Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

De thi dap an thi HSG Van 8 huyen Tien Du 20172018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (150 KB, 8 trang )

UBND HUYỆN TIÊN DU

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN

PHỊNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NĂM HỌC 2017 – 2018
Mơn thi: NGỮ VĂN 8
Thời
gian:
120
ĐỀ CHÍNH THỨC phút (khơng kể thời gian giao đề)

Câu 1:(2 điểm)
Đọc đoạn trích dưới đây và trả lời câu hỏi:
“Chị Dậu càng tỏ ra bộ đau đớn: (1)
- Thôi, u van con, u lạy con, con có thương u, thì đi ngay bây giờ cho u. (2) Nếu
con chưa đi, cụ lí chưa giao tiền cho, u chưa có tiền nộp sưu thì khơng khéo thầy con
sẽ chết ở đình, chứ khơng sống được. (3) Thơi u van con, u lạy con, con có thương
thầy, thương u, thì con đi ngay bây giờ cho u.(4)”.
(“Tắt đèn” - Ngô Tất Tố)
a. Quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu ghép (3) là quan hệ gì? Có nên tách mỗi vế
thành một câu đơn khơng? Vì sao?
b. Thử tách mỗi vế trong câu (2, 4) thành một câu đơn. So sánh cách viết ấy
với cách viết trong đoạn trích, qua mỗi cách viết, em hình dung nhân vật như thế nào?
Câu 2:(8 điểm)
Kết thúc bài thơ “Quê hương”, nhà thơ Tế Hanh viết:
Nay xa cách lịng tơi ln tưởng nhớ
Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vơi,
Thống con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi,
Tơi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!


Từ việc cảm nhận cái hay của khổ thơ, em hãy trình bày suy nghĩ của mình về
vai trò của quê hương đối với tâm hồn mỗi con người.
Câu 3:(10 điểm)
Trong tác phẩm “Lão Hạc”, Nam Cao viết:
“…Chao ôi ! Đối với những người ở quanh ta , nếu ta khơng cố mà tìm hiểu
họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi…tồn những cớ để
cho ta tàn nhẫn; khơng bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không
bao giờ ta thương…”
Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Bằng hiểu biết của mình về truyện ngắn “Lão
Hạc” của Nam Cao, em hãy làm sáng tỏ nhận định trên.


HƯỚNG DẪN CHẤM VĂN 8
Câu

1

Hướng dẫn chấm
Học sinh phải chỉ ra được:
a. Quan hệ ý nghĩa giữa các vế của câu (3) là quan hệ điều kiện
- kết quả.
- Không nên tách mỗi câu trên thành những câu đơn. Vì giữa
các vế có quan hệ chặt chẽ với nhau trong các diễn đạt.
b. Tách câu ghép (2, 4) thành câu đơn: “U van con. U lạy con.
Con thương thầy, thương u. Con đi ngay bây giờ cho u”.
- Như vậy, khi tách các câu ghép trên thành câu đơn ngắn đi liền với
nhau giúp ta hình dung ra lời nói của nhân vật bị ngắt quãng, nhát
gừng, không bộc lộ rõ được nội tâm nhân vật. Còn cách viết của Ngô
Tất Tố gợi cho ta thấy được sự kể lể, năn nỉ, van nài tha thiết của chị
Dậu đối với con trong hoàn cảnh ngặt nghèo buộc phải bán con.


Điểm
0.5
0.5
0.5

0.5

 Yêu cầu chung:

2

- Hiểu được yêu cầu của đề bài. Tạo lập được một văn bản
nghị luận xã hội có bố cục rõ ràng , lập luận chặt chẽ, lời
văn trong sáng, có cảm xúc và giọng điệu riêng. Trình bày
sạch đẹp khoa học
 Yêu cầu cụ thể:
- Trên cơ sở cảm nhận cái hay về nội dung, nét đặc sắc về
nghệ thuật của khổ thơ cuối bài thơ “ Quê hương” của Tế
Hanh và hiểu biết kiến thức xã hội thí sinh cần đáp ứng yêu
cầu sau:
a- Cảm nhận khổ thơ cuối:

-

1điểm

Nghệ thuật:
+ Điệp từ nhớ ( 2 lần)
+ Phép liệt kê: màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi, con thuyền, mùi mặn nồng...

+Cách biểu cảm trực tiếp:“ Nay xa cách lịng tơi ln tưởng nhớ”, “ Tơi thấy nhớ...”

-

Nội dung:
+ Đây là khổ thơ cuối bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh, tác giả đã trực tiếp bày tỏ nỗi
nhớ của mình về cái làng chài ven biển thật cảm động...
+ Nỗi nhớ ấy luôn thường trực trong ơng qua hình ảnh “ln tưởng nhớ”. Q hương
hiện lên cụ thể với một loạt hình ảnh quen thuộc, gần gũi: màu nước xanh,cá bạc, buồm
vôi, con thuyền...và “ mùi nồng mặn” đặc trưng của quê hương làng chài...
+ Tác giả sử dụng điệp từ “ nhớ”, phép liệt kê, cách biểu cảm trực tiếp góp phần làm nổi

2 điểm


bật tình cảm trong sáng thiết tha người con với quê hương yêu dấu.

 Đoạn thơ gợi cho chúng ta nhớ tới câu ca dao:” Anh đi anh nhớ quê nhà...”, những
vần thơ viết về quê hương của Giang Nam, của Đỗ Trung Quân...nhắc nhở chúng ta
nhớ về cội nguồn, quê hương, đất nước... “ Quê hương nếu ai không nhớ? Sẽ không
lớn nổi thành người”

b- Suy nghĩ về vai trò của quê hương đối với mỗi người:
- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: vai trò của quê hương đối với đời
sống tâm hồn mỗi con người.
- Giải thích khái niệm quê hương: nơi ta sinh ra, cái nôi đàu tiên ni
ta khơn lớn thành người; nơi có gia đình, có nhiều kỉ niệm thời thơ
ấu...
- Vị trí, vai trò của quê hương trong đời sống tâm hồn của mỗi con
người:

+ Mỗi con người ln gắn bó với q hương, mang bản sắc, truyền
thống, phong tục tập quán tốt đẹp của quê hương. Vì thế, tình cảm
dành cho ở mỗi con người là tình cảm có tính chất tự nhiên, sâu nặng.
+ Quê hương luôn bồi đắp cho con người những giá trị tinh thần cao 4 điểm
q( tình cảm gia đình, tình làng nghĩa xóm, tình q hương...)
+ Quê hương luôn là điểm tựa vững vàng cho con người trong mọi
hoàn cảnh, là nguồn cổ vũ động viên, là đích hướng về của con
người...
- Bàn bạc mở rộng vấn đề:
+ Phê phán một số người không coi trọng q hương, khơng có ý
thức xây dựng q hương, thậm chí quay lưng, phản bội q hương,
xứ sở.
+Tình u q hương là cội nguồn của tình yêu đất nước, Tổ quốc “
Lịng u nhà,u làng xóm, u miền q trở nên lòng yêu Tổ Quốc”
( I-li-a Ê- ren-bua)
c- Bài học nhận thức và hành động: thấy được vai trò của quê hương đối với đời sống tâm hồn của
mỗi người; cần ra sức học tập để góp phần xây đắp, bảo vệ quê hương, phát huy những truyền
thống tốt đẹp của quê hương.

Câu 3
A.Yêu - Kiểu bài : Nghị luận tổng hợp : Giải thíc kết hợp với chứng minh.
cầu
- Vấn đề nghị luận : Quan niệm về cách nhìn, đánh giá con người của
chung nhà văn Nam Cao thông qua suy nghĩ của nhân vật ông giáo.
- Phạm vi dẫn chứng : Tác phẩm “Lão Hạc” của Nam Cao

1 điểm

10
điểm



B.Yêu I. Mở bài :
cầu cụ
- Dẫn dắt vấn đề: Con người là tổng hòa của các mối quan hệ xã
thể
hội nên việc đánh giá con người phải có sự tìm hiểu cụ thể…
- Đặt vấn đề : Cách nhìn, đánh giá con người qua câu nói của Nam
Cao : “…”
- Phạm vi : Qua truyện ngắn “Lão Hạc” đặc biệt là các nhân vật vợ
ông giáo, Binh Tư, ông giáo…
II. Thân bài :
1. Giải thích nội dung của đoạn văn:
- Đoạn văn là lời độc thoại của nhân vật ông giáo qua đó thể hiện
quan điểm của Nam Cao trong cách nhìn nhận, đánh giá con người.
+ “Nếu ta khơng cố tìm mà hiểu họ” tức là ta chỉ nhìn nhận, đánh
giá họ ở vẻ bề ngồi, khơng có sự cảm thơng, chia sẻ thì “ta chỉ thấy
họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi…”. Ta sẽ khơng hiểu
đúng hay có những đánh giá sai lầm về bản chất con người họ. Khi đó
ta dễ lạnh lùng, tàn nhẫn trước nỗi đau của người khác.
+ “Nếu ta cố tìm mà hiểu họ” tức là đem hết tấm lịng của mình,
đặt mình vào hồn cảnh của họ để cố mà tìm hiểu, xem xét con người
họ trên mọi bình diện thì mới có được cái nhìn đầy đủ, chắt gạn được
những nét phẩm chất đáng quý của họ. Ta mới thấy đằng sau vẻ “gàn
dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi…” ấy lấp lánh những phẩm chất
tốt đẹp.
=> Như vậy nhân vật ông giáo trong truyện ngắn "Lão Hạc" của Nam
Cao đã đúc kết một tư tưởng thật đúng đắn. Trong cuộc sống, chúng ta
phải nhìn người, nhìn đời bằng đơi mắt bao dung, độ lượng, phải sống
bằng tình thương, lịng nhân ái.

2. Chứng minh:
a. Luận điểm 1 : Nếu ta khơng cố tìm mà hiểu họ … thì ta sẽ có
những nhìn nhận đánh giá sai.
- Nhân vật vợ ông giáo : Nhân vật này đã hiểu biết nơng cạn về lão
Hạc, khơng có sự đồng cảm của những mảnh đời cay cực, đói nghèo…
Cho nên, vợ ông giáo chỉ thấy lão Hạc là một con người gàn dở, lẩm
cẩm, ngu ngốc…
+ Khi nghe ông giáo kể chuyện về lão Hạc, vợ ông giáo nói : “Cho
lão chết ! Ai bảo lão có tiền mà chịu khổ ! Lão làm lão khổ chứ
ai…”
+ Khi ông giáo đề nghị giúp đỡ lão Hạc, vợ ông vô cùng bực tức và

1

1

2


“Thị gạt phắt đi”.
- Nhân vật Binh Tư: Cũng như lão Hạc và vợ chồng ông giáo, Binh
Tư xuất phát là một người nông dân lương thiện nhưng không chịu nổỉ
cuộc sống khó khăn nên đã trở thành kẻ chuyên ăn cắp vặt trong làng..
Binh Tư đã quay mặt với cái thiện. Từ lâu, Binh Tư đã "vốn không ưa
lão Hạc bởi lão lương thiện quá". Khi nhìn nhận về lão Hạc, Nam Cao
cũng đã để cho một con người như Binh Tư suy nghĩ về lão: "Lão làm
bộ đấy! Thật ra thì lão chỉ tẩm ngẩm thế nhưng cũng ra phết chứ
chả vừa đâu. Lão vừa xin tôi một ít bả chó"
. Qua câu nói đầy ẩn ý của
Binh Tư, ta tưởng chừng như Binh Tư lại chính là người hiểu lão Hạc.

Nhưng trước cái chết của lão Hạc, ta mới thấy Binh Tư đã hiểu về lão
Hạc một cách rất sai lệch. Binh Tư vốn là một tên dùng bả chó để ăn
trộm cho nên phải chăng hắn nghĩ rằng người ta dùng bả chó chỉ để
làm cái việc xấu xa giống hắn. Thế đấy, vẫn với "một cái chân đau"
như vợ ông giáo, Binh Tư cũng đã nhìn nhận con người chỉ qua hình
thức bên ngồi.
2. Luận điểm 2 : Nếu ta cố tìm mà hiểu họ… ta sẽ phát hiện nhiều
phẩm chất tốt đẹp.
a. Những nhìn nhận của ông giáo về lão Hạc : Xuyên suốt câu
chuyện là cả một quá trình “cố tìm mà hiểu” lão Hạc của ông giáo.
Kết lại câu chuyện cũng là những suy nghĩ của ơng giáo về lão Hạc
nói riêng, và cuộc đời bần cùng hóa của người nơng dân nói chung.
Ơng giáo, nhân vật "tơi" chính là người kể chuyện có những nét rất
gần gũi với Nam Cao. Tuy "tơi" khơng hồn tồn đồng nhất với Nam
Cao nhưng đã phần nào mang hình mẫu của tác giả. Bản thân ơng giáo
cũng phải có cả một q trình khám phá để nhận biết lão Hạc.
- Lúc đầu, ông giáo cũng khơng hiểu lão Hạc và có những suy nghĩ
sai về lão.
+ Nghe lão Hạc nói đi nói lại chuyện sẽ bán cậu Vàng, ơng giáo
thấy "trong lịng tơi rất dửng dưng", “Làm qi gì một con chó mà lão
có vẻ băn khoăn quá thế ?”. Con chó mà lão thường nhắc đến với một
tình cảm hiếm có thì ơng giáo cho rằng: "Lão quý con chó vàng của
lão đã thấm vào đâu so với tôi quý năm quyển sách của tơi".
+ Ơng cũng chua chát thốt lên khi nghe Binh Tư kể chuyện lão
Hạc xin bả chó về để “cho nó xơi một bữa…lão với tơi uống rượu”:
“Hỡi ơi ! Một con người đáng kính như lão Hạc cũng theo gót Binh
Tư để có ăn ư ?...Cuộc đời quả thật cứ mỗi ngày một thêm đáng
buồn…”.

3



- Nhưng ơng giáo là người có tri thức, có kinh nghiệm sống, có cái
nhìn đầy cảm thơng với con người, lại chịu quan sát, tìm hiểu, suy
ngẫm nên phát hiện ra được chiều sâu của con người qua những biểu
hiện bề ngồi:
+ Ơng cảm thơng và hiểu vì sao lão Hạc lại không muốn bán cậu
Vàng : Với lão Hạc, cậu Vàng trước hết là một con vật nuôi trong gia
đình nên lão định bụng khi nào con trai về sẽ làm thịt để cưới vợ. Là
một tài sản , lão lẩm nhẩm qui ra tiền. Cậu Vàng là kỉ vật của con trai
lão để lại trước khi đi đồn điền cao su. Song với lão Hạc, cậu Vàng
còn là một thành viên trong gia đình. Lão u q nó như một đứa con
và trị chuyện với nó như một đứa cháu…
+ Ông hiểu, an ủi và sẻ chia với nỗi đau đớn, dằn vặt của lão Hạc
khi lão khóc thương con chó và tự xỉ vả mình. Bán cậu Vàng là xóa bỏ
tư cách một thành viên trong gia đình trả nó về đúng vai trị một vật
ni hay một tài sản… Cho nên khi lão Hạc sang nhà kể chuyện bán
chó trong tâm trạng đau đớn tột cùng, nhìn bộ mặt "cười như mếu và
đơi mắt ầng ậng nước” thì “tơi muốn ơm chồng lấy lão mà òa lên
khóc”… ". Ồng giáo đã có sự đồng cảm, xót xa sâu sắc với lão Hạc và
"tơi khơng xót xa năm quyển sách của tôi quá như trước nữa". Tuy ông
giáo mới chỉ dừng lại ờ mức hiểu và thông cảm cho lão Hạc nhưng
cũng đã mất đi một thời gian tìm hiểu. Khi thêm một cuộc đối thoại
nữa với lão Hạc thì ơng giáo đã có một bước nhận thức sâu hơn về lão
Hạc, nể phục lão Hạc, nhưng cũng sau cái lần gửi hết tiền và mảnh
vườn cho ông giáo, lão Hạc "chỉ ăn khoai", rồi dần dần lão chế được
món gì, ăn món nấy". Ơng giáo muốn giúp đỡ lão Hạc nhưng mà sự
giúp đỡ đều vơ ích bởi "Lão từ chối tất cả những gì tôi cho lão. Lão từ
chối một cách gần như là hách dịch. Và lão cứ xa tôi dần dần".
+ Quan trọng hơn, ông phát hiện ra nguyên nhân sâu xa của việc

gửi tiền, gửi vườn, xin bả chó, cái chết tức tưởi của lão Hạc: Tất cả là
vì con, vì lịng tự trọng cao q. Ơng giáo nhìn thấy vẻ đẹp tâm hồn
của lão Hạc ẩn giấu đằng sau những biểu hiện bề ngồi có vẻ gàn dở,
lập dị. Cái chết ấy giúp lão Hạc làm tròn trách nhiệm của một người
cha, giữ trọn danh dự và lòng tự trọng của một con người…
+ Chứng kiến cái chết của lão Hạc, ông nghĩ “ Cuộc đời chưa hẳn
đã đáng buồn… theo một nghĩa khác”. Ông thầm hứa với lão Hạc sẽ
giữ lại mảnh vườn… và trao tận tay cho con trai lão khi trở về.

1

1

1


b.Những nhìn nhận của ơng giáo về vợ của mình :
Ơng hiểu và cảm thơng được với thái độ, hành động của vợ
mình: Vì quá khổ mà trở nên lạnh lùng, vô cảm trước nỗi đau đồng
loại “…Vợ tôi không ác, nhưng thị khổ quá rồi. Một người đau
chân có lúc nào quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến một
cái gì khác đâu ? Cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng,
buồn đau, ích kỉ che lấp mất…” . ông biết vậy nên “chỉ buồn chứ
khơng nỡ giận”.
3. Đánh giá chung :
- Ơng giáo là nhân vật trung tâm dẫn dắt câu chuyện, từ việc
miêu tả các nhân vật mà quan sát, suy ngẫm để rồi rút ra những kết
luận có tính chiêm nghiệm hết sức đúng đắn và nhân bản về con
người. Có thể nói tác giả đã hóa thân vào nhân vật này để đưa ra
những nhận xét, đánh giá chứa chan tinh thần nhân đạo về cuộc đời,

con người. Đây là một quan niệm hết sức tiến bộ định hướng cho
những sáng tác của nhà văn sau này.
- Khác với chị Dậu trong "Tắt đèn" của Ngô Tất Tố, chị đẹp cả
hình thức lẫn tâm hồn và ai nhìn vào chị cũng thấy đẹp. Còn trong
"Lão Hạc”, mỗi nhân vật nhìn nhận lão với ý kiến riêng của mình và
khơng phải ý kiến nào cũng tốt đẹp. Nhưng dường như trước cái chết
của lão Hạc, mọi người đều đã vỡ lẽ ra, bởi vì "Hình như tấm lịng
của Nam Cao muốn viết về con người, cho con người sâu hơn, rộng
hơn cái anh đã viết ra." (Kim Lân). Ống quan niệm mỗi con người
đều có một góc cạnh, và quả thật trong cuộc sống, con người có
những góc cạnh như thế. Cuối cùng, lão Hạc cũng đã chết – chết
"vinh" – chết như lão đã từng sống.
III. Kết bài
- Khẳng định tính triết lí của câu nói. Đó cũng là quan niệm sống,
tình cảm của tác giả: Hãy nhìn nhận, đánh giá con người bằng trái tim,
bằng tình yêu thương và sự cảm thông chia sẻ…
- Suy nghĩ của bản thân em...




×