Tải bản đầy đủ (.docx) (51 trang)

Tiểu luận pháp luật và đạo đức nhà báo tình hình báo chí hiện nay (chất lượng và số lượng) những mặt tích cực và hạn chế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.34 MB, 51 trang )

Tiểu luận
Mơn Luật Báo Chí và Đạo đức nghề
nghiệp nhà Báo
Đề tài

Tình hình Báo chí hiện nay (chất lượng và số lượng).
Những mặt tích cực và hạn chế.


Mục lục
1.

Khái niệm Báo chí

2.

Nguồn gốc của Báo chí

3.

Sự ra đời và phát triển của Báo chí

3.1.

Lịch sử ra đời và phát triển báo chí thế giới

3.2.

Lịch sử ra đời và phát triển của báo chí Việt Nam

4.



Tình hình báo chí Việt Nam hiện nay

4.1.

Về mặt số lượng

4.2.

Về mặt chất lượng

5.

Phân tích những mặt tích cực và hạn chế của báo chí Việt Nam

hiện nay
5.1.

Tích cực

5.2.

Hạn chế


MỞ ĐẦU
1.

Khái niệm


Theo Giáo trình tác phẩm báo chí đại cương của Th.
Nguyễn Thị Thoa và Nguyễn Thị Hằng Thu, Báo chí được đưa ra
dưới khái niệm:
Báo chí là tên gọi chung đối với các loại hình báo in, báo
hình, báo nói, báo điện tử.
Báo in: là tên gọi loại hình báo chí được thực hiện bằng
phương tiện in (báo, tạp chí, bản tin thời sự, bản tin thơng tấn).
Báo nói là tên gọi loại hình báo chí thực hiện trên sóng
phát thanh (chương trình phát thanh).
Báo hình: là tên gọi loại hình báo chí thực hiện trên sóng
truyền hình (chương trình truyền hình, chương trình nghe nhìn
thời sự được thực hiện bằng các phương tiện khác nhau).
Báo điện tử là tên gọi loại hình báo chí thực hiện trên
mạng thơng tin máy tính (internet, intranet).
Bản tin thời sự: là ấn phẩm định kì đăng tin thời sự trong
nước và thế giới của cơ quan thông tấn Nhà nước.
Bản tin thơng tấn: là ấn phẩm định kì đăng tin có tính
chun đề của cơ quan thơng tấn Nhà nước như văn hóa, thể
thao, kinh tế.
Cịn theo Wikipedia, Báo chí là Báo, hay gọi đầy đủ là báo
chí (xuất phát từ 2 từ "báo" - thơng báo - và "chí" - giấy), hay
cịn có tên gọi cũ là tân văn (như trong Phụ nữ tân văn), nói một
cách khái quát là những xuất bản phẩm định kỳ nhằm báo cáo
về các sự vật, hiện tượng hay con người nổi bật trong ngày mà
xã hội cần quan tâm.


Tuy phương tiện truyền tải báo chí thay đổi theo thời gian,
các nghiệp vụ báo chí vẫn bao gồm: tìm hiểu thơng tin, phân
tích thơng tin và phổ biến thơng tin đến độc giả. Mở rộng ra,

khái niệm báo chí cũng được sử dụng cho các phương pháp tìm
kiếm tin tức, lối viết văn trên báo chí, và các hoạt động (chun
nghiệp hay khơng chun nghiệp) của báo chí.
Theo thời gian, phương tiện truyền tải của thông tin đi từ
nhật báo, tạp chí (trên giấy) tới đài phát thanh, đài truyền hình
(trên loa đài) tới các ấn bản điện tử trên web (báo điện tử).
Báo chí là tên gọi chung của các thể loại thơng tin đại
chúng. Có những loại báo chí sau:
Báo viết: Thể loại báo chí xuất hiện lâu đời nhất, hình thức
thể hiện trên giấy, có hình ảnh minh họa. Ưu điểm: tính phổ
cập cao, có nội dung sâu, người đọc có thể nghiên cứu. Nhược
điểm: thơng tin chậm, khả năng tương tác hai chiều (giữa người
đọc và người viết) kém. Còn gọi là báo in, báo giấy hay là báo
chữ.
Báo nói: Thơng tin được chuyển tải qua thiết bị đầu cuối là
radio bằng ngôn ngữ. Ra đời thế kỷ 19. Ưu điểm: thông tin
nhanh. Nhược điểm: khơng trình bày được các thơng tin bằng
hình ảnh (phóng sự ảnh) hoặc các thơng tin có hình ảnh minh
họa.
Báo truyền hình: Thơng tin được chuyển tải bằng hình ảnh
và âm thanh qua thiết bị đầu cuối là máy phát hình (đài truyền
hình) và máy thu hình (television). Ưu điểm: thông tin nhanh;
khuyết điểm: khả năng tương tác hai chiều chưa cao.
Báo mạng điện tử: Sử dụng giao diện website trên Internet
để truyền tải thông tin bằng bài viết, âm thanh, hình ảnh, các


đoạn video gồm cả hình ảnh động và âm thanh (video clip). Ưu
điểm: thơng tin cập nhật nhanh, tính tương tác hai chiều cao.
Khuyết điểm: tính phổ cập yếu.

2.

Nguồn gốc của Báo chí.

Truyền thơng đại chúng là q trình truyền đạt thông tin
một cách rộng rãi đến mọi người trong xã hội thông qua các
phương tiện truyền thông.
Truyền thông là một hoạt động gắn liền với lịch sử phát
triển loài người.
Từ những hình thức đõn giản nhất, truyền thơng liên tục
phát triển đến những hình thức hiện đại và phức tạp.
Báo chí xuất hiện vì con người có nhu cầu truyền tin và
nhận tin nhằm mở rộng không gian sống bằng cách tạo lập các
mối quan hệ và khám phá thế giới.
Báo chí giúp độc giả nắm bắt những gì liên quan giữa mình
và cuộc sống xung quanh, đánh giá được khả năng, xác định
đúng cách thức, phương hướng cho những hành vi và hoạt động
tiếp theo.

3.

Sự ra đời và phát triển của báo chí


Trong xã hội hiện đại, báo chí là người cung cấp thơng tin
chính và phản hồi ý kiến về các vấn đề của cơng chúng. Tuy
nhiên báo chí khơng phải lúc nào cũng chỉ giới hạn ở tìm kiếm
và truyền tải thơng tin. Truyền thơng báo chí có thể mở rộng
sang các hình thức khác như văn học và điện ảnh. Ở một số
quốc gia, báo chí bị chính phủ kiểm sốt và khơng phải là một

cơ quan hồn tồn độc lập.
Vai trị và vị thế của báo chí, cùng với các phương tiện
truyền thông đại chúng, đã trải qua những thay đổi sâu sắc
trong hai thập kỷ vừa qua với sự ra đời của công nghệ kỹ thuật
số và phổ biến thông tin trên Internet.Điều này đã tạo ra một sự
thay đổi trong việc xem báo giấy, vì người dân ngày càng đọc
tin tức thông qua điện thoại thông minh và các thiết bị điện tử
khác, thách thức các tờ báo tìm cách kiếm tiền thơng qua các
phương tiện kỹ thuật số cũng như phát triển khả năng xuất bản
các tin tức có ngữ cảnh.


Phần lớn những độc giả được hỏi trong các nghiên cứu gần
đây cho thấy họ đã thay đổi phương thức đọc tin tức. Thời đại
kỹ thuật số cũng đã mở ra một loại hình mới của báo chí trong
đó các cơng dân bình thường đóng vai trị lớn hơn trong quá
trình viết tin tức, với sự xuất hiện của báo chí cơng dân và việc
quảng bá thơng tin thơng qua Internet. Sử dụng điện thoại
thông minh được trang bị máy quay video, bất kỳ người dân
nào cũng có thể ghi lại các sự kiện hay tin tức và tải chúng lên
các kênh như YouTube. Các kênh truyền thông tin tức chính
thống đã nhanh chóng lợi dụng các kênh thơng tin như vậy.
Trong khi đó, việc dễ dàng truy cập vào tin tức từ nhiều nguồn
thông tin trực tuyến như blog và các phương tiện truyền thông
xã hội khác, đã dẫn đến việc độc giả có thể chọn đọc tin tức từ
rất nhiều nguồn chính thức và khơng chính thức, thay vì chỉ đọc
báo chí truyền thống của các cơ quan thông tấn. (Theo
Wikipedia)
3.1. Lịch sử ra đời và phát triển của Báo chí thế giới
Quy luật phát triển chung của Báo chí thế giới:

Sự phát triển của báo chí có 2 giai đoạn lớn:
Giai đoạn đầu: báo chí bị chính trị chi phối;
Giai đoạn sau: báo chí bị kinh tế chi phối;
Yếu tố kinh tế thâm nhập vào báo chí làm báo chí thay đổi
rất nhiều:
Vai trị của nguồn thu từ quảng cáo;
Sự lớn mạnh của các tập đoàn truyền thông đa quốc gia;
Mặc dù BCTG đã phát triển đến giai đoạn sau nhưng báo
chí khơng bao giờ tách rời chính trị, coi chính trị là cái nơi ra đời
của báo chí.


Q trình phát triển của Báo chí:
Các hình thức thơng tin mang tính báo chí trước khi báo in
ra đời:
Truyền miệng: mõ.
Bia ký : không kịp thời, là một dạng nhật ký xã hội, một
dạng tý liệu lịch sử. Có những bản khắc trong hang, trên
tượng...
Nhật ký và du ký : ghi lại những việc xảy ra theo thời gian,
những điều tai nghe mắt thấy khi đi xa…
Biên niên của các giáo trưởng (La Mã): ghi lại những sự
kiện trong năm trên một mặt bàn trắng đặt tại nhà để các công
dân tới đọc.

Bia ký chữ Phạn – Chăm cổ


Bia khiêm cung ký được tạo nên theo đúng phong cách bia
ký thời nhà Nguyễn


Báo in
Lịch sử ra đời của Báo in:
-

Cuối thế kỷ 16, các bản tin in ra đời.

-

Các bản tin tức in lúc đầu rất đơn giản, chỉ đăng một

tin, có thể bằng văn xi hay thơ, kể lại chiến công của vua,
chúa, chiến tranh Thổ Nhĩ Kỳ, Ý hoặc các tin về châu Mỹ mới
được khai phá. Nhiều bản tin được dịch ra nhiều thứ tiếng.
-

Các bản tin này thiếu tính định kỳ; nhiều bản tin chỉ

mang tính ngẫu nhiên.
-

Tại Anvers (Hà Lan), những bản tin của Abraham

Verhoven (thợ in) tuy chưa xuất bản một cách đều đặn lắm,
nhưng ngồi tin tức, trên báo cịn có hình ảnh, bản nhạc.
-

Từ Hà Lan, báo chí tràn sang Anh.

-


Đầu thế kỷ 17, báo in ra đời đồng loạt ở các nước

châu Âu.


-

Mỹ: Báo in ra đời cuối thế kỷ 17 – đầu thế kỷ 18;

-

Châu Á: bắt đầu từ đầu thế kỷ 17;

Sự phát triển của báo in
-

Một cuộc cách mạng báo chí đã nổ ra khi kỹ thuật in

cải tiến, số lượng người dân biết đọc biết viết tăng, nhu cầu
thông tin phát triển.
-

Vào thế kỷ 19, rất nhiều tờ báo ở Mỹ tung ra những

bài báo mang tính giật gân, thỏa mãn tính hiếu kỳ của độc giả
nhiều hơn là đáp ứng nhu cầu thông tin.
-

Sự mở rộng của nghề làm báo vàng và làn sóng


thương mại hóa trong các tổ chức báo chí đã thúc đẩy báo chí
tăng trưởng nhanh chóng.
-

Phóng viên từ họat động tự do trở thành một họat

động nghề nghiệp có trách nhiệm với xã hội;
Sự cạnh tranh với phát thanh truyền hình khiến báo in
phát triển theo hướng chuyên sâu hơn:
- Đăng bài phân tích và đánh giá của các chuyên gia.
- Nêu lên những quan điểm khác nhau của nhiều người
trong và ngoài chính phủ.
- Tập trung vào những bài điều tra sâu.
Cuối thế kỷ 20, các tờ báo đều chú trọng đến hình ảnh bắt
mắt, những bài báo ngắn hơn, giảm tin tức nghiêm trọng, chú
trọng hơn đến giải trí.
Xu hướng hợp nhất các tờ báo trong cùng địa phương.
Về mặt trình bày:
-

Thời gian đầu báo thường được in trên loại giấy chất

lượng không tốt. Kể từ những năm 1980, công nghiệp làm giấy
mới chuyển sang sản xuất những loại giấy chất lượng cao.


Giai đoạn đầu báo chí khơng chú trọng đến hình thức

-


nên hình thức trình bày chưa bắt mắt.
Từ cuối thế kỷ 20, sự phát triển của máy vi tính, các

-

phần mềm xử lý văn bản, phần mềm đồ họa, máy ảnh kỹ thuật
số,… giúp cho tờ báo được trình bày đẹp hơn, ấn tượng hơn và
thuận tiện cho việc đọc hơn.
Hình thức tờ báo trở thành một trong yếu tố quyết

-

định sự phát triển của tờ báo.
Tạp chí:
Những tạp chí đầu tiên : bắt đầu phát triển ở Anh vào
những năm 1700,
Tạp chí nhắm đến một nhóm đối tượng cụ thể và phải đi
vào việc chuyên sâu nội dung để phục vụ nhóm cơng chúng đó;
Nguồn thu của tạp chí: doanh số bán báo, khách đặt mua
dài hạn và quảng cáo;
Tương lai của báo in:
Số lượng độc giả tại các nước phát triển ngày càng giảm
do sự cạnh tranh của truyền hình và Internet;
Năm 2004: số lượng báo in chỉ tăng ở 35/208 quốc gia
trên thế giới. Hầu hết những nước có lượng độc giả báo in tăng
là các nước đang phát triển, trong đó dẫn đầu là Trung Quốc và
Ấn Độ;
Phát triển tạp chí nhiều màu, báo phát khơng, báo khổ
nhỏ…

Phát thanh
- Lịch sử phát thanh
Samuel Morse phát minh ra máy điện tín vào năm 1837.


1906: điện báo bằng sóng vơ tuyến do Marconi phát minh
được sử dụng phổ biến cho các con tàu đi biển.
Trong chiến tranh thế giới thứ nhất, sóng vơ tuyến được sử
dụng để liên lạc đường dài trong lĩnh vực kinh doanh, hàng hải
và quân sự.
1920: Frank Conrad phát sóng radio thường xuyên bằng một máy phát
đặt tại nhà (Pittsburg – Mỹ). Chương trình của ơng thu hút được nhiều người và
được giới thiệu trên báo.
- 1922: chương trình phát thanh có quảng cáo đầu tiên xuất hiện.
- Radio trở thành một vật thơng dụng trong các gia đình, thu hút một
lượng khán giả ổn định.
- Nội dung phát thanh: bản tin, âm nhạc, hài kịch, tạp kỹ, kể chuyện…
- 1940: giai đoạn cực thịnh.
- 1950: khi truyền hình phổ biến, mạng lưới phát thanh giảm sút
Phát thanh thay đổi: tập trung vào từng địa phương, âm nhạc, tin tức, đối
thoại… Thành công của radio phụ thuộc vào tài năng của người làm chương
trình;
- Thế kỷ 21, phát thanh trên Internet.
Vai trị của phát thanh
Đưa thơng tin và những âm thanh thật của cuộc sống đến
với mọi người.
Thính giả ngày càng tín nhiệm phát thanh vì đây là nõi họ
được nghe nhiều chương trình thú vị, hấp dẫn, từ tin tức thời sự
đến văn hóa nghệ thuật, thể thao…
Là phương tiện thông tin quan trọng đối với những người

thường xuyên di chuyển trên tàu, xe…; hoặc với những người
sinh sống và làm việc ở các vùng sâu, vùng xa, hải đảo, biển
khơi…


Truyền hình
-

Truyền hình bắt đầu xuất hiện từ năm 1875 – 1877.

-

1927: lần đầu tiên một chương trình truyền hình giữa

New York và Washington (Mỹ) được dàn dựng và phát sóng với
quy mơ lớn, mở đầu một giai đoạn phát triển mới.
-

Những năm 1940, tivi đen trắng, màn hình nhỏ.Hầu

hết các chương trình đều được truyền hình trực tiếp hoặc quay
thành phim rồi chiếu lên TV.
-

1949: TV màu ra đời.

-

1955: điều khiển từ xa xuất hiện.


Thời kỳ đầu, TV rất đắt, nhưng đến năm 1956, TV bắt đầu
phổ biến với số đông dân chúng.
Từ 1964: doanh thu từ quảng cáo trên truyền hình đạt mức
cao.
1976: truyền hình cáp (cable) bắt đầu phát triển.
Năm 2004: sự lớn mạnh của truyền hình kỹ thuật số.
Năm 2005: Tivi màn hình phẳng
Những thể loại thu hút khán giả hiện nay: phim truyền
hình, trị chơi truyền hình (game show), trị chuyện truyền hình
(talk show), tin tức, truyền hình thực tế.
Truyền hình trong tương lai
-

Số lượng các kênh truyền hình ngày càng nhiều.

-

Truyền hình tương tác, truyền hình thực tế.
Truyền hình Internet: tự do lựa chọn và xếp lịch xem

truyền hình cho riêng mình.
Internet và báo mạng điện tử
-

Chiếc máy vi tính tổng hợp đầu tiên được hoàn thiện

năm 1946.


Internet

Cuối năm 1980, internet ra đời từ sự tổng hợp từ nhiều
nhà mạng.
1981: Internet được sử dụng cho mục đích thương mại;
Năm 2002: 2.024 triệu trang web;
Năm 2005: 11,5 tỉ trang web – 75 thứ tiếng.
Số trang web tiếng Anh: 56,4%, tiếng Đức: 7,7%, tiếng
Pháp: 5,6%, tiếng Nhật: 4,9%
Internet cung cấp thơng tin, các hình thức giải trí, mua
sắm, kinh doanh, gửi thư, trò chuyện, kết bạn, chơi game, làm
việc…
Hàng triệu người trên thế giới hàng ngày dán mắt vào màn
hình máy vi tính.
Báo điện tử
Internet với khả năng thơng tin nhanh chóng, tiện lợi, có
thể đóng vai trị của một nhà xuất bản -> trở thành cơ sở của ra
đời của một loại hình báo chí hồn tồn mới mẻ: báo mạng điện
tử.
Cuối năm 2003 đến đầu năm 2004 được xem là giai đoạn
“nở rộ” của báo trực tuyến Việt Nam. (Theo Lịch sử Báo chí Thế
giới – Ths Triệu Thanh Lê – Khoa Báo chí và Truyền thơng – ĐH
KHXHNV TP.HCM).
Các trang báo mạng điện tử được nhiều người đọc ở Việt
Nam hiện nay: Vnexpress, Dân trí, Tuổi trẻ, Pháp luật, Tiền
phong, 24h.com.vn....
3.2. Lịch sử ra đời và phát triển của báo chí Việt Nam.


Khái niệm báo chí Việt Nam bắt đầu từ khi tờ Gia Định
Báo ra mắt vào ngày 15 tháng 4 năm 1865 tại Sài Gịn. Lịch sử
báo chí Việt Nam phát triển qua nhiều giai đoạn khác nhau với

khá nhiều thăng trầm do tác động của các điều kiện lịch sử, xã
hội. (Theo Wikipedia)

Gia Định Báo – tờ báo quốc ngữ đầu tiên ở Việt Nam ra đời
năm 1865
Tờ báo chữ quốc ngữ đầu tiên Lịch sử báo chí Việt Nam bắt
đầu với sự ra đời của Gia Định báo vào ngày 15/4/1865 tại Sài
Gòn. Gia Định báo phát hành trong phạm vi vùng chiếm đóng
của thực dân Pháp lúc đó là 3 tỉnh miền Đơng Nam Bộ. Ban
đầu, Gia Định báo có mục đích chủ yếu là cơng cụ thông tin của
người Pháp ở Đông Dương với tư cách là một tờ công báo
chuyên đăng các công văn, nghị định, thơng tư của chính quyền
thực dân. Sau này, khi Trương Vĩnh Ký chính thức làm giám đốc,
tờ báo mới được phát triển mục biên khảo, thơ văn, lịch


sử... Gia Định báo cũng có góp phần cổ động việc học chữ Quốc
ngữ và lối học mới, mở đường cho các thể loại văn xuôi Việt
Nam in bằng chữ quốc ngữ, đặt nền móng cho sự hình thành
báo chí Việt Nam.
Tờ báo kinh tế đầu tiên Tờ báo kinh tế đầu tiên trong lịch
sử báo chí Việt Nam là tờ Nơng Cổ Mín Đàm nghĩa là "uống trà
bàn chuyện làm ruộng và đi buôn". Đây là tờ báo tiếng Việt do
Paul Canavaggio - một chủ đồn điền và thương gia người đảo
Corsica, hội viên Hội đồng Thuộc địa Nam Kỳ làm chủ nhiệm.
Chủ bút lần lượt là các ký giả Dũ Thúc Lương Khắc Ninh, Gilbert
Trần Chánh Chiếu, Nguyễn Chánh Sắt… Nơng Cổ Mín Đàm bàn
về nơng nghiệp và thương nghiệp, phát hành thứ năm hằng
tuần tại Sài Gòn bằng chữ quốc ngữ. Số 1 ra ngày 1 tháng 8
năm 1901. Một thời gian sau báo được xuất bản một tuần 3 kì.

Sau khi phát hành số ra ngày 4 tháng 11 năm 1921 thì báo bị
đình bản. Tờ báo này ra đời theo một nghị định của Quan Tổng
thống Đơng Dương Paul Doumer ban hành tại Sài Gịn ngày
14/2/1901. Ban đầu, trụ sở của tòa soạn đặt ở số 84 đường La
Grandière, Sài Gòn. Một thời gian sau, trụ sở thay đổi liên tục,
cuối cùng tọa lạc tại số 12 đường Cap St - Jacques, Sài Gòn.


Báo có khổ 20x30 cm, với tổng cộng 8 trang, trong đó các
trang giữa đăng các truyện dịch (như Tam quốc chí tục dịch hay
một số truyện ngắn khác của Anh, Pháp hoặc Trung Quốc), thơ


ca do các cộng tác viên sáng tác, điểm báo châu Âu, hướng dẫn
cách thức vệ sinh phòng bệnh hoặc trồng trọt chăn nuôi, thông
tin số lượng và giá lúa gạo bán đi các nước, 2 trang cuối dành
cho quảng cáo và rao vặt. Nhà báo Việt Nam đầu tiên Nhà bác
học Trương Vĩnh Ký (1837 - 1898), được coi là “ông tổ nghề báo
Việt Nam”

Tờ nhật báo đầu tiên Gần 4 năm sau khi thành lập,
báo Trung Bắc Tân Văn ở miền Bắc tăng tần số phát hành và trở
thành tờ nhật báo đầu tiên của Việt Nam, tính từ tháng
1/1919. Trung Bắc Tân Văn do Nguyễn Văn Vĩnh làm chủ bút..Tờ
báo tồn tại đến tháng 4/1941 mới đình bản, ra tổng cộng 7.265
số.


Tờ báo phụ nữ đầu tiên Báo Nữ Giới Chung (tiếng chuông
của nữ giới) xuất bản vào thứ Sáu hàng tuần tại Sài Gòn trong

năm 1918. Đây là tờ báo đầu tiên chuyên về phụ nữ, với chủ
trương nâng cao dân trí, khuyến khích cơng nơng thương và
nhất là đề cao vai trò phụ nữ trong xã hội. Tầm ảnh hưởng của
tờ báo này khiến mật thám Pháp e ngại. Tháng 7/1918, tờ Nữ
Giới Chung bị đình bản.


Ông tổ nghề báo Trương Vĩnh Ký
Pétrus Trương Vĩnh Ký (1837 – 1898), tên hồi nhỏ là Trương
Chánh Ký, sau này đổi tên đệm thành Trương Vĩnh Ký, hiệu Sĩ
Tải; là một nhà văn, nhà ngôn ngữ học, nhà giáo dục học, và
khảo cứu văn hóa tiêu biểu của Việt Nam.


Ông có tri thức uyên bác, am tường và có cống hiến lớn
trên nhiều lĩnh vực văn hóa cổ kim Đông Tây, nên đương thời
ông được giới học thuật Châu Âu liệt vào 18 nhà bác học trên
thế giới. Ngoài ra, vì biết và sử dụng thơng thạo 27 ngoại ngữ,
nên ơng trở thành một trong số ít những người biết nhiều thứ
tiếng ở Việt Nam, và đứng vào hàng những người biết nhiều
ngoại ngữ bậc nhất trên thế giới.
Ông để lại hơn 100 tác phẩm về văn học, lịch sử, từ điển
và dịch thuật,... Riêng đối với nền báo chí Quốc ngữ Việt Nam,
ơng được coi là "ơng tổ nghề báo Việt Nam", người đặt nền
móng, bởi ơng chính là người sáng lập, là Tổng biên tập tờ báo
quốc ngữ đầu tiên: Gia Định báo).


Tờ báo quốc ngữ tư nhân đầu tiên là tờ Nguyện san Thơng
loại khóa trình (báo kiểu sách đọc thêm, giải trí mang mục đích

giáo dục) do Trương Vĩnh Ký chủ trì, khn khổ 16 x 23,5 cm,
phát hành hàng tháng tại miền Nam trong những năm 18881889, là tờ báo quốc ngữ tư nhân đầu tiên. Số 1 của nó ra vào
tháng 5/1888.


Ngày 21/6/1925, tờ báo Thanh Niên xuất bản số đầu tiên
bằng chữ Quốc ngữ. Nguyễn Ái Quốc là người trực tiếp viết,
biên tập, trình bày và tổ chức in ấn báo. Đó là một tờ báo khổ
nhỏ, in ấn thủ công nhưng đã mang lại một ý nghĩa đặc biệt lớn
lao và quan trọng- báo hiệu một bước ngoặt trong tiến trình
phát triển của báo chí Việt Nam, khai sinh ra nền báo chí cách
mạng, một nền báo chí chưa từng có trong lịch sử báo chí Việt
Nam, một nền báo chí tiên phong lấy chủ nghĩa Mác- Lênin và
chủ nghĩa xã hội làm ánh sáng chỉ đường, lấy mục đích giải
phóng dân tộc, tự do, hạnh phúc của nhân dân, sự giàu mạnh,
phồn vinh của đất nước làm lý tưởng phấn đấu. (trích 80 năm
Báo chí Cách Mạng Việt Nam – những bài học lịch sử và định


hướng phát triển – NXB chính trị Quốc gia – Học viện Chính trị
Hồ Chí Minh).
4. Tình hình báo chí Việt Nam hiện nay
4.1. Về số lượng
Theo Báo cáo đánh giá cơng tác báo chí năm 2015 của
Thứ trưởng Bộ TT&TT Trương Minh Tuấn tại Hội nghị Báo chí
tồn quốc tổng kết công tác năm 2015, triển khai nhiệm vụ
năm 2016 cho biết:
“Về báo chí in: Hiện cả nước có 857 cơ quan báo chí, trong
đó có 199 cơ quan báo chí in (86 báo trung ương, 113 báo địa
phương), 658 tạp chí (521 tạp chí trung ương, 137 tạp chí địa

phương), 01 hãng thơng tấn quốc gia.

Năm 2015, số lượng cơ quan báo chí in tăng 12 cơ quan,
chủ yếu là các tạp chí nghiên cứu khoa học chuyên ngành của


các trường đại học. Nhiều cơ quan báo chí đã ra báo điện tử
hoặc trang thông tin điện tử tổng hợp nhằm phục vụ nhu cầu
thông tin nhanh của công chúng. Trong 5 năm (2011-2015), số
lượng cơ quan báo chí tăng 71 cơ quan (05 báo, 66 tạp chí).

Báo điện tử Dân trí


×