Thế giới ngầm của các võ sĩ Nhật
Yakuza: Bạch tuộc tại xứ Phù tang
Anh hưởng của Yakuza trong xã hội Nhật thật lớn mạnh và
được thừa nhận nhiều hơn so với tác động của bọn tội phạm có
tổ chức trong xã hội Mỹ. Ngay từ những ngày đầu, Yakuza đã
luôn tỏ ra thèm khát quyền lực và tiền bạc. Chúng tìm mọi
cách tham gia vào bất kỳ lĩnh vực nào có thể nhúng tay vào
được, kể cả chính trị và kinh doanh.
Phần lớn các mánh lới hoạt động của Yakuza có thể được hé lộ qua
những đặc trưng của nhóm. Trước hết, Yakuza không phải là một
cộng đồng bí mật như những "đồng nghiệp" thuộc các băng đảng
Mafia gốc Italia hay Hội Tam Hoàng người Hoa.
Các tổ chức Yakuza thường có một văn phòng với một tấm biển gỗ
treo ở cửa trước, công khai tên hoặc biểu trưng của chúng. Các
thành viên thường đeo kính râm và mặc những bộ đồ sặc sỡ để
những người khác có thể nhận ra "nghề nghiệp" của chúng một
cách dễ dàng. Ngay cả cách đi của nhiều thành viên Yakuza cũng
hoàn toàn khác dân thường.
Các thành viên Yakuza với những hình xăm trổ đặc trưng
Vẻ khệnh khạng và hiếu chiến của chúng khác xa cách tiến hành
công việc khiêm tốn và lặng lẽ của nhiều người Nhật. Chúng có
thể ăn mặc ít phô trương hơn nhưng khi cần lại sẵn sàng "khoe"
các hình xăm trổ để chứng tỏ mình là ai. Đôi khi, chúng cũng
chưng diện các vật cài trên ve áo, thể hiện cấp bậc trong tổ chức.
Một "gia đình" Yakuza (ám chỉ một băng nhóm tội phạm) thậm chí
đã in tập san hàng tháng, trong đó nêu chi tiết về các nhà tù, đám
cưới, lễ tang, những vụ giết người có liên quan đến Yakuza và cả
những bài thơ do các ông trùm sáng tác.
Kết thân chính khách
Với phương thức hoạt động bán công khai, Yakuza được cho là có
quan hệ với giới chính khách Nhật thông qua các uyoku (các nhóm
chính trị cực hữu). Năm 1978, Noboru Takeshita được bầu làm
Thủ tướng thứ 74 của Nhật.
Dư luận đã luôn nghi ngờ về sự tác động của bọn gangster trong
các vòng bỏ phiếu. Khi bị chất vấn về các cáo buộc vào năm 1992,
Takeshita đã bác bỏ việc Yakuza có dính dáng đến cuộc bầu cử
đưa ông lên cầm quyền. Tuy nhiên, có một sự việc đáng chú ý xảy
ra khi Takeshita vận động tranh cử là: một nhóm giấu mặt (tình
nghi là thành viên Yakuza) đã ra tay, "bịt miệng" những người chỉ
trích ông trong một cuộc diễn thuyết trước công chúng.
Vị lãnh đạo của đảng Dân chủ Tự do đã buộc phải rút khỏi chính
trường vào tháng 10/1992 sau khi thừa nhận đã đút túi 500 triệu
Yen của công ty chuyển phát hàng hóa Sagawa Kyubin. Hiroyasu
Watanabe, chủ của công ty Sagawa Kyubin, đã "lại quả" cho
Takeshita vì chính khách này đã nỗ lực cứu giúp công việc kinh
doanh của hắn.
Watanabe cũng thú nhận hắn đã yêu cầu Ishii Susumu, ông trùm
của nhóm Inagawa-kai, "bịt miệng" những người chống đối
Takeshita. Susumu đã điều động băng Aizu Kotetsu từ Kyoto để
thực hiện việc này. Trong khi đó, Shigeaki Isaka, kẻ thân cận với
thủ lĩnh Kotetsu, đã sẵn sàng giúp Takeshita thắng cử với hy vọng
sẽ thao túng vị thủ tướng tương lai.
Một bài báo đăng tải trên tờ Time số ra tháng 6/1991 đã phanh
phui một vụ bê bối có liên quan đến Yakuza và ông Prescott Bush,
Jr, anh trai của Tổng thống Mỹ lúc bấy giờ George H. W. Bush
(Bush "cha").
Theo bài báo, West Tsusho - một công ty bất động sản có trụ sở ở
Tokyo, đã mua hai doanh nghiệp Mỹ (công ty phần mềm Quantum
Access có trụ sở ở Houston và công ty Asset Management
International Financing & Settlement có trụ sở tại New York City)
nhờ sự giúp đỡ của chính anh ruột của lãnh đạo Nhà Trắng.
Nhưng điều bị bưng bít vào thời điểm ấy là West Tsusho thuộc
một công ty do "bố già" Susumu điều hành. Ông Prescott Bush, Jr
đã nhận 250.000 USD tiền giúp West Tsusho thu mua công ty
Asset Management và được hứa trả thêm 250.000 USD nữa cho 3
năm tư vấn cho công ty này. Lúc đó, anh trai của cựu Tổng thống
Bush "cha" đã không hay biết việc ông đang là người môi giới cho
hoạt động của một nhóm Yakuza Nhật.
Yakuza cũng được xem là có liên minh lâu đời và bền chặt với
những người theo chủ nghĩa dân tộc cánh hữu tại đất nước mặt trời
mọc. Vào ngày 5/6/1999, hiệu trưởng một trường trung học ở
Osaka đã bị một tên Yakuza đâm trọng thương vì từ chối tổ chức
nghi thức chào cờ và hát quốc ca tại một lễ tốt nghiệp của trường.
Thao túng hoạt động giải trí
Cho tới gần đây, đa số nguồn thu nhập của Yakuza đến từ các
mánh lới bảo kê những khu đèn đỏ và các hoạt động buôn bán ma
túy, giải trí diễn ra trong phạm vi lãnh thổ của chúng. Điều này
một phần do những người tham gia kinh doanh trong lĩnh vực này
không sẵn lòng tìm kiếm sự giúp đỡ từ cơ quan an ninh. Cảnh sát
Nhật cũng không tự nguyện can thiệp vào những vấn đề nội bộ tại
những nơi phức tạp như các trung tâm mua sắm, các quận giải trí,
khu phố đêm
Mỗi băng Yakuza sở hữu các sòng bạc riêng phía sau các quán bar
và nhà hàng. Đồ ăn thức uống cũng được phục vụ tại đây nhưng
mục đích chính vẫn là đánh bạc. Những kẻ đánh bạc cũng do chính
các băng đảng này lựa chọn. Nếu chúng không biết rõ các con bạc,
họ sẽ không được phép chơi tại sòng bạc của chúng. Người ta cho
rằng đây là biện pháp phòng ngừa cảnh sát của bọn "xã hội đen".
Phần lớn lợi nhuận Yakuaza trong kinh doanh sòng bạc đến từ các
trò súc sắc đa dạng về kiểu chơi. Trò phổ biến nhất là "cho ka han
ka" hay còn gọi là trò chẵn - lẻ. Trò này rất đơn giản: hai viên súc
sắc được lắc đều trong một ống tre màu đen trước khi được thả
xuống một tatami (một loại thảm của Nhật). Tất cả các con bạc
trước đó đã đặt tiền cược vào bên chẵn hoặc bên lẻ. Tiền đặt cược
thường rất cao. Nếu toàn bộ những người chơi là thành viên
Yakuza thì chúng có thể cá cược tới hàng ngàn USD trong một ván
chẵn - lẻ và đôi khi kiếm được hơn một triệu USD một ngày.
Trong một trò chơi súc sắc truyền thống, tất cả những người tham
gia phải là các con bạc chuyên nghiệp. Khi bước vào phòng chơi,
chúng không nói một lời nào. Âm thanh duy nhất người ta có thể
nghe thấy là tiếng tiền đặt cược. Mặc dù đây là kiểu đánh bạc đã
quá cổ xưa nhưng các nhóm Yakuza vẫn duy trì nó vì chúng không
muốn phá bỏ một nét truyền thống của tổ chức.
Một ngõ hẻm ở khu Shinjuku nổi tiếng là nơi lui tới thường xuyên
của các thành viên Yakuza tại Tokyo
Các công ty liên quan đến tình dục cũng là những công cụ hái ra
tiền của Yakuza. Chúng cung cấp mọi dịch vụ, đáp ứng mọi nhu
cầu của những người làm công ăn lương bảo thủ, làm việc quá sức
tại đất nước này. Hàng tấn sách báo, tranh ảnh đồi trụy được nhập
lậu từ châu Âu, châu Mỹ vào Nhật. Yakuza cũng kiểm soát các
đường dây mại dâm khắp cả nước và kiếm bộn từ việc này.
Thống kê cho thấy một số nhóm Yakuza có thể thu về hơn 1 triệu
USD mỗi tháng từ các quán bar tình dục, nhà thổ hay các "câu lạc
bộ hẹn hò" dành cho nam giới tại những nơi như Kabuki-cho thuộc
Tokyo.
Đối với "câu lạc bộ hẹn hò", nhân viên là những cô gái trẻ, chưa
đầy 18 tuổi. Phí tham giam những câu lạc bộ như thế này ít nhất là
1.000 USD, do vậy phần lớn các khách hàng là những người đàn
ông trung niên giàu có, ví dụ như các bác sĩ, luật sư và các chủ tịch
công ty. Khi đã trở thành thành viên câu lạc bộ, họ sẽ được quyền
xem ảnh các cô bé vị thành niên và chọn một trong số đó để hẹn
hò. Mỗi người đàn ông sẽ phải trả gần 200 USD cho việc sắp xếp
cuộc hẹn và tất cả các chi phí kèm theo khác.
Sau cuộc gặp đầu tiên, các khách hàng sẽ gọi điện tới câu lạc bộ và
nói cho những người quản lý biết họ có thích cô gái hay không và
họ có muốn một cuộc hẹn khác hay không. Để quan hệ tình dục
với cô gái được chọn, các "quý ông" có thể phải tiêu tốn ít nhất
1.000 USD.
Việc thuê nữ học sinh trung học làm gái điếm ở Nhật là phạm
pháp. Tuy nhiên, có một số các nữ sinh tự nguyện bán thân vì họ
có thể kiếm được nhiều tiền hơn so với bất kỳ việc làm thêm nào
khác. Dẫu vậy, số người tình nguyện quá ít nên Yakuza thường tìm
kiếm "nguồn hàng" từ Philippines, nơi các bậc phụ huynh khốn
khổ buộc phải bán đứt con gái lấy khoảng 5.000 USD để nuôi sống
phần còn lại của gia đình. Yakuza cũng nhắm tới Trung Quốc, nơi
vẫn còn các gia đình sẵn sàng từ bỏ những đứa con gái được sinh
ra trái ý muốn. Bên cạnh đó, chúng còn tìm cách lừa phỉnh phụ nữ
từ Đông Âu và Châu Á sang Nhật, sau đó ép họ trở thành gái bán
hoa hoặc vũ nữ khỏa thân.
Mánh khóe làm tiền truyền thống
Yakuza thường gắn chặt với một một dạng tống tiền có một không
hai ở Nhật, được biết đến dưới cái tên "sōkaiya". Về thực chất, đây
là một mánh lới bảo kê đặc biệt. Thay vì quấy rối các doanh nghiệp
nhỏ, Yakuza tìm cách quậy phá tại các cuộc họp cổ đông của một
công ty lớn. Các cổ đông bình thường sẽ khiếp sợ khi thấy sự hiện
diện của các thành viên Yakuza, những kẻ có quyền tham dự cuộc
họp nhờ mua một lượng nhỏ cổ phiếu.
Trong khi đó, giới lãnh đạo công ty hoặc các cổ đông chủ chốt bị
chúng uy hiếp thông qua việc bắt cóc tống tiền đơn giản hoặc đe
dọa tiết lộ những thông tin có thể buộc tội hoặc làm mất uy tín của
họ. Một khi Yakuza giành được chỗ đứng vững chắc tại các công
ty này, họ sẽ phải làm việc cho bọn tội phạm để tránh nguy cơ bị
tiết lộ những bê bối nội bộ trước công chúng. Một vài công ty thậm
chí còn phải trả những khoản định kỳ cho các băng đảng và coi đó
là một phần chi tiêu chính thức trong ngân sách hàng năm.
Yakuza có ảnh hưởng sâu sắc tới "puroresu" - môn vật chuyên
nghiệp của Nhật. Hầu hết những công ty tổ chức các cuộc thi đấu
"puroresu" có ràng buộc về tài chính với các băng đảng tội phạm.
Rất nhiều địa điểm tổ chức đấu vật (như võ đài, sân vận động, )
thuộc quyền sở hữu hoặc được Yakuza bảo kê. Và như vậy, khi
một công ty tổ chức thi đấu "puroresu" tại một trong những địa
điểm này, Yakuza sẽ nhận được những phần trăm nhất định từ số
tiền bán vé.
Nhìn chung, Yakuza được coi là một nhà tài trợ lớn cho cả
"puroresu" và MMA (môn "nghệ thuật hỗn chiến", các đấu thủ có
thể sử dụng các kĩ thuật cận chiến để giành thắng lợi, kể cả đấm và
móc hàm - PV). Không có gì là bất thường nếu các đô vật nhận
được những chỉ dẫn cụ thể về cách chơi trong một trận đấu chỉ
nhằm để làm vừa lòng các thành viên Yakuza trong đám đông.
Người ta cho rằng ở Nhật chắc chắn không một công ty tổ chức
đấu vật quy mô nào có thể phá sản vì chúng sẽ được Yakuza hậu
thuẫn.
Yakuza cũng có quan hệ với thị trường bất động sản và ngân hàng
ở Nhật thông qua các jiageya (cò nhà đất). Jiageya chuyên thuyết
phục những người chủ đất nhỏ bán tài sản của họ cho các công ty
bất động sản để các doanh nghiệp này tiến hành các dự án phát
triển lớn hơn. Sự "tăng trưởng giả tạo" của nền kinh tế Nhật hồi
những năm 1980 được cho là xuất phát từ việc đầu cơ bất động sản
thông qua sự dung túng của các ngân hàng. Sau sự sụp đổ của nền
kinh tế như vậy vào đầu những năm 1990, một quản lý của một
ngân hàng lớn tại Nagoya bị ám sát. Mọi nghi ngờ đều dồn vào
mối quan hệ trực tiếp giữa ông ta với thế giới ngầm.
Thị trường chứng khoán và các công ty hợp pháp
Ngay từ những năm 80 đã có nhiều dấu hiệu cho thấy Yakuza đã
tìm cách đầu tư lớn vào các công ty hợp pháp song song với việc
duy trì những hoạt động kinh doanh "ngoài vòng pháp luật". Vào
năm 1989, ông trùm của Liên minh Inagawa (một nhóm Yakuza
khét tiếng thời bấy giờ) đã mua một lượng lớn cổ phiếu của công
ty xe điện Kyuko (Tokyo) với tổng trị giá lên tới 255 triệu USD.
Các "câu lạc bộ hẹn hò" dành cho nam giới đem lại bộn tiền cho
Yakuza
Cảnh sát Nhật hiện đang báo động về sự tăng vọt những người
chơi chứng khoán, nổi tiếng vì có những ngón tay út bị thương tổn
và những hình xăm trổ đặc trưng hơn là số cổ tức thu được.
Trong một báo cáo công bố hồi đầu tháng 7 năm nay, cơ quan cảnh
sát quốc gia Nhật (NPA) nhấn mạnh nhu cầu cấp thiết phải tấn
công các băng nhóm Yakuza, hiện đã phát triển thành những
nghiệp đoàn tội phạm, đang ngày càng giàu lên thông qua các vụ
mua bán cổ phiếu và hùn vốn cho các công ty niêm yết trên thị
trường chứng khoán.
Theo bản báo cáo của NPA, các nghiệp đoàn tội phạm có tổ chức
đã đa dạng hóa các nguồn "kiếm cơm" cho phù hợp với sự phát
triển của nền kinh tế Nhật. Trong một thập niên bắt đầu từ năm
1955, các công ty thuộc quyền quản lý của những thành viên
Yakuza cấp cao đã thâm nhập vào thế giới giải trí cũng như lĩnh
vực xây dựng và các ngành công nghiệp béo bở khác.
Trong giai đoạn "tăng trưởng giả tạo" của nền kinh tế vào những
năm 1980 - 1990, các nhóm Yakuza bước vào kinh doanh bất động
sản và phát triển các khu nghỉ mát. Chúng sử dụng các biện pháp
mạnh tay để thu lợi nhuận, ví dụ như buộc các chủ đất phải bán tài
sản của họ. Những tên gangster cũng dùng những công ty do các
cựu thành viên điều hành nhằm tạo ra vỏ bọc rằng những doanh
nghiệp này không liên quan đến thế giới ngầm. Sau giai đoạn này,
vào năm 1992, nguồn thu của Yakuza bắt đầu giảm mạnh do luật
chống tội phạm có tổ chức bắt đầu có hiệu lực. Kể từ đây, các
nghiệp đoàn tội phạm tìm cách mở rộng quan hệ với các nhóm
chuyên hoạt động trong lĩnh vực mua bán cổ phiếu.
Hồi tháng 2, các nhà chức trách đã bắt giữ vị phó chủ tịch của một
công ty sản xuất phụ kiện máy tính đang niêm yết trên thị trường
chứng khoán Osaka, vì nghi ngờ người này đã vi phạm Luật phục
hồi nhân phẩm. Doanh nhân này từng là ông trùm của một băng
đảng Yakuza. Ông ta bị buộc tội tẩu tán tài sản công ty bất hợp
pháp khi đang trong quá trình phục hồi nhân phẩm. Đến tháng 3,
một cựu thành viên Yakuza chuyên đầu cơ chứng khoán cùng một
số người khác cũng đã bị bắt giam vì cáo buộc dính dáng đến hoạt
động thao túng giá cổ phiếu. Các nghi can được cho là đã đầu tư ít
nhất 1,7 tỉ Yen vào âm mưu này. Tuy nhiên, các cuộc điều tra của
cảnh sát hiện vẫn không chứng minh được tiền trong các thương
vụ trên đã tới tay các nghiệp đoàn tội phạm như thế nào.
Các nhà chức trách Nhật đã xúc tiến việc loại trừ bọn gangster từ
khi Luật chống tội phạm có tổ chức được áp dụng vào năm 1992.
Tuy nhiên, với gần 84.700 thành viên đang hoạt động, kể cả những
kẻ chuyên ủng hộ hoạt động của băng nhóm thông qua việc gây
quỹ, thế lực của Yakuza dường như vẫn đang bàn trướng trong xã
hội Nhật. Các thành viên của thế giới ngầm tuyên bố rằng chúng
có nhiều khách hàng hơn những gì công chúng biết và số tiền mà
những bạn làm ăn này trả cho các dịch vụ của chúng không hề nhỏ.
Một thủ lĩnh băng đảng ở vùng Kanto cho biết: "Chúng tôi ngày
càng nhận được nhiều các "đơn đặt hàng" từ dân thường". Ông
trùm của một nhóm Yakuza khác tiết lộ trong số các khách hàng
của chúng thậm chí có một cơ quan xã hội và một doanh nghiệp.
Nhóm của hắn đã được trả hơn 100 triệu Yen tiền thù lao vì tham
gia các cuộc thương lượng thu hồi hoặc tranh giành tài sản.
Lãnh đạo NPA Iwao Uruma thừa nhận: "Việc cắt giảm số lượng
băng nhóm tội phạm là một nhiệm vụ vô cùng khó khăn. Hiện vẫn
có những người dân đang sử dụng dịch vụ của chúng. Chúng tôi
phải ngăn chặn họ tiếp tục nuôi dưỡng tội phạm có tổ chức".
Tổng hơp