Behind the scenes
MAMMA MIA! THE MOVIE
Đạo diễn: Phyllida Lloyd
Kịch bản: Catherine Johnson
Thể loại: Phim, tình cảm lãng mạn, ca nhạc
Thời lượng: 103 phút
Các diễn viên chính:
Meryl Streep Donna
Pierce Brosnan Sam Carmicheal
Colin Firth Harry Bright
Stellan Skarsgrad Bill
Amanda Seyfried Sophie
Julie Walters Rosie
Christine Baranski Tanya
Nội dung:
Đó là mùa hè năm 1999 tại vùng đảo Greek mê hoặc lòng người. Chuyến
phiêu lưu lãng mạn của chúng ta bắt đầu từ vùng biển Địa Trung Hải, chính xác
hơn chính là khách sạn villa Donna. Bà chủ Donna (Meryl Streep) có cô con gái
Sophie (Amanda Seyfried) đang chuẩn bị một đám cưới lãng mạn với vị hôn phu
Sky (Dominic Cooper).
Trước ngày cưới, Sophie đã mạo hiểm gửi 3 thiệp mời đến 3 người đàn ông
mà theo cô đọc trong nhật ký của mẹ Donna có thể là cha ruột của mình. Từ 3 tấm
thiệp mời này, 3 người đàn ông trung niên từ 3 nơi khác nhau trên thế giới đều
quay trở về vùng đảo đã từng làm họ mê đắm 20 năm về trước.
Ba người đàn ông giờ đây thật khác biệt, trong khi Sam Carmicheal (Pierce
Brosnan) là một doanh nhân, thì Bill Anderson (Stellan Skarsgard) vẫn chọn cho
mình con đường phiêu lưu thám hiểm. Người còn lại là Harry Bright (Colin Firth)
làm việc tại ngân hàng. Dù rằng đã 20 năm trôi qua, họ vẫn háo hức trở lại vùng
đảo thiên đường đó để gặp lại Donna yêu dấu và cũng nôn nóng nhìn ngắm đứa
con gái Sophie của mình. Nhưng đó chỉ là những ý nghĩ của họ khi bắt đầu cho
cuộc hành trình trở về lần này. Khi đặt chân lên đảo, một lần nữa khung cảnh thiên
đường ở đây lại khai hoa cho những khoảnh khắc lãng mạn mới
Cảm hứng thực hiện Mamma Mia!
Dựa trên ca khúc nổi tiếng của nhóm ABBA, vở nhạc kịch cùng tên
Mamma Mia được trình diễn lần đầu tiên tại Luân Đôn vào ngày 6 tháng 4 năm
1999 tại nhà hát Prince Edward. Sau khi thành công ở xứ sở sương mù, vở nhạc
kịch tiếp tục tấn công thị trường Bắc Mỹ, mở đầu là tại nhà hát Royal Alexandra ở
Toronto vào ngày 23 tháng 5 năm 2000. Sau đó, nhà hát kịch Broadway thực hiện
lại vở diễn này, mở màn đầu tiên tại nhà hát Winter Garden vào ngày 18 tháng 10
năm 2001 và tiếp tục trình diễn hơn 140 thành phố trên khắp nước Mỹ. Vở kịch
được chào đón tại khắp mọi nơi và tạo nguồn cảm hứng cho Judy Craymer – nhà
sản xuất của Mamma Mia!. Theo Judy Craymer, với sự thành công rực rỡ của vở
nhạc kịch Mamma Mia, nhận được rất nhiều bài viết khen ngợi của giới phê bình
nghệ thuật lẫn sự đón nhận của công chúng, Judy nghĩ rằng khả năng có thể mang
lại một thành công rực rỡ hơn thế, thấm đượm vào tình cảm của hàng triệu khán
giả chứ không chỉ dừng lại ở con số hàng trăm nghìn ít ỏi. Và Judy đã tìm đến
Catherine Johnson (biên kịch) và Phyllida Llyod (đạo diễn) để thực hiện phiên bản
điện ảnh của Mamma Mia. Đó chính là quá trình thai nghén và hình thành nên siêu
phẩm phim ca nhạc Mamma Mia! như một nốt khóa nhạc nhẹ nhàng tinh tế cho
mùa hè 2008 bùng cháy với những siêu anh hùng trong những cuộc chiến khốc liệt.
Âm nhạc – sức quyến rũ của Mamma Mia!
Craymer bắt đầu công việc với nhà biên kịch Johnson, yêu cầu Johnson ghi
chú lại tất cả những bài hát của ABBA, chia làm 2 nhóm chính. Một nhóm bài hát
dành cho khán giả trẻ, sôi động và trẻ trung như Honey, Honey và Dancing Queen,
một nhóm ca khúc mang âm hưởng trầm lắng, trưởng thành hơn như The Winner
Takes It All, Knowing Me, Knowing You.
Bên cạnh đó, Craymer yêu cầu Johnson nên chú ý đến những lời bài hát có
liên quan đến đám cưới và những ngày lễ hội. Johnson phải quên hết đi những bài
hát, chỉ dùng những bài hát đó làm chất liệu để viết nên câu chuyện đó. Và
Johnson đã làm như thế.
Johnson bắt đầu bằng việc ngồi đọc toàn bộ lời bài hát của ABBA, xây
dựng câu chuyện đơn lẻ và chọn những bài hát thật phù hợp cho câu chuyện. Thực
tế đây là một công việc không dễ dàng đối với Johnson vì tâm trí của Johnson vẫn
bị ám ảnh bởi những gì mình đã thực hiện trước đó. Kết quả của quá trình làm việc
miệt mài và khó nhọc này là một câu chuyện ấm áp về tình yêu của 2 người phụ
nữ đặc trưng cho 2 thế hệ, lồng vào đó là một ước muốn nhỏ bé nhưng rất mãnh
liệt của một cô gái trẻ. Một câu chuyện có thể thuyết phục được mọi đối tượng bất
chấp tuổi tác, giới tính và quốc tịch.
Kịch bản đã hoàn thành, Craymer bắt đầu tìm kiếm đạo diễn thực hiện. Bà
nhắm đến nữ đạo diễn sân khấu Phyllida Lloyd và Lloyd nhanh chóng đồng ý
tham gia.
Tất cả những ca khúc trong Mamma Mia! đều do chính các diễn viên thu
âm trước khi quay. Việc này đã gây ra không ít khó khăn cho diễn viên. Vì yêu
cầu ca khúc phải phù hợp với cảm xúc của nhân vật nên khi thu âm, họ phải tưởng
tượng ra cảm xúc của nhân vật và giữ ý tưởng đó cho đến khi quay. Điều này thực
sự rất khó vì họ chỉ có kịch bản trong tay và phải thu âm những ca khúc kinh điển
với cảm xúc mới lạ và hợp với vai diễn. Nhưng cuối cùng họ đã thể hiện những ca
khúc rất hòa hợp với cảm xúc nhân vật. Điểm nhấn chính là ca khúc I have a
dream được Amanda Seyfried thể hiện trong tâm trạng mong muốn tìm lại cha
ruột của mình. Ca khúc Mamma Mia cũng do Meryl Streep thực hiện và Meryl
thực hiện ca khúc này khá nhanh và rất thành công. Trong phim sử dụng rất nhiều
ca khúc của ABBA, đặc biệt I have a dream và Mamma Mia được sử dụng lại
nhiều lần với 2 phiên bản đơn ca và hợp ca.
Riêng phần thu âm của Amanda Seyfried được chăm sóc khá kỹ lưỡng bởi
Lowe, Ulvaeus, Andersson và Lloyd. Tuy nhiên, cô cho biết mình không bị áp lực
nặng nề mà rất thoải mái thực hiện phần thu âm. Amanda cho biết mọi người rất
thích giọng của cô nên để cô tự do, thoải mái thể hiện những ca khúc đó.
Bên cạnh âm nhạc, những vũ điệu ballet cũng là một thử thách cho những
nhà biên đạo múa của phim. Những ngày đầu khi còn làm việc trên bàn giấy, dự
án Mamma Mia! đã mời nhà biên đạo múa đại tài Anthony Van Lasst. Van Lasst
cho biết phải tốn rất nhiều thời gian bàn bạc cùng đạo diễn để thực hiện những
cảnh quay. Từ chuyện chuẩn bị vị trí cho vũ công, cảnh quay này cần bao nhiêu
người, đặt máy quay ở đâu đều được bàn chi tiết. Ban đầu họ dự định giữ lại toàn
bộ động tác từ vở nhạc kịch, nhưng cuối cùng, họ phải tái bố trí lại tất cả những
điệu nhảy cho phù hợp với bộ phim. Để thực hiện những cảnh quay, hầu hết diễn
viên lẫn nhà biên đạo đều phải tham gia các lớp pilates, yoga và lớp duỗi người để
có cơ thể dẻo dai phục vụ cho những động tác vừa nhảy vừa hát.
Tham gia cùng Anthony Van Lasst có đến 2 trợ lý đạo diễn để theo dõi và
quan sát những động tác của diễn viên là Tim Stanley và Nicola Treherne. Tim
chịu trách nhiệm ở địa điểm quay cùng mọi người, còn Nicola là cầu nối giữa Van
Lasst và diễn viên khi Van Lasst theo dõi qua màn hình. Nicola cũng chịu trách
nhiệm chỉnh sửa những sai sót của diễn viên khi thực hiện những cảnh quay lớn.
NHỮNG DIỄN VIÊN CHÍNH:
1. Meryl Streep
Meryp Streep hiện đang nắm giữ kỷ lụ 14 lần được đề cử Oscar và được
xem như là bà hoàng phim tình cảm tâm lý ở Hollywood. Gần đây nhất, Meryl
tham gia phim Lions for Lambs bên cạnh Robert Redford, Tom Cruise và
Rendition, cùng với Reese Witherspoon và Jake Gyllenhaal. Hai bộ phim sắp tới
của Meryl là Doubt (cùng với Philip Seymour Hoffman, Amy Adams) và phim
Julie & Julia (với Stanley Tucci).
Streep khởi nghiệp năm 1977 với vai diễn trong “Julia”, xuất hiện bên cạnh
Jane Fonda và Vanessa Redgrave. Ngay vai diễn thứ hai trong “The Deer Hunter”,
đã mang về đề cử Oscar đầu tiên cho Streep. Năm tiếp theo, Streep thắng giải
Oscar đầu tiên với vai diễn trong “Kramer vs. Kramer”. Kể từ đó, con đường sự
nghiệp của Meryl Streep thăng hoa cùng tài nghệ diễn xuất tinh tế của bà. Trong
sự nghiệp của mình, Meryl liên tục thắng giải với những vai diễn đa dạng và
phong phú. Sự thể hiện tinh tế của Meryl trong những vai diễn đòi hỏi diễn xuất
nội tâm và tình cảm mang đến cho Meryl nhiều giải thưởng và kinh nghiệm trong
việc thể hiện cảm xúc. Chính vì lý do đó mà diễn xuất của Meryl ngày càng chín
muồi và cái tên Meryl Streep trong thành phần diễn viên như một lời bảo chứng
cho tác phẩm điện ảnh hay kịch nghệ mà bà tham gia diễn xuất.
Vai diễn gần đây thành công nhất của bà chính là vai diễn biên tập viên thời
trang khó tính trong “The Devil Wears Prada”, vai diễn đem lại giải thưởng nữ
diễn viên chính xuất sắc nhất cho Meryl tại giải Golden Globe và giải Oscar
Năm 2004, Meryl được vinh danh giải thưởng Cống hiến trọn đời của AFI
và năm 2008, bà được the Film Society of Lincoln Center vinh danh vì những
cống hiến nghệ thuật của mình.
2. Pierce Brosnan
Pierce Brosnan được đề cử giải Nam diễn viên xuất sắc nhất (thể loại phim
nhựa) tại giải Golden Globe năm 2005 cho vai diễn Julian Noble trong “The
Matador” in 2005.
Mặc dù nổi tiếng với vai trò là diễn viên, nhưng Brosnan lại có niềm đam
mê với nghề sản xuất phim. Năm 1996, Brosnan cùng với Beau St. Clair thành lập
hãng phim riêng mang tên Irish DreamTime. Hãng phim này đã sản xuất 5 bộ
phim tính đến thời điểm hiện tại gồm có “The Nephew” (1998), “The Thomas
Crown Affair” (1999), “Evelyn” (2002), “Laws of Attraction “ (2004) and
“Shattered”(2007).
Có lẽ vai diễn được nhiều người biết đến nhất của Brosnan chính là vai diễn
chàng điệp viên hào hoa 007 – James Bond. Tổng cộng Brosnan hóa thân vào vai
Bond bốn lần trong suốt khoảng thời gian từ năm 1995 đến 2002. 3 tập đầu
Brosnan tham gia gồm “Golden Eye” (1995), “Tomorrow Never Dies” (1999),
“The World Is Not Enough” (1999) thu về hơn 1 tỷ USD doanh thu trên toàn cầu.
Riêng tập cuối cùng “Die Another Day” (2002) thu về hơn 500 triệu USD tiền vé
trên khắp thế giới.
3. Colin Firth
Colin Firth là nam diễn viên điển hình của Anh Quốc, là kẻ du hành lãng
mạn từ màn ảnh rộng đến truyền hình và sân khấu kịch nghệ. Gặt hái được nhiều
thành công, cũng như những giải thưởng danh giá, Colin hiện nay vẫn là một nam
diễn viên được săn đón trong làng điện ảnh. Chỉ trong khoảng thời gian 3 năm từ
2002 đến 2005, Colin xuất hiện dày đặc trong những bộ phim thành công như
“Shakespeare in love”, “Love actually”, “Girl with a Pearl Earring”, “Bridget
Jones”, “Where the truth lies và Nanny McPhee”. Những bộ phim này có phim
thành công về mặt nghệ thuật như “Shakespeare in love”, “Girl with a Pearl
Earring”, có phim thành công rực rỡ về doanh thu như “Love Actually” và
“Bridget Jones” (thu về hơn 250 triệu USD). Những thành công này góp phần
khẳng định tài năng và tên tuổi của Colin trong ngành điện ảnh.
4. Amanda Seyfried
Amanda nhanh chóng chiếm lấy cảm tình và sự chú ý của khán giả bởi khả
năng tự tỏa sáng đặc biệt của bản thân. Hiện nay, Amanda đang tham gia diễn xuất
trong bộ phim “Jennifer’s Body”, do Diablo Cody (biên kịch phim Juno) viết kịch
bản và Karyn Kusama đạo diễn. Amanda sẽ vào vai Needy, cô bạn thân của
Jennifer (do Megan Fox đóng).
Cũng mới đây, Amana được đánh giá rất cao với vai diễn trong seri phim
truyền hình trên HBO được đề cử giải Golden Globe mang tên “Big Love”. Trong
phim, cô diễn vai Sarah Henrickson, con gái nhỏ nhất của Bill (Bill Paxton) và
Barb Hendrickson (Jeanne Tripplehorn), người luôn gặp những rắc rối trong tuổi
dậy thì trong một gia đình khá rắc rối. Năm 2008 này sẽ là sự trở lại của season 3
của seri phim truyền hình này
Vai diễn nổi bật nhất của Amanda là vai diễn trong “Mean Girls”. Bộ phim
hài tuổi teen đẩy tên tuổi của 3 nữ diễn viên trẻ Lindsay Lohan, Rachel McAdams
và Amanda Seyfried lên hàng ngôi sao năm 2004. Thành công của bộ phim này
còn mang lại giải thưởng tập thể dành cho cả ba cô tại lễ trao giải MTV Movie
Awards cùng năm.
Năm 2005, Amanda tham gia vào bộ phim “Nine Lives”, do Rodrigo
Garcia viết kịch bản và đạo diễn, cùng với các diễn viên như Sissy Spacek, Glenn
Close, Holly Hunter, Robin Wright Penn và Dakota Fanning. Năm 2006, Amanda
xuất hiện trong “Alpha Dog”, của đạo diễn Nick Cassavetes cùng với các nam nữ
diễn viên gạo cội như Bruce Willis, Sharon Stone và nam ca sĩ tài hoa Justin
Timberlake. Cùng năm đó cô cũng tham gia diễn xuất trong “American Gun” cùng
với Donald Sutherland, Forest Whitaker và Marcia Gay Harden.
Một số thông tin bên lề
- Mamma Mia! là bộ phim đầu tiên quay trên trường quay 007 tại Pinewood
mùa hè 2007
- Ngoại cảnh được quay ở Hy Lạp và 21 đảo ở quần đảo Sporades, đặc biệt
là Skiathos.
- Mặc dù được hỗ trợ rất nhiều bởi những cộng tác viên địa phương, nhưng
đoàn làm phim vẫn gặp rất nhiều khó khăn trong việc vận chuyển một số khối
lượng khổng lồ các máy móc, phục trang cùng hơn 210 thành viên của đoàn làm
phim. Đặc biệt là những cảnh quay gần biển, phải đối mặt với sự thay đổi của thời
tiết và gió, cát biển.
- Nhà thiết kế trang phục nổi tiếng Ann Roth cũng phải vất vả chuẩn bị
phục trang cho phim vì yêu cầu của đạo diễn rất cao. Trang phục được yêu cầu
vừa phải nổi bật, phù hợp với diễn viên và bối cảnh, lại còn phải mang tính chất
rất chân thực của đời sống. Ann Roth làm việc miệt mài để có những bộ phục
trang như ý, có những bộ Ann tiết lộ rằng đã phải đến tận con đường thứ 138 ở
Cộng Hòa Dominica để mua. Ann cho biết bà không thuộc tuýp người chỉ gọi điện
để đặt mua quần áo, bản thân bà yêu thích việc đến tận cửa hàng, lục tung lên mọi
thứ để tìm được trang phục ưng ý.
- Cảnh quay đám cưới được thực hiện trên đỉnh của một ngọn núi. Từ trung
tâm bán đảo đến đỉnh ngọn núi này phải mất 1 tiếng đồng hồ. Nhà thờ làm lễ ở đây
là nhà thờ duy nhất được xây dựng ở độ cao hơn 100 mét so với mặt nước biển.
Cảnh quay này sau đó được chỉn chu lại tại trường quay Pinewood.
- Khác với nhạc kịch, việc dựng bối cảnh trong phim phải mang tính chân
thật hơn nên nhà thiết kế bối cảnh đã phải thực hiện lại toàn bộ bối cảnh, trong đó
có cả việc xây lại cả một ngôi làng nhỏ trên đảo.
- Meryl Streep đồng ý nhận lời tham gia vai Donna ngay vì chính Meryl đã
viết thư khen ngợi khi xem vở nhạc kịch này cách đó vài năm. Trong thư, Meryl
hết lời khen ngợi và bày tỏ muốn tận hưởng cảm giác là một phần của vở diễn.
- Trái với Meryl, Pierce Brosnan ban đầu lưỡng lự khi nhận được lời mời vì
lo ngại về khả năng nhảy múa và ca hát của mình. Nhưng sau đó, anh cho rằng đó
là một trải nghiệm thú vị khi thể hiện cảm xúc qua bài hát và cách trình diễn ballet
cổ điển.
- Mandy Moore, Amanda Bynes, Rachel McAdams và Emmy Rossum đều
được mời casting cho vai Sophie.
- Phyllida Lloyd cũng là đạo diễn của vở nhạc kịch Mamma Mia trên sân
khấu Broadway.
- Nhà sản xuất và tác giả của vở nhạc kịch Mamma Mia ở Anh Quốc đã
từng bị phá sản khi thực hiện vở này lần đầu tiên. Tuy nhiên, hiện giờ họ là hai
người phụ nữ giàu có ở nước Anh.