Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

BÀI TẬP NHÓM MÔN HỌC KINH TẾ đối NGOẠI Phân tích tác động của đại dịch Covid 19 tới kinh tế Việt Nam. Đề xuất giải pháp từ Chính phủ hỗ trợ doanh nghiệp để vượt qua khó khăn và phục hồi hoạt động sản xuấtkinh doanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (152.17 KB, 12 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

BÀI TẬP NHÓM CHƯƠNG 4
MƠN HỌC: KINH TẾ ĐỐI NGOẠI

LỚP: K194021C

NHĨM: 4

THÀNH VIÊN:
Nguyễn Ngọc Minh Anh, MSSV: K194020199
Nguyễn Huỳnh Trang Nhã, MSSV: K194020212
Trần Nguyễn Ngọc Thảo, MSSV: K194020220
Nguyễn Thanh Tùng, MSSV: K194020230


1

BÀI TẬP NHĨM CHƯƠNG 4_K194021C
4.1 Phân tích tác động của đại dịch Covid - 19 tới kinh tế Việt Nam. Đề xuất giải
pháp từ Chính phủ hỗ trợ doanh nghiệp để vượt qua khó khăn và phục hồi hoạt
động sản xuất-kinh doanh
a) Tác động của đại dịch Covid - 19 tới kinh tế Việt Nam:
Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đã phục hồi nửa đầu năm 2021 chủ yếu do lưu
lượng thương mại tăng cao, nhưng chậm lại từ giữa năm do làn sóng đại dịch lần thứ tư
cùng đợt phong tỏa kéo dài đã ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh và thị trường lao
động.
 TIÊU CỰC:


Tăng trưởng các khu vực kinh tế chậm lại hoặc sụt giảm: Theo dữ liệu của



Tổng cục Thống kê về kinh tế Việt Nam quý III năm 2021: GDP quý III/2021 giảm sâu
6,17%, là mức giảm sâu nhất kể từ khi Việt Nam tính và cơng bố GDP q đến nay.
- Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt tăng trưởng dương 1,04% nhưng vẫn
thấp nhất trong 10 năm qua. Lưu thơng, vận chuyển hàng hóa giữa các tỉnh, thành phố bị
hạn chế tối đa, thậm trí mọi loại hình vận tải phải ngưng hoạt động tại các tỉnh giãn cách
xã hội. Thêm vào đó, nhiều doanh nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm ngừng thu mua
nơng sản, doanh nghiệp đóng hàng xuất khẩu không hoạt động hoặc hoạt động cầm
chừng khiến nhiều nông sản không thể xuất khẩu. Không thể tiêu thụ sản phẩm do ách tắc
khâu lưu thông, chi phí vận tải, bảo quản tăng cao nên giá thu mua hàng nông sản giảm
mạnh nhưng giá bán tới tay người tiêu dùng ở mức cao do chi phí lưu thông tăng cao. 
- Khu vực công nghiệp và xây dựng suy giảm ở hầu hết các ngành trong quý III,
chỉ số tồn ngành cơng nghiệp ước tính q III/2021 tăng trưởng âm, giảm 4,4% so cùng
kỳ năm trước. Trong đó giảm mạnh nhất là ngành xây dựng và khai khoáng với mức
giảm lần lượt là 11,41% và 8,25%. Đối với ngành cơng nghiệp chế biến, chế tạo ln giữ
vai trị là động lực tăng trưởng của nền kinh tế thì sang quý III giảm 3,24%. Sản lượng đã
giảm đáng kể vì nhiều nhà sản xuất phải tạm ngưng hoạt động, những doanh nghiệp khác
thì bị khan hiếm nhân cơng và khả năng sản xuất bị hạn chế. Những biện pháp hạn chế để
phòng chống dịch cũng đã khiến số đơn đặt hàng mới sụt giảm nhanh hơn trong tháng
thứ ba liên tiếp và với tốc độ nhanh nhất từ 16 tháng qua.


2
- Khu vực dịch vụ quý III/2021 giảm kỷ lục do thời gian giãn xã hội cách kéo dài
(giảm 9,28%). Trong đó, ngành dịch vụ lưu trú, ăn uống giảm 54,8% (20 tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 chiếm 63% ngành dịch
vụ cả nước); vận tải kho bãi giảm 21,1%; bán buôn, bán lẻ giảm gần 20%. Giãn cách xã
hội khiến cho các hoạt động thương mại, lưu trú ăn uống rơi vào tình trạng bế tắc. Hầu
hết các cơ sở kinh tế trong lĩnh vực này phải đóng cửa; chỉ một số cơ sở lưu trú được
phép cung cấp dịch vụ cho người bị cách ly có thể hoạt động cầm chừng để duy trì khơng

rơi vào tình trạng phá sản.
 Hoạt động kinh tế quý III/2021 suy giảm mạnh chủ yếu do các biện pháp ngăn
chặn nghiêm ngặt được áp dụng trên phạm vi rộng, thời gian kéo dài theo Chỉ thị 16 để
kiểm soát dịch bệnh, đặc biệt tại các tỉnh Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long và
Hà Nội; tổng GRDP của 20 tỉnh, thành phố này chiếm gần 57% GDP. Do chiếm tỷ trọng
lớn nên mỗi biến động trong tăng trưởng GRDP của các tỉnh, thành phố trọng điểm này
đều có ảnh hưởng khơng nhỏ tới GDP của toàn nền kinh tế. 


Vị thế trung tâm sản xuất bị lung lay:

Một số doanh nghiệp đã áp dụng mơ hình “3 tại chỗ” hoặc “1 cung đường, 2 điểm
đến”, nhưng mơ hình này rất khó được duy trì lâu dài đối với người lao động và rất tốn
kém cho các doanh nghiệp. Bởi để hoạt động như vậy các doanh nghiệp cũng phải chịu
chi phí vận hành rất lớn, lực lượng lao động thiếu hụt do nghỉ việc, cung ứng nguyên vật
liệu bị gián đoạn nên nhiều doanh nghiệp xuất khẩu đã khơng thể hồn thành đơn hàng
đúng hạn, phải giãn hoặc hủy bỏ hợp đồng. Một số cơng ty đa quốc gia phải mướn phịng
cho các lãnh đạo của họ tại các khách sạn gần trụ sở cơng ty. Các cơng ty lớn thì có thể
chịu được các chi phí về khách sạn, nhưng cịn các cơng ty sản xuất các sản phẩm có giá
trị gia tăng thấp như giày da, quần áo, … thì rất khó mà duy trì sản xuất. Nhiều doanh
nghiệp bị phá sản, giải thể do kiệt quệ, không đủ lực để chống chịu dịch bệnh kéo dài.
Một số doanh nghiệp phải tạm ngừng kinh doanh hoặc kinh doanh cầm chừng, trì hỗn
việc sản xuất do khơng hiệu quả, thua lỗ trong điều kiện rất khó khăn. Nhiều doanh
nghiệp khơng có đủ nguyên vật liệu để sản xuất nên không đáp ứng đủ đơn hàng đúng
hạn, phải dãn hoặc hủy bỏ hợp đồng đã ký, trong đó có nhiều đơn hàng xuất khẩu.


Ảnh hưởng đến nguồn cung và chuỗi cung ứng hàng hóa Thế giới: 

- Với cà phê: Các biện pháp hạn chế của Việt Nam để phòng chống dịch Covid-19

cũng đang gây lo ngại ngày càng nhiều cho chuỗi cung ứng cà phê tồn cầu, bởi vì Việt


3
Nam là hiện là quốc gia xuất khẩu cà phê đứng hàng thứ hai thế giới. Nhật báo Anh
Independent cho biết là do Sài Gịn, trung tâm xuất khẩu chính của Việt Nam, đang hạn
chế đi lại, cho nên việc vận chuyển cà phê robusta từ Việt Nam bị ảnh hưởng rất nhiều,
trong khi đây là loại cà phê được dùng nhiều nhất để sản xuất cà phê hòa tan uống liền và
một số nhãn hiệu cà phê espresso. Số tàu container ít đi, thì chi phí vận chuyển tăng lên.
Một số vùng trồng cà phê ở Việt Nam hiện cũng bị các biện pháp hạn chế phòng chống
dịch dẫn đến thiếu hụt nguồn cung.
- Với may mặc: chuỗi cung ứng hàng may mặc toàn cầu bị chậm lại. Trong những
năm gần đây, nhiều nhà bán lẻ và nhà cung cấp đã chuyển hoạt động từ Trung Quốc sang
các nước Đơng Nam Á để đa dạng hóa nguồn cung. Các thương hiệu lớn như Nike,
Lululemon, Gap cho biết một số lượng đáng kể các sản phẩm của họ nay được sản xuất
từ Việt Nam. Nhưng do Việt Nam ban hành các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt, các công
ty buôn bán hàng may mặc nay cịn gặp khó khăn hơn về nguồn cung. Ngành dệt may
hiện đang đối mặt với những khó khăn chưa từng có và dự báo khó có thể đạt con số xuất
khẩu năm 2021 như dự kiến là 39 tỷ USD. Báo cáo của Tập đoàn Dệt may Việt Nam
(Vinatex) cho biết chỉ trong vòng 1 tháng, "số lượng lao động tạm thời không thể đi làm
của tập đoàn đã lên tới trên 40.000 người, chủ yếu tại khu vực phía Nam". Theo Hiệp hội
Dệt may Việt Nam (VITAS), "việc thực hiện giãn cách xã hội kéo dài sẽ ảnh hưởng lớn
đến kết quả kinh doanh của các công ty dệt may với khoảng 50% nhà máy đặt tại miền
Nam". Hiện tỷ lệ nhà máy dệt may phải đóng cửa đã lên tới 35% do khơng đủ kinh phí để
thực hiện "3 tại chỗ." 
- Thủy hải sản: Các biện pháp an toàn dịch tễ, giãn cách xã hội ở hàng chục tỉnh
thành phía Nam, các cơ sở chế biến thủy sản hạn chế hoạt động, khiến sản lượng thủy sản
của Việt Nam giảm mạnh. Những khó khăn trong hoạt động nuôi trồng thủy sản, cũng
như sự bất định về mức cầu và về khả năng xuất khẩu sẽ ảnh hưởng nặng nề đến mùa thu
hoạch tôm thứ hai trong năm. Nhiều người gặp khó khăn khi tìm mua thức ăn cho tơm,

do tình trạng khan hiếm xuất phát từ việc hai trong số nhà máy lớn nhất về thức ăn cho
tôm, chiếm đến 70% nguồn cung cấp, đang đóng cửa do đại dịch. Tình hình lại cịn khó
khăn hơn, do phần lớn các trại ni tơm giống cũng đang đóng cửa.


Hàng khơng và du lịch là ảnh hưởng nặng nề nhất: 

- Hàng không: Đợt dịch COVID-19 lần 3 bùng phát dịp tết năm 2021 khiến
doanh thu ngành hàng không giảm 80% so với cùng kỳ năm 2020. Cục Hàng không ước


4
tính doanh thu hàng khơng thiệt hại khoảng 25.000 tỷ đồng, ngành hàng khơng rơi vào
tình trạng "xấu nhất" trong lịch sử 60 năm phát triển, toàn bộ các đường bay bị tạm
ngừng. 
- Du lịch: Theo Hiệp hội Du lịch Việt Nam (VITA), tới 90% doanh nghiệp du
lịch, nhà hàng, khách sạn không hoạt động, 10% doanh nghiệp hoạt động cầm chừng.
Các doanh nghiệp làm dịch vụ đại lý tour, đại lý bán vé phần lớn cho 100% lao động nghỉ
việc. Đối với doanh nghiệp lữ hành quốc tế phải cho 60-90% nhân sự nghỉ việc không
lương. Thống kê của Tổng cục Du lịch về lượng khách du lịch nội địa, cụ thể trong tháng
9/2021, khách du lịch nội địa giảm xuống cịn 0,5 triệu lượt. Nhu cầu tìm kiếm thơng tin
về cơ sở lưu trú du lịch có lúc giảm gần 90% so với cùng kỳ năm 2020.


Công nghiệp sản xuất chế tạo – chế biến bị thiếu hụt nguồn cung ứng nguyên

liệu–linh kiện (phần lớn nhập khẩu từ Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc) dẫn đến nguy
cơ dừng hoạt động. Một bộ phận doannh nghiệp phải ngừng hoạt động để thực hiện dãn
cách xã hội như ngành xây dựng, kéo theo những ngành sản xuất vật liệu xây dựng như
xi măng, sắt thép, gạch, gốm, sứ và các thiết bị xây lắp theo cơng trình sụt giảm sản xuất

do không tiêu thụ được sản phẩm…


Doanh nghiệp ngừng hoạt động: Dịch Covid-19 kéo dài đã làm nhiều doanh

nghiệp phải đối mặt với nguy cơ phá sản. Theo Bộ kế hoạch và Đầu tư, có tới 69% doanh
nghiệp tạm ngừng hoạt động sản xuất - kinh doanh do dịch, chỉ có 16% doanh nghiệp cố
gắng duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh mặc dù khơng thể hoạt động tồn công suất,
số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường là 90,3 nghìn doanh nghiệp, tăng 15,3%. Tính
chung 9 tháng năm 2021, tổng số doanh nghiệp thành lập giảm 13,6% so với cùng kỳ
năm trước; quy mơ vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới giảm 3,1%.
Một bộ phận doanh nghiệp không phát triển được do sản xuất các mặt hàng không thiết
yếu, bị hạn chế lưu thông trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội.
 NHỮNG ĐIỂM SÁNG TÍCH CỰC: nhìn về tổng thể 9 tháng đầu năm 2021,
nước ta luôn giữ vững được sự ổn định kinh tế vĩ mơ, kiểm sốt tốt lạm phát theo mục
tiêu và đã thực hiện rất quyết liệt, đồng bộ các giải pháp bảo đảm an sinh xã hội, chăm lo
cho đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.


Xuất nhập khẩu vẫn tăng: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tháng

9/2021 ước tính đạt 53,5 tỷ USD, tăng 4,2% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 9


5
tháng năm nay, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa vẫn duy trì tốc độ tăng cao, đạt
483,17 tỷ USD, tăng 24,4% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 18,8%;
nhập khẩu tăng 30,5%. Trong quý III/2021, kim ngạch xuất khẩu đạt 83,89 tỷ USD, tăng
5,2% so với cùng kỳ năm trước và tăng 7,2% so với quý II năm nay (tăng 7% so với quý
I).



Tín dụng và Đầu tư tăng trưởng ổn định:

- Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, tăng trưởng tín dụng đạt
7,17%, hỗ trợ tích cực cho tăng trưởng kinh tế 9 tháng năm 2021. Kinh doanh bảo hiểm
tăng trưởng khá, đảm bảo quyền lợi người tham gia bảo hiểm, doanh thu phí bảo hiểm
tồn thị trường 9 tháng năm 2021 tăng 13% so với cùng kỳ năm trước; tổng mức huy
động vốn trên thị trường chứng khoán cho nền kinh tế tăng 12%.
- Tính đến thời điểm 20/9/2021, tổng phương tiện thanh toán tăng 4,95% so với
cuối năm 2020; huy động vốn của các tổ chức tín dụng tăng 4,28%; tăng trưởng tín dụng
của nền kinh tế đạt 7,17%.
- Doanh thu phí bảo hiểm tồn thị trường 9 tháng năm 2021 ước tính tăng 13% so
với cùng kỳ năm trước, trong đó doanh thu phí bảo hiểm lĩnh vực nhân thọ tăng 17%;
lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ tăng 5%.
- Trong tình hình dịch bệnh kéo dài và diễn ra phức tạp, thị trường chứng khoán
phát triển ổn định với tổng mức huy động vốn cho nền kinh tế trong 9 tháng năm 2021
ước tính đạt 292,1 nghìn tỷ đồng, tăng 12% so với cùng kỳ năm 2020. Trên thị trường cổ
phiếu, tính đến ngày 24/9/2021, chỉ số VNIndex tăng 1,5% so với cuối tháng trước và
tăng 22,4% so với cuối năm 2020. Giá trị vốn hóa thị trường tăng 30,6% so với cuối năm
2020; giá trị giao dịch bình quân 9 tháng trên thị trường tăng 224% so với bình quân năm
2020. Trên thị trường trái phiếu, đến cuối tháng 8/2021, có 435 mã trái phiếu niêm yết
với giá trị niêm yết đạt hơn 1.428 nghìn tỷ đồng, tăng 2,9% so với cuối năm 2020. Trên
thị trường chứng khốn phái sinh, tính chung 9 tháng năm 2021 khối lượng giao dịch
bình quân tăng 32% so với bình quân năm trước.
- Tổng số dự án đầu tư nước ngồi tính đến 20/9/2021 đăng ký cấp mới giảm
37,8% so với cùng kỳ năm 2020 nhưng số vốn đăng ký tăng 20,6%. Vốn đăng ký cấp
mới bình quân 1 dự án trong 9 tháng năm 2021 đạt 10,3 triệu USD/dự án (cùng kỳ năm
2020 đạt 5,3 triệu USD/dự án).



6
- Vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện theo giá hiện hành 9 tháng tăng 0,4% so với
cùng kỳ năm trước.
- Tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam đến tháng 9/2021 tăng 4,4%
so với cùng kỳ năm trước.
b) Đề xuất giải pháp cho Chính phủ:
-  Chính phủ nên mở rộng thời gian hỗ trợ các chính sách giảm thuế cho các doanh
nghiệp kinh doanh. Theo dự thảo, đối với các chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp như:
giảm thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong năm 2021 áp dụng với doanh nghiệp có
tổng doanh thu năm 2021 không vượt quá 200 tỷ đồng; giảm thuế VAT kể từ khi Nghị
quyết có hiệu lực đến hết ngày 31/12/2021 đối với doanh nghiệp trong một số lĩnh vực;
giảm thuế phải nộp phát sinh từ hoạt động kinh doanh trong quý III và quý IV của năm
2021 đối với hộ kinh doanh, cá nhân hoạt động trong mọi ngành nghề, địa bàn. Trước
tình hình dịch bệnh Covid 19 phức tạp thì thời gian hỗ trợ của dự thảo chỉ vỏn vẹn trong
năm 2021 còn gây ra nhiều hạn chế. Ít nhất đến năm 2022 thì các hoạt động kinh doanh
sản xuất mới có thể đi vào ổn định, lợi nhuận sinh ra mới bù đắp được các khoản lỗ bị tổn
thất trước đây do đại dịch. Do đó, Chính phủ nên xem xét và mở rộng thời gian hỗ trợ
cho các doanh nghiệp kinh doanh đến hết quý I hoặc quý II/2022 để giảm bớt các áp lực
về chi phí.
- Mở rộng đối tượng được hưởng thuế thu nhập doanh nghiệp. Theo dự thảo, đối
tượng được giảm thuế thu nhập doanh nghiệp là các cơ sở kinh doanh – sản xuất có tổng
doanh thu năm 2021 khơng vượt q 200 tỷ đồng. Điều này vơ hình trung làm một số
doanh nghiệp vừa và nhỏ lỡ mất cơ hội được hưởng ưu đãi, vì theo Bộ Luật doanh nghiệp
nước ta, doanh nghiệp vừa và nhỏ là doanh nghiệp có tổng doanh thu của năm trước liền
kề khơng q 300 tỷ đồng. Do đó, Chính phủ nên xem xét và chỉnh sửa lại đối tượng
hưởng chính sách giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, tránh để thiệt thòi cho các doanh
nghiệp vừa và nhỏ lẻ chịu các tổn thất nặng nề từ đại dịch Covid 19.
- Tăng mức giảm thuế VAT đối với các loại hình kinh doanh dịch vụ vốn bị đóng
băng trong mùa dịch như du lịch, rạp phim, nhà hàng, khách sạn để làm động lực hỗ trợ

các cơ sở kinh doanh sản xuất trong các lĩnh vực này phục hồi và lấy lại mức tăng trưởng
như trước; điều chỉnh giảm lãi suất cho vay tại các ngân hàng để phù hợp với bối cảnh
hiện tại, tạo điều kiện để doanh nghiệp đầu tư và tạo cơ hội cho nhà đầu tư tiếp cận thực
tế các khoản tín dụng ngân hàng.


7
- Tiếp tục ban hành, chỉ đạo đúng đắn việc thực hiện các chính sách trợ cấp cho
doanh nghiệp và người lao động gặp khó khăn trong mùa dịch Covid. Các ngun tắc hỗ
trợ phải kịp thời, khơng trì trệ trong diễn biến phức tạp như hiện nay; đúng đối tượng là
các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh sản xuất đã
chịu những thiệt hại nặng nề do phải đóng cửa nhà máy, cơ sở sản xuất, lao động thất
nghiệp và khơng có thu nhập để trang trải chi phí sinh hoạt hằng ngày; các chính sách
phải đảm bảo tính khả thi, cơng khai, minh bạch; đẩy mạnh q trình tiêm phịng vaccine
cho người lao động hoạt động tại các tổ chức kinh doanh, nhà máy để người lao động có
thể sớm quay lại làm việc cũng như hạn chế khá năng lây lan cho người khác.
- Thúc đẩy các doanh nghiệp chuyển đổi số để phù hợp với bối cảnh tình hình dịch
bệnh căng thẳng. Chính phủ cần tăng cường vai trị lãnh đạo của các cấp ủy đảng, người
đứng đầu cấp ủy đảng phải chịu trách nhiệm trực tiếp về việc chỉ đạo, hướng dẫn các
doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị, tổ chức thực hiện chuyển đổi số. Bên cạnh đó, Chính phủ
cũng phải tập trung, đào tạo nguồn nhân lực có kỹ năng chun mơn bằng cách tăng
cường các khóa tập huấn, đào tạo cho đội ngũ cán bộ ở các cấp, đảng viên, người lao
động . Đặc biệt, cần chú trọng đào tạo đội ngũ công nghệ thông tin của quốc gia để lực
lượng nịng cốt này có thể trở thành chuyên gia tham vấn về chiến lược chuyển đổi số của
nhà nước. Cuối cùng, an ninh mạng là yếu tố vơ cùng quan trọng, Chính phủ cần nâng
cao vai trị của mình trong việc đảm bảo tốt nhất các giao dịch thông qua Internet được
vận hành trơn tru, và thông tin của doanh nghiệp phải được bảo mật.
- Giúp đỡ các doanh nghiệp trong việc vận chuyển, lưu thơng hàng hóa đến nơi
phân phối. Chỉ đạo Bộ giao thông vận tải hướng dẫn các địa phương, khu vực thực hiện
thống nhất “luồng xanh” vận tải hàng hóa trên đường bộ và đường thủy toàn quốc; hạn

chế các thủ tục rườm rà, giấy phép điều kiện phức tạp cản trở vận chuyển hàng hóa để
tránh phát sinh thêm chi phí cho các hộ kinh doanh, tổ chức. Cho phép các doanh nghiệp,
hộ kinh doanh được nộp bản sao scan có xác nhận bằng chữ ký số đối với các chứng từ
phải nộp bản giấy là bản chính dưới dạng giấy/bản sao y công chứng/chứng thực theo
quy định của các bộ, cơ quan để giải quyết ách tắc khi thông quan hàng hố; sau khi
thơng quan, các doanh nghiệp, hộ kinh doanh phải nộp lại giấy tờ bổ sung để hậu kiểm.
- Trong thời gian tới, Chính phủ cần tiếp tục đẩy mạnh, triển khai, tập trung vào
các hoạt động tuyên truyền, vận động người dân thông qua các phương tiện truyền thông
báo đài trên tinh thần “tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách” để kêu gọi người dân


8
tích cực qun góp vật phẩm như quần áo, vật dụng cũ không dùng đến; kêu gọi người
dân giúp đỡ vận chuyển những hàng hóa thiết yếu như lương thực, thực phẩm, thuốc men
đến cho những người lao động ở các khu vực bị cách ly, phong tỏa do ảnh hưởng của
dịch bệnh Covid-19. 


9
4.2 Các yếu tố khác không thay đổi, Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) tăng lãi
suất. Phân tích tác động tới Việt Nam.
Mặc dù trong cuộc họp Hội nghị Bộ Trưởng ngày 16 và 17/3 vừa qua ở Nhật Bản,
FED công bố vẫn giữ nguyên lãi suất ở mức 0 – 0,25% đến năm 2023. Tuy nhiên, giới
quan sát cho rằng, FED có thể sẽ tăng lãi suất sớm hơn vào năm 2022 bởi nhiều lý do,
trong đó có triển vọng phục hồi kinh tế Mỹ sau đại dịch Covid-19. Hiện nay, USD vẫn
được coi là đồng tiền mạnh nhất thế giới với gần 80% các giao dịch trên thị trường ngoại
hối có sử dụng đồng USD (theo Bloomberg). Ở Việt Nam, USD đóng vai trị tương tự khi
chiếm tới 60% dự trữ ngoại hối của ngân hàng nhà nước (NHNN) (Lê Thị Tuấn Nghĩa,
Phạm Thị Hoàng Anh 2013), đồng thời là đồng tiền chủ yếu được sử dụng trong hoạt
động xuất nhập khẩu ở Việt Nam. Do đó, việc điều hành và kiểm soát tỷ giá khi đồng

USD tăng lãi suất đã và đang là một trong những trọng tâm của NHNN nhằm hướng tới
mục tiêu tăng trưởng lâu dài và ổn định.
 TÍCH CỰC:


Xuất nhập khẩu: Hoa Kỳ là một trong những thị trường xuất khẩu hàng đầu

của Việt Nam trong các năm gần đây. Việc FED tăng lãi suất đồng USD đã làm tăng
đáng kể giá trị đồng tiền này trên thị trường vì tính hấp dẫn của nó đối với các nhà đầu tư.
Đồng USD tăng giá cũng khiến việc nhập khẩu, mua vào của các nước trên thế giới trong
đó có Việt Nam trở nên đắt đỏ hơn đồng USD tăng giá các nhà nhập khẩu phải chi nhiều
tiền hơn cho các hợp đồng thanh toán bằng USD. Tuy nhiên, USD lên giá làm tỷ giá hối
đoái của USD/ VND thay đổi theo hướng có lợi cho các ngành sản xuất nội địa, giá hàng
hóa xuất khẩu của Việt Nam giảm làm gia tăng xuất khẩu hàng hóa vào Hoa Kỳ nếu như
hoạt động thương mại quốc tế giữa hai nước thuận lợi. Mỹ hiện là thị trường số 1 của các
nhà sản xuất khu vực trong hầu hết các lĩnh vực sản xuất. Chính vì thế việc đồng USD
tăng giá sẽ giúp người tiêu dùng Mỹ, các nhà nhập khẩu Mỹ mua được nhiều hàng hơn từ
những đồng tiền sẵn có của mình, còn các nhà xuất khẩu khu vực như Việt Nam nhờ đó
mà đẩy mạnh xuất khẩu vào Mỹ.  


Giảm tỷ lệ Đơ la hóa trong nền kinh tế:  việc nắm giữ USD trở nên hấp dẫn

trong mắt người dân vì giá ngoại tệ này lên cao đã chuyển dịch thị hiếu nắm giữ USD của
người dân Việt Nam trong bối cảnh lạm phát trong nước đang có xu hướng leo thang theo


10
các năm. Điều này đòi hỏi sự vào cuộc của ngân hàng Nhà nước để thu mua USD trong
quần chúng nhằm tránh hiện tượng VND lên giá.  



Kinh doanh ngoại tệ nhờ chênh lệch lãi suất: USD sẽ tạo cơ hội cho các

nhóm nhà đầu tư và thậm chí là đầu cơ với các hợp đồng phái sinh hay hợp đồng tương
lai trên thị trường FOREX. 


Giá vàng: trong lịch sử, vàng ln là phương tiện “lưu trữ an tồn” của tài sản

trong thời kỳ khó khăn như khủng hoảng hay lạm phát, do đó, khi FED tăng lãi suất làm
tăng giá Đô la Mỹ trên thị trường ngoại hối đã làm giá vàng giảm đi. Tuy nhiên, mức độ
giảm mạnh hay nhẹ còn phụ thuộc phần lớn vào kết quả của các phiên giao dịch.
 TIÊU CỰC:


Lãi suất khoản vay: mặt bằng lãi suất, đặc biệt là lãi suất huy động bằng USD

sẽ tăng so với trước đây. Do đó làm tăng chi phí huy động vốn của Chính phủ cũng như
doanh nghiệp Việt Nam khi đi huy động vốn nước ngoài, nhất là trái phiếu quốc tế. Việc
giảm lãi suất sẽ khiến đồng USD mạnh lên, như vậy sẽ gây thêm áp lực tỷ giá đối với
VND.  


Thị trường chứng khoán: đồng USD mạnh lên ảnh hưởng trực tiếp nhất đến

dòng vốn các NĐT quốc tế, tác động tới tâm lý thị trường chứng khoán cũng như các nhà
đầu tư trong nước. Khi tỷ lệ lãi suất liên bang cao, việc vay tiền có chi phí cao hơn và tốn
kém hơn. Dịng tiền trong lưu thơng có xu hướng giảm đi. Thơng thường, thị trường cổ
phiếu có xu hướng tăng trưởng mạnh mẽ hơn khi lãi suất thấp và thị trường trái phiếu sẽ

trở nên hấp dẫn hơn khi lãi suất cao. 


Kiều hối: lượng tiền chuyển về chủ yếu vẫn đến từ thị trường Mỹ (chiếm trên

60%) và châu Âu (hơn 19%). Đồng USD lên giá làm xu hướng dùng đồng tiền này đi đầu
tư tăng lên so với trước kia, kết hợp với yếu tố lãi suất USD tại Việt Nam chỉ là 0% sẽ
làm dòng kiều hối USD ở hải ngoại chuyển về Việt Nam có xu hướng chảy chậm lại. 


Điều tiết chính sách kinh tế vĩ mơ: trong điều kiện độ mở nền kinh tế cao, rủi

ro về kinh tế, chính trị, thiên tai và dịch bệnh phức tạp, thì u cầu ổn định kinh tế vĩ mơ
càng quan trọng, nhưng cũng nhiều khó khăn. Việc FED thay đổi lãi suất sẽ làm các
chính sách kinh tế vĩ mơ của Nhà nước Việt Nam biến động trong ngắn hạn đòi hỏi sự
theo dõi sát sao, chỉ đạo kịp thời của bộ Tài chính để phối hợp chặt chẽ chính sách tài


11
khố với chính sách tiền tệ nhằm kiểm sốt lạm phát, ổn định và giảm mặt bằng lãi suất,
chi phí vốn… góp phần ổn định kinh tế vĩ mơ.


Thuế: Khi FED tăng lãi suất, các khoản thuế có thể sẽ được cắt giảm để cân

bằng, hỗ trợ cho các doanh nghiệp và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.


Thất nghiệp và việc làm: FED tăng lãi suất, các thị trường sẽ lao dốc, lợi suất


trái phiếu tăng vọt và nền kinh tế rơi vào suy thối. Cùng với đó là việc các doanh nghiệp
Việt Nam vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề chưa được giải quyết sẽ gặp khó khăn khi FED
tăng lãi suất dẫn đến việc tỷ lệ thất nghiệp sẽ gia tăng và số lượng việc làm giảm. Bên
cạnh đó, cơ cấu việc làm cũng có thể thay đổi do các thị trường mới nổi sẽ gặp tổn hại.


Tỷ giá: việc tăng lãi suất sẽ khiến dòng đầu tư vào Việt Nam tăng lên (cung

ngoại tệ tăng), luồng đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài giảm đi (cầu ngoại tệ giảm), dẫn
đến tỷ giá USD tại Việt Nam giảm. Tác động tới chế độ neo tỷ giá của Việt Nam. triệu
chứng rối loạn “nội tiết hệ thống tài chính”.



×