Tải bản đầy đủ (.pdf) (46 trang)

Tài liệu Kĩ thuật nuôi tôm sú trên cát doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.37 MB, 46 trang )


1
LỜI NÓI ĐẦU
-Trong những năm gần đây thì ngành công nghiệp nuôi tôm sú trong ao là một
nghề được nhiều người quan tâm đầu tư và đang được phát triển rất nhanh
.Diện tích nuôi tôm được mở rộng không ngừng, dẫn đến diện tích các bãi bồi
ven biển và ven cửa sông đang dần bò thu hẹp. Sở dó có việc ấy là vì: Nếu như
nuôi thành công thì lợi nhuận do tôm sú mang lại sẽ rất cao,khó có ngành nào
sánh bằng .
-Chính vì sự phát triển vượt bật ấy mà năm 2001 sản lượng tôm nuôi của nước
ta đạt hơn 150.000 tấn và góp phần đưa kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản cả nước
đạt khoảng 1,8 tỷ đô la. Nhờ nuôi tôm mà đã giải quyết việc làm cho nhiều
người, nhiều hộ dân đã thoát khỏi cuộc sống đói nghèo, đời sống kinh tế – xã
hội vùng nông thôn ven biển ngày càng khởi sắc .
-Tuy nhiên theo các nhà khoa học trong lónh vực nuôi trồng thuỷ sản thì sự
phát triển quá mức như thế của nghề nuôi tôm sú đã vượt qua tầm tay về mặt
kỉ thuật nuôi và trình độ quản lý môi trường tổng thể của người nuôi tôm.
Đồng thời sự khan hiếm nguồn tôm giống và sự lan tràn của dòch bệnh là một
điều không thể tránh khỏi, và hiện tại điều đó đang diễn ra. Từ những bất lợi
đó sẽ đưa đến năng suất nuôi tôm không đạt như dự kiến, rủi ro luôn đe dọa,
thậm chí có khi phải mất trắng .
-Vì vậy việc xây dựng các vùng nuôi tôm công nghiệp trên các bãi cát bỏ
hoang ven biển đang là một hướng tiếp cận tích cực để giải quyết những hạn
chế nói trên .
Download»
GIÔÙI THIEÄU VEÀ TAØI LIEÄU

Tài liệu bạn đang xem được download từ website


WWW.AGRIVIET.COM




WWW.MAUTHOIGIAN.ORG








»Agriviet.com là website chuyên đề về nông nghiệp nơi liên kết mọi thành viên
hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, chúng tôi thường xuyên tổng hợp tài liệu về tất cả
các lĩnh vực có liên quan đến nông nghiệp để chia sẽ cùng tất cả mọi người. Nếu tài liệu
bạn cần không tìm thấy trong website xin vui lòng gửi yêu cầu về ban biên tập website để
chúng tôi cố gắng bổ sung trong thời gian sớm nhất.
»Chúng tôi xin chân thành cám ơn các bạn thành viên đã g
ửi tài liệu về cho chúng tôi.
Thay lời cám ơn đến tác giả bằng cách chia sẽ lại những tài liệu mà bạn đang có cùng
mọi người. Bạn có thể trực tiếp gửi tài liệu của bạn lên website hoặc gửi về cho chúng tôi
theo địa chỉ email

Lưu ý:
Mọi tài liệu, hình ảnh bạn download từ website đều thuộc bản quyền của tác giả,
do đó chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất kỳ khía cạnh nào có liên quan đến nội
dung của tập tài liệu này. Xin vui lòng ghi rỏ nguồn gốc “Agriviet.Com” nếu bạn phát
hành lại thông tin từ website để tránh những rắc rối về sau.
Một số tài liệu do thành viên gửi về cho chúng tôi không ghi rỏ nguồn gốc tác giả,
một số tài liệu có thể
có nội dung không chính xác so với bản tài liệu gốc, vì vậy nếu bạn

là tác giả của tập tài liệu này hãy liên hệ ngay với chúng tôi nếu có một trong các yêu cầu
sau :

• Xóa bỏ tất cả tài liệu của bạn tại website Agriviet.com.
• Thêm thông tin về tác giả vào tài liệu
• Cập nhật mới nội dung tài liệu

www.agriviet.com


Download»

2
KỸ THUẬT NUÔI TÔM SÚ TRÊN CÁT
I/ THIẾT KẾ VÀ XÂY DỰNG TRẠI .
1/ AO NUÔI .
-Ao nuôi tôm sú trên cát hiện nay có 2 dạng ao nuôi .
1.1/AO NUÔI SỬ DỤNG NHỰA HDPE, KHÔNG SỬ DỤNG NỀN CÁT .
-Dùng các thiết bò cơ học như máy ủi, máy đào gầu để cố đònh hình dạng của
ao, thường thì ao có dạng hình chữ nhật .
-Tiến hành trải nhựa HDPE khắp đáy ao và bờ ao, sau đó tiến hành hàn kín
các kẻ hở để chống thẩm lậu .
Download»

3
-Ao này phải có sự đầu tư lớn vì 20.000 đ/m
2
nhựa HDPE và nhựa này rất
bền,khó bò rò rỉ .
-Chú ý ao nuôi phải có :

-Có rốn đáy ở giữa ao.
Tiến hành trải nhựa HDPE
Download»

4
-Có hệ thống ống và van xả nước đáy ao .
-Có thể lắp ống si phong đáy ao .
-Nền đáy ao phải có độ chênh 5% về rốn đáy .
1.2/ AO NUÔI SỬ DỤNG NHỰA THƯỜNG VÀ CÓ NỀN ĐÁY BẰNG CÁT
.
-Tạo hình dạng ao cố đònh giống như ao sử dụng nhựa HDPE .
-Tiến hành trải nhựa thường khắp đáy ao và bờ ao sau đó hàn kín các kẻ hở
để chống thẩm lậu .
-Sau đó đưa cát xuống đáy ao với bề dày 0,4 – 0,5m và sang bằng đáy ao.
-Ao này thì đầu tư ít hơn ao sử dụng nhựa HDPE vì nhựa sử dụng là nhựa
thường như nhưa Tapolen hay nhựa PE giá thành chỉ có 5000 đ/m
2
Download»

5
-Nhựa này thì 2 năm phải thay 1 lần và có thể bò rò rỉ .
-Chú ý đáy ao phải có:
+Có rốn đáy ở giữa ao.
+Có hệ thống ống và van xả nước đáy.
+Nền đáy ao phải có độ chênh 5 % về rốn .
2/ AO XỬ LÝ NƯỚC.
-Ao xử lý nước có diện tích khoảng từ 20%-30% so với diện tích ao nuôi .
-Vì không được xử dụng thường xuyên như ao nuôi và để tiết kiệm chi phí sản
xuất nên ao xử lí có thể lót nhựa thường như nhựa: Tapolen hay PE.
-Ao xử lý có vai trò quan trọng trong việc quản lí môi trường nước trong ao

nuôi, nhất là chất lượng nước trong ao nuôi không được ổn đònh .
-Để bổ xung nguồn nước cho ao nuôi khi cần thiết thì phải lấy nguồn nước từ
biển vào ao xử lí sau đó tiến hành xử lí nguồn nước cho phù hợp rồi mới cấp
cho ao nuôi .
-Ao xử lí có vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa dòch bệnh lây lan vào ao
nuôi .
3/ AO LẮNG NƯỚC THẢI .
-Có diện tích không nhỏ hơn 10% so với diện tích ao nuôi .
-Chức năng: Lắng các chất cặn bã trước khi thải nước ra biển, để chống sự
gây ô nhiễm nguồn nước biển và hạn chế sự lây lan dòch bệnh .
4/ HỆ THỐNG MÁY SỤC KHÍ .
-Các loại máy sục khí thường dùng là: Máy quạt nước trục dài và máy sục khí
từ đáy ao .
4.1/ MÁY QUẠT NƯỚC TRỤC DÀI .
-Gồm một hệ thống dàn cánh quạt và một hệ thống máy nổ + moture.
4.1.1/ DÀN CÁNH QUẠT .
-Dàn cánh quạt được lắp đặt trên một trục dài 15m có thể lắp từ 12-15 cánh,
mỗi cánh quạt có từ 6-8 tai cánh .
-Phần dàn cánh được lắp đặt trên một hệ thống phao đỡ làm nổi, hệ thống
phao đỡ này điều chỉnh độ ngập nước của tai cánh thông qua lượng nước chứa
trong phao .
Download»

6
4.1.2/ MÁY NỔ + MOTURE .
-Máy nổ có công suất từ 2-10 mã lực được đặt ở trên bờ .
-Khi máy nổ hoạt động làm moture quay và moture được nối với dàn cánh
quạt thông qua một cây láp dài khoảng 4m do đó làm cho dàn cánh quạt quay
theo.
-Ta có thể điều chỉnh tốc độ quay của cánh quạt thông qua máy nổ,thường thì

vận tốc quay của cánh quạt là 50-80 vòng/ phút .
Dàn cánh quạt của máy quạt nước trục dài
Download»

7
4.2/ MÁY SỤC KHÍ TỪ ĐÁY AO .
-Người ta dùng ống nhựa có đường kính 21mm nối với nhau tạo thành một dàn
ống theo sơ đồ dưới đây.
-Trên thân ống nhựa phải đục lỗ để thổi khí .
-Dàn ống được đặt cách đáy ao 20 cm và được nối với máy thổi khí đặt ở trên
bờ.
Máy sục khí
21 mm
Dàn ống
Bờ ao
Máy nổ + moture
Download»

8
5/ HỆ THỐNG MÁY BƠM NƯỚC .
-Vì vò trí của ao nuôi tôm sú trên cát là sát biển và cách mực nước biển khi
triều cao khoảng 100m. Cho nên nguồn nước được lấy trực tiếp từ biển vào
thông qua hệ thống máy bơm nước, máy phải có công suất lớn để đưa nước từ
biển lên ao.
-Ngoài hệ thống máy bơm cấp nước mặn còn có hệ thống máy bơm cấp nước
ngọt
Sục khí từ đáy ao
Download»

9

để điều chỉnh độ mặn của nước ao và dùng cho sinh hoạt.
6/ NHÀ XƯỞNG .
-Là chỗ ở cho công nhân nên xây dựng gần ao nuôi nhằm mục đích bảo vệ và
giúp ta theo dõi ao một cách dễ dàng .
II/ CHUẨN BỊ AO TRƯỚC KHI THẢ GIỐNG
-Đây là một khâu quan trọng có tính chất quyết đònh đến năng suất .
-Mục đích là tạo ra một ao sạch, chất lượng nước tốt nhằm phục vụ cho quá
trình nuôi .
1/ VỆ SINH AO NUÔI .
1.1/ ĐỐI VỚI AO NUÔI MỚI XÂY DỰNG .
1.1.1/ AO SỬ DỤNG NHỰA HDPE KHÔNG SỬ DỤNG NỀN ĐÁY BẰNG
CÁT.
-Bơm nước rửa bạt nhựa nhiều lần .
-Bơm nước đầy ao ngâm 3-4 ngày .
-Xả bỏ nước này và có thể lập lại lần nữa .
-Sau đó bơm nước vào ao để nuôi, chú ý khi bơm nước vào ao phải thông qua
hệ thống túi lọc để hạn chế cá, cua, các loại tôm khác vào ao .
-Tiếp theo là dùng các hoá chất để xử lí nước như :
+Neguvon 1kg/1.600m
2
, Dermatis 1-1,5kg/1.600m
2
nhằm mục đích diệt
cua, cá, và các vật chủ mang mầm bệnh .
+Sau 2-3 ngày, ta cần diệt khuẩn trong nước bằng một trong các hoá chất
sau: Thuốc tím (KMnO
4
) 10ppm, Chlorin 30ppm, Virkon 0,6ppm .
-Nên chú ý sử dụng máy sục khí trong thời gian dùng chất diệt khuẩn để các
hoá chất hoà tan đều trong ao.

Download»

10
1.1.2/ AO SỬ DỤNG NHỰA THƯỜNG CÓ NỀN ĐÁY BẰNG CÁT .
-Bơm nước rửa cát ở đáy ao và bạt nhựa ở bờ ao nhiều lần cho sạch .
-Bơm nước đầy ao ngâm 3-4 ngày rồi xả, và có thể lập lại lần nữa.
-Bón phân hữu cơ thật oai với liều lượng 20-30kg/1.000m
2
.
-Sau đó bơm nước vào ao để nuôi, chú ý khi bơm phải qua hệ thống túi lọc để
hạn chế cá, cua, và các loại tôm khác vào ao .
-Tiếp theo là tiến hành xử lí nước giống như ao sử dụng nhựa HDPE.
1.2/ ĐỐI VỚI AO NUÔI MỘT VỤ TRỞ LÊN.
1.2.1/ AO SỬ DỤNG NHỰA HDPE KHÔNG SỬ DỤNG NỀN CÁT.
-Bơm nước rửa bạt nhiều lần và thu gom chất thải .
-Dùng Chlorin, Formalin, hay thuốc tím để khử trùng bạt .
-Bón phân hữu cơ thật oai .
-Bơm nước vào ao để nuôi, khi bơm phải thông qua hệ thống túi lọc.
-Sau đó tiến hành xử lí nước như trên .
1.2.2/ AO SỬ DỤNG NHỰA THƯỜNG CÓ NỀN ĐÁY BẰNG CÁT .
-Tiến hành hốt bỏ lớp cát mỏng 5-10cm ở đáy ao ra khỏi ao.
-Bơm nước rửa cát và bạt nhựa lót bờ nhiều lần .
-Dùng Chlorin, Formalin,hay thuốc tím để khử trùng cát và bạt.
-Bón phân hữu cơ thật oai .
-Bơm nước vào ao để nuôi, khi bơm nên thông qua hệ thống túi lọc.
-Tiến hành xử lí nước như trên .
2/ GÂY MÀU NƯỚC AO NUÔI .
-Từ 5-6 ngày sau khi xử lí nước người ta tiến hành gây màu nước .
-Gây màu nước tức là biện pháp kó thuật tạo ra màu tảo mong muốn và tạo
nên một hệ thống sinh thái giàu dinh dưỡng để chuẩn bò thả tôm .

-Màu nước tốt sẽ tác động tích cực lên sức khoẻ của đàn tôm, những tác động
đó là:
+Tăng lượng oxy hoà tan trong ao nuôi vào ban ngày do tảo quang hợp tạo
ra .
+Làm che khuất nền đáy và ngăn cản sự phát triển của các loài tảo đáy có
hại.
+Có thể làm thức ăn cho tôm.
+Giữ ổn đònh chất lượng nước, làm giảm các độc tố gây hại cho đàn tôm.
+Như là mái nhà che cho đàn tôm, giúp cho tôm ít bò sốc .
+Giữ ổn đònh nhiệt độ nước.
-Phương pháp gây màu nước: Có 2 phương pháp.
Download»

11
+Dùng phân vô cơ như: NPK hoặc Urê với liều lượng 20-30kg/ha để gây
màu .Chú ý nên hoà tan phân vào nước và tạt đều khắp ao.
+Dùng phân hữu cơ như:
-Cám.
-Phân chuồng: Thường dùng là phân gà phơi khô, hàm lượng thường
dùng là 200-300kg/ha. Chú ý cần ngâm phân gà trong nước một ngày sau đó
tạt khắp ao.
III/ THẢ GIỐNG.
-Khi nước trong ao có màu thích hợp như màu xanh hay vàng nâu và các
thông số môi trường nước đạt tiêu chuẩn thì ta tiến hành thả giống.
-Mục đích của việc thả giống là đưa vào ao nuôi một lượng tôm giống phù
hợp và có sức khoẻ tốt nhằm đạt được năng suất tốt nhất .
1/ MẬT ĐỘ THẢ.
-Mật độ thả nhiều hay ít phụ thuộc vào các yếu tố sau.
+Điều kiện môi trường của từng vùng .
+Khả năng vốn của người nuôi chi cho con giống, thức ăn….

+Diện tích ao nuôi và các trang thiết bò khác.
+Mùa vụ nuôi .
+Trình độ quản lí của người nuôi .
-Vì nuôi tôm sú trên cát là một hệ thống nuôi năng suất cao nên mật độ
thường là 30-40 Post Larvae15/m
2
.
Một ao nuôi hoàn chỉnh để chuẩn bò
thả tôm
Download»

12
2/ CHỌN TÔM GIỐNG.
-Bằng nhiều biện pháp khác nhau để chọn được tôm giống tốt, nên chọn tôm
có .
+Tôm đồng đều về kích thước.
+Râu 1 chập lại.
+Các đốt bụng dài, thon, cơ bụng căng tròn.
+Tỉ số giữa chiều dày cơ và chiều dày ruột là 4:1.
+Đầu và thân cân đối.
+Màu sắc tôm tươi sáng, sắc tố thể hiện rõ.
+Khả năng bơi lội ngược dòng nước và bám vào thành bể tốt.
+Có phản xạ tốt khi gõ vào dụng cụ chứa.
+Các chân và bộ phụ hoàn chỉnh.
+Kích thước Post Larvae 15> 1,2cm.
+Không bò nhiễm bệnh.
+Kiểm tra sức chòu đựng của tôm giống bằng cách làm test formaline 100-
150ppm trong vòng 2 giờ có sục khí, hoặc giảm đột ngột độ mặn nước nuôi
tôm giống khoảng 15%o để phân biệt chất lượng đàn tôm giống.
Chất Lượng Tỷ Lệ Sống

Loại Tốt > 90%-100%
Loại Trung Bình 80%-90%
Loại Kém < 80 %
3/ VẬN CHUYỂN TÔM GIỐNG.
Đếm tôm Post cho người nuôi bằng phương pháp so màu
Download»

13
-Vận chuyển tôm giống là một khâu quan trọng bởi vì nếu không khéo sẽ làm
hỏng cả đàn tôm giống cho dù đàn tôm giống đó khỏe.
-Cách vận chuyển tôm giống tốt nhất là:
+Hạ nhiệt độ nước chứa tôm giống dần tới 22
O
C.
+Xác đònh mật độ tôm vận chuyển tùy thuộc vào thời gian hoặc cự ly vận
chuyển.
-Thời gian vận chuyển không quá 6 giờ thì: 5.000-10.000 PL/ 5 lít
nước + 15 lít oxi.
-Thời gian vận chuyển trên 6 giờ thì: 800-1.000 PL/ 3 lít nước + 9 lít
oxi.
+Có thể cho Nauplii của Artemia làm thức ăn cho Post trong quá trình vận
chuyển.
4/ THỜI ĐIỂM THẢ TÔM GIỐNG.
-Thả tôm vào lúc sáng sớm trời mát.
-Tránh thời điểm thả giống vào lúc mưa to, gió mạnh, nắng gắt ảnh hưởng đến
đàn tôm.
5/ LUYỆN VÀ THẢ TÔM GIỐNG.
-Có 2 cách luyện tôm Post thích nghi với môi trường nước ao.
+Cách 1: Cho cả nước và tôm trong bao chứa vào bể rộng có chứa nước ao
nuôi đã sục khí (nước trong bể có cùng thể tích nước ở trong các bao). Giữ

tôm trong bể từ 0,5-1 giờ trước khi dùng ống dây có miệng rộng hút tôm vào
ao.
Tôm Post được đặt trong túi chứa để vận chuyển
Download»

14
+Cách 2: Đặt bao chứa tôm vào nước ao ít nhất là 30 phút để cân bằng
nhiệt độ giữa bao chứa tôm và ao nuôi. Sau đó mở bao chứa tôm ra và cho
vào bao một lượng nước ao bằng với lượng nước có trong bao, để yên 30 phút
để cho tôm thích nghi với các yếu tố môi trường nước trong ao nuôi, sau đó
thả tôm vào ao nuôi.
-Chú ý: Tôm được thả ở đầu chiều gió để giúp tôm dễ dàng phân tán khắp nơi
trong ao và trước khi thả thì cho máy sục khí hoạt động để cân bằng các yếu
tố lí hóa trong môi trường nước ao nuôi.
IV/ QUẢN LÝ AO NUÔI.
1/ QUẢN LÝ CHO ĂN.
1.1/ LỰA CHỌN THỨC ĂN.
-Thức ăn phải có giá trò dinh dưỡng: Cần đảm bảo đủ tỉ lệ chất đạm(protid),
chất béo(lipid), vitamin, khoáng chất và chất xơ.
-Viên thức ăn phải có kích cỡ phù hợp với từng giai đoạn phát triển của tôm.
-Viên thức ăn phải có mùi vò hấp dẫn để thu hút tôm ăn.
-Viên thức ăn phải có khả năng bền trong nước để viên thức ăn không bò tan
rã nhanh chóng, vitamin và khoáng chất không bò thất thoát ra môi trường
nước. Vì nếu thức ăn nhanh mềm ra trong nước thì tôm khó bắt mồi.
-Các nguyên liệu dùng làm thức ăn phải đảm bảo các giá trò dinh dưỡng,
không nấm mốc, không có độc tố ảnh hưởng đến sức khỏe của tôm.
-Thức ăn phải được sản xuất trên dây chuyền hiện đại của những hãng có uy
tín chất lượng cao.
Túi tôm Post đặt trong ao nuôi
Download»


15
1.2/ PHƯƠNG PHÁP TÍNH LƯNG THỨC ĂN CHO TÔM.
-Lượng thức ăn cho tôm ăn hàng ngày được xác đònh phụ thuộc vào trọng
lượng cân tôm và số tôm thực sự có trong ao nuôi.
-Việc xác đònh chính xác số lượng tôm có trong ao nuôi thì lượng thức ăn cho
tôm ăn sẽ chính xác, tiết kiệm được chi phí sản xuất và tránh gây ô nhiễm cho
ao nuôi.
-Lượng thức ăn cho tôm ăn hàng ngày(kg) = Số lượng tôm trong ao(con) X
Trọng lượng thân trung bình(gram) X % thức ăn theo trọng lượng cơ thể.
-VD: Tính lượng thức ăn mỗi ngày cho tôm của một ao nuôi sau khi thả giống
3 tuần. Ao có diện tích 1ha, thả 400.000 con (mật độ 40 con/ m
2
). Ước tính tỷ
lệ sống là 70%, và trọng lượng thân trung bình của tôm là 2g.
Vậy tổng số tôm trong ao nuôi là: 280.000 con.
Tổng khối lượng đàn tôm là: 560.000g.
Theo bảng khẩu phần ăn ở giai đoạn tôm 2g = 6% khối lượng thân.
Vậy tổng khối lượng thức ăn cho mỗi ngày là:
M = 280.000 X 2 X 0,06 = 33.600g
Chuẩn bò cho tôm ăn
Download»

16
Trọng Lượng
Tôm Trung Bình
(gram)
% Thức n Theo
Trọng Lượng Cơ
Thể

% Thức n Cho Vào
Nhá Trên Tổng
Lượng Thức n
Thời Gian n Hết
Và Kiểm Tra Nhá
(giờ sau khi cho ăn)
2 6,5 2 3
5 5,5 2,4 2,5
10 4,5 2,8 2,5
15 3,8 3 2
20 3,5 3,3 2
25 3,2 3,6 1,5
30 2,8 4 1
35 2,5 4,2 1
1.3/ NHÁ KIỂM TRA THỨC ĂN.
-Sau khi thả tôm khoảng 2-3 ngày, người ta bắt đầu chuẩn bò đặt nhá để kiểm
tra lượng thức ăn cần cung cấp cho ao nuôi, và thông qua nhá sẽ phản ánh sức
khoẻ và tỷ lệ sống của tôm và cả điều kiện nền đáy.
-Nhá thường là một tấm lưới mòn gắn với một khung hình vuông có gờ cao
khoảng 5cm để tránh thức ăn tràn ra ngoài, diện tích nhá thường là 1m
2
.
-Số lượng nhá phụ thuộc vào diện tích ao nuôi, thường thì khoảng 1.000-
1.600m
2
đặt một nhá.
-Nên đặt nhá sát đáy ao, tránh đặt nhá ở những nơi đáy bò nhiễm bẩn, nên đặt
nhá ở sau máy quạt nước để tránh tình trạng dòng nước chảy cuốn trôi thức ăn
và tôm sợ dòng chảy không vào nhá.
-Số lượng thức ăn cho vào trong 1 nhá được tính như sau.

M = Tổng Khối Lượng Thức n Của 1 Lần Cho n X % Thức n Cho
Vào Nhá / Số Nhá.
Download»

17
1.4/ CÁC YẾU TỐ LÀM GIẢM THỨC ĂN CỦA TÔM.
-Người nuôi tôm cần phải biết các yếu tố làm giảm thức ăn của tôm để điều
chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp, và có cách xử lý khác. Các yếu tố đó là:
+Chu kì lột xác: Vì tôm ăn bằng khẩu biện nên lúc lột xác không thể cạp
mồi được.
+Chất lượng nước ao nuôi giảm.
+Điều kiện nền đáy ao xấu.
+Tôm bò bệnh.
+Các sinh vật cạnh tranh xuất hiện trong ao.
+Chất lượng thức ăn.
+Ngoài ra tôm giảm ăn do nhiều nguyên nhân khác như PH, nhiệt độ giảm
đột ngột sau cơn mưa.
1.5/ CÁCH CHO TÔM ĂN.
-Số lần cho ăn tăng dần theo khối lượng tôm.
-Tránh rải thức ăn vào những nơi dơ bẩn trong ao.
-Trong 2 tháng đầu tiên thì nên rải thức ăn ven bờ trong phạm vi 5m tính từ
đáy bờ vì trong giai đoạn này tôm còn nhỏ nên ít duy chuyển thường phân bố
ở ven bờ.
Nhá kiểm tra thức ăn
Download»

18
-Trong giai đoạn đầu do thức ăn còn mòn nên dễ trôi dạt vào bờ khi ta rải, vì
vậy ta cần hoà thức ăn vào nước rồi tạt ven bờ.
-Nhiều lúc phải cho tôm ăn các loại thức ăn bổ sung, các dạng vitamin….nên

phải bọc viên thức ăn bằng một số các dung dòch như dầu mực, dầu cá…để
các chất không tiêu hao vào môi trường nước.
1.6/ QUẢN LÝ THỨC ĂN.
-Lượng thức ăn cho tôm ăn hàng ngày ngoài qui đònh theo hướng dẫn chung
còn phải căn cứ cụ thể vào lượng thức ăn sử dụng trong nhá để điều chỉnh cho
thích hợp. Vì nếu cho ăn thiếu thì tôm bò đói và chậm lớn, còn nếu cho ăn dư
thì lãng phí và gây ô nhiễm môi trường nước ao.
-Nếu thấy thức ăn trong nhá hết thì tăng 10% lượng thức ăn vào ngày hôm
sau.
-Nếu thấy thức ăn trong nhá còn 20% thì giảm 10% lượng thức ăn vào ngày
hôm sau.
-Ngoài ra khi tôm không ăn do sức khoẻ kém hay điều kiện môi trường ao
xấu thì nên giảm hay ngừng cho ăn.
1.7/ LẤY MẪU THEO DÕI TĂNG TRƯỞNG VÀ TÍNH HỆ SỐ CHUYỂN
HOÁ THỨC ĂN.
-Việc lấy mẫu theo dõi tăng trưởng và tính hệ số chuyển hoá thức ăn phải tiến
hành thường xuyên ít nhất là 7 ngày 1 lần.
-Ngoài việc theo dõi tăng trưởng để điều chỉnh lượng thức ăn sao cho phù hợp
thông qua hệ số chuyển hoá thức ăn. Việc theo dõi này còn giúp xác đònh tỷ
Cho tôm ăn
Download»

19
lệ sống, phát hiện bệnh và quản lý sức khoẻ đàn tôm để có hướng chuẩn đón
và điều trò cho thích hợp.
-Việc lấy mẫu được tiến hành như sau:
+Đối với tôm có trọng lượng thân trung bình nhỏ hơn 10 gam thì việc lấy
mẫu thông qua nhá kiểm tra thức ăn. Số mẫu là 100 con được lấy ngẫu nhiên
từ các nhá, cân lên và chia trung bình để tìm ra trọng lượng trung bình của 1
con và phần trăm tăng trọng giữa 2 lần kiểm tra

+Đối với tôm có trọng lượng thân trung bình lớn hơn 10 gam, thì việc lấy
mẫu đươc tiến hành thông qua chài với số mẫu là 50 con. Lấy mẫu bằng chài
vì các nhá ăn lúc này chỉ thu hút những con tôm lớn và háu ăn, khi tôm càng
lớn thì càng khó bắt bằng nhá ăn. Sau đó tìm ra trọng lượng trung bình của 1
con và phần trăm tăng trọng giữa 2 lần kiểm tra.
Chài để lấy mẫu tôm
Download»

20
-Căn cứ vào lượng thức ăn sử dụng và sự sinh trưởng của tôm sẽ tính được hệ
số chuyển hoá thức ăn. Hệ số chuyển hóa thức ăn chính là khối lượng tôm
tăng lên từ 1kg thức ăn sử dụng.
Hệ số chuyển hoá thức ăn(tính cho cả vụ nuôi) = Tổng khối lượng thức
sử dụng trong cả vụ / Tổng khối lượng tôm thu hoạch.
Hệ số chuyển hoá thức ăn(tính theo tuần) = Tổng khối lượng thức ăn sử
dụng trong tuần / Tổng khối lượng tôm tăng lên trong tuần.
-Hệ số chuyển hoá thức ăn lý tưởng là không quá 1,6.
-Nếu hệ số chuyển hoá thức ăn hàng tuần cao sẽ cho biết tôm tăng trưởng
chậm, hoặc cho thức ăn nhiều, hoặc tôm sử dụng thức ăn không hiệu quả.
-Nếu hệ số chuyển hoá thức ăn thấp có nghóa là tôm sử dụng thức ăn hiệu
quả.
2/ QUẢN LÝ CHẤT LƯNG NƯỚC AO NUÔI.
-Vì môi trường sống của tôm là nước cho nên duy trì chất lượng nước tốt là
một việc làm rất cần thiết cho sự sống và sinh trưởng của tôm. Điều này sẽ
đưa đến cho người nuôi tôm đạt lợi tức và ổn đònh.
Cân mẫu tôm
Download»

21
2.1/ CÁC THÔNG SỐ VỀ CHẤT LƯNG NƯỚC.

Thông Số Môi
Trường Ao Nuôi
Giới Hạn Tối
Ưu
Giới Hạn Chòu
Đựng
Thời Gian Kiểm
Tra
Nhiệt Độ 27
0
C-33
0
C 22
0
C-35
0
C
2 lần/ ngày
Sáng 6-7h
Chiều 15-16h
PH Nước 7,5-8,5 7-9
2 lần/ ngày
Sáng 6-7h
Chiều 15-16h
PH Đáy 6,5-7,5 4-9 3 ngày/ lần
Oxy Hoà Tan 5-6 ppm
Không dưới
4ppm
2 lần/ ngày
Sáng 6-7h

Chiều 15-16h
Độ Mặn 10%
0
-25%
0
0%
0
-45%
0
1 lần trước và
sau khi thay
nước
Độ Đục Trong 30-40cm 20-50cm
2 lần/ ngày
Sáng 8-9h
Chiều 15h
Độ Kiềm
Mới Thả
Tôm 45 Ngày Tuổi
Tôm>45 Ngày Tuổi
>80ppm
80-100ppm
100-130ppm
130-150ppm
70-170ppm
2 ngày/ lần vào
buổi sáng
Ammonia NH
3
<0,1ppm

Độc khi PH và
nhiệt độ tăng
cao
3 ngày/ lần
Hydrosulfua H
2
S <0,03ppm Độc khi PH thấp 7 ngày/ lần
Sulfur SO
2
<0,02ppm 7 ngày/ lần
Kim Loại Nặng
Sắt
Đồng
Chì
Thuỷ Ngân
<1ppm
<0,1ppm
<0,03ppm
<0,05ppm
7 ngày/ lần
Download»

22
-Lưu ý :
+Dao động PH hằng ngày phải < 0,5.
+Dao động độ mặn hằng ngày phải < 5%
0
.
+Các mẫu thu để đo PH cần phải phân tích ngay tại chỗ, không mang về
phòng thí nghiệm.

+Thời gian để kiểm tra các chỉ số được nêu như trên, nhưng nếu thấy ao
nuôi có vấn đề thì phải tiến hành đo ngay các chỉ số này để có hướng giải
quyết tối ưu.
2.2/ DUY TRÌ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA PHIÊU SINH VẬT.
-Sự phát triển của phiêu sinh vật sẽ tạo cho ao nuôi một màu nước nhất đònh,
trong đó nhóm phiêu sinh thực vật giữ vai trò chủ đạo trong sự hình thành màu
nước hay màu tảo.
-Nếu phiêu sinh vật phát triển tạo màu nước xanh, và sự phát triển càng tăng
về sau thì màu nước có khuynh hướng đậm hơn.
-Trong những ngày đầu của chu kì nuôi thì màu nước hay màu tảo không ổn
đònh và đỉnh cao của sự phát triển thường lụi tàn một cách nhanh chóng làm
suy giảm chất lượng nước ao nuôi, gây sốc cho tôm.
-Vì vậy trong quá trình nuôi tôm là phải giữ cho màu nước ổn đònh, màu nước
có tác động tích cực tới đàn tôm, có liên quan mật thiết đến năng suất tôm
của ao nuôi.
-Giữ màu nước tốt chứng tỏ người nuôi có một sự hiểu biết toàn diện về hệ
sinh thái ao nuôi cũng như thể hiện trình độ tay nghề kỉ thuật của người nuôi .
2.3/ CHẾ ĐỘ THAY NƯỚC CHO AO NUÔI.
-Thay nước là biện pháp tốt nhất nhằm duy trì chất lượng nước trong ao nuôi
bởi vì:
+Làm giảm các hợp chất gây độc trong nước ao.
+Tránh sự nở hoa và tàn lụi của tảo.
+Đây là biện pháp hữu hiệu nhất để cung cấp oxy hoà tan nhanh nhất
trong trường hợp khẩn cấp.
-Những căn cứ khi xem xét có nên thay nước cho ao nuôi hay không.
+Màu của nước quá đậm (<30cm) trở nên đen thì phải thay nước.
Download»

23
+Màu của nước quá trong (>80cm).

+Sự có mặt của những bọt khí không tan trên bề mặt ao.
+Hàm lượng oxy hoà tan xuống thấp (<4ppm).
+Hàm lượng của những chất lắng đọng lơ lửng cao.
+Hàm lượng NH3 hoặc H2S cao.
+PH dao động lớn hơn 0,5 trong một ngày và nằm ngoài ngưỡng thích
hợp(7,5-8,5).
Màu của nước ao nuôi quá đậm trở nên đen
Ao nuôi có nhiều bọt khí không tan
Download»

24
-Nói chung các thông số chất lượng nước không thích hợp và không đảm bảo
cho sự sống của tôm thì phải tiến hành thay nước.
-Nước thay cho ao nuôi được lấy từ ao xử lý nước. Chất lượng nước thay phải
tốt, đảm bảo các thông số về chất lượng nước.
-Không nên thay quá 30% lượng nước của ao nuôi trong một ngày cho dù
nước cấp có chất lượng tốt để tránh gây sốc cho tôm.
-Như vậy ta thấy vai trò rất quan trọng của ao xử lý nước, nó như là vò cứu
tinh cho ao nuôi khi có sự cố xảy ra cần phải thay nước.
2.4/ BÓN VÔI VÀ BÓN PHÂN ĐỂ ĐIỀU CHỈNH MÀU NƯỚC CHO AO
NUÔI .
-Trong quá trình nuôi phải bón vôi và bón phân theo đònh kì để giữ sự ổn đònh
của PH và duy trì sự phát triển của phiêu sinh vật.
2.4.1/ BÓN VÔI.
-Dùng vôi khi PH giảm dưới 7,5 hay PH dao động trong ngày lớn hơn 0,5 đơn
vò.
-Thường thì vôi được bón sau khi thay nước hay sau khi cơn mưa to vì trong
nước mưa có axit làm giảm PH.
-Khối lượng vôi bón tuỳ thuộc vào: diện tích ao, PH trong ao, và tuỳ thuộc
vào từng loại vôi.

-Hiện nay có 4 loại vôi thường dùng là:
+Vôi xay: CaCO
3
.
+Vôi nung: CaO.
+Vôi Dolomite xay: CaMg (CO
3
)
2
.
+Vôi Dolomite nung: CaMgO
2
.
-Cách bón: Hoà tan vôi vào nước rồi tạt đều khắp ao.
Download»

×