Tuần 3
01/09/2018
Tiết 5
Ngày soạn:
Ngày dạy: 04/09/2018
BÀI 5: THỰC HÀNH
PHÂN TÍCH VÀ SO SÁNH THÁP DÂN SỐ NĂM 1989 VÀ NĂM 1999
I.
MỤC TIÊU: Qua bài học, HS cần đạt được:
1. Kiến thức:
- Tìm được sự thay đổi và xu hướng thay đổi cơ cấu dân số theo tuổi ở nước ta.
- Xác lập được mối quan hệ giữa gia tăng dân số với cơ cấu dân số theo độ tuổi, giữa dân
số và phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.
2. Kĩ năng:
Phân tích, so sánh tháp dân số nước ta qua các năm 1989 và 1999.
3. Thái độ:
Học sinh có ý thức trong vấn đề dân số ở nước ta và địa phương.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng
lực tính toán.
- Năng lực chuyên biệt: Học tập thực địa, sử dụng bản đồ, sử dụng số liệu thống kê.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
Hình vẽ tháp dân số Việt Nam năm 1989 và 1999 (phóng to).
2. Chuẩn bị của học sinh: Sgk, máy tính.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
1. Ổn định: Kiểm tra vệ sinh, sĩ số lớp học.
9A1……................................, 9A2……................................
9A3……................................, 9A4……................................
2. Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi 1: Tại sao giải quyết việc làm đang là vấn đề xã hội gay gắt ở nước ta?
Câu hỏi 2: Để giải quyết vấn đề việc làm, theo em cần có những giải pháp nào?
3. Tiến trình bài học:
Hoạt động 1: Hệ thống hóa các kiến thức đã học.
*Phương pháp dạy học: Đàm thoại gợi mở; giải quyết vấn đề; …
*Kĩ thuật dạy học: Đặt câu hỏi; …
*Bước 1:
- Có mấy dạng tháp tuổi? Nêu đặc điểm của các dạng tháp tuổi?
- Trên mỗi tháp dân số thể hiện những yếu tố nào? (Dành cho học sinh giỏi).
*Bước 2:
HS trả lời. Gv chuẩn xác kiến thức.
Hoạt động 2: Rèn kĩ năng làm bài tập địa lí.
*Phương pháp dạy học: Đàm thoại gợi mở; sử dụng bản đồ; giải quyết vấn đề; tự học; …
*Kĩ thuật dạy học: Đặt câu hỏi; …
*Bước 1:
Gv yêu cầu học sinh đọc nội dung bài thực hành.
*Bước 2:
Gv: Giới thiệu sơ lược về tháp dân số.
Bài tập 1: Phân tích và so sánh tháp dân số.
*Bước 3: Phân tích và so sánh 2 tháp dân số về các mặt:
- Hình dạng của tháp.
- Cơ cấu dân số theo độ tuổi.
- Tỉ lệ dân số phụ thuộc.
GV chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm trình bày nội dung theo phiếu học tập, đại diện
nhóm trả lời (GV gọi học sinh yếu dựa vào nội dung TLN trình bày).
*Bước 4:
Gv chuẩn xác kiến thức theo bảng (phụ lục).
Bài tập 2: Nhận xét về sự thay đổi của cơ cấu dân số theo độ tuổi ở nước ta? Giải thích
nguyên nhân?
*Bước 1:
GV gợi ý hs nhận xét cụ thể: Sự thay đổi cơ cấu dân số theo từng độ tuổi.
*Bước 2:
HS dựa vào tháp dân số để trả lời.
*Bước 3:
- Gv chuẩn xác kiến thức:
+ Tỉ lệ dân số trong độ tuổi lao động và ngoài lao động: Tăng (so với năm 1989).
+ Tỉ lệ dân số dưới độ tuổi lao động: Ngày càng giảm.
* Nguyên nhân:
+ Tỉ lệ dân số trong độ tuổi lao động và ngoài lao động ngày càng tăng, vì:
- Chất lượng cuộc sống của người dân Việt Nam ngày càng nâng cao.
- Trình độ dân trí ngày càng nâng cao, giảm đáng kể các tệ nạn xã hội.
- Y học và các dịch vụ y tế ngày càng phát triển => tuổi thọ kéo dài.
+ Tỉ lệ dân số dưới độ tuổi lao động ngày càng giảm là do: Ý thức về kế hoạch hóa gia
đình và thực hiện các chính sách dân số của người dân ngày càng được nâng cao.
Bài tập 3: Cơ cấu dân số theo độ tuổi của nước ta có những thuận lợi và khó khăn gì cho
phát triển kinh tế - xã hội? Biện pháp khắc phục những khó khăn này?
*Bước 1: GV giữ sự phân chia 3 nhóm như cũ trả lời câu hỏi 3.
- Nhóm 1: Thuận lợi?
- Nhóm 2: Khó khăn?
- Nhóm 3: Biện pháp khắc phục khó khăn?
*Bước 2: HS thảo luận. Đại diện nhóm trình bày kết quả.
(GV gọi học sinh yếu dựa vào nội dung TLN trình bày).
*Bước 3: Gv chuẩn xác kiến thức.
- Thuận lợi:
+ Tỉ lệ dân số dưới độ tuổi lao động cịn cao nên nước ta có 1 nguồn lao động dự trữ dồi dào.
+ Tỉ lệ dân số trong độ tuổi lao động cao, nước ta có 1 lực lượng lao động dồi dào, tạo ra
nhiều của cải, vật chất cho xã hội, thị trường tiêu thụ rộng lớn, …
- Khó khăn:
+ Tỉ lệ dân số dưới độ tuổi lao động còn cao đặt ra nhiều vấn đề cấp bách cần được giải
quyết như: giáo dục, y tế, nhà ở, …
+ Tỉ lệ dân số trong độ tuổi lao động cao cũng gây sức ép đối với việc giải quyết cơng ăn
việc làm, dễ nảy sinh tình trạng thất nghiệp, tệ nạn xã hội .
+ Tỉ lệ dân số phụ thuộc cịn cao là gánh nặng của tồn xã hội. Họ không sản xuất ra được
của cải vật chất, nhưng cũng có những nhu cầu về ăn, mặc, ở, đi lại, … buộc xã hội phải
chăm lo.
+ Tài nguyên cạn kiệt, mơi trường ơ nhiễm, …
- Biện pháp:
+ Có kế hoạch giáo dục, đào tạo hợp lí, tổ chức hướng nghiệp, dạy nghề.
+ Phân bố lại lực lượng lao động theo ngành và theo lãnh thổ.
+ Chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.
IV. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP:
1. Tổng kết:
Gv nhận xét giờ học thực hành: Ưu điểm, nhược điểm, đánh giá cho điểm những học sinh
làm việc tốt, nhắc nhở học sinh cịn thụ động.
2. Hướng dẫn học tập:
- Vẽ hình 5.1 vào vở. Chuẩn bị bài 6: Sự phát triển nền kinh tế Việt Nam.
- Ôn tập lại kiểu biểu đồ dạng đường (đồ thị).
V. PHỤ LỤC
Nội dung
Hình dạng của tháp
Cơ cấu dân số
Nhóm tuổi
theo độ tuổi
0 - 14 tuổi
15 - 59 tuổi
60 tuổi trở lên
Tỉ lệ dân số phụ thuộc
1989
Đỉnh nhọn, đáy rộng
Nam
20,1
25,6
3,0
Nữ
18,9
28,2
4,2
46.2
1999
Đỉnh nhọn, đáy rộng,
chân đáy thu hẹp hơn năm
1989
Nam
Nữ
17,4
16,1
28,4
30,0
3,4
4,7
41.6
VI. RÚT KINH NGHIỆM:
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………