Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Trẻ em sáu tháng đầu đời: Chỉ 18,9% hoàn toàn bú sữa mẹ pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.06 KB, 5 trang )

Trẻ em sáu tháng đầu đời: Chỉ
18,9% hoàn toàn bú sữa mẹ
Các báo cáo tại
hội nghị khoa
học chuyên đề
“Sự quý giá của
sữa mẹ” do Viện
Dinh dưỡng VN
(VDD VN) và
Meiji Dairies
Corporation tổ
chức ngày 12/10
tại TP.HCM cho thấy : Tỷ lệ trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn
trong 6 tháng đầu đời của trẻ em VN chỉ đạt 18,9%
Vì sao tỷ lệ bú sữa mẹ trẻ em VN thấp?
Thống kê năm 2007 của VDD VN cho biết, thời gian bà mẹ
cho trẻ bú dưới 30 phút sau khi sinh là 74,9%; bà mẹ cho
trẻ bú sữa non là 82,2%; bà mẹ cho trẻ bú hoàn toàn đến
bốn tháng tuổi chỉ có 24,7% và trẻ bú hoàn toàn sữa mẹ đến


sáu tháng chỉ còn 18,9%. Nguyên nhân chung là do kiến
thức về lợi ích sữa mẹ của các bà mẹ còn thấp, bên cạnh đó,
nhiều bà mẹ nghĩ rằng mình có quá ít sữa màkhông biết, kỹ
năng cho con bú chưa đúng đã dẫn đến thái độ không tin
tưởng mình có đủ sữa đáp ứng nhu cầu của con. Ngoài ra
còn có yếu tố đi làm sớm, bệnh tật

Ở đối tượng LĐN thì có 49,6% cho rằng chế độ nghỉ thai
sản bốn tháng như hiện nay buộc các bà mẹ không có lựa
chọn; 20,8% hết sữa và 10,7% không có sữa là do mẹ phải


đi làm sớm, nơi làm việc ở xa, không có điều kiện về cho
con bú Có tới 40,9% LĐN cho bé ăn dặm vào tháng thứ
tư, tháng thứ sáu là 22,4% và tháng thứ năm là 19%.

Hiện mức lương của LĐN trong thời gian nghỉ thai sản
nhìn chung còn thấp, trung bình chỉ đạt ở mức 700.000đ-
1,2 triệu đồng/tháng. Có tới 59,7% LĐN không được hỗ trợ
gì ngoài lương khi nghỉ thai sản. Mặc dù đa số LĐN đều
mong muốn thời gian nghỉ thai sản sẽ tăng lên sáu tháng,
nhưng nếu nghỉ thêm, sẽ ảnh hưởng đến thu nhập. Đây
cũng là nỗi lòng của đa số chị em hiện nay - nhất là LĐN ở
các khu chế xuất, khu công nghiệp

BS Đào Thị Yến Thủy - Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM
cho biết, nhiều bà mẹ nghe quảng cáo các loại sữa bột có
nhiều chất hơn nên tự động “cắt sữa” mẹ, hoặc cho trẻ bú
mẹ, song song với bú bình, dẫn đến bé bỏ bú mẹ. Trong khi
khoa học đã chứng minh, trẻ bú mẹ có chỉ số thông minh
cao hơn, khả năng miễn dịch tốt hơn.

Mặt khác, PGS-TS Nguyễn Thị Lâm - Phó viện trưởng
Viện Dinh dưỡng VN lại cho rằng, do bữa ăn của phụ nữ
VN trong thời kỳ mang thai thường thiếu cả lượng lẫn chất,
thậm chí rất thấp so với ngưỡng trung bình theo yêu cầu,
trong đó đặc biệt thiếu các chất béo, chất đạm, các
vitamine, các khoáng chất như sắt, selen nên chất lượng
sữa mẹ VN còn kém.

Bên cạnh đó, tình trạng sức khỏe, điều kiện sống cũng ảnh
hưởng trực tiếp đến thành phần dinh dưỡng trong sữa mẹ.

Tỷ lệ thiếu vitamine A, thiếu máu của bà mẹ VN đang ở
ngưỡng báo động. Số bà mẹ cho con bú từ 4-9 tháng tuổi
thiếu năng lượng thường xuyên (BMI <18,50) là 16,5%.

Khuyến cáo nuôi con bằng sữa mẹ

Theo BS Nguyễn Thị Hoa - Trưởng khoa Dinh dưỡng BV
Nhi Đồng 1, thiết lập thực đơn cụ thể cho bà mẹ mang thai
còn phải tùy vào điều kiện kinh tế của mỗi người. Do đó,
các bà mẹ cứ áp dụng chế độ ăn uống như mọi khi, nhưng
theo nguyên tắc “mỗi bữa thêm chén, mỗi ngày thêm cữ
ăn", để đảm bảo tăng từ 10-12kg trong suốt thai kỳ. Ngoài
ra, những trường hợp bắt buộc phải uống vitamine A liều
cao, bổ sung canxi, sắt, kẽm, selen sau khi sinh, cần phải
được thực hiện đúng theo khuyến cáo.

PGS-TS Nguyễn Gia Khánh - Chủ nhiệm bộ môn nhi, ĐH
Y Hà Nội cho rằng, tiêu chảy vẫn là bệnh phổ biến của trẻ
dưới năm tuổi. Khi trẻ bị tiêu chảy cấp, thì sữa mẹ là nguồn
cung cấp dinh dưỡng, nước, bù điện giải một cách tự nhiên
và tốt nhất cho trẻ. Vì vậy, cho trẻ bú sữa mẹ sẽ giúp phòng
ngừa bệnhtiêu chảy hữu hiệu.

Hiện nay Ban Nữ công Tổng LĐLĐVN đang kiến nghị
Nhà nước thay đổi chính sách nghỉ hậu sản cho các bà mẹ,
tối thiểu là sáu tháng. PGS-TS Nguyễn Thị Lâm cho rằng,
đây cũng là trăn trở của những người làm công tác dinh
dưỡng. Trước mắt, các bà mẹ có thể chủ động đưa ra một
số giải pháp “chữa cháy”, tùy theo điều kiện cụ thể của
từng nơi làm việc. Có thể tiếp tục xin nghỉ thêm hai tháng,

thu xếp làm việc nửa ngày, hoặc xin phép mang việc về nhà
làm. Ngoài ra, nếu cơ quan có nhiều bà mẹ đang ở giai
đoạn cho con bú, có thể thành lập phòng dành riêng cho bà
mẹ, để tiện cho con bú

×