Bộ GD và ĐT Thành phố Biên Hòa
Trường Đại học Đồng Nai
Bài kiểm tra giữa học phần
Môn: Phương pháp dạy học tiếng việt ở tiểu học
GV: Th.s Trần Dương Quốc Hòa
SV: Hồ Cẩm Tu
Lớp: Tiểu học A
Khóa: 5
Năm học: 2017 - 2018
Họ và tên: Hồ Cẩm Tu
Lớp: Tiểu học A – K5
Đê: Xem xét, đánh giá việc thực hiện 3 nguyên tắc dạy học tiếng việt ơ
trường tiểu học. Liệt kê các băn khoăn, thắc mắc của bản thân khi tiếp
cận thực tế với các tiết dạy tiếng việt ơ trường tiểu học, thử đưa ra giải
pháp
Bài làm
Tiếng Việt lớp 5 được chia thành rất nhiều phân môn khác nhau.
Mỗi phân môn có những đặc điểm riêng và có những lợi ích riêng khi học
sinh được học. Nhưng quy cho cùng tất cả chúng đều hướng đến một mục
đích đó là giúp học sinh hiểu và nắm vững kiến thức của môn tiếng việt
hay nói cách khác là giúp học sinh phát triển khả năng ngôn ngữ.
Trong đợt kiến tập vừa qua, dù thời gian chỉ vỏn vẹn có bốn tuần
nhưng kiến thức, kinh nghiệm em có được là vô cùng lớn. Khi được dự
các tiết dạy mẫu và tại lớp của giáo viên hướng dẫn em cũng rút ra được
một số nhận xét và đánh giá về tiết học theo 3 nguyên tắc: Nguyên tắc
phát triển tư duy, nguyên tắc giao tiếp, nguyên tắc chú ý đến tâm lí và
trình độ tiếng việt vốn có của học sinh tiểu học.
Đa phần các tiết dạy, đặc biệt là tiết dạy mẫu giáo viên luôn tuân
thủ đầy đủ cả ba nguyên tắc, còn các tiết dạy tại lớp do thời gian bị chậm
trễ nên giáo viên đôi khi có bỏ qua một trong các nguyên tắc, thường thì
giáo viên thương bỏ qua nguyên tắc giao tiếp hay phát triển tư duy trong
tiết luyện từ và câu còn nguyên tắc chú ý đến tâm lí và trình độ tiếng việt
vốn có của học sinh tiểu học.
- Nguyên tắc phát triển tư duy: Giáo viên luôn đặt câu hỏi để kích
thích tư duy của học sinh trong các tiết học. Giáo viên sẽ cho học sinh
thời gian suy nghĩ và khuyến khích học sinh trả lời theo ý của mình đa
nghĩ. Nếu học sinh không trả lời được giáo viên sẽ gợi mơ cho học sinh.
Ví dụ trong tiết luyện từ và câu (Quan hệ từ) giáo viên sẽ cho học sinh
phân tích đề của bài tập, tự suy nghĩ bằng hình thức cá nhân để trả lơi câu
hỏi. Ở tiết tập làm văn ( Luyện tập tả người) giáo viên sẽ cho học sinh tự
tư duy miêu tả về ngoại hình, tính cách của nhân vật mình muốn tả.
Trước khi cho học sinh làm việc nhóm, giáo viên luôn cho học sinh tự
suy nghĩ cá nhân trước sau đó sẽ nêu ý kiến với bạn trong nhóm. Nhưng
còn các tiết dạy ơ lớp, có thể do vấn đề thời gian nên giáo viên thường bỏ
qua hay cho thời gian suy nghĩ ít. Ngoài ra vấn nạn học thêm , theo em
cũng là một lí do khiến các giờ học của học sinh bị hạn chế việc tư duy.
Học sinh đa được học và biết đáp án ngay từ lúc ơ tại nhà giáo viên nên
các em sẽ lười động nao và nêu ngay đáp án có sẵn. Ngay cả giáo viên
cũng vậy do đa truyền hết kiến thức cho học sinh từ trước và đa biết học
sinh đa hiểu bài rồi nên giáo viên sẽ lơ đi việc tư duy của học sinh tại lớp.
Nguyên tắc giao tiếp: Trong tiết học, giáo viên sẽ cho học sinh
đứng lên phát biểu hay nhận xét bài làm của bạn hoặc có thể cho học sinh
đối đáp với nhau tại lớp hay đối đáp với giáo viên. Việc giao tiếp có thể
nói là luôn có mặt trong tiết học. Ví dụ trong tiết tập làm văn (Luyện tập
tả người) giáo viên sẽ cho học sinh đứng dạy để trả lời câu hỏi của mình
về ngoại hình của người mà học sinh muốn tả. Hoặc giáo viên sẽ hỏi học
sinh các đặc điểm ngoại hình của nhân vật A Cháng trong bài, các chi tiết
miêu tả ngoại hình của nhân vật và cho học sinh khác nhận xét (Cấu tạo
của bài văn tả người). Việc nhận xét bài của bạn cũng giúp học sinh học
hỏi cách dùng từ của bạn mình và vận dụng cho chính mình. Giáo viên
thường khuyến khích học sinh giơ tay phát biểu và luôn gợi mơ cho học
sinh. Nhưng về phía học sinh do tính nhút nhát nên các em ít khi chịu giơ
tay nên việc tham gia giao tiếp, phát biểu luôn qua lại một vài học sinh
tích cực trong lớp. Thời gian cũng là một yếu tố ảnh hương đến việc sử
dụng nguyên tắc này trong tiết dạy của giáo viên. Vì nếu cứ hỏi đáp với
học sinh nhiều (một số học sinh khả năng truyền đạt chưa cao) sẽ tốn rất
nhiều thời gian.
- Nguyên tắc chú ý đến tâm lí và trình độ tiếng việt vốn có của học
sinh tiểu học. Đa số học sinh trong lớp đều là người miền nam và ngay cả
giáo viên chủ nhiệm cũng là người miền nam nên vốn từ của học sinh
mang đậm tính địa phương. Khi gặp các từ khó (Đa phần giáo viên chỉ
cho học sinh đọc chú giải trong sách) giáo viên ít đưa ra hay giải thích
các từ lạ trong bài học. Bài tập đọc (Mùa thỏa quả), giáo viên cho học
sinh đọc bài và chỉnh sửa cách phát âm của học sinh với các từ học sinh
phát âm sai. Cho học sinh đọc lại từ đó nhiều lần. Vì giáo viên là người
địa phương nên khi sửa lỗi phát âm cho học sinh giáo viên thường bỏ xót
một số từ. Giáo viên có chú ý giải thích cho học sinh các chi tiết trong bài
để học sinh mơ rông vốn từ của mình "Thảo quả báo hiệu vào mùa bằng
cách nào'’ Điều này nhờ vào sự phân tích và sử dụng từ ngữ của giáo
viên, học sinh có thể tăng vốn từ cho mình. Giáo viên cũng thường cho
học sinh thảo luận nhóm để trao dồi ngôn ngữ nhưng do tất cả học sinh
trong lớp đều là người miền nam nên hoạt động này không mang lại hiệu
quả cao. Hay cho học sinh tự đứng lên vận dụng khả năng ngôn ngữ của
mình để miêu tả về ngoại hình, tính cách của người mình muốn tả (Luyện
tập tả người) tiết tập làm văn. Cũng giống như hai nguyên tắc trên, vấn đề
thời gian là yếu tố quan trọng ảnh hương lớn tới tiết học. Vì để có đủ thời
gian để truyền đạt hết kiến thức cho học sinh nên việc giải thích, phân
tích quá rõ ràng cho học sinh và cho học sinh thảo luận nhóm sẽ bị hạn
chế. Khi ơ tại các tiết dạy tại lớp giáo viên thường lướt rát nhanh các tiết
dạy.
Còn về phần một tiết dạy tích cực:
- Việc cho tất cả học sinh tham gia đầy đủ các hoạt động của tiết học
là rất khó và tùy vào hoạt động. Ví dụ học sinh chỉ được tham gia đầy đủ
khi đó là hoạt động có sử dụng bảng con, phiếu bài tập, làm việc nhóm,
hoạt động có trò chơi,... Còn lại khi giáo viên hỏi để học sinh trả lời, một
số em lười học sẽ không chịu suy nghĩ làm bài mà giáo viên lại không
chú ý đến nên chỉ những em chịu học mới được tham gia.
- Tự học sinh sản sinh tri thức: Giáo viên cho học sinh tự suy nghĩ để
hình thành kiến thức nhờ vào sự hướng dẫn của giáo viên. Thay vì nói
thẳng giới thiệu trực tiếp giáo viên sẽ gợi mơ cho học sinh đoán và vừa
làm bài vừa sản sinh tri thức. Tiết luyện từ và câu ( Đại từ xưng hô). Giáo
viên cho học sinh tự làm bài theo suy nghĩ của mình, giáo viên chốt ý
từng câu hỏi đa được học sinh trả lời, sau đó mới giới thiệu bài (Học sinh
sẽ tự mình suy nghĩ về đại từ xưng hô là như thế nào). Nhưng khi thiếu
giờ giáo viên thường bỏ qua phần gợi mơ cho học sinh tự sản sinh tri thức
thay vào đó giáo viên sẽ tự dạy và truyền đạt trực tiếp để tiết kiệm thời
gian.
-
Không khí lớp: Có thể nói toàn bộ tiết dạy đều được đảm bảo.
Qua đợt kiến tập vừa rồi em đa học hỏi được nhiều kinh nghiệm từ
giáo viên của trường và có cảm giác rất thích nghề. Cảm giác rất khó nói.
Nhưng em cũng có một số thắc mắc giữa tiết dạy tại lớp và thực tế. Đối
với tiết dạy trên lớp khi lên tiết phải tuân thủ các quy trình nghiêm ngặc
nhưng thực tế tại trường, giáo viên thường bỏ qua nhiều bước và không
tuân thủ theo quy trình dạy. Lớp em tham gia kiến tập là lớp 5 và các tiết
em được dự giờ phần nhiều là toán và luyện từ và câu còn về chính tả em
đều được dự tại lớp chứ không phải là tiết dạy mẫu. Tại lớp giáo viên có
lượt bỏ rất nhiều. Như phần kiểm tra bài cũ giáo viên đa bỏ qua luôn và
vào trực tiếp bài học. Việc giúp học sinh viết từ khó cũng bị lượt bỏ đi,....
Còn lại thì được giáo viên thực hiện. Có thể đó là do vấn đề thời gian. Do
đó em có thắc mắc khi dạy trên lớp do thời gian hối thúc nên nhiều tiết
dạy đa bị bỏ bớt rất nhiều hoạt động, giáo viên lướt rất nhanh, nếu tuân
thủ đúng, đầy đủ quy trình của tiết dạy sẽ bị cháy giáo án, đặc biệt là tiết
tập đọc. Điều này tạo ra một mâu thuẫn đó là đủ giờ hay đúng trình tự.
Theo em thì đối với vấn đề này thì giáo viên có thể bỏ bớt các hoạt động
nhưng vẫn phải đáp ứng đủ kiến thúc cho học sinh, đảm bảo học sinh vẫn
tiếp thu tốt hoặc giáo viên có thể thiết kế các tiết dạy linh động hơn, gợp
các hoạt động tương tự làm một, cho học sinh vừa học vừa chơi,...