Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

De thi thu Ngu van 9 lan 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (132.68 KB, 5 trang )

PHỊNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HUYỆN GIA LỘC

ĐỀ CHÍNH THỨC

ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 THPT
Năm học 2017-2018
Môn: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài 120 phút
Ngày thi: 24/11/2016
(Đề thi gồm 3 câu, 01 trang)

Câu 1. (2,0 điểm)
Cho đoạn văn:
“Kẻ bạc mệnh này duyên phận hẩm hiu, chồng con rẫy bỏ, điều đâu bay buộc, tiếng
chịu nhuốc nhơ, thần sơng có linh, xin ngài chứng giám. Thiếp nếu đoan trang giữ tiết,
trinh bạch gìn lịng, vào nước xin làm ngọc Mị Nương, xuống đất xin làm cỏ Ngu mĩ.
Nhược bằng lòng chim dạ cá, lừa chồng dối con, dưới xin làm mồi cho cá tôm, trên xin
làm cơm cho diều quạ, và xin chịu khắp mọi người phỉ nhổ.”
(Ngữ văn 9, tập 1)
a. Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Cho biết tên tác giả của đoạn văn trên?
b. Đây là lời thoại của nhân vật nào? Tâm trạng, nét đẹp của nhân vật bộc lộ qua lời
thoại?
Câu 2. (3,0 điểm)
Một trong những hiện tượng gây bức xúc trong dư luận xã hội hiện nay là bạo lực
học đường. Suy nghĩ của em về hiện tượng bạo lực học đường trong học sinh.
Câu 3. (5,0 điểm)
Cảm nhận của em về tình đồng đội, đồng chí của người lính cụ Hồ trong cuộc
kháng chiến chống Pháp qua bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu.
----------------------Hết-------------------


Họ và tên học sinh:……………………………….....Số báo danh: ..……….........................
Chữ ký của giám thị 1 ………………........Chữ ký của giám thị 2……………...................


PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HUYỆN GIA LỘC

HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 THPT – ĐỢT 1
NĂM HỌC 2017-2018
MÔN: NGỮ VĂN

(Hướng dẫn chấm gồm 04 trang)
A. YÊU CẦU CHUNG
- Giám khảo phải nắm được nội dung trình bày trong bài làm của học sinh để đánh
giá được một cách khái quát, tránh đếm ý cho điểm. Vận dụng linh hoạt hướng dẫn
chấm, nên sử dụng nhiều mức điểm một cách hợp lí; khuyến khích những bài viết có
cảm xúc, sáng tạo và phát triển được năng lực của học sinh.
- Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách riêng nhưng đáp ứng được các yêu cầu
cơ bản của đề, diễn đạt tốt vẫn cho đủ điểm.
Lưu ý: Điểm bài thi lẻ đến 0,25 điểm.
B. YÊU CẦU CỤ THỂ
Câu
Nội dung đạt được
Điểm
1 a. (0,5 điểm)
- Mức tối đa (0,5 điểm):
+ Đoạn văn trên trích trong tác phẩm “Chuyện người con gái Nam 0,25
Xương”
+ Tác giả của đoạn văn trên Nguyễn Dữ.

0,25
- Mức chưa tối đa : HS trả lời đúng tên văn bản hoặc tên tác giả và ngược 0,25
lại.
- Mức không đạt: Trả lời sai hoặc không làm bài.
0,0
b. (1,5 điểm)
- Mức tối đa (1,5 điểm):
+ Đó là lời thoại của nhân vật Vũ Nương hoặc (Vũ Thị Thiết)
0,25
+ Tâm trạng của nhân vật: Thất vọng, đau đớn đến tột cùng, phải cất lên
0,5
lời than, lời thề ai ốn, phẫn uất;
+ Đó người phụ nữ phẩm giá trong sạch, thủy chung nhưng bị oan khuất, 0,75
bị đẩy đến bước đường cùng, phải lấy cái chết chứng minh cho sự trong
sạch, vơ tội của mình.
- Mức chưa tối đa: Căn cứ vào số ý học sinh trả lời đúng để cho điểm phù
hợp.
- Mức không đạt: Trả lời sai hoặc khơng làm bài.
0,0
2 a. Tiêu chí về hình thức:
0,5
- Biết cách làm kiểu bài nghị luận xã hội.
- Bảo đảm bố cục 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài.
- Luận điểm đúng đắn, sáng tỏ, lập luận chặt chẽ.
- Trình bày sạch sẽ, chữ viết rõ ràng, diễn đạt lưu loát
a. Mở bài:
0,25
- Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề nghị luận: Hiện tượng bạo lực học đường
trong học sinh hiện nay.



b. Thân bài:
-Thực trạng của hiện tượng bạo lực trong học sinh hiện nay:
+ Bạo lực học đường ngày càng gia tăng, phạm vi càng rộng, tính chất
ngày càng nghiêm trọng, không chỉ xảy ra trong học sinh nam mà cả học
sinh nữ, trở thành hiện tượng đáng lo ngại.
- Nguyên nhân:
+ Tâm lí lứa tuổi học đường hiếu động, suy nghĩ cịn nơng nổi, dễ bị kích
động, hành động bột phát...
+ Bị tác động bởi một số trò chơi bạo lực trên mạng, nạn bạo hành trong
một số gia đình...
- Hậu quả:
+ Ảnh hưởng đến tâm lí, thể chất, tính mạng của học sinh.
+ Gây mất trật tự, ảnh hưởng đến môi trường học đường và xã hội; gây
bức xúc trong dư luận; tạo tâm lí lo ngại cho các bậc cha mẹ, các thầy cô
giáo, các nhà giáo dục…
- Đánh giá, bày tỏ thái độ: Đây là hiện tượng đáng phê phán, đáng báo
động, biểu hiện sự xuống cấp về đạo đức của một bộ phận học sinh, thanh
thiếu niên hiện nay, cần được cả xã hội quan tâm giáo dục.
- Giải pháp khắc phục:
+ Mỗi học sinh cần tự giác chấp hành tốt các nội quy của nhà trường, quy
định của pháp luật.
+ Bản thân học sinh thường xuyên rèn luyện, trau dồi đạo đức, lối sống.
+ Cha mẹ phải gương mẫu trong đạo đức, lối sống, trong cách ứng xử.
+ Nhà trường giáo dục học sinh giữ gìn và phát huy những truyền thống
đạo đức tốt đẹp; xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, thân thiện.

2,0

c. Kết bài:


0,25

+ Kết luận: khẳng định hậu quả của hiện tượng bạo lực học đường.
+ Liên hệ bản thân.
- Mức tối đa (3,0 điểm): Đạt các tiêu chí về nội dung và hình thức như 3,0
trên.
- Mức chưa tối đa: Giám khảo căn cứ vào các tiêu chí trên để xem xét
đánh giá mức chưa tối đa theo các thang điểm: 2,75 - 2,5- 2,25- 2,0 -1,751,5 - 1,25 - 1,0 - 0,75- 0,5 - 0,25 cho phần bài viết của học sinh.
- Mức không đạt: Không làm bài hoặc lạc đề sai về kiến thức và phương
0,0
pháp.
3

*Tiêu chí về nội dung các phần bài viết:
a. Mở bài: (0,5 điểm)
- Mức tối đa: Học sinh biết cách dẫn dắt, giới thiệu tác giả, hoàn cảnh ra
đời của tác phẩm, nên cảm nhận chung về tình đồng đội, đồng chí hay, ấn

0,5


tượng.
- Mức chưa tối đa: Học sinh biết cách dẫn dắt, giới thiệu và nêu cảm nhận 0,25
chung về tình đồng đội, đồng chí nhưng chưa hay/ cịn mắc lỗi về diễn đạt,
dùng từ.
- Mức không đạt: Lạc đề/mở bài không đạt yêu cầu, sai cơ bản về kiến 0,0
thức đưa ra/hoặc khơng có mở bài.
b. Thân bài (3,0 điểm)
- Mức tối đa:

3,0
Trình bày những cảm nhận về tình đồng đội, đồng chí theo những ý cơ
bản sau:
* Nêu cảm nhận khái qt về tình đồng đội, đồng chí của người lính cụ
Hồ.
* Cơ sở hình thành tình đồng chí.
+ Tình đồng chí xuất phát từ hồn cảnh xuất thân nghèo khó; nảy sinh khi
họ có chung mục đích, lí tưởng chiến đấu; nảy nở và ngày càng bền chặt
trong sự chia sẻ gian lao cũng như niềm vui.
+ Tình đồng chí là tình cảm mới mẻ, thiêng liêng, cao q, xúc động.
(Chú ý khai thác các hình ảnh tả thực, từ ngữ gợi cảm, sử dụng thành ngữ,
điệp từ, câu thơ đặc biệt…)
* Tình đồng chí trong cuộc sống gian lao.
+ Họ cảm thông chia sẻ tâm tư, nỗi lòng nhau: nhớ quê hương, ruộng
nương, lo cảnh nhà gieo neo (chú ý phân tích từ ngữ, giọng điệu, hình
ảnh…).
+ Họ cùng chia sẻ những gian lao, thiếu thốn, những cơn sốt rét rừng
nguy hiểm…
+ Tình yêu thương của đồng chí đã truyền hơi ấm tiếp thêm sức mạnh
vượt qua bao gian lao, bệnh tật...
* Tình đồng chí trong chiến hào chờ giặc.
+ Cảnh phục kích quân thù trong đêm khuya rét buốt, thời tiết khắc
nghiệt; người lính kề sát bên nhau, tình đồng chí sưởi ấm họ....
+ Cách biểu hiện thật độc đáo: hình ảnh vừa thực vừa lãng mạn, gợi
nhiều liên tưởng phong phú sâu xa ,...
+ Đoạn thơ nói riêng, khổ cuối nói chung tạo nên bức tượng đài cao đẹp
về người lính trong thời kì kháng chiến chống Pháp.
* Đánh giá về tình đồng đội, đồng chí: Đó là tình cảm có cơ sở vững
chắc, đẹp đẽ, cao quý của những người lính cụ Hồ trong những ngày đầu
của cuộc kháng chiến chống Pháp.

- Mức chưa tối đa: Nếu thiếu 1 trong các ý trên trừ điểm cho hợp lí.
- Mức khơng đạt: Khơng làm bài hoặc làm sai.
0,0
c. Kết bài (0,5 điểm)
- Mức tối đa:

0,5


+ Khái quát về cách thể hiện tình đồng đội, đồng chí của người lính cụ Hồ

trong cuộc kháng chiến chống Pháp.
+ Liên hệ với thế hệ trẻ ngày nay và bản thân.
- Mức chưa tối đa: Thiếu 1 trong 2 ý trên.
0,25
- Mức không đạt: Không làm bài hoặc làm sai.
0,0
* Các tiêu chí khác (1,0 điểm) :
a. Hình thức:
- Mức tối đa: HS viết được một bài văn với bố cục ba phần: mở bài, thân 0,5
bài, kết bài; các ý trong phần thân bài được sắp xếp hợp lí; lập luận chặt
chẽ rõ ràng; trình bày sạch đẹp, ít mắc lỗi về từ câu, lỗi chính tả, diễn đạt
lưu lốt.
- Mức chưa tối đa: HS chưa hồn thiện bố cục bài viết (ví dụ thiếu kết 0,25
luận); hoặc các ý trong phần thân bài chưa được chia tách hợp lí; lập luận
chưa chặt chẽ; hoặc chữ viết xấu, khơng rõ ràng, mắc nhiều lỗi chính tả.
- Mức khơng đạt: Bài làm khơng có bố cục, chữ viết xấu, sai nhiều lỗi
0,0
chính tả, diễn đạt.
b. Sáng tạo

- Mức tối đa: Học sinh đạt được các yêu cầu sau: 1) Có được quan điểm
0,5
riêng hợp lí mang tính cá nhân về một nội dung cụ thể nào đó trong bài
viết; 2) Thể hiện sự tìm tịi trong diễn đạt: Chú ý tạo nhịp điệu cho câu,
dùng đa dạng các kiểu câu phù hợp với mục đích trình bày; 3) Sử dụng từ
ngữ chọn lọc, sử dụng hiệu quả các yếu tố biểu cảm, nghị luận; 4) Sử dụng
có hiệu quả các biện pháp tu từ.
- Mức chưa tối đa: Học sinh đạt được 2 đến 3 trong số các yêu cầu trên.
Hoặc HS đã thể hiện sự cố gắng trong việc thực hiện một số các yêu cầu 0,25
trên nhưng kết quả đạt được chưa tốt.
- Mức không đạt: GV không nhận ra được những yêu cầu trên thể hiện
0,0
trong bài viết của học sinh hoặc học sinh không làm bài.

...........................Hết.............................



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×