Tải bản đầy đủ (.pdf) (46 trang)

Báo cáo thực tập quá trình và thiết bị tại công ty TNHH nam long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.6 MB, 46 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
KHOA KT HĨA HỌC – BỘ MƠN Q TRÌNH VÀ THIẾT BỊ

BÁO CÁO

THỰC TẬP QUÁ TRÌNH VÀ THIẾT BỊ
Tại Công ty TNHH Nam Long
(Từ ngày 09/07/2018 đến ngày 20/07/2018)

GVHD: ThS. Hồng Trung Ngơn
SVTH:
MSSV: 161
Lớp: HC16
Ngành:


NHÓM SINH VIÊN THỰC HIỆN
STT

Họ và tên

MSSV

Lớp

1

Phùng Huỳnh Nhi

1612432



HC16KSTN

2

Trần Thị Kim Nở

1612488

HC16KSTN

3

Nguyễn Thị Kiều Oanh

1612498

HC16KSTN

4

Nguyễn Trần Thiên Phúc

1612659

HC16KSTN

5

Đậu Thu Phương


1612682

HC16SH

6

Nguyễn Thị Trúc Phương

1612706

HC16KSTN

7

Đồn Minh Qn

1612804

HC16TP1

8

Vương Hồi Thanh

1613134

HC16KSTN

9


Tơ Trần Minh Thái

1613157

HC16KSTN

10

Nguyễn Đức Thành

1613186

HC16KSTN


LỜI NĨI ĐẦU
Lời đầu tiên, nhóm thực tập chúng em muốn gửi lời cảm ơn đến các thầy cô ở Bộ
mơn Q trình và Thiết bị, trường Đại học Bách Khoa (ĐHQG-HCM) đã tạo điều kiện
cho chúng em có kỳ thực tập bổ ích này.
Tiếp theo, chúng em cảm ơn thầy Hồng Trung Ngơn đã có những lưu ý thiết
thực với nhóm khi đi thực tập, và cảm ơn anh Lê Bạch Long, Giám đốc công ty TNHH
Nam Long, đã nhận chúng em vào thực tập.
Quá trình thực tập tuy ngắn (từ 09 tháng 7 đến 20 tháng 7, năm 2018) nhưng
chúng em cũng đã có dịp được chứng kiến những dây chuyền sản xuất thực tế, những
máy móc – thiết bị mà có lẽ chúng em đã khơng hình dung được khi học trong sách
vở. Đây cũng là một dịp tốt để chúng em ôn luyện lại những kiến thức của bộ ba mơn
Q trình và Thiết bị đã được học, đồng thời là một chút kinh nghiệm thực tiễn đầu
tiên cho ngành học gắn liền với cuộc sống này.
Bên cạnh đó, năm nay chúng em cịn được tham gia vào phân xưởng bao bì, được

thử làm những cơng đoạn cuối cùng trong quy trình sản xuất găng tay cao su, và được
lân la trò chuyện cùng với những anh chị và cả những người em nhỏ tuổi hơn ở đó.
Cơng việc chân tay, cơng nhân cũng chỉ là lao động phổ thông nhưng những buổi làm
việc đấy đã giúp chúng em hiểu thêm về những hoàn cảnh, về xã hội xung quanh, về lý
do vì sao ln cần những công ty như Nam Long để tuyển mộ những lao động ấy, cho
họ một kế sinh nhai, và để hiểu thêm mình đã may mắn như thế nào.
Chúng em đã rất cố gắng hoàn tất bài báo cáo này, tuy nhiên do vốn kiến thức
còn hạn chế, phần nội dung sau đây có thể cịn nhiều sai sót. Nhóm mong muốn nhận
được những đóng góp phản biện của cơng ty cũng như thầy Hồng Trung Ngơn để bài
báo cáo cũng như kiến thức của chúng em được hoàn thiện hơn.
TP.HCM, ngày 30 tháng 7 năm 2018


Nhận xét kết quả thực tập
(Dành cho đơn vị nhận sinh viên thực tập)

Họ và tên sinh viên thực tập: ............................................................................................
Ngày, tháng, năm sinh: .....................................................................................................
Cán bộ hướng dẫn thực tập:..............................................................................................
Chức vụ - Bộ phận: ...........................................................................................................
Trong thời gian các bạn sinh viên thực tập tại đơn vị, chúng tơi có những nhận xét sau:
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
Ngày … tháng … năm 2018
Cán bộ hướng dẫn



Nhận xét kết quả thực tập
(Dành cho giảng viên hướng dẫn sinh viên thực tập)

Họ và tên sinh viên thực tập: ............................................................................................
Ngày, tháng, năm sinh: .....................................................................................................
Giảng viên hướng dẫn thực tập: ThS. Hồng Trung Ngơn ..............................................
Trong thời gian hướng dẫn các bạn sinh viên thực tập, tơi có nhận xét sau:
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
Ngày … tháng … năm 2018
Giảng viên hướng dẫn

ThS. Hoàng Trung Ngôn


MỤC LỤC
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU VỀ ĐƠN VỊ SẢN XUẤT ............................................... 4
1.1. Tổng quan ......................................................................................................... 4
1.2. Lịch sử hình thành và phát triển...................................................................... 4
1.3. Địa điểm xây dựng ............................................................................................ 4
1.4. Sơ đồ bố trí mặt bằng ........................................................................................ 5
1.5. Sơ đồ bố trí nhân sự .......................................................................................... 6

1.6. An tồn lao động – Phịng cháy chữa cháy ..................................................... 7
1.6.1.

An tồn lao động ...................................................................................... 7

1.6.2.

Phòng cháy chữa cháy (PCCC) ............................................................... 7

1.6.3.

Tồn trữ và bảo quản................................................................................. 7

CHƯƠNG 2. XỬ LÝ KHÍ – NƯỚC THẢI VÀ VỆ SINH CƠNG NGHIỆP ........... 8
2.1. Xử lý khí thải ..................................................................................................... 8
2.2. Xử lý nước thải .................................................................................................. 8
2.2.1.

Tổng quan ................................................................................................ 8

2.2.2.

Quy trình xử lý nước thải ......................................................................... 9

2.3. Vệ sinh công nghiệp ........................................................................................ 12

1


CHƯƠNG 3. CÁC LOẠI NGUYÊN LIỆU ............................................................... 13

3.1. Nguyên liệu ..................................................................................................... 13
3.2. Các dạng năng lượng sử dụng ....................................................................... 14
CHƯƠNG 4. DÂY CHUYỀN VÀ QUY TRÌNH CƠNG NGHỆ ............................ 15
4.1. Quy trình phối liệu mủ.................................................................................... 15
4.2. Dây chuyền ...................................................................................................... 16
4.2.1.

Dây chuyền sử dụng khuôn sứ (dây chuyền 1) ...................................... 16

4.2.2.

Dây chuyền sử dụng khuôn nhôm (dây chuyền 2 và 3) ......................... 17

4.2.3.

Sản phẩm từ các loại dây chuyền .......................................................... 20

4.3. Quy trình kiểm sốt chất lượng găng ............................................................ 20
CHƯƠNG 5. MÁY VÀ THIẾT BỊ............................................................................. 23
5.1. Bồn chứa mủ Latex......................................................................................... 23
5.2. Máy nghiền bi.................................................................................................. 24
5.3. Máy nghiền ngang .......................................................................................... 25
5.4. Thiết bị lạnh .................................................................................................... 26
5.5. Bồn phối trộn .................................................................................................. 27
5.6. Lò giặt rửa ....................................................................................................... 28
5.7. Lò sấy ............................................................................................................... 29

2



5.8. Lị hơi ............................................................................................................... 31
5.9. Bơm .................................................................................................................. 33
5.10.

Tay khn .................................................................................................... 35

CHƯƠNG 6. SẢN PHẨM VÀ KINH TẾ CÔNG NGHIỆP .................................... 36
6.1. Sản phẩm ......................................................................................................... 36
6.2. Thị trường và kinh tế công nghiệp ................................................................. 39
CHƯƠNG 7. NHẬN XÉT VÀ ĐỀ NGHỊ CỦA NHÓM THỰC TẬP .................... 41
7.1. Nhận xét .......................................................................................................... 41
7.2. Đề nghị ............................................................................................................ 41

3


Giới thiệu về đơn vị sản xuất
1. CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU VỀ ĐƠN VỊ SẢN XUẤT
1.1. Tổng quan
Tên công ty

Công ty TNHH Nam Long

Giám đốc

Lê Bạch Long

Sản phẩm

Găng tay cao su


Địa chỉ nhà máy

Ấp 3, xã Long An, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai

Văn phòng đại diện

103 Trần Văn Kiểu, phường 10, quận 6, TP. HCM

Số điện thoại

(0251) 3844 469

Fax

(0521) 3546 028

Email



Địa chỉ web



Năm thành lập

1998

Mã số thuế


3600359413
Bảng 1. Một số thông tin cơ bản về công ty TNHH Nam Long

1.2. Lịch sử hình thành và phát triển
Cơng ty TNHH Nam Long thành lập vào tháng 11 năm 1998 và chính thức hoạt
động vào tháng 3 năm 1999. Với phương châm hoạt động “Nam Long mong muốn trở
thành bạn đồng hành thân thiết của các nhà nội trợ và các công ty thủy sản hàng hải”,
công ty tập trung vào việc sản xuất các loại găng tay với nhiều công dụng khác nhau
có nguồn gốc từ mủ cao su Latex tự nhiên. Hiện nay, sản phẩm găng tay cao su gia
dụng của Nam Long đang được phân phối trên khắp lãnh thổ Việt Nam và xuất khẩu
đi một số thị trường như Đài Loan và Hàn Quốc. Mỗi ngày, các dây chuyền xuất
xưởng được hàng nghìn đơi găng tay, đáp ứng được nhu cầu đa dạng trong nước và
xuất ngoại.
1.3. Địa điểm xây dựng
Cơng ty TNHH Nam Long có nhà máy sản xuất đặt ở Ấp 3, xã Long An, huyện
Long Thành, tỉnh Đồng Nai. Mặt bằng nhà máy rộng 10.000m2, bao gồm các khu vực
phân xưởng, nhà kho, văn phịng hành chính, phịng thí nghiệm, nhà ăn, khu nhà tập
4


Giới thiệu về đơn vị sản xuất
thể và các công trình phụ trợ khác. Bên cạnh đó, cơng ty cũng có văn phịng đại diện
đặt ở quận 6, TP. HCM để thuận tiện cho việc liên lạc.
1.4. Sơ đồ bố trí mặt bằng

Hình 1. Sơ đồ bố trí mặt bằng nhà máy của công ty TNHH Nam Long

Với tổng diện tích 10.000m2, cơng ty TNHH Nam Long về cơ bản đã có đầy đủ
tiện nghi cho cơng việc sản xuất cũng như ăn - ở cho cán bộ, công nhân viên của mình.

Tuy vậy, cơng ty vẫn ln thể hiện tinh thần cầu tiến, cố gắng cải thiện và nâng cao
chất lượng tiện nghi, thể hiện qua việc họ đã đầu tư xây mới 1 lò hơi năng suất cao
(Martech) với thiết kế truyền nhiệt hiện đại dùng cho việc cấp nhiệt (đi vào hoạt động
từ cuối năm 2017), thay thế hồn tồn cho 2 lị hơi và 1 lị dầu cũ, giúp giảm mức tiêu
hao năng lượng cho toàn hoạt động sản xuất.

5


Giới thiệu về đơn vị sản xuất
1.5. Sơ đồ bố trí nhân sự
Nhân sự tại cơng ty TNHH Nam Long được duy trì với chế độ phân cấp bình
thường, giữ ổn định ở các vị trí chủ chốt để đảm bảo hoạt động ổn định. Ở cấp cao
nhất là Hội đồng thành viên, một cụm từ thường dùng cho các công ty TNHH để chỉ
những người sáng lập và sở hữu công ty, nắm quyền với những quyết định đến chính
sách và tổ chức của cơng ty. Lần lượt sau đó, Giám đốc cơng ty (anh Lê Bạch Long)
và Phó Giám đốc công ty (anh Trương Văn Được) là những người được ủy quyền hoạt
động sản xuất của công ty. Cả hai anh đều cịn trẻ nhưng đã ln cho thấy tài năng qua
doanh số. Và một điểm chung khác, cả hai anh đều là những cựu sinh viên trường ĐH
Bách Khoa (ĐHQG TP. HCM), nên đã tạo điều kiện thuận lợi nhất cho nhóm chúng
em, những “đàn em” được thực tập tại cơng ty.

Hình 2. Sơ đồ tổ chức bộ máy nhân sự của công ty TNHH Nam Long

6


Giới thiệu về đơn vị sản xuất
1.6. An toàn lao động – Phịng cháy chữa cháy
1.6.1.


An tồn lao động

Người lao động ở công ty TNHH Nam Long luôn được quan tâm đến vấn đề an
toàn, bảo hộ khi lao động. Do đặc thù làm việc của xưởng chế tạo nên cơng nhân có
thể khơng cần đến mũ bảo hộ, nhưng đặc biệt cần đến quần áo bảo hộ, khẩu trang và
găng tay (đối với tất cả công nhân do phát sinh nhiều bụi và có những hóa chất dễ bay
hơi) hay phải thêm ủng cao su (đối với công nhân ở các lị rửa hóa chất, lị sấy bột, khu
xử lý nước thải).
Ngồi ra, cơng ty cũng trang bị những thiết bị để hút bụi, hệ thống làm sạch bụi
để đảm bảo ít độc hại đến mức tối đa cho cơng nhân sản xuất.
1.6.2.

Phịng cháy chữa cháy (PCCC)

Đây là yếu tố bắt buộc phải tuân thủ nên công ty TNHH Nam Long đã hồn
thành xuất sắc khi có chính sách PCCC chi tiết cũng như đội PCCC nghĩa vụ được
huấn luyện hàng năm. Ngoài ra, các phương tiện PCCC cá nhân trang bị trong đơn vị
cũng tương đối đầy đủ (máy bơm nước và bình cứu hỏa các loại), được đặt tại nơi
thống, dễ lấy và ln được kiểm tra đảm bảo khả năng sử dụng khi cần thiết.
1.6.3.

Tồn trữ và bảo quản

Mủ cao su và các hóa chất, phụ gia cần được bảo quản nơi thống mát, khơ ráo,
tránh ánh sáng trực tiếp vì tia UV có thể xúc tiến q trình nhựa hóa.
Việc vận chuyển trong nội bộ cũng như khi lưu thơng, phân phối địi hỏi phải nhẹ
nhàng, tránh đổ vỡ hay làm ô nhiễm môi trường. Ngồi ra, các cơng nhân cũng cần
được phổ biến kiến thức xử lý sự cố khi rơi vãi, giảm tối đa sự cố về môi trường.


7


Xử lý khí – nước thải và vệ sinh cơng nghiệp
2. CHƯƠNG 2. XỬ LÝ KHÍ – NƯỚC THẢI VÀ VỆ SINH CƠNG NGHIỆP
2.1. Xử lý khí thải
Sau khi tiến hành thay thế lò hơi củi và lò hơi dầu bằng lị hơi Martech (lị hơi
than), cơng việc xử lý khí thải của cơng ty TNHH Nam Long có phần đơn giản hơn.
Khói bây giờ chỉ có muội than nhưng khơng nhiều, do lị hơi được thiết kế để đốt
khá triệt để nhiên liệu. Xử lý cụ thể, khói lị được đưa sang cyclone và thiết bị lọc bụi
dạng túi để giũ sạch muội than vào container thu muội. Sau đó, quạt hút sẽ thổi khí đã
được xử lý sang ống khói và thốt ra mơi trường.
Trong những lúc lị hơi củi được vận hành (khá hạn chế), khói lị chứa nhiều tro (do
cháy không triệt để) sẽ được phun sương để giữ tro lại, rồi sau đó đưa sang ống khói
để thải ra mơi trường. Nước dùng phun sương sẽ được dẫn qua Trạm xử lý trước khi
cho ra mơi trường.
Ngồi ra, khí thải cịn phát sinh ở các lị sấy sau khi sấy xong, tuy nhiên khí này chỉ
là khơng khí được tăng độ ẩm nên có thể cho thẳng ra môi trường.
2.2. Xử lý nước thải
2.2.1.

Tổng quan

Nguồn nước thải của cơng ty phát sinh từ q trình rửa khuôn, công tác vệ sinh
thiết bị - nhà xưởng, cơng tác xử lý khí thải hay thiết bị sinh hoạt của cơng nhân có lưu
lượng khoảng 120m3 trong một ngày đêm (24 giờ). Trạm xử lý nước thải có diện tích
khoảng 15,5m2 và các bể có độ sâu 4,5m đảm bảo cho việc xử lý lượng nước thải ổn
định từ công ty. Trạm sử dụng hệ thống xử lý vi sinh để khử các hóa chất độc hại trong
nước thải do giá thành khơng cao và có hiệu quả sử dụng lâu dài.
Nước thải sau khi xử lý phải đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công

nghiệp QCVN 40:2011/BTNMT, cột B mới được thải ra nguồn tiếp nhận.
8


Xử lý khí – nước thải và vệ sinh cơng nghiệp
2.2.2.

Quy trình xử lý nước thải

Đầu tiên là quá trình thu gom và xử lý sơ bộ. Nước thải sinh hoạt, vệ sinh sẽ
được xử lý qua hầm tự hoại, cịn nước thải từ nhà ăn tập thể có hàm lượng dầu mỡ cao
sẽ được chảy qua mương tách mỡ; sau đó cả hai loại nước thải trên sẽ đều chảy về hố
ga tập trung. Tại đây có bơm chìm để bơm hai loại nước thải đã được xử lý sơ bộ trên
cùng với nước thải sản xuất vào bể tiếp nhận của trạm, bắt đầu công đoạn xử lý nước
thải.

Hình 3. Quy trình xử lý nước thải ở cơng ty TNHH Nam Long

9


Xử lý khí – nước thải và vệ sinh cơng nghiệp
2.2.2.1.

Bể tiếp nhận

Nước thải từ hố ga và nước thải sản xuất được dẫn vào mương dẫn nước thải rồi
tập trung ở bể tiếp nhận. Song chắn rác thô được đặt trong mương có nhiệm vụ tách
các chất thải có kích thước lớn (rác) theo dịng thải. Các chất thải rắn bị giữ lại sẽ được
lấy định kì để xử lý theo quy định.

2.2.2.2.

Bể điều hòa

Khi đã tề tựu ở bể tiếp nhận, lượng nước thải sẽ được bơm chìm vào bể điều hịa
để khơng những điều hịa lưu lượng và nồng độ các chất ô nhiễm một cách ổn định, mà
cịn giữ các thiết bị cơ học sau đó khơng bị q tải.
Bể điều hịa phải được duy trì điều kiện thổi khí liên tục bằng máy thổi khí để
giảm mùi hơi, đồng thời pH của bể điều hịa cũng phải được duy trì ở mức 9 đến 10
bằng cách bổ sung thêm NaOH và kiểm tra pH.
2.2.2.3.

Thiết bị trộn tĩnh

Nước thải từ bể điều hịa được bơm chìm vào thiết bị trộn tĩnh và được châm
thêm phèn nhôm (polyaluminium chloride, hay PAC) bằng một ống nhỏ. Phèn nhôm
mang điện tích dương lớn, đóng vai trị là chất keo tụ các hạt keo trong dịng nước
(mang điện tích âm). Tốc độ dòng nước trong thiết bị trộn tĩnh là khá lớn để tạo dòng
chảy rối, giúp trộn đều nước thải và hóa chất.
2.2.2.4.

Bể tạo bơng

Nước thải sau khi trộn với phèn nhôm sẽ bơm vào bể tạo bông với cánh khuấy
giúp sự hòa trộn được tăng cường. Tại đây nước thải được bổ sung thêm polymer
anion (anionic polymer) đóng vai trò là chất trợ keo, “tăng lực” cho chất keo tụ chính
là Al3+. Việc sử dụng “cặp đơi hồn hảo” polymer anion và Al3+ thay cho một polymer
cationic (đóng vai trị là chất keo tụ như Al3+ nhưng khơng cần chất trợ keo) có lợi rất
lớn vì Al3+ sẽ tương tác tĩnh điện với các hạt keo, đồng thời polymer anion với tính
10



Xử lý khí – nước thải và vệ sinh cơng nghiệp
kém tan trong nước cấu trúc mạch dài hơn hẳn polymer cation sẽ tạo ra nhiều điểm tựa
và tăng tốc cho q trình tạo bơng (flocculation). Do sự bổ sung Al3+ vào dung dịch có
sẵn tính kiềm, pH của nước thải ở bể tạo bông sẽ giảm một chút so với bể điều hòa,
vào khoảng 7.
2.2.2.5.

Bể lắng 1

Nước thải cùng các bông cặn trong bể tạo bông được bơm sang bể lắng 1. Ở đây
các bông cặn sẽ được bơm định kì ra bể lọc cặn. Bùn trong bể lọc cặn sẽ được lấy ra
xử lý riêng.
2.2.2.6.

Bể thiếu khí Anoxic

Bể lắng 1 cho chảy tràn, nước thải tiếp tục đi đến bể thiếu khí Anoxic. Ở đây bể
được để ngồi trời nhưng hạn chế thổi khí nhằm giảm thiểu quá trình truyền khối đối
lưu, từ đó giảm lượng oxy cung cấp cho vi sinh vật. Ở đây, vi sinh vật ở trạng thái
thiếu khí sẽ tiến hành khử nitrate (denitrification) về N2 và được bổ sung thêm
methanol để tăng cường q trình khử nitrate đó.
2.2.2.7.

Bể hiếu khí Aerotank

Nước thải từ bể Anoxic được dẫn bằng bơm chìm sang bể Aerotank ở độ cao
thấp hơn nhằm hạn chế tối đa việc sử dụng bơm (nước thải chảy tự nhiên). Ở đây máy
thổi khí được vận hành liên tục, khác hẳn với khơng khí ảm đạm và tĩnh lặng bên bể

Anoxic, nhằm cung cấp oxy cho vi sinh vật ở trạng thái hiếu khí. Khi đó, quần thể vi
sinh vật sẽ phân hủy các chất hữu cơ trong nước thải thành các hợp chất vô cơ đơn
giản:
Chất hữu cơ + VSV hiếu khí + O2 → CO2 + H2O + sinh khối mới
Trong quá trình vận hành, nếu lượng bọt quá nhiều thì cần kiểm tra lượng vi sinh
vật trong nước. Cịn nếu lượng nước thải quá lớn thì cần cung cấp thêm vi sinh vật để
đảm bảo chúng không bị sốc tải.
11


Xử lý khí – nước thải và vệ sinh cơng nghiệp
2.2.2.8.

Bể lắng 2

Từ bể Aerotank, nước thải chảy tràn sang bể lắng 2. Tại đây xảy ra quá trình lắng
tách pha, giữ lại phần bùn. Phần bùn lắng này chủ yếu là vi sinh vật từ bể Aerotank
trôi sang, và một phần sẽ được bơm chìm ngược trở lại bể Anoxic để đảm bảo lượng vi
sinh vật. Phần bùn dư được bơm về bể lọc cặn và định kì mang đi xử lý theo quy định.
Độ pH của nước lúc này còn khoảng 5 là đạt yêu cầu.
2.2.2.9.

Bể khử trùng

Phần nước sau khi xử lý ở bể lắng 2 lại chảy tràn vào mương dẫn đến bể khử
trùng, nơi phần nước này được xử lý tiêu diệt các vi trùng gây bệnh có trong nước thải
trước khi ra mơi trường. Đến đây nước thải đã cơ bản đạt chuẩn và được thải ra môi
trường.
Hệ thống xử lý nước thải phải hoạt động liên tục nên cần phải kiểm tra, bảo dưỡng
các thiết bị để kéo dài tuổi thọ, tránh hỏng hóc và đảm bảo hệ thống có thể đạt hiệu

quả cao nhất.
2.3. Vệ sinh công nghiệp
Sau một thời gian làm việc, máy móc thiết bị sản sinh ra khá nhiều chất thải, đồng
thời cũng bị tích tụ bụi bặm và hao mịn dần. Chính vì thế, những hoạt động vệ sinh
cơng nghiệp đóng vai trị rất quan trọng để duy trì hoạt động lâu dài cho nhà máy.
Các cơng việc sau đây có thể thực hiện:
o Khoảng 2 đến 3 ngày phân xưởng sẽ được vệ sinh 1 lần.
o Bồn mủ, khuôn, cánh quạt sấy và các thiết bị khác trên dây chuyền sẽ được vệ
sinh tại chỗ khi dây chuyền đó hết đơn hàng.
Nước thải sau khi vệ sinh công nghiệp cũng cần phải xử lý, và sẽ theo mương dẫn
nước thải đến Trạm xử lý trước khi ra môi trường.

12


Các loại nguyên liệu
3. CHƯƠNG 3. CÁC LOẠI NGUYÊN LIỆU
3.1. Nguyên liệu
Tên nguyên liệu

Chức năng

Cung cấp

Thành phần chính của găng tay,
Latex (NH3 + TSC)

Công ty cao su Đồng Nai

biết trước tổng hàm lượng chất

rắn và độ kiềm
Tăng độ kiềm của sản phẩm,

KOH

chống hiện tượng keo tụ Latex

Nước (pH > 9)

Chống đơng Latex

NH3

Chống đơng Latex

CaCO3

Cơng ty CP hóa chất
Minh Đức

Chất độn trong mủ
Chất tạo màu trắng, đồng thời

TiO2

Đài Loan

SN defoamer 388N

Công ty TNHH ATH


Chống tạo bọt, phá bọt

Tamol NN 9104

Đức

Chất phân tán khi nghiền bi

Formic acid

Bột Talc

có tác dụng chống tia UV

Cơng ty TNHH hóa chất
Trang Lộc
Cơng ty CP khống sản
cơng nghiệp miền Bắc

Chống rộp găng

Chống dính găng

Soda ash light

Trung Quốc

Rửa khuôn


CaCl2

Trung Quốc

Giúp mủ đông kết trên khuôn
Giúp muối calcium phân bố đều

Teric 320

trên khuôn, giúp mủ bám đều

Úc

và không bị tuột
Bảng 2. Các loại nguyên liệu sử dụng và vai trò của chúng

13


Các loại nguyên liệu
3.2. Các dạng năng lượng sử dụng
o Điện: Là nguồn năng lượng không thể thiếu sử dụng cho sản xuất và gia công,
được lấy từ nguồn lưới điện quốc gia. Bên cạnh đó, cơng ty cũng trang bị một
máy phát điện 150kVA để dự phịng khi có sự cố trên lưới điện.
o Nước: Được lấy từ nguồn nước của công ty cấp nước tỉnh Đồng Nai, sử dụng
cho nhiều mục đích khác nhau như đun nóng nước trong lị hơi Martech, khi rửa
khn, khi rửa hóa chất và nước dùng cho sinh hoạt.
o Củi: Thỉnh thoảng lò hơi cũ vẫn được sử dụng, và củi để cho lò này hoạt động.
o Than: Là nhiên liệu cho lò hơi Martech hoạt động.


14


Dây chuyền và quy trình cơng nghệ
4. CHƯƠNG 4. DÂY CHUYỀN VÀ QUY TRÌNH CƠNG NGHỆ
4.1. Quy trình phối liệu mủ
Quy trình đầu tiên của mọi hoạt động liên quan đến hóa học này, ở cơng ty TNHH
Nam Long bao gồm 4 bước, bắt đầu với việc pha các dung dịch KOH và TiO2/Tamol,
sau đó đến các bước nghiền bột đá và nghiền một số hóa chất khác, cuối cùng là bước
phối trộn mủ.
o Pha hóa chất: Các hóa chất như KOH và TiO2/Tamol cùng với nước đã qua cột
lọc sẽ được pha thành các dung dịch tương ứng trong bồn khuấy, và để nguội
trong 12 giờ sau đó.
o Nghiền bột đá: Nguyên liệu chính của giai đoạn này là CaCO3 (bột đá), được
nghiền cùng với Tamol NN 9104, nước (pH > 9). Sau khi nghiền thô nguyên
liệu bằng máy nghiền bi thì sản phẩm được bơm sang máy nghiền ngang để tiếp
tục nghiền tinh và kiểm tra độ mịn. Quá trình nghiền càng tinh sẽ càng tỏa
nhiều nhiệt nên máy nghiền ngang luôn cần được giải nhiệt bằng thiết bị làm
lạnh.
o Nghiền hóa chất: Một số hóa chất như S (chất lưu hóa), ZnO (chất xúc tác),
LDA và ZMBT (chất hỗ trợ lưu hóa), CaCO3 và nước (chất độn) cùng với NH3
(ổn định pH) cũng được mang đi nghiền thơ rồi nghiền tinh. Q trình này phải
chuẩn bị trước khi phối mủ 24 giờ.
o Phối trộn mủ: Quá trình diễn ra trong bồn khuấy trộn, các hóa chất và phụ gia
đã chuẩn bị sẵn được cho vào theo thứ tự: nước (pH > 9), mủ Latex, khuấy một
lúc, CaCO3 và TiO2, thuốc nghiền pH > 10, nước (pH > 9), khuấy tiếp một lúc,
màu đã nghiền, chất phá bọt (defoamer). Hỗn hợp cuối cùng được khuấy trộn
trong 30 phút và để nghỉ 48 giờ trước khi mang vào sản xuất.
Sau khi đã có mủ phù hợp, cơng nhân sẽ tiến hành đổ vào các máng chứa mủ trên
các dây chuyền, giữ mực chất lỏng tùy ý đồ sản xuất và dây chuyền vận hành liên tục.


15


Dây chuyền và quy trình cơng nghệ
4.2. Dây chuyền
Cơng ty TNHH Nam Long có 4 dây chuyền sản xuất, tuy nhiên trong phần lớn thời
gian (bao gồm cả khoảng thời gian chúng em thực tập) chỉ có 3 dây chuyền được vận
hành (dây chuyền 1, 2 và 3) còn dây chuyền 4 chỉ vận hành khi nào có đơn hàng trực
tiếp từ đơn vị đặt hàng, cũng chính là đơn vị đã hỗ trợ đầu tư dây chuyền đấy. Chính vì
thế, trong phạm vi bài báo cáo, chúng em sẽ chỉ trình bày các dây chuyền 1, 2 và 3.
4.2.1.

Dây chuyền sử dụng khn sứ (dây chuyền 1)

Hình 4. Sơ đồ khái quát dây chuyền 1

Dây chuyền sử dụng khuôn sứ là dây chuyền được đưa vào vận hành từ rất sớm
(năm 1997) và là dây chuyền sản xuất đầu tiên ở công ty TNHH Nam Long, sử dụng
hơi nước làm chất tải nhiệt cho hầm sấy, bất kể khi cơng ty sử dụng hệ thống lị đốt cũ
hay lị đốt mới như bây giờ. Tuy nhiên, hiện tại găng tay sản xuất từ dây chuyền này
đã khơng có chất lượng tốt nhất so với các dây chuyền mới hơn, tuy nhiên lợi thế của
chúng lại nằm ở giá thành thấp, phù hợp cho việc sản xuất những chiếc găng tay công
nghiệp sử dụng một lần.
16


Dây chuyền và quy trình cơng nghệ
Dây chuyền được thiết kế với chiều dài 55m, chiều cao 4,5m với 2 tầng sấy,
trong đó riêng tầng sấy thứ hai vận hành tổng cộng gấp đôi chiều dài của dây chuyền.

Năng suất của dây chuyền 1 là khoảng 1070 đôi găng tay mỗi giờ.
Khuôn sứ được xếp 2 khuôn trong một hàng ngang, nhờ các bánh răng xuyên
suốt chiều dài dây chuyền nên các khn được xoay liên tục, thậm chí có thể chuyển
từ nằm ngang sang nằm dọc và ngược lại. Chính nhờ việc khn chuyển động liên tục
đã giúp cho muối calcium và mủ chảy đều trên khuôn, giúp găng hạn chế lỗi do mủ
vón cục.
Dây chuyền bắt đầu với bước lột găng từ dây chuyền trước, sau đó các khuôn
trần được rất nhiều tia nước xịt rửa khuôn. Sau đó khn được nhúng vào hỗn hợp
CaCl2 và Teric (muối calcium) và được sấy khô bề mặt (sấy lần 1, ở 50oC trong 2
phút). Khuôn được mang đi nhúng 2 lần mủ liên tiếp nhau (không sấy, do nhiệt dung
riêng lớn của sứ giúp khuôn giữ nhiệt đủ lâu để nhúng liên tiếp 2 lần mủ) nhằm tạo 2
lớp cao su cho găng tay, trước khi được sấy lần 2 (ở 45oC, từ 1 đến 2 phút) rồi lại
nhúng mủ lần thứ 3.
Sau khi nhúng lớp mủ cuối cùng (thứ 3) khn được sấy lần thứ 3 rồi nhúng
nước nóng ở 60oC để loại bỏ các tạp chất tan trong nước đến hết chiều dài dây chuyền.
Khuôn ra khỏi bồn nước nóng sẽ đi lên tầng sấy thứ 2 nhờ các bánh răng truyền động
đổi hướng, sấy lưu hóa 2 lần chiều dài dây chuyền trước khi kết thúc bằng việc lăn qua
lớp phủ bột talc và được công nhân lột khỏi khuôn. Dây chuyền tiếp tục vận hành.
Ra khỏi dây chuyền, những chiếc găng tay được xịt một ít dầu và nước rồi sấy
trong lị sấy để chống dính. Cuối cùng, găng được mang đi cắt viền rồi đóng gói, lưu
kho.
4.2.2.

Dây chuyền sử dụng khn nhơm (dây chuyền 2 và 3)

Năm 2006, dây chuyền mới sử dụng khuôn nhôm được công ty đưa vào hoạt
động, được gọi là dây chuyền 2. Dây chuyền theo công nghệ Hàn Quốc này được thiết

17



Dây chuyền và quy trình cơng nghệ
kế 1 tầng với tổng chiều dài 74m, rộng 2,7m, cao 5,3m tính từ nền lên sàn trên. Tổng
số khn được bố trí là 4000 khn, xếp 8 khn trên một hàng (bố trí hướng thẳng
đứng xuống, 6 khuôn cho một màu mủ và 2 khuôn cho màu khác). Dây chuyền vận
hành và đổi hướng nhờ các bánh răng gắn ở hai đầu, và sử dụng hơi nước làm chất tải
nhiệt cho các quá trình sấy.

Hình 5. Sơ đồ khái quát dây chuyền 2 và 3

Dây chuyền 3 cũng theo công nghệ Hàn Quốc, được đưa vào hoạt động năm
2012 với tổng chiều dài 86m, rộng 2,4m, cao 5,4m cũng tính từ nền đất đến sàn trên.
Tổng số khuôn trên dây chuyền là 4800 khn, cách bố trí khn tương tự như dây
chuyền 2, cũng sử dụng hơi nước làm chất tải nhiệt sau khi cơng ty ngưng vận hành lị
hơi dầu.
Cả hai dây chuyền chủ yếu sản xuất găng tay gia dụng, được bắt đầu với hệ thống
dày đặc vòi phun nước xịt liên tục lên các khuôn vừa ra khỏi hầm sấy để nhanh chóng
làm nguội, lột găng khỏi khn (lột ướt) và rửa khn. Sau đó khn được nhúng qua
muối calcium (có formic acid và Teric) lần thứ nhất rồi sấy khô lần 1 (ở 40oC trong 1

18


Dây chuyền và quy trình cơng nghệ
đến 2 phút) và nhúng mủ lần 1 để tạo lớp bên trong cho găng. Tiếp theo, khuôn được
mang đi sấy với nhiệt độ dưới 40oC và tiếp tục mang đi nhúng muối calcium lần thứ
hai, sấy khô, nhúng mủ lần 2 (mực chất lỏng thấp hơn ở mủ 1) và lại tiếp tục mang đi
sấy. Tổng cộng, khuôn trải qua 2 lần nhúng muối calcium, 2 lần nhúng mủ và 4 lần sấy
sau mỗi lần nhúng (nhưng sấy ở nhiệt độ thấp hơn khn sứ). Điều này có thể được
giải thích do khn nhơm có nhiệt dung thấp, dễ nóng lên (nên chỉ cần làm nóng nhẹ)

nhưng cũng dễ nguội đi (nên cần làm nóng sau mỗi lần nhúng). Ngồi ra, do khn
được hướng thẳng đứng xuống nên dây chuyền phải có những bánh răng ngang sau
mỗi lần nhúng mủ, giúp khuôn xoay đều, tránh hiện tượng mủ cục bộ và vón cục.
Tuy nhiên, lần sấy thứ 4 lại không phục vụ cho q trình nhúng hóa chất nào, mà
chỉ để hâm nóng mủ cho q trình se viền sau đó. Trên khn lúc này đã có đủ 2 lớp
mủ bám vào, lớp trong cao hơn lớp ngoài. Phần dư ra giữa 2 lớp sẽ được hệ thống se
thẳng và se góc nghiêng vo tròn lại, giúp tạo viền đẹp và ổn định cho găng.
Sau đó tồn bộ khn được đưa vào một bể nước nóng khoảng 70oC trong 5 phút
để rửa sạch các tạp chất có thể lẫn. Ra khỏi bể nước nóng, băng chuyền được bánh
răng đưa lên cao, vừa lên vừa xoay khuôn cho nước chảy đều rồi vào hầm sấy lưu hóa.
Q trình sấy lưu hóa diễn ra trong hầm sấy với nhiệt độ thay đổi từ hai đầu
(khoảng 80oC) vào giữa (120oC), và diễn ra trong vòng 30 phút. Sau khi ra khỏi hầm
sấy, các khuôn ngay lập tức được xịt nước và được tháo bỏ lớp găng cao su đã thành
hình, chuẩn bị cho dây chuyền sản xuất tiếp theo.
Găng tay cao su sau khi ra khỏi dây chuyền (đang ở trạng thái lộn trái) sẽ được
mang đi sấy với bột đá (sấy chín) đã nghiền trước đó ở lị sấy bột (ở 80 đến 90oC trong
90 đến 120 phút) để găng khơng bị dính với nhau. Sau đó găng lại được mang sang lị
rửa để xử lý với hỗn hợp HCl/Javel có nồng độ xác định đã được pha sẵn (tạo ra khí
chlorine) để bề mặt găng được trơn láng và dễ đeo. Cuối cùng, găng được mang về lị
sấy lồng để sấy khơ (sấy dưới 50oC, nhiệt độ cụ thể tùy vào loại găng) và phải chờ
găng nguội mới được lấy ra để tránh bị nám vàng bề mặt.

19


Dây chuyền và quy trình cơng nghệ
Găng thành phẩm được đưa sang xưởng bao bì để kiểm tra, đóng gói và lưu kho.
4.2.3.

Sản phẩm từ các loại dây chuyền


Tiêu chí

Dây chuyền khn sứ

Dây chuyền khn nhơm

Ít hơn do số lượng khuôn trên Nhiều hơn do số lượng
Số lượng găng

Loại găng sản xuất

Chất lượng găng

một hàng ít hơn và dây

khn nhiều hơn và dây

chuyền ngắn hơn

chuyền dài hơn

Chủ yếu là găng tay cơng
nghiệp, dùng ngắn hạn
Ít bị lỗi hơn do khn xoay
liên tục, đồng thời số lượng ít

Chủ yếu là găng tay gia dụng
Lỗi xuất hiện thường xuyên
hơn do khuôn chủ yếu bất

động và số lượng nhiều

Bảng 3. Một vài điểm khác nhau đáng chú ý về sản phẩm từ các dây chuyền

4.3. Quy trình kiểm sốt chất lượng găng
Để xây dựng được thương hiệu găng tay cao su uy tín như hiện tại, công ty TNHH
Nam Long đã đầu tư rất kỹ lưỡng để kiểm soát những thứ nhỏ nhất giúp các dây
chuyền ln được vận hành như dự tính. Đó là sự phân cơng đồng đều ở các bộ phận
để kiểm tra chất lượng nguyên liệu cũng như thành phẩm, thể hiện trong bảng sau.
Trách
nhiệm

Kho

TT phối
liệu

Cơng
đoạn

Chỉ tiêu kiểm sốt

Mức chuẩn

Tần suất
kiểm tra

Phương tiện
đo lường


Nhập
nguyên
liệu

. Latex: NH3 và
TSC
. Hóa chất: quy
cách và thông số kỹ
thuật

. Bảng chỉ
tiêu Latex
. Theo đơn
hàng

Mỗi khi
nhập

. Cân điện tử
. Thiết bị đo
tỉ trọng

Nghiền

. TSC
. Độ mịn
. Độ pH
. Thời gian ủ

. 55 – 58%

. 10 – 12
. 24 giờ

Nghiền
xong

. Cân điện tử
. Máy đo độ
mịn
. Giấy quỳ

20


×