Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Tài liệu 30 năm điện ảnh Trung Hoa pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (231.18 KB, 7 trang )

30 năm điện ảnh Trung Hoa

1978-1982: Kỉ nguyên của đạo diễn thế hệ thứ 4
Tình trạng thiếu nơi tiêu thụ cho ngành giải trí trong thời kì này khiến cho
các rạp chiếu phim trở thành địa điểm tập trung đông người nhất Trung Quốc!
Người người đi xem phim, nhà nhà đi xem phim, đây là khoảng thời gian thịnh
vượng của ngành công nghiệp điện ảnh Trung Quốc - ít nhất 10 tỉ tấm vé bán ra
mỗi năm, trong khi năm 2007 chỉ là 0.1 tỉ.
Giải thưởng Kim Kê ra đời năm 1981 và nay đã trở thành giải thưởng điện
ảnh có uy tín nhất Trung Quốc. Giải "Phim xuất sắc nhất" đầu tiên được trao cho
hai phim, "Dạ vũ" của Ngô Vĩnh Cương và Ngô Di Cung, "Thiên Vân sơn truyền
kì" của Tạ Tấn. Ngô Di Cung thuộc thế hệ thứ 4.
Lớp đạo diễn tốt nghiệp tại các học viện điện ảnh những năm 1960 tạo nên
thế hệ thứ 4. Họ có những đóng góp rất lớn cho sự phát triển đa dạng của phong
cách đạo diễn và thể loại phim, chuyển hướng vào tập trung khai thác các khía
cạnh khác nhau của cuộc sống thường nhật.
Nhân vật đáng chú ý:

Nữ diễn viên Lưu Hiểu Khánh
Năm 1980, bộ phim "Bông hoa nhỏ" mở ra sự nghiệp vô cùng phong phú
của Lưu Hiểu Khánh, khi đó cô 29 tuổi.
Phim đáng chú ý:

Thiếu Lâm tự
Công chiếu năm 1982, "Thiếu Lâm tự" giới thiệu với toàn thế giới võ sư Lý
Liên Kiệt.
1983-1989: Thế hệ thứ 5 phát triển
Năm 1982 chứng kiến lễ tốt nghiệp của các nhà làm phim thế hệ thứ 5,
những người sau này đưa điện ảnh Trung Hoa lên vũ đài quốc tế. Hai tên tuổi đạo
diễn xuất chúng nhất của thế hệ này là Trương Nghệ Mưu và Trần Khải Ca.
Thời gian này, những thử thách mới xuất hiện. TV trở nên đại chúng hơn,


sự phân hoá trong sở thích của khán giả khiến số lượng người đến rạp xem phim
giảm đáng kể.
Phim đáng chú ý:

Hoàng thổ địa (Đất vàng - Yellow Earth)
"Đất vàng" năm 1984 đưa Trần Khải Ca trở thành đạo diễn đại lục đầu tiên
được đón nhận bởi khán giả phương Tây.

Cao lương đỏ (Red Sorghum)
Lần đầu xuất hiện, "Cao lương đỏ" của Trương Nghệ Mưu đã giành giải
cao nhất tại liên hoan phim Berlin 1988.
1990-1999: Kết thúc "những ngày tháng đẹp"
Trong kỉ nguyên này, niềm hứng thú với điện ảnh vẫn còn, đồng thời điện
ảnh Trung Hoa dần khẳng định ảnh hưởng của mình trên vũ đài quốc tế. Tuy nhiên
thị trường nội địa đột ngột chùn bước.
Thế hệ thứ 6 gồm Trương Viễn, Vương Tiểu Soái, Giả Chương Kha, Lâu
Diệp, nổi lên với những bộ phim "bí mật", "sắc cạnh", và "nổi loạn", thu về
nhiều giải thưởng từ các liên hoan phim quốc tế.
Các đạo diễn thế hệ thứ 5 tiếp tục toả sáng và thâu tóm giải thưởng như
Gấu vàng, Sư tử vàng, Cành cọ vàng và các đề cử Oscar. Rất nhiều phim của họ
vào thời kì này như "Đèn lồng đỏ treo cao" của Trương Nghệ Mưu, "Bá vương
biệt cơ" của Trần Khải Ca, là các sản phẩm hợp tác với Hồng Kông, Đài Loan
hoặc các công ty quốc tế.
Tuy nhiên, những tác phẩm nổi tiếng này còn lâu mới đủ sức kìm hãm, đẩy
lui tình trạng xuống dốc của ngành công nghiệp điện ảnh.
Sản lượng phim giảm dần mỗi năm. Tác động tiêu cực còn kéo dài đến tận
năm 2001, khi chỉ có 88 bộ phim được quay, trong đó có 20 phim sản xuất cho đài
truyền hình theo đặt hàng từ CCTV.
Cùng kì, số lượng khán giả đến rạp giảm đi một tỉ mỗi năm, vì kể cả gia
đình nghèo khổ nhất cũng đủ khả năng mua một chiếc TV. Khán giả bị thu hút bởi

ngày càng nhiều những phim truyền hình - bởi họ có thể xem tại nhà. Đám đông
vây quanh các rạp chiếu phim dần biến mất.

"Người đàn ông của thập niên" Phùng Tiểu Cương
Năm 1997, Phùng Tiểu Cương giới thiệu với người Trung Quốc khái niệm
"phim Tết" với tác phẩm "Giáp phương ất phương" (Nhà máy ước mơ - The
Dream Factory). Bộ phim hài này là một thành công lớn, leo lên đỉnh cao doanh
thu phòng vé với con số khoảng 30 triệu tệ. Đây là "bom tấn" đích thực đầu tiên
của điện ảnh Trung Hoa.
2000-2008: Kỉ nguyên bom tấn
Các nhà làm phim Trung Quốc bắt đầu bị ảnh hưởng bởi Hollywood và tìm
kiếm sự công nhận từ đó. Ngay cả những nhà làm phim nghệ thuật tiền bối cũng
chuyển sang thực hiện các "bom tấn" mang tính thương mại.
Những bộ phim cùng thể loại được đầu tư với ngân sách rất cao đã nối tiếp
nhau nổi bật trên màn ảnh rộng, như "Nặc ngôn" (Lời hứa), "Thập diện mai phục",
"Hoàng kim giáp", "Dạ yến", "Đầu danh trạng", "Xích bích". Đầu năm nay "Xích
bích" của Ngô Vũ Sâm đã phá kỉ lục doanh thu phòng vé với con số 312 triệu tệ.
Ngành công nghiệp điện ảnh đang thu về cả hoa lợi và danh hiệu. Các công
ty điện ảnh nhà nước và tư nhân đều phát triển nhanh. Có lẽ một nền điện ảnh
Trung Hoa trưởng thành và vững vàng không còn xa vời.
Tuy nhiên, phiên bản điện ảnh của các thiên anh hùng ca nhận được cả
những chỉ trích bên cạnh vinh quang. Theo một số nhà phê bình, hầu hết chúng
đều mờ nhạt và rỗng tuếch, phản ánh không đúng thực tế. Một bộ phận khán giả
cũng chia sẻ cảm nhận này. Tuy nhiên, các bom tấn vẫn tiếp tục kéo được khán giả
đến rạp.
Màn ảnh rộng xuất hiện ngày càng nhiều qua mỗi năm trên khắp đất nước,
nhưng vẫn có những tác phẩm nghèo phương tiện thiết bị và thiếu thốn đầu tư
được trình chiếu. Giá vé tăng lên song song với lượng người đến rạp.
Phim đáng chú ý:


Hoàng kim giáp
Bom tấn năm 2006 "Hoàng kim giáp" của Trương Nghệ Mưu được đề cử
giải Oscar cho "Phim có thiết kế trang phục thành công".

Xích bích
"Xích bích" là phim điện ảnh đắt giá nhất và sinh lợi cao nhất của Trung
Quốc, là tác phẩm duy nhất có doanh thu vượt ngưỡng 300 triệu tệ.

×