Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

TRANH CHẤP SAU LY HÔN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (96.8 KB, 9 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG
KHOA LUẬT

BÀI KIỂM TRA GIỮA KÌ
MƠN: KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM

Đề tài: Tranh chấp tài sản và con cái sau ly hôn.

Giảng viên hướng dẫn: Trần Văn Hùng
Nhóm thực hiện: Cá hộp bốn cơ gái.
Lớp: K24L03
1


Nội dung:
I. Tranh chấp tài sản sau ly hôn.....................................3
1. Quy định về tài sản....................................................3
2. Phân chia tài sản.........................................................3
3. Nguyên tắc phân chia tài sản.....................................5
II.Quyền ni con..........................................................6
III.Thẩm quyền Tịa án..................................................7
IV.Tên nhóm và thành viên............................................9

2


I. Tranh chấp tài sản sau ly hôn:
1. Quy định về tài sản:
Tài sản chung:




Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do
lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài
sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hơn nhân. Nói tóm lại
tài sản hình thành trong q trình hơn nhân là tài sản chung (nếu vợ
chồng khơng có thỏa thuận khác) (điều 33 Luật hơn nhân và gia đình
2014).

Tài sản riêng:
 Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết
hơn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn
nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38,
39 và 40 của Luật này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và
tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ,
chồng (khoản 1 điều 43 Luật hơn nhân và gia đình 2014).
 Ngồi ra Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là
tài sản riêng của vợ, chồng. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng
trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 33
và khoản 1 Điều 40 của Luật này.

2. Phân chia tài sản:
Tài sản chung:
- Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì việc giải
quyết tài sản do các bên thỏa thuận; nếu khơng thỏa thuận được thì theo
u cầu của vợ, chồng hoặc của hai vợ chồng.
- Tài sản chung của vợ chồng được chia đơi nhưng có tính đến các yếu tố
sau đây:
 Hồn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;
 Cơng sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển
khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như

lao động có thu nhập;
3


 Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và
nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;
 Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.
- Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia
được bằng hiện vật thì chia theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng
hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh tốn cho
bên kia phần chênh lệch.

Tài sản riêng:
-

-

Tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó, trừ trường hợp
tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung theo quy định của Luật này.
Trong trường hợp có sự sáp nhập, trộn lẫn giữa tài sản riêng với tài sản chung
mà vợ, chồng có u cầu về chia tài sản thì được thanh tốn phần giá trị tài sản
của mình đóng góp vào khối tài sản đó, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận
khác.
Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên
mất năng lực hành vi dân sự hoặc khơng có khả năng lao động và khơng có tài
sản để tự ni mình.

Giải quyết tranh chấp tài sản:
 Theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình có hai trường hợp ly hơn:
- Ly hơn thuận tình: (Điều 55, Luật hơn nhân và gia đình 2014)

- Trong trường hợp ly hơn thuận tình thì các vấn đề về quyền ni con hai
vợ chồng thường thỏa thuận, còn tài sản cũng tự thỏa thuận khơng u
cầu Tịa án giải quyết. Sau khi ly hơn vợ chồng khơng thống nhất được
với nhau thì có thể xảy ra tranh chấp.
- Ly hôn đơn phương (ly hôn theo yêu cầu một bên): Điều 56, Luật hôn
nhân và gia đình 2014.
- Trường hợp vợ chồng tranh chấp tài sản với nhau thì có thể nhờ gia đình,
bạn bè, chính quyền địa phương can thiệp hịa giải giải quyết. Vì tài sản
chung của vợ chồng theo nguyên tắc là chia đôi.
1. Nếu đã áp dụng nhiều phương thức thương lượng, hòa giải giữa hai vợ
chồng mà tài sản chung của vợ chồng vẫn khơng phân chia được thì buộc
1 trong 2 bên phải khởi kiện ra Tòa án nhân dân có thẩm quyền để đề
nghị Tịa án phân chia tài sản (phương án này là phương án cuối cùng khi
đã thực hiện hòa giải nhiều lần).
4


3. Nguyên tắc phân chia tài sản:
 Theo điều 59 Luật hơn nhân và gia đình 2014 quy định:
...

2. Tài sản chung của vợ chồng được chia đơi nhưng có tính đến các yếu tố sau
đây:
a) Hồn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;
b) Cơng sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối
tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao
động có thu nhập;
c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề
nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;
d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.

3. Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu khơng chia được
bằng hiện vật thì chia theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật
có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh tốn cho bên kia
phần chênh lệch.
4. Tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó, trừ trường
hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung theo quy định của Luật này.
Trong trường hợp có sự sáp nhập, trộn lẫn giữa tài sản riêng với tài sản
chung mà vợ, chồng có yêu cầu về chia tài sản thì được thanh tốn phần giá
trị tài sản của mình đóng góp vào khối tài sản đó, trừ trường hợp vợ chồng
có thỏa thuận khác."
 Khoản 2, điều 34 Luật hơn nhân gia đình năm 2014 quy định:
Trong trường hợp giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền
sử dụng tài sản chỉ ghi tên một bên vợ hoặc chồng thì giao dịch liên quan
đến tài sản này được thực hiện theo quy định tại Điều 26 của Luật này; nếu
có tranh chấp về tài sản đó thì được giải quyết theo quy định tại khoản 3
Điều 33 của Luật này.
 Đồng thời điều 26 Luật hơn nhân gia đình năm 2014 quy định về đại diện
giữa vợ và chồng trong trường hợp giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy
chứng nhận quyền sử dụng đối với tài sản chung nhưng chỉ ghi tên vợ
hoặc chồng

5


1. Việc đại diện giữa vợ và chồng trong việc xác lập, thực hiện và chấm dứt
giao dịch liên quan đến tài sản chung có giấy chứng nhận quyền sở hữu,
giấy chứng nhận quyền sử dụng tài sản chỉ ghi tên vợ hoặc chồng được thực
hiện theo quy định tại Điều 24 và Điều 25 của Luật này.
2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng có tên trên giấy chứng nhận quyền sở
hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng tài sản tự mình xác lập, thực hiện và

chấm dứt giao dịch với người thứ ba trái với quy định về đại diện giữa vợ và
chồng của Luật này thì giao dịch đó vơ hiệu, trừ trường hợp theo quy định
của pháp luật mà người thứ ba ngay tình được bảo vệ quyền lợi.
 Theo căn cứ trên và nếu trong trường hợp bạn chứng minh được tài sản
này là tài sản chung của hai vợ chồng thì việc giấy chứng nhận quyền sử
dụng đấy chỉ ghi tên một bên vợ hoặc chồng thì giao dịch liên quan đến
tài sản này được thực hiện như việc đại diện giữa vợ và chồng thực hiện
giao dịch liên quan đến tài sản chung chứ không phải đây là tài sản riêng
của vợ.

II.

Quyền nuôi con:
 Căn cứ vào Điều 81 Luật hơn nhân gia đình quy định:
Việc trơng nom, chăm sóc, ni dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn
1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trơng nom, chăm sóc, nuôi
dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực
hành vi dân sự hoặc khơng có khả năng lao động và khơng có tài sản để
tự ni mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác
có liên quan.
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của
mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp khơng thỏa thuận được
thì Tịa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào
quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem
xét nguyện vọng của con.
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp
người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trơng nom, chăm sóc, ni
dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích
của con."
6



Quyền được nuôi con sau khi ly hôn thuộc về ai khi con bị dị tật bẩm
sinh ?
Căn cứ vào điều 55 Luật hơn nhân và gia đình 2015 quy định:
"Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên
thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trơng
nom, ni dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi
chính đáng của vợ và con thì Tịa án cơng nhận thuận tình ly hơn; nếu
khơng thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng khơng bảo đảm quyền
lợi chính đáng của vợ và con thì Tịa án giải quyết việc ly hơn."
Trong trường hợp thuận tình ly hôn, vợ chồng phải thỏa thuận với nhau về
tài sản cũng như quyền ni con.
III.

Thẩm quyền Tịa án:
 Căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự
2015 quy định:
"Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như
sau:
a) Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ
sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ
thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương
mại, lao động quy định tại các Điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;"
=> Vậy đối với đơn phương ly hơn thì phải nộp hồ sơ tại TAND cấp huyện nơi mà
người còn lại cư trú. Cịn ly hơn thuận tình thì có thể yêu cầu giải quyết tại
TAND cấp huyện nơi chồng hoặc vợ cư trú đều được.
- Căn cứ quy định tại Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định tại điều 35, 37
thì thẩm quyền giải quyết vụ án ly hôn trong trường hợp một bên đương sự
đang ở nước ngoài và một bên ở Việt Nam thuộc thẩm quyền của tòa án nhân

dân cấp tỉnh nơi bị đơn cư trú.
- Do đó, để có thể ly hơn, nguyên đơn phải nộp hồ sơ ly hôn cùng tài liệu kèm
theo đến Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi bị đơn cư trú ở Việt Nam trước khi đi
nước ngồi, trong trường hợp khơng có địa chỉ, khơng liên lạc được hoặc cố
tình giấu địa chỉ thì:
- Theo Nghị quyết 01/2003/NQ-HĐTP (ngày16/04/2003, của Hội đồng Thẩm
phán TANDTC, hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết một số loại
tranh chấp dân sự, HN&GĐ), trường hợp bên đương sự là bị đơn đang ở nước
7


-

-

ngồi khơng có địa chỉ, khơng có tin tức hoặc giấu địa chỉ nên nguyên đơn ở
trong nước không thể biết địa chỉ, tin tức của họ, thì giải quyết như sau:
Nếu bị đơn ở nước ngồi khơng có địa chỉ, khơng có tin tức gì về họ (kể cả
thân nhân của họ cũng khơng có địa chỉ, tin tức gì về họ), thì Tồ án ra quyết
định tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án theo quy định khi khơng tìm được địa
chỉ của bị đơn và giải thích cho nguyên đơn biết họ có quyền khởi kiện yêu cầu
Toà án cấp huyện nơi họ thường trú tuyên bố bị đơn mất tích hoặc đã chết theo
quy định của pháp luật về tuyên bố mất tích, tuyên bố chết.
Nếu thông qua thân nhân của họ mà biết rằng họ vẫn có liên hệ với thân nhân ở
trong nước, nhưng thân nhân của họ không cung cấp địa chỉ, tin tức của bị đơn
cho Tồ án, cũng như khơng thực hiện u cầu của Tồ án thơng báo cho bị
đơn biết để gửi lời khai về cho Tồ án, thì coi đây là trường hợp bị đơn cố tình
giấu địa chỉ, từ chối khai báo, từ chối cung cấp những tài liệu cần thiết. Nếu
Toà án đã yêu cầu đến lần thứ hai mà thân nhân của họ cũng không chịu cung
cấp địa chỉ, tin tức của bị đơn cho Tồ án cũng như khơng chịu thực hiện u

cầu của Tồ án thơng báo cho bị đơn biết, thì Tồ án đưa vụ án ra xét xử vắng
mặt bị đơn theo thủ tục chung.

8


Tên nhóm thực hiện: Cá hộp bốn cơ gái
Thành viên:
1.
2.
3.
4.

Nguyễn Ngọc Thụy Anh – 187LK20064.
Trần Kim Nguyên – 187LK06173.
Ninh Võ Minh Tâm – 187LK13785.
Lưu Thị Thanh Nhàn – 187LK06175.

9



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×