Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

bài tập lớn môn kiến trúc máy tính phân biệt CISC và RISC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (251.67 KB, 13 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP
KHOA CÔNG NGHỆ THƠNG TIN

BÀI TẬP LỚN MƠN
KIẾN TRÚC MÁY TÍNH
Đề tài:

PHÂN BIỆT HAI KIẾN TRÚC RISC VÀ CISC
Giảng viên: Nguyễn Thu Hiền
Sinh viên:
20203100002

Nguyễn Thế Anh

DHTI14A1ND

20203100015

Vũ Thành Công

DHTI14A1ND

20203100037

Nguyễn Minh Đức

DHTI14A1ND

20203100009

Nguyễn Văn Thịnh



DHTI14A1ND

20203100054

Lê Đắc Tiến

DHTI14A1ND


Mục lục
1

Tổng quan.........................................................................................................2
1.1 Giới thiệu RISC và CISC...........................................................................2
1.1.1

CISC....................................................................................................2

1.1.2

RISC....................................................................................................3

1.2 Đinh hướng thiết kế....................................................................................3

2

1.2.1

CISC....................................................................................................3


1.2.2

RISC....................................................................................................5

Ưu nhược điểm CISC và RISC......................................................................8
2.1 CISC.............................................................................................................8
2.1.1

Ưu điểm..............................................................................................8

2.1.2

Nhược điểm........................................................................................9

2.2 RISC.............................................................................................................9

3

2.2.1

Ưu điểm..............................................................................................9

2.2.2

Nhược điểm........................................................................................9

So sánh hai kiến trúc CISC và RISC..........................................................10
3.1 So sánh.......................................................................................................10
3.2 Đánh giá.....................................................................................................10


4

Kết luận..........................................................................................................11

TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................13

1


1 Tổng quan
1.1 Giới thiệu RISC và CISC
1.1.1 CISC
CISC (Complex Instruction Set Computers) là một kiến trúc vi xử lý với
một tập lệnh lớn và nhiều lệnh phức tạp. Hướng tiếp cận của CISC là cố gắng thực
hiện các tác vụ phức tạp chỉ bằng một câu lệnh. Hướng tiếp cận của kiến trúc CISC
xuất phát từ đặc điểm ở giai đoạn đầu của máy tính là việc thiết kế phần cứng dễ
hơn thiết kế trình biên dịch và bộ nhớ chậm, đắt tiền. Do đó các nhà thiết kế CPU
cố gắng tạo ra các lệnh có thể làm được càng nhiều tác vụ càng tốt nhằm mục đích
giảm thiểu sự truy cập vào bộ nhớ và kích thước bộ nhớ. Bởi vì một câu lệnh cần
phải thực hiện nhiều thao tác nên kiến trúc CISC thường chứa một số lượng lớn
các câu lệnh phức tạp. Các bộ xử lý dựa trên kiến trúc CISC được thiết kế nhằm
đơn giản hóa các trình biên dịch và cải thiện hiệu suất khi bị ràng buộc về kích
thước và tốc độ của bộ nhớ. CISC hỗ trợ các ngôn ngữ cấp cao phức tạp, chịu trách
nhiệm tạo ra các mã lệnh máy cho bộ xử lý. Ví dụ, thay vì tạo ra một trình biên
dịch để viết các câu lệnh nhân hai số nguyên, một bộ xử lý dựa trên kiến trúc CISC
sẽ có sẵn một câu lệnh để thực hiện chức năng nhân hai số nguyên.
- Có nhiều thanh ghi mục đích đặc biệt (special purpose register): Nhiều thiết kế
CISC dành các thanh ghi đặc biệt làm con trỏ ngăn xếp, xử lý gián đoạn, . . . Điều
này tuy đơn giản hóa việc thiết kế phần cứng, nhưng tiêu tốn chi phí do tập lệnh

phức tạp hơn.
- Thơng thường, một câu lệnh thường tốn hơn một chu kỳ để xử lý.
- Độ dài của câu lệnh không cố định.
* Một số bộ xử lý dựa trên kiến trúc CISC:
- IBM 370/168: Được công bố vào năm 1970 với bộ xử lý 32bit và thanh ghi dấu
phẩy động 64-bit (floating point registers).
2


- VAX 11/780: Bộ xử lý 32 bit, hỗ trợ nhiều chế độ định địa chỉ (addessing mode)
và mã máy.
- Intel 80486: Được công bố vào năm 1989 với 235 câu lệnh có độ dài từ 1 đến 11.
1.1.2 RISC
RISC (Reduced Instruction Set Computers) là một kiến trúc vi xử lý thiết kế
theo hướng đơn giản hóa tập lệnh, trong đó thời gian thực thi tất cả các lệnh đều
như nhau. Khác với hướng tiếp cận của CISC, RISC cố gắng giảm số lượng thao
tác trên một câu lệnh nên câu lệnh sẽ trở nên đơn giản. Vi xử lý RISC nhấn mạnh
tính đơn giản và hiệu quả. Các thiết kế RISC khởi đầu với tập lệnh thiết yếu và vừa
đủ. RISC tăng tốc độ xử lý bằng cách giảm số chu kỳ đồng hồ trên một lệnh. Mục
đích của RISC là tăng tốc độ hiệu dụng bằng cách chuyển việc thực hiện các tác vụ
không thường xuyên vào phần mềm, những tác vụ phổ biến do phần cứng thực
hiện nhằm tăng hiệu năng của máy tính. Vi xử lý RISC thường phù hợp với các
ứng dụng điều khiển hay nhúng như máy in lazer, máy in đa chức năng. Vi xử lý
RISC cũng rất phù hợp với các ứng dụng như xử lý ảnh, robot và đồ họa nhờ có
mức tiêu thụ điện thấp, thực thi nhanh chóng.

Chip RISC (Itanium của Intel)

* Một số bộ xử lý phổ biến dựa trên kiến trúc RISC: ARM, SuperH, MIPS,
SPARC, DEC, Alpha, PA-RISC, PIC, và PowerPC của IBM.

1.2 Đinh hướng thiết kế
1.2.1 CISC
Những ngày đầu của ngành cơng nghiệp máy tính, trình biên dịch chưa xuất
hiện. Cơng việc lập trình được thực hiện hoặc bằng ngôn ngữ máy (mã nhị phân)
3


hoặc bằng hợp ngữ. Để việc lập trình đơn giản, các vi xử lý được thêm những lệnh
có thể biểu diễn trực tiếp những cấu trúc của ngôn ngữ lập trình cấp cao. Lúc đó
thiết kế phần cứng dễ hơn nhiều so với thiết kế trình dịch, vì thế mọi phức tạp đều
dồn vào phần cứng.
Một nguyên nhân khác thúc đẩy sự ra đời của những lệnh phức là sự thiếu thốn bộ
nhớ. Do bộ nhớ quá nhỏ, do đó sẽ có lợi hơn nhiều nếu tăng mật độ tập trung thông
tin trong mã lệnh. Khi mà mỗi byte bộ nhớ cịn q đắt, bộ nhớ chính của tồn bộ
hệ thống ở thời kỳ này chỉ vài KB, ngành công nghiệp vi xử lý bị thúc đẩy phải mã
hóa thật cao mã lệnh, mã lệnh có thể có kích thước thay đổi, 1 lệnh có thể thực
hiện nhiều phép tốn hoặc một lệnh có thể vừa chuyển dữ liệu vừa xử lý dữ liệu.
Lúc đó việc đưa ra một lệnh nén thật tốt được ưu tiên hơn là đưa ra một lệnh dễ
giải mã.
Lúc này bộ nhớ được sản xuất bằng cơng nghệ từ do đó nó khơng những đã
ít mà còn chậm. Đây cũng là 1 lý do để tăng mật độ thông tin trong một mã lệnh.
Một mã lệnh với nhiều thông tin sẽ giảm được rất nhiều lần phải truy xuất nguồn
bộ nhớ chậm chạp này.
Những CPU thời kỳ này chứa ít thanh ghi vì những lý do sau:
1. Một bit trong CPU bao giờ cũng mắc hơn rất nhiều so với 1bit ở bộ nhớ ngoài.
Với cơng nghệ tích hợp ở thời kỳ này muốn có thêm thanh ghi bắt buộc phải có
thêm vùng trống trên board hoặc trên chip.
2. Một lượng lớn thanh ghi cũng sẽ cần 1 lượng lớn các bit trong mã lệnh để xác
định các thanh ghi đó.
Vì những lý do trên, những nhà thiết kế vi xử lý cố gắng để mỗi lệnh có thể thực

hiện càng nhiều chức năng càng tốt. Điều này dẫn đến một lệnh sẽ làm tất cả công
việc như nạp 2 số cần cộng, cộng chúng lại, và cuối cùng lưu trở lại vào bộ nhớ.
Cũng lệnh đó lại có thể đọc 1 số từ thanh ghi và số cịn lại từ bộ nhớ sau đó lưu kết

4


quả vào bộ nhớ. Khuynh hướng thiết kế vi xử lý này được gọi là Complex
Instruction Set Computer – CISC

Chip CISC (Intel Xeon x86 của Intel & Opteron của AMD)

* Đặc điểm của CISC:
- Kích thước tập lệnh lớn với nhiều lệnh rất phức tạp.
- Nguyên lý giải mã lệnh phức tạp (Complex instruction-decoding logic): xuất phát
từ nhu cầu một câu lệnh hỗ trợ nhiều chế độ d địa chỉ (addressing mode).
- Số lượng các thanh ghi mục đích chung (general purpose register) ít: Các lệnh
hoạt động trực tiếp trên bộ nhớ, và không gian chip được dùng làm các thanh ghi
mục đích chung bị hạn chế.
1.2.2 RISC
Ý tưởng bắt đầu khi người ta nhận thấy rất nhiều tính năng trong các bộ vi
xử lý vốn được thiết kế nhằm giúp cơng việc lập trình trở nên dễ dàng hơn lại
thường bị các phần mềm bỏ sót. Những tính năng này thông thường cần vài chu kỳ
máy để thực thi. Cộng thêm sự cách biệt về hiệu suất giữa các CPU và bộ
nhớ chính đã dẫn đến nhiều kỹ thuật hoặc nhằm tổ chức lại quá trình thực thi trong
bộ xử lý hoặc nhằm giảm bớt số lần truy xuất bộ nhớ.
Những năm cuối của thập niên 1970, các nhà nghiên cứu của IBM (và cả
một số dự án khác) đã chứng minh rằng phần lớn các phương pháp đánh địa chỉ
trực giao thường bị các chương trình bỏ qua. Đây chính là kết quả khơng mong đợi
do sử dụng các trình biên dịch cấp cao thay vì sử dụng hợp ngữ. Các trình dịch tại

thời điểm đó khơng đủ khả năng để tận dụng hết tính năng của các bộ vi xử
5


lý CISC; chủ yếu là do sự khó khăn trong thiết kế trình dịch. Trình biên dịch càng
trở nên phổ biến thì các tính năng này lại càng bị bỏ quên.
Một nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng những tính năng này ít được dùng vì
thực ra chúng được thực thi chậm hơn một nhóm lệnh cùng thực hiện tác vụ đó.
Đây giống như một nghịch lý của q trình thiết kế vi xử lý, người thiết kế khơng
có đủ thời gian để tối ưu cho tất cả các lệnh, do đó họ chỉ chú trọng đến những lệnh
thường được sử dụng nhiều nhất. Ví dụ cụ thể nhất có lẽ là lệnh INDEX của CPU
máy VAX, sẽ nhanh hơn từ 45% đến 60% nếu lệnh này được thay bằng một nhóm
các lệnh VAX đơn giản khác. Cũng trong thời gian này, CPU bắt đầu hoạt động
nhanh hơn bộ nhớ. Thậm chí trong thập niên 1970, người ta cho rằng điều này sẽ
cịn tiếp tục khơng dưới 1 thập niên nữa, và tới lúc đó CPU sẽ nhanh hơn bộ nhớ
hàng chục tới hàng trăm lần. Có lẽ đã đến lúc CPU cần thêm nhiều thanh ghi để có
thể hoạt động ở tốc độ cao hơn. Những thanh ghi và bộ nhớ đệm mới sẽ cần
khoảng trống trên bo mạch hoặc trên chip được tạo ra nếu giảm sự phức tạp của
CPU.
Tới lúc này, một phần đóng góp cho kiến trúc RISC đến từ thực tế đo đạc
những chương trình trong thế giới thực. Andrew Tanenbaum từ tổng kết rất nhiều
đo đạc này đã chỉ ra rằng hầu hết những CPU lúc bấy giờ đều được thiết kế thừa
quá mức. Ví dụ, ơng cho rằng 98% các hằng hồn tồn có thể biểu diễn bằng
13 bit, trong khi đó các CPU được thiết kế theo bội số của 8 thường là 8, 16 hoặc
32. Do đó nếu CPU cho phép các hằng được lưu trong những bit dư của mã lệnh sẽ
làm giảm đi rất nhiều lần truy xuất bộ nhớ. Thay vì phải đọc từ bộ nhớ hay từ
thanh ghi, các hằng đã ở ngay đó khi CPU cần, vì thế quá trình thực thi sẽ nhanh
hơn. Tất nhiên điều lại này yêu cầu mã lệnh phải thật nhỏ để những lệnh 32 bit có
thể chứa được những hằng tương đối lớn.
Những chương trình trong thực tế thường tốn phần lớn thời gian để thực

hiện một số tác vụ đơn giản, do đó một số nhà nghiên cứu hướng tới việc tối ưu
hóa những tác vụ này. Do xung nhịp (clock rate) của CPU bị giới hạn bởi thời gian
6


thực hiện lệnh chậm nhất, nên nếu tối ưu lệnh này (có thể bằng cách giảm số
phương pháp đánh địa chỉ mà nó hỗ trợ) sẽ khiến cho tồn bộ tập lệnh được thực
thi nhanh hơn nhiều. Mục tiêu của RISC chính là đơn giản hóa các lệnh, để mỗi
lệnh có thể được thực thi chỉ trong 1 chu kỳ máy. Việc tập trung đơn giản hóa các
lệnh đã cho ra đời các loại "Máy tính với tập lệnh được đơn giản hóa" - RISC.
Rất tiếc cụm từ "Máy tính với tập lệnh được đơn giản hóa" thường bị hiểu sai là
máy tính với tập lệnh ít hơn các máy tính khác. Thực ra RISC lại thường có tập
lệnh rất lớn. Cũng từ khuynh hướng đơn giản hóa đó, một số thiết kế thú vị ra đời
như MISC (Minimal Instruction Set Computer - Máy tính với tập lệnh tối thiểu)
hay OISC (One Instruction Set Computer) với những máy tính như Transport
Triggered Architectures, trong khi các thiết kế khác đi sâu vào vấn đề Turing tarpit.
Điểm khác biệt thực sự giữa RISC so với CISC là nguyên tắc thực hiện mọi
thứ trong các thanh ghi, đọc và lưu dữ liệu vào các thanh ghi. Do đó để tránh hiểu
lầm nhiều nhà nghiên cứu thích dùng thuật ngữ load-store.
Qua thời gian, các kỹ thuật thiết kế cũ được gọi là CISC (Complex
Instruction Set Computer – Máy tính với tập lệnh phức tạp), dù rằng thuật ngữ này
thường chỉ được dùng với mục đích so sánh.
Giờ đây để thực hiện cùng một cơng việc, chương trình được viết với những
lệnh đơn giản thay vì với một lệnh phức tạp, tổng số các lệnh phải đọc từ bộ nhớ
nhiều hơn do đó cũng mất nhiều thời gian hơn. Tại thời điểm đó người ta chưa biết
khuyết điểm này có cịn đảm bảo sự ưu việt hơn về hiệu suất của RISC hay không,
và hầu như đó cũng đã là một cuộc chiến dai dẳng về khái niệm RISC.
* Đặc điểm của RISC:
- Các lệnh đơn giản: Kiến trúc CISC sử dụng rộng rãi các lệnh phức tạp bởi vì các
câu lệnh giúp giảm sự phức tạp của ngữ nghĩa. Tuy nhiên, trong thực tế, trình biên

dịch hầu như bỏ qua các lệnh này. Vì lý do này, các kiến trúc RISC sử dụng các

7


lệnh đơn giản hơn với độ dài cố định và khơng có các lệnh kết hợp load/store với
số học.
- Ít kiểu dữ liệu: kiến trúc CISC hỗ trợ một loạt các cấu trúc dữ liệu từ đơn giản
cho đến phức tạp. Tuy nhiên, dữ liệu thực nghiệm cho thấy rằng các cấu trúc dữ
liệu phức tạp ít được sử dụng. RISC hỗ trợ một vài kiểu dữ liệu đơn giản một cách
hiệu quả và các kiểu dữ liệu kết hợp/phức tạp được tổng hợp từ chúng.
- Các chế độ định địa chỉ (addressing mode) đơn giản: thiết kế CISC cung cấp một
số lượng lớn các chế độ đánhđịa chỉ để hỗ trợ cấu trúc dữ liệu phức tạp cũng như
để cung cấp sự linh hoạt để truy cập các toán hạng. Tuy nhiên nó dẫn đến các vấn
đề về thời gian thực thi lệnh và độ dài lệnh biến thiên. Điều này dẫn đến việc giải
mã lệnh và định thời không hiệu quả. Thiết kế RISC dùng các chế độ định địa chỉ
đơn giản và các lệnh có chiều dài cố định để tạo điều kiện cho việc xử lý song song
(pipelining). Chế độ định địa chỉ bộ nhớ gián tiếp khơng được cung cấp.
- Các thanh ghi mục đích chung giống nhau: thiết kế RISC cho phép bất kỳ thanh
ghi nào cũng có thể dùng trong bất kỳ ngữ cảnh nào, đơn giản hóa thiết kế trình
biên dịch.
- Kiến trúc Harvard: các thiết kế RISC thường sử dụng mô hình bộ nhớ Harvard,
các dịng lệnh và các luồng dữ liệu được tách ra.

2 Ưu nhược điểm CISC và RISC
2.1 CISC
2.1.1 Ưu điểm
- Chương trình ngắn hơn so với kiến trúc RISC.
- Số lệnh để thực hiện chương trình ít hơn.
- Khả năng thâm nhập bộ nhớ dễ dàng hơn.

- Các bộ xử lý CISC trợ giúp mạnh hơn các ngơn ngữ cao cấp nhờ có tập lệnh phức
tạp. Hãng Honeywell đã chế tạo một máy có một lệnh cho mỗi động từ của ngôn
ngữ COBOL.
8


2.1.2 Nhược điểm
- Diện tích của bộ xử lý dùng cho bộ điều khiển lớn. Giảm khả năng tích hợp thêm
vào vi xử lý. - Tốc độ tính tốn cịn chậm.
- Thời gian xây dựng xong bộ vi xử lý là lâu hơn do các câu lệnh phức tạp.Và thời
gian thực hiện lệnh lâu khả năng xảy ra rủi ro nhiều.
2.2 RISC
2.2.1 Ưu điểm
- Diện tích của bộ xử lý dùng cho bộ điều khiển giảm so với kiến trúc CISC. Vì
vậy có thể tích hợp thêm vào bên trong bộ xử lý các thanh ghi, các cổng vào ra và
bộ nhớ cache . . .
- Tốc độ tính tốn cao nhờ vào việc giải mã lệnh đơn giản, có nhiều thanh ghi và
thực hiện kỹ thuật ống dẫn (pipeline) liên tục và có hiệu quả (các lệnh đều có thời
gian thực hiện giống nhau và có cùng dạng.
- Thời gian cần thiết để thiết kế bộ điều khiển là ít. Điều này góp phần làm giảm
chi phí thiết kế. - Bộ điều khiển trở nên đơn giản và gọn làm cho ít rủi ro mắc phải
sai sót mà ta gặp thường trong bộ điều khiển.
2.2.2 Nhược điểm
- Việc cấm truy nhập bộ nhớ đối với tất cả các lệnh ngoại trừ các lệnh đọc (load) và
ghi (store) vào bộ nhớ. Vì vậy phải dùng nhiều lệnh để thực hiện một tác vụ nhất
định.
- Cần phải tính các địa chỉ hiệu dụng vì khơng có nhiều cách định vị.
- Tập lệnh có ít lệnh nên các lệnh khơng có sẵn phải được thay thế bằng một chuỗi
lệnh của bộ xử lý RISC.
- Các chương trình dịch gặp nhiều khó khăn vì có ít lệnh làm cho việc diễn dịch

các cấu trúc của chương trình gốc bị hạn chế. Sự cứng nhắc của kỹ thuật ống dẫn
cũng gây khó khăn.
- Có ít lệnh trợ giúp cho ngôn ngữ cấp cao.
9


3 So sánh hai kiến trúc CISC và RISC
3.1 So sánh
CISC

RISC

Hướng tiếp cận: hoàn thành một tác vụ Hướng tiếp cận: cố gắng đơn giản hóa
với số lượng câu lệnh ít nhất

câu lệnh

Tập trung vào thiết kế phần cứng

Tập trung vào thiết kế phần mềm

Gồm nhiều câu lệnh phức tạp, cần nhiều Gồm các câu lệnh đơn giản được xử lý
chu kỳ để xử lý

trong 1 chu kỳ.

Sử dụng kiểu kiến trúc tập lệnh ô nhớ - ô Sử dụng kiểu kiến trúc tập lệnh thanh ghi
nhớ: Lệnh LOAD và STORE kết hợp với – thanh ghi: Lệnh LOAD và STORE là
nhau trong các câu lệnh.


độc lập với nhau trong các câu lệnh.

Truyền biến khơng hiệu quả ngồi bộ nhớ

Truyền biến hiệu quả trên thanh ghi

Kích thước của một chương trình nhỏ

Kích thước của một chương trình lớn

Độ dài của câu lệnh khác nhau

Độ dài của câu lệnh cố định.

Số chu kỳ trên giây cao

Số chu kỳ trên giây thấp.

3.2 Đánh giá
- RISC chiếm ưu thế trong các cuộc chiến công nghệ, CISC chiếm ưu thế trong
cuộc chiến thương mại.
- CISC còn nhiều hạn chế về mặt kỹ thuật và công nghệ.
- Đối với công nghệ hiện tại, triển khai RISC sẽ nhanh hơn bởi vì:
+ Các cơng nghệ hiện tại có khả năng mở single-chip RISC.
+ Với cơng nghệ mở pipelined CISC, RISC sẽ có caches
- CISC có thể cải thiện bằng cách thêm nhiều transistor.
- Moore’s Law sẽ rút ngăn khoảng cách RISC/CISC.
- Để pipeline tốt: RISC cần 100000 transistor, CISC cần 300000 transistor.
10



- Trước 1995: 2M+ transistors đã tràn ngập thị trường
- Chi phí phần mềm và độ thương thích là ưu điểm quan trọng của CISC.
- Nhiều so sánh hiệu suất đã chỉ ra rằng chương trình chuẩn (benchmark) khi chạy
trên bộ vi xử lý RISC nhanh hơn so với trên bộ xử lý với CISC. Tuy nhiên, rất khó
để xác định được những tính năng của một bộ vi xử lý nào có hiệu suất cao hơn vì
RISC có tốc độ cao khơng phải là do tính năng của RISC tốt hơn mà do cơng nghệ,
trình biên dịch tốt hơn.
- Sự đơn giản tập lệnh của bộ vi xử lý RISC yêu cầu bộ nhớ lớn hơn so với khi
biên chương trình biên dịch bằng CISC.
Tóm lại, kiến trúc RISC và CISC đều có những ưu và nhược điểm riêng nên rất
khó đánh giá cái nào sẽ tốt hơn.Hầu hết các bộ vi xử lý hiện nay không đơn thuần
là RISC hoặc CISC mà cố gắng kết hợp những ưu điểm của cả hai phương pháp.

4 Kết luận
Theo thời gian, thuật ngữ RISC và CISC hầu như trở nên vô nghĩa vì cả RISC
và CISC đều đã trải qua quá trình phát triển và sự khác biệt giữa hai thuật ngữ này
dần dần trở nên mờ nhạt khi cả hai đều được sử dụng trong các hệ thống máy tính.
Nhiều chip RISC ngày nay hỗ trợ nhiều lệnh như chip CISC của ngày hơm qua. Có
những chip CISC sử dụng các kỹ thuật tương tự mà trước đó được coi là chỉ sử
dụng cho chip RISC. Tuy nhiên, sự khác biệt cơ bản giữa cả hai rất dễ hiểu và như
sau.
Nói về sự khác biệt, RISC đặt gánh nặng lên các nhà sản xuất phần mềm khi họ
phải viết nhiều dòng hơn cho các nhiệm vụ giống nhau. RISC rẻ hơn CISC vì u
cầu ít bóng bán dẫn hơn. Tốc độ của máy tính cũng cao hơn với ít hướng dẫn hơn
để làm theo cùng một lúc.

11



TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. />2. />3. />4. />
12



×