hình tổ chức sản xuất có tính xã hội chủ nghĩa.
Trước hết, đó là các đơn vị sản xuất kinh doanh, dịch vụ, vệ tinh của các doanh
nghiệp nhà nước; là đơn vị liên doanh, liên kết với các thành phần kinh tế khác và có
thể là đơn vị xuất nhập khẩu. Tính xã hội của hợp tác xã nông nghiệp được thể hiện
ở chỗ là một tổ chức kinh tế của những người lao động, tập hợp được đông đảo mọi
người tham gia nhằm giúp đỡ lẫn nhau, tăng thêm sức mạnh trong sản xuất kinh
doanh, dịch vụ góp phần tạo cơng ăn việc làm và thu nhập chính đáng và ở việc HTX
hỗ trợ người nghèo. Trong mọi hoạt động của mình, HTX cịn có nghĩa vụ giáo dục
tinh thần hợp tác cho xã viên, khuyến khích sự hợp tác khơng chỉ trong nội bộ xã
viên của HTX, mà còn giữa các HTX với nhau. Ngoài chăm lo về mặt kinh tế, HTX
còn chăm lo cả về mặt tinh thần cho xã viên thông qua các hoạt động chung của
HTX. Tuy nhiên, tất cả những hoạt động xã hội phải được tiến hành trên cơ sở hoạt
động kinh tế có hiệu quả. Những hoạt động này sẽ góp phần nâng cao trình độ dân
trí của cộng đồng, góp phần dân chủ hố đời sớng xã hội, ổn định chính trị, bảo đảm
an ninh q́c phịng.
Ngoài ra, HTX DVNN cịn có vai trò tạo điều kiện thuận lợi đưa tiến bộ khoa
học kỹ thuật, quản lý, công nghệ mới vào sản xuất. Tiến hành chun mơn hố, tập
trung hố, phát triển hợp lý các ngành sản xuất, dịch vụ và thâm canh khoa học. Khai
thác tiềm năng về vốn, lao động và cơng nghệ, đảm bảo mơi trường sinh thái, có khả
năng đào tạo và bồi dưỡng để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản trị kinh doanh
phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế thị trường (Luật Hợp tác xã, 2012).
Đối tượng sản xuất nông nghiệp là những sinh vật, cho nên cần phải theo dõi,
chăm sóc tỉ mỉ, thường xuyên để đáp ứng đúng kỹ thuật, kịp thời các yêu cầu sinh
học của cây trồng, vật nuôi. Điều đó quyết định năng suất, chất lượng, hiệu quả của

sản xuất nơng nghiệp. Chỉ có hình thái kinh tế gia đình với cơ chế “tự thuê mướn sức
lao động của chính mình”, “tự bóc lột mình” và lấy cơng làm lãi, nhờ gắn trực tiếp
lợi ích của mỗi người và cả cộng đồng gia đình vào kết quả ći cùng của sản xuất
nông nghiệp, đã tạo ra khả năng lớn hơn các loại hình doanh nghiệp khác trong việc
vượt qua tình h́ng rủi ro do thị trường gây ra.

13


Mặt khác, kinh tế nông hộ không thể tự thân trở thành một đơn vị kinh tế hàng
hóa phát triển trong nền kinh tế thị trường trước sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt
của các doanh nghiệp lớn, trước hết trong dịch vụ “đầu vào”, “đầu ra” của kinh tế
nông hộ. Do vậy, tất yếu các nông hộ phải liên kết lại với nhau trong các tổ chức kinh
tế hợp tác của mình, tạo ra sức mạnh mới cạnh tranh trong thị trường, tự bảo đảm
hoạt động dịch vụ “đầu vào”,” đầu ra” cho kinh tế hộ đạt kết quả cao hơn. Vì thế
HTX dịch vụ nơng nghiệp trở thành chỗ dựa vững chắc để kinh tế hộ trở thành đơn
vị sản xuất hàng hóa tự chủ có khả năng cạnh tranh đạt hiệu quả cao trong nền kinh
tế thị trường.
1.1.2.2. Đặc điểm Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp
Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp là tổ chức kinh tế nông nghiệp được tách hẳn
để làm chức năng dịch vụ nơng nghiệp, nó hoạt động theo Luật HTX, là một loại
hình HTX kiểu mới. Hoạt động của HTXDVNN bao gồm: Dịch vụ các yếu tố đầu
vào, đầu ra, dịch vụ các khâu cho sản xuất nông nghiệp, các HTXDVNN được tổ
chức với mục đích phục vụ cho sản xuất nơng nghiệp của các hộ nơng dân, nó khơng
hoạt động nhằm mục đích lợi nhuận. Mơ hình HTXDVNN ở nước ta chủ yếu được
phân thành ba hình thức: Dịch vụ chuyên khâu, dịch vụ chuyên ngành và dịch vụ
tổng hợp.
Ngoài những đặc điểm chung, HTX DV nơng nghiệp cịn có những đặc điểm:
Là một tổ chức kinh tế tập hợp đông đảo nông dân, những người thường thiếu
vốn, cơ sở vật chất kỹ thuật và trình độ dân trí thấp. Mặt khác, đối tượng sản xuất

của nông nghiệp là cây trồng, vật ni cho nên q trình hoạt động khơng những
HTX nông nghiệp bị chi phối bởi các quy luật kinh tế mà lại còn bị ảnh hưởng bởi
điều kiện tự nhiên (Luật Hợp tác xã, 2012).
Đây là những đặc điểm có ảnh hưởng nhất định đến kết quả hoạt động của HTX
nông nghiệp mà cán bộ lãnh đạo, quản lý phải quan tâm để có biện pháp giúp đỡ, hỗ
trợ HTX nơng nghiệp phát triển.
1.1.2.3. Hình thức hoạt động Hợp tác xã nông nghiệp
Từ những nội dung được quy định trong luật HTX năm 2012 và các quan điểm
có tính nguyên tắc trong xây dựng kinh tế tập thể đã nêu trong Nghị quyết số 1314


NQ/TW Hội nghị lần thứ V Ban chấp hành Trung ương khoá IX về “tiếp tục đổi
mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể”, đã cho thấy dù các HTX hoạt
động trong lĩnh vực nào đi chăng nữa thì đều có chung những đặc trưng cơ bản và
ưu thế của mơ hình HTX.
Thứ nhất, về thành viên tham gia HTX
Từ khi có Luật HTX 2012 HTX là một tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có
tư cách pháp nhân, do các thành viên bao gồm cả cá nhân, hộ gia đình và pháp nhân
khi đáp ứng đủ các điều kiện: Cá nhân là công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài
cư trú hợp pháp tại Việt Nam, từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy
đủ; hộ gia đình có người đại diện hợp pháp theo quy định của pháp luật; cơ quan, tổ
chức là pháp nhân Việt Nam. Có nhu cầu hợp tác với các thành viên và nhu cầu sử
dụng sản phẩm, dịch vụ của hợp tác xã. Có đơn tự nguyện gia nhập và tán thành điều
lệ của hợp tác xã. Góp vớn theo quy định tại khoản 1 Điều 17 của Luật này và điều
lệ hợp tác xã. Điều kiện khác theo quy định của điều lệ hợp tác xã.
Thứ hai, HTX tổ chức và hoạt động theo các nguyên tắc sau:
- Cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân tự nguyện thành lập, gia nhập, ra khỏi hợp
tác xã. Hợp tác xã tự nguyện thành lập, gia nhập, ra khỏi liên hiệp hợp tác xã.
- Hợp tác xã kết nạp rộng rãi thành viên.
- Thành viên HTX có quyền bình đẳng, biểu quyết ngang nhau khơng phụ thuộc

vớn góp trong việc quyết định tổ chức, quản lý và hoạt động của hợp tác xã; được
cung cấp thơng tin đầy đủ, kịp thời, chính xác về hoạt động sản xuất, kinh doanh, tài
chính, phân phới thu nhập và những nội dung khác theo quy định của điều lệ.
- Hợp tác xã tự chủ, tự chịu trách nhiệm về hoạt động của mình trước pháp luật.
- Thành viên hợp tác xã có trách nhiệm thực hiện cam kết theo hợp đồng dịch
vụ và theo quy định của điều lệ. Thu nhập của hợp tác xã được phân phối chủ yếu
theo mức độ sử dụng sản phẩm, dịch vụ của thành viên hoặc theo cơng sức lao động
đóng góp của thành viên đới với hợp tác xã tạo việc làm.
- Hợp tác xã quan tâm giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng cho thành viên, cán bộ quản
lý, người lao động trong hợp tác xã và thông tin về bản chất, lợi ích của hợp tác xã.

15


- Hợp tác xã chăm lo phát triển bền vững cộng đồng thành viên và hợp tác với
nhau nhằm phát triển phong trào HTX xã trên quy mô địa phương, vùng, quốc gia và
quốc tế.
Thứ ba, về quan hệ sở hữu, quản lý và phân phối trong HTX
- Về quan hệ sở hữu:
Trong mơ hình HTX trước khi có Luật HTX, sở hữu cá nhân không được thừa
nhận, sở hữu của các hộ gia đình bị xố bỏ, chỉ thừa nhận chế độ sở hữu tập thể về
tư liệu sản xuất. Người lao động vào HTX phải đóng góp ruộng đất, trâu bị, cơng cụ
sản xuất chủ yếu. Từ khi có Luật HTX, sở hữu tập thể và sở hữu cá nhân của thành
viên được phân định rõ. Sở hữu tập thể (sở hữu của hợp tác xã) bao gồm các nguồn
vớn tích luỹ tái đầu tư, các tài sản do tập thể mua sắm để dùng cho hoạt động của
HTX, tài sản trước đây được giao lại cho tập thể sử dụng và tài sản do nhà nước hoặc
các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tài trợ làm tài sản không chia và các quỹ
không chia. Thành viên khi tham gia HTX khơng phải góp tư liệu sản xuất mà điều
kiện tiên quyết là phải góp vớn theo quy định của điều lệ HTX, có thể góp sức khi
HTX có nhu cầu; suất vớn góp khơng hạn chế, song được khống chế một tỷ lệ nhất

định so với tổng sớ vớn góp của các thành viên (vớn điều lệ của HTX) nhằm bảo đảm
tính chất của HTX (theo Luật HTX năm 2012 thì khơng q 20%). Vớn góp của
thành viên được chia lãi hàng năm và được rút khi thành viên ra HTX. Thành viên
có thể góp vốn bằng ngoại tệ, tài sản, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ và các
loại giấy tờ có giá trị khác, được quy ra tiền Việt Nam theo giá thị trường tại thời
điểm góp và giá trị đó được ghi thành vớn góp của thành viên, cịn bản thân hiện vật
thuộc sở hữu tập thể HTX. Sở hữu thuộc cá nhân thành viên được tơn trọng, thành
viên có toàn quyền sử dụng vốn, các phương tiện sản xuất thuộc sở hữu riêng để sản
xuất, kinh doanh. Những thành viên của HTX vẫn là những chủ thể độc lập, có kinh
tế riêng. Vị trí, vai trị cũng như quyền tự chủ của kinh tế thành viên không bị mất đi
mà ngược lại được hỗ trợ thêm từ phía HTX để phát triển.
- Về quan hệ quản lý trong hợp tác xã:
HTX hoạt động khi chưa có Luật HTX, quan hệ giữa xã viên với HTX từ là
quan hệ phụ thuộc; xã viên bị tách khỏi tư liệu sản xuất trở thành người lao động làm
16


×