Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Cần phát hiện sớm đái tháo đường thai kỳ pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (141.67 KB, 5 trang )

Cần phát hiện sớm đái tháo
đường thai kỳ


Bất cứ một người phụ nữ nào khi mang thai cũng đều mong đợi và kỳ
vọng rất nhiều vào đứa con thân yêu của mình. Họ rất dễ bị sang chấn tinh
thần (stress) khi bị chẩn đoán mắc bệnh đái tháo đường (ĐTĐ).
Tuy nhiên, nếu như các bà mẹ tương lai có những kiến thức cơ bản về căn
bệnh đái tháo đường thì những tác động bất lợi trong tâm lý đối với họ sẽ giảm đi
rất nhiều.

ĐTĐ thai kỳ (ĐTĐTK) là gì?

Đó là tình trạng rối loạn dung nạp glucose ở bất kỳ mức độ nào, được phát
hiện trong thời kỳ mang thai. Có thể nói, ĐTĐTK chính là một thể bệnh ĐTĐ, chỉ
xuất hiện và chỉ tồn tại trong thời gian người phụ nữ mang thai.
Như vậy, ĐTĐTK không giống bất cứ một thể bệnh ĐTĐ nào khác.
ĐTĐTK khởi phát trong khi có thai và tự khỏi sau khi sinh. Nếu trong vòng 6 tuần
sau khi sinh, người mẹ ĐTĐTK chưa khỏi bệnh thì lúc này không được chẩn đoán
là ĐTĐTK nữa mà thuộc thể bệnh ĐTĐ khác như: ĐTĐ týp 1, ĐTĐ týp 2, ĐTĐ
do dinh dưỡng hoặc ĐTĐ triệu chứng. Có nghĩa là chẩn đoán ĐTĐTK một cách
chắc chắn nhất đó là chẩn đoán hồi cứu sau khi sinh 6 tuần.

Chẩn đoán ĐTĐTK
Về mặt chẩn đoán ĐTĐTK, cho tới nay trên thế giới vẫn còn có nhiều tranh
cãi và chưa có một sự thống nhất về tiêu chí này. Đặc biệt, tiêu chí chẩn đoán
ĐTĐTK
của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hoàn toàn khác với tiêu chí chẩn đoán
của Hiệp hội ĐTĐ Hoa Kỳ(AIA). Theo WHO, bệnh nhân được chẩn đoán
ĐTĐTK khi đường huyết lúc đói - 7mmol/l (cũng giống như xét nghiệm chẩn
đoán ĐTĐ ở người không mang thai). Để chẩn đoán ĐTĐTK một cách chắc chắn


hơn, WHO đưa ra khuyến cáo chẩn đoán dựa vào nghiệm pháp dung nạp glucose
(làm xét nghiệm đường huyết tương sau 2 giờ uống 75g đường glucose pha với
250ml nước sạch. Bệnh nhân được chẩn đoán ĐTĐTK khi đường huyết tương sau
2 giờ 7,8mmol/l (xét nghiệm chẩn đoán ĐTĐ ở người không mang thai: 11,1
mmol/l).
ĐTĐTK rất khó phát hiện nếu không làm xét nghiệm máu hoặc không làm
nghiệm pháp dung nạp glucose vì bệnh thường không có các triệu chứng hay các
dấu hiệu biểu hiện ra bên ngoài. Bởi vậy, tất cả phụ nữ mang thai đều cần phải
khám sàng lọc ĐTĐTK. Trước đây, việc sàng lọc dựa vào kết quả xét nghiệm
nước tiểu, theo kết quả này thì sẽ không chính xác vì nhiều phụ nữ mang thai
không bị ĐTĐTK mà vẫn có đường niệu dương tính. Mặt khác những người
ĐTĐTK cũng có những lúc không có đường trong nước tiểu.
Vì sao cần phải phát hiện ĐTĐ khi mang thai?
Rất có thể bạn sẽ đưa ra câu hỏi cho chúng tôi: ĐTĐTK tự khỏi, như vậy có
cần phải phát hiện và can thiệp không? Chúng tôi xin trả lời với bạn rằng: rất cần.
Nếu không có sự “rất cần” này thì hậu quả của ĐTĐTK đối với người mẹ và thai
nhi sẽ trở nên rất nghiêm trọng - nghiêm trọng trong quá trình mang thai, trong lúc
sinh và ngay cả cuộc sống sau này.
Tăng đường máu trong thời kỳ mang thai sẽ làm tổn hại đến thai nhi, gây ra
những bất thường bẩm sinh, thai to hoặc sảy thai. Trong 6 tháng cuối của thời kỳ
mang thai, nếu người mẹ bị tăng đường huyết thì cũng gây tăng đường huyết cho
thai nhi và gây ra tình trạng tăng insulin ở thai nhi. Sau khi sinh, do trẻ không
nhận được lượng đường nhiều như khi còn đang ở trong tử cung của mẹ nữa, sự
dư thừa insulin sẽ làm cho đường máu của trẻ dưới mức bình thường. Hạ đường
máu ở trẻ rất dễ gây tổn thương các tế bào thần kinh não bộ nếu không được điều
trị kịp thời. Thai của những người mẹ bị mắc ĐTĐ có xu hướng to hơn bình
thường nên rất dễ có nguy cơ bị đẻ non. Do đẻ non nên trẻ có nhiều nguy cơ mắc
các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là hội chứng suy hô hấp ở trẻ sơ sinh.
Tăng đường huyết ở phụ nữ mang thai sẽ gây nên tiền sản giật (tăng huyết
áp, phù ) nếu không được kiểm soát tốt đường huyết. Tăng huyết áp ở người mẹ

sẽ de dọa đén tính mạng của cả mẹ và thai nhi. ĐTĐTK có thể làm tăng nồng độ
xê-tôn máu của người mẹ, bởi vậy mà thai nhi cũng bị tăng xê-tôn máu – một yếu
tố không thuận lợi cho sự phát triển bình thường của thai nhi.




×