10 bộ phim đắt giá nhất mọi thời đại
Những tác phẩm điện ảnh với nguồn kinh phí khổng lồ gần như là đặc
quyền của người Mỹ. Trung bình, một sản phẩm của họ có giá 50 triệu USD, gấp
4 lần so với những đứa con tinh thần của các nhà làm phim châu Âu.
1. Cleopatra (1963)
Tác phẩm được đầu tư 44 triệu USD, tương đương với giá 286 triệu USD
vào thời điểm hiện tại, là bộ phim đắt giá nhất trong lịch sử điện ảnh thế giới.
Phần bối cảnh chiếm phần lớn kinh phí khi phải xây dựng lại nhiều lần, tuy
nhiên không phải là gánh nặng duy nhất. Riêng nhân vật nữ hoàng Cleopatra, do
Elizabeth Taylor đảm nhiệm, đã diện tới 65 chiếc váy khác nhau, và chúng hoàn
toàn không phải là đồ hạ giá. Bên cạnh đó, khoản cát-xê cho các diễn viên ngôi
sao cũng khiến các nhà sản xuất phải đau đầu. Cũng vẫn là Elizabeth được nhắc
tới nhiều nhất khi cô được trả khoản thù lao là 1 triệu USD, điều chưa từng xảy ra
trước đó.
Hãng Fox đã đặt cược số phận mình khi đầu tư vào tác phẩm này. Nhiệm
vụ của Cleopatra là cứu vãn hãng sản xuất danh tiếng. Thất bại về doanh thu sẽ đi
kèm với việc phá sản. Tại Mỹ, Cleopatra chỉ thu về 26 triệu USD. Các nhà sản
xuất bắt đầu lo sợ cho ví tiền của mình, nhưng doanh thu trên toàn thế giới kèm
theo lợi nhuận từ việc bán bản quyền phát sóng trên truyền hình đã mang về những
đồng lãi được trông mong trong thấp thỏm.
2. Spider-Man 3 (2007)
Phần 3 của series phim về Người Nhện được đầu tư 258 triệu USD, so với
con số 200 triệu USD của phần 2.
So với bộ trang phục "cổ điển" với hai màu đỏ và xanh, lần này Người
Nhện có thêm một bộ mới màu đen. Đã có tới 40 bộ như thế được sản xuất, ngốn
22.000 USD cho mỗi bộ.
Những nhân vật phản diện trong phim cũng đắt giá không kém. Để thực
hiện những hiệu ứng đặc biệt cho Người Cát và Venom, phải cần tới hơn 1.000
người làm việc miệt mài. Trong cảnh chiến đấu giữa Người Nhện và Người Cát,
một khối nước khổng lồ đã gây ngập lụt cả một hành lang của bến tàu điện ngầm.
200.000 lít nước đó tương đương với lượng nước tiêu thụ trung bình của một gia
đình 4 người trong 1 năm.
Ra mắt khán giả thế giới trong vòng 108 ngày, Sider-Man 3 thu về 382
triệu USD chỉ trong 6 ngày đầu tiên.
3. Superman returns (2006)
"Khiêm tốn" với khoản kinh phí 210 USD, gần 80 phần bối cảnh khác nhau
được dựng lên cho sự trở lại của Siêu nhân. Chỉ riêng hành tinh Daily trong phim
đã cần tới 6 tháng làm việc cật lực, với 3.000 ngọn đèn và 30 km dây cáp. Trang
trại nhỏ của gia đình Kent cũng được xây dựng ngay trong trường quay với 7 km
đường đi cùng 15 ha ruộng ngô.
Tính riêng tại Mỹ, bộ phim mang về 200 triệu USD, gần bằng khoản tiền
đầu tư. Trên toàn thế giới, con số này là 390 triệu USD. Và đó chưa phải là điểm
dừng cuối cùng của Siêu nhân.
4. King Kong (2005)
Được đầu tư 207 triệu USD, trong đó có 20 triệu USD là tiền thù lao cho
đạo diễn Peter Jackson.
Có hai địa điểm chính trong câu chuyện của King Kong: New York những
năm 30 và Đảo Đầu Lâu. Cả hai đều được thực hiện tại trường quay. Tổng cộng có
tới 1.300 kỹ thuật viên và hơn 7.500 diễn viên phụ tham gia bộ phim. Khâu thực
hiện những kỹ xảo đặc biệt ngốn tới 57 triệu USD. Kết quả, tác phẩm này mang về
538 triệu USD.
5. Titanic (1998)
Tác phẩm này có giá 200 triệu USD. Đạo diễn James Cameron muốn thực
hiện các cảnh quay dưới nước ngay tại xác chiếc tàu đắm nổi tiếng. Nhưng luật
pháp nước Mỹ cấm điều đó. Vậy là ông yêu cầu hãng Fox và Paramount chi ra 6
triệu USD để được phép lên một chiếc tàu nghiên cứu của Nga, Akademik
Mstislav Keldysh. Nhưng những cảnh quay đó lại không được đưa lên màn ảnh.
Vũng tàu nhân tạo lớn nhất thế giới, với chiều dài gấp 8 lần bể bơi tiêu
chuẩn Olympic, đã được tạo ra ở Rosarito, Mexico. Và một phiên bản Titanic với
chiều dài bằng 80% chiều dài của nguyên tác đã được xây dựng.
Titanic đạt kỷ lục ấn tượng khi thu về 1,8 tỷ USD tiền bán vé trên toàn thế
giới.
6. Wild Wild West (1999)
Con nhện khổng lồ và những phương tiện cơ khí kỳ cục trong phim chiếm
phần lớn khoản kinh phí 175 triệu USD của Wild Wild West. Đây là phiên bản
chuyển thể từ tác phẩm truyền hình đắt giá nhất trong lịch sử điện ảnh. Các nhà
sản xuất rất hài lòng khi bộ phim mang về 218 USD doanh thu trên toàn thế giới.
7. Waterworld (1995)
Trong quá trình quay, ngôi sao của Waterworld, Kevin Costner thuê một
khu nhà gỗ nhỏ bên bờ biển Hawaii. Dự kiến kinh phí 65 triệu USD, khi hoàn
thành, bộ phim đã ngốn tới 175 triệu USD với những cảnh quay bão táp và cháy
nổ, phá hỏng nhiều bối cảnh đồ sộ.
Chỉ thu về 88 triệu USD tại Mỹ, nhưng tiền bán vé tại nước ngoài lên tới
176 triệu USD.
8. The Polar Express (2004)
Bộ phim hoạt hình 3D trị giá 170 triệu USD sử dụng những kỹ xảo điện
ảnh mới nhất, tái tạo những cảm xúc và hành động của các diễn viên bằng hiệu
ứng đồ họa. Điệu bộ và tính cách của họ được thể hiện bởi chính các nhân vật mà
họ đảm nhiệm.
The Polar Express thu về 296 triệu USD tiền bán vé.
9. Terminator 3 (2003)
Phần bối cảnh của Terminator 3 đã chiếm tới 6 triệu USD trong tổng số 170
triệu USD kinh phí. 350 thợ thủ công phải cùng làm việc để dựng bối cảnh: một
con phố dài 400 m, tái dựng nhà máy Boeing cho cảnh quay mà Schwarzy (người
máy T-101) bị treo trên một chiếc cần trục cao 100 m đung đưa giữa những tòa
nhà cao tầng. 14 chiếc máy quay được sử dụng để ghi hình trường đoạn này.
Siêu phẩm hành động viễn tưởng với sự tham gia của người hùng Arnold
Schwarzenegger mang về khoản tiền khổng lồ: 433 triệu USD.
10. The 13th warrior (1999)
Với kinh phí 160 triệu USD, bối cảnh phim được dựng hoàn toàn ngoài
thiên nhiên chứ không phải trong trường quay. Cảnh đóng trại của quân Viking
diễn ra trong một hẻm núi không có đường thoát trên mặt đất. Trong hai tuần,
nhóm kỹ thuật, việc vận chuyển thiết bị và các diễn viên chính phụ đều phải ra vào
nơi này bằng trực thăng.
Ngày phát hành của bộ phim đã phải dời lại mấy lần vì những lý do khác
nhau, kể cả chuyện lục đục giữa đạo diễn John McTiernan và tác giả kịch bản
Michael Crichton, cũng như những cơn đau lưng khủng khiếp của Antonio
Banderas. Và trong khi nam diễn viên ngôi sao này nằm viện thì các khoản kinh
phí cũng tăng lên. Cuối cùng, tác phẩm điện ảnh gặp nhiều rủi ro này chỉ mang về
80 triệu USD.
Ngọc Minh