Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

De cuong on thi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (208.02 KB, 21 trang )

Cách làm
dạng đề phân tích,
cảm nhận nhân vật
trong tác phẩm


Cách làm dạng đề phân tích, cảm nhận nhân vật trong tác phẩm
Dàn ý chung:
Mở bài :
+Giới thiệu tác giả tác phẩm, nhân vật
+Giới thiệu vấn đề nghị luận
Thân bài :
1/ Ý khái quát : Vài nét về tác giả tác phẩm, hồn cảnh sáng tác, nội dung chính của tác phẩm
2/ Phân tích nhân vật theo yêu cầu đề. Có thể chia nhỏ thành các luận điểm :
+ Cuộc đời, Số phận, hồn cảnh gia đình
+ Ngoại hình
+ Tài năng
+ Tính cách, quan điểm sống,..
+ Phẩm chất
+ Diễn biến tâm trạng.
+ Hành động, lời nói
+ Mối quan hệ với cộng đồng, xã hội
+…
Mỗi nhân vật được nhà văn xây dựng theo một phương thức riêng.. Có nhân vật thiên về hành động (ví
dụ Trương Phi- Tam quốc diễn nghĩa ) , có nhân vật thiên về diễn biến tâm trạng và hành động ( MịVợ chồng A phủ ), hoặc có nhân vật lại thiên về diễn biến tâm trạng ( Bà cụ Tứ- Vợ Nhặt ), hoặc có
những nhân vật kịch ( Trương Ba, Vũ Như Tô) lại thiên về lời nói và hành động kịch. Bởi vậy khi
phân tích nhân vật, chúng ta khơng nhất thiết phải phân tích hết những luận điểm trên. Phân tích
nhân vật phải đặt trong mối tương quan với các nhân vật khác, với toàn bộ thiên truyện.
Đề bài yêu cầu phân tích một khía cạnh của nhân vật ( Ví dụ phân tích diễn biến tâm trạng của Thúy
Kiều trong đoạn trích Trao Dun) thì chỉ chú ý phân tích kĩ khía cạnh đó để làm nổi bật vấn đề.
Khơng sa đà kể lể về cuộc đời, hoàn cảnh sống, ngoại hình,… của nhân vật.


Đề bài u cầu phân tích nhân vật để chứng minh nhận định thì cần chú ý phân tích những khía cạnh
của nhân vật để làm nổi bật vấn đề, chứng minh, làm rõ nhận định đó.
Trong q trình phân tích có thể so sánh với nhân vật khác để làm nổi bật vấn đề. Lưu ý : so sánh với
các nhân vật có điểm tương đồng hoặc cùng thời kì, cùng chủ đề…
3/ Đánh giá về nhân vật:
+ Ý nghĩa của nhân vật trong việc thể hiện chủ đề tư tưởng tác phẩm.
+ Nghệ thuật xây dựng nhân vật: thành cơng ở mặt nào: tâm lí, số phận, tính cách phẩm chất, tư tưởng;
những thủ pháp và hình ảnh chi tiết đi gắn liền, làm nên nhân vật; ngôn ngữ nhân vật; cách kể về nhân
vật…
Kết bài: Có thể đánh giá chung về nhân vật đó, khẳng định giá trị của tác phẩm.


Ví dụ minh họa :
1/ Cảm nhận của em về hình tượng người lính Tây Tiến trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng
Bài làm
Hình ảnh người lính nói chung và những người lính thời kỳ chống Pháp nói riêng từ lâu đã đi vào văn
chương như một nguồn thi cảm. Các nhà thơ viết về người lính với tất cả niềm kiêu hãnh, tự hào. Giữa
muôn vàn những tác phẩm như vậy, Tây Tiến là bài thơ có vị trí đặc biệt.Tây Tiến là một trong những
bài thơ sớm nhất viết về người lính cách mạng, ra đời ngay trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến
chống thực dân Pháp và trở thành thi phẩm xuất sắc của nền thơ Việt Nam từ sau năm 1945 cùng với
hình tượng người lính Tây Tiến.
Tây Tiến là một đơn vị quân đội được thành lập đầu năm 1947, có nhiệm vụ phối hợp với bộ đội Lào,
bảo vệ biên giới Việt- Lào và đánh tiêu hao lực lượng quân đội Pháp ở Thượng Lào va miền Tây Bắc
Việt Nam. Địa bàn đóng qn và hoạt động của đồn qn Tây Tiến khá rộng, bao gồm các tỉnh Sơn
La, Lai Châu, Hòa Bình, miền Tây Thanh Hóa và cả Sầm Nưa ( Lào).
Về xuất thân, các chiến sĩ Tây Tiền phần đông là thanh niên Hà Nội, trong đó có nhiều học sinh, sinh
viên. Mặc dù hoàn cảnh chiến đấu rất gian khổ, thiếu thốn về vật chất, thuốc men với căn bệnh sốt rét
hồnh hành dữ dội nhưng những người lính Tây Tiến vẫn sống rất lạc quan và chiến đấu rất dũng
cảm. Có thể nói những người lính Thủ đơ đã đi vào cuộc kháng chiến mang theo vẹn nguyên cái mộng
mơ, lãng mạn, hào hoa của người con đất Hà Thành.

Bài thơ được hình thành từ một nỗi nhớ, nỗi nhớ da diết về những người đồng đội và những ngày
tháng, những kỉ niệm không thể nào quên của chính tác giả với đồn qn Tây Tiến, gắn với vùng đất
miền Tây hùng vĩ, hiểm trở và thơ mộng. Nỗi nhớ ấy đã đánh thức mọi ấn tượng , kí ức để kết tinh tập
trung trong bức chân dung người lính Tây Tiến.
Bằng bút pháp lãng mạn mà khơng thoát li hiện thực, bài thơ đã khắc họa sừng sững bức tượng đài
người lính trường tồn, bất tử mãi mãi với khơng gian, thời gian.
Trước hết, đó là nét gân guốc, lạ hóa trong ngoại hình của người lính Tây Tiến:
Tây Tiến đồn binh khơng mọc tóc
Qn xanh màu lá dữ oai hùm
Ta đã từng thấy một “Tiểu đội xe khơng kính” dí dỏm trong thơ Phạm Tiến Duật thì nay lại thấy
một “đồn binh khơng mọc tóc” trong thơ Quang Dũng. Nhưng nét gân guốc, lạ hóa trong ngoại hình
của người lính Tây Tiến bắt nguồn từ chính hiện thực đến từng chi tiết. Khơng mọc tóc là hậu quả của
những trận sốt rét rừng khủng khiếp, rừng thiêng nước độc, thuốc men khơng có nên qn xanh màu
lá cũng là thực tế hiển nhiên. Tố Hữu khi vẽ chân dung anh vệ quốc quân trong bài cá nước cũng
không quên nhắc tới sức ảnh hưởng ghê gớm của căn bệnh qi ác đó:
Giọt mồ hơi rơi
Trên má anh vàng nghệ
Nhưng ẩn sau ngoại hình ấy là sức mạnh nội tâm là tâm hồn, khí phách của những người lính Tây
Tiến:
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
Nếu câu thơ thứ nhất nhấn mạnh chữ MỘNG thì câu thơ thứ hai nhấn mạnh chữ “Mơ”. Câu thơ mang
vẹn nguyên cả ước vọng và điểm đến cuối cùng của đời lính Tây Tiến. Chữ “trừng” được sử dụng khá
độc đáo. Người đọc có cảm tưởng như mọi ước mơ khao khát tận đáy lòng đã trào dâng và đong đầy
trong ánh mắt người lính. Tứ thơ ấy gợi nhắc đến hình ảnh thơ quen thuộc:
Những đêm dài hành quân nung nấu
Bỗng bồn chồn nhớ mắt người yêu.
{Đất nước – Nguyễn Đình Thi)
Thì ra bao giờ cũng vậy, đích đến cuối cùng của những người lính ln là hạnh phúc. Nỗi nhớ của họ
hướng cả về “dáng kiều thơm”, những bóng hình giai nhân u kiều, thướt tha, thanh lịch nào đó



ngồi cuộc đời. Họ ra đi chiến đấu vì tự do, độc lập, nhưng trước hết là vì cuộc sống tương lai hạnh
phúc mà họ khao khát. Chính vì vậy mà “dáng kiều thơm” trở thành điểm tựa, niềm hi vọng để tiếp
thêm cho họ sức mạnh để chiến đấu và chiến thắng.
Những người lính Tây Tiến sống anh dũng mà hi sinh cũng anh hùng. Quang Dũng không hè né tránh
hiện thực khắc nghiệt nhất, đau thương nhất, tàn nhẫn nhất của chiến tranh đó là sự hi sinh:
Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục lên súng mũ bỏ quên đời;
– Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh;
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lèn khúc độc hành.
Ba lần Quang Dũng nhắc tới sự hy sinh, nhưng lần nào cũng là hình ảnh ẩn dụ để tránh đi từ “chết”.
Dường như khi người lính Tây Tiến ngã xuống chỉ là khi anh tạm nghỉ chân trước cuộc đời. Cái chết
không đồng nghĩa với ngừng chiến đấu vì tâm hồn, vì ước nguyện của anh sẽ mãi trường tồn với thời
gian. Anh ngã xuống nhưng vẫn kịp trao ngọn lửa tuổi trẻ cho những đồng đội tiếp tục con đường cách
mạng vinh quang. Sự hi sinh của các anh làm người đọc không khỏi nghẹn ngào: “Rải rác biên cương
mồ viền xứ”. Chữ “rải rác” được đảo lên đầu câu, nhấn mạnh cho sự quạnh quẽ, lạnh lẽo, hoang vắng
gợi cảm giác xót xa đau đớn nhưng đơi cánh của lí tưởng quên mình vì Tổ quốc “Chiến trường đi
chẳng tiếc đời xanh” đã xoa dịu nỗi đau làm sáng lên vẻ đẹp tâm hồn của người lính Tây Tiến.
Có lẽ hình tượng người lính Tây Tiến đã trở thành bất tử với mn đời. Dịng lịch sử có thể đổi thay
nhưng mọi thế hệ sau vẫn gợi nhắc đến các anh như hình tượng đẹp đẽ nhất. Qua dịng hồi tưởng của
Quang Dũng, những chiến sĩ Tây Tiến hiện lên trong sự đối mặt với khó khăn, gian khổ, hi sinh nhưng
lúc nào cũng lạc quan phơi phới yêu đời. Với âm hưởng thơ lúc dữ dội, khi sôi nổi, lúc lại vang vọng,
trầm lắng, bài thơ đã dẫn hồn người đọc trở về một thời quá khứ xưa, để cùng lắng cảm trong nỗi nhớ
thương da diết của Quang Dũng.


2/ Phân tích vẻ đẹp của nhân vật Huấn Cao trong “ Chữ người tử tù”của Nguyễn Tuân?

HD LÀM BÀI:
Nguyễn Tuân- một nhà văn nổi tiếng của làng văn học Việt Nam. Ơng có những sáng tác xoay
quanh những nhân vật lí tưởng về tài năng xuất chúng, về cái đẹp tinh thần như “chiếc ấm đất”, “chén
trà sương”… và một lần nữa, chúng ta lại bắt gặp chân dung tài hoa trong thiên hạ, đó là Huấn Cao
trong tác phẩm “Chữ người tử tù”.
Nhà văn Nguyễn Tuân đã lấy nguyên mẫu hình tượng Cao Bá Quát làm nguồn cảm hứng sáng
tạo nhân vật Huấn Cao. Họ Cao là một lãnh tụ nông dân chống triều Nguyễn năm 1854. Huấn Cao
được lấy từ hình tượng này với tài năng, nhân cách sáng ngời và rất đỗi tài hoa.
@ Vẻ đẹp của Huấn Cao trước hết là vẻ đẹp của con người nghệ sĩ tài hoa
Huấn Cao là một con người đại diện cho cái đẹp, từ cái tài viết chữ của một nho sĩ đến cốt cách ngạo
nghễ phi thường của một bậc trượng phu , tấm lòng trong sáng của một người biết quý trọng cái tài, cái
đẹp. Huấn Cao trước hết là một người có tài viết thư pháp. Chữ viết khơng chỉ là kí hiệu ngơn ngữ mà
cịn thể hiện tính cách con người. Cái tài viết chữ của ông được thể hiện qua đoạn đối thoại giữa viên
quản ngục và thầy thơ lại. Tài năng của Huấn Cao còn được miêu tả qua lời người dẫn truyện và trong
suy nghĩ nhân vật. Chữ của Huấn Cao “đẹp lắm, vng lắm”, nét chữ cịn thể hiện khí phách hiên
ngang, tung hoành bốn bể. Chữ Huấn Cao đẹp và quý đến nỗi viên quản ngục ao ước suốt đời. Viên
quản ngục đến “mất ăn mất ngủ”; không nề hà tính mạng của mình để có được chữ của Huấn Cao,
“một vật báu ở trên đời”. Chữ là vật báu trên đời thì chắc chắn chủ nhân của nó phải là một người tài
năng xuất chúng, phi thường có một khơng hai, là kết tinh mọi tinh hoa, khí thiêng của trời đất hun đúc
lại mà thành. Chữ của Huấn Cao đẹp đến như vậy thì nhân cách của Huấn Cao cũng chẳng kém gì.
Ơng là con người tài tâm vẹn toàn.
@Sự thống nhất của cái tài, cái tâm và khí phách anh hùng ở hình tượng Huấn Cao:
Huấn Cao có cốt cách ngạo nghễ, phi thường của một bậc trượng phu. Ơng theo học đạo nho thì
đáng lẽ phải thể hiện lòng trung quân một cách mù quáng. Nhưng ơng đã khơng trung qn mà cịn
chống lại triều đình để giờ đây khép vào tội “đại nghịch”, chịu án tử hình. Bởi vì Huấn Cao có tấm
lịng nhân ái bao la; ông thương cho nhân dân vô tội nghèo khổ, làm than bị áp bức bóc lột bởi giai cấp
thống trị tàn bạo thối nát. Huấn Cao rất căm ghét bọn thống trị và thấu hiểu nỗi thống khổ của người
dân “thấp cổ bé họng”. Nếu như Huấn Cao phục tùng bọn phong kiến kia thì ơng sẽ được hưởng vinh
hoa phú quý. Nhưng không, ông Huấn đã lựa chọn con đường khác: con đường đấu tranh giành quyền
sống cho người dân vô tội. Cuộc đấu tranh không thành công ông bị bọn chúng bắt. Giờ đây phải sống

trong cảnh ngục tối chờ ngày xử chém. Trước khi bị bắt vào ngục, viên quản ngục đã nghe tiếng đồn
Huấn Cao rất giỏi võ, ơng có tài “bẻ khóa, vượt ngục” chứng tỏ Huấn Cao là một người văn võ tồn
tài, quả là một con người hiến có trên đời.
Tác giả miêu tả sâu sắc trạng thái tâm lý của Huấn Cao trong những ngày chờ thi hành án. Trong
lúc này đây, khi mà người anh hùng “sa cơ lỡ vận” nhưng Huấn Cao vẫn giữ được khí phách hiên
ngang, kiên cường. Tuy bị giam cầm về thể xác nhưng ơng Huấn vẫn hồn tồn tự do bằng hành động
“dỡ cái gông nặng tám tạ xuống nền đá tảng đánh thuỳnh một cái” và “lãnh đạm” không thèm chấp sự
đe dọa của tên lính áp giải. Dưới mắt ơng, bọn kia chỉ là “một lũ tiểu nhân thị oai”. Cho nên, mặc dù
chịu sự giam giữ của bọn chúng nhưng ơng vẫn tỏ ra “khinh bạc”. Ơng đứng đầu gơng, ơng vẫn mang
hình dáng của một vị chủ sối, một vị lãnh đạo. Người anh hùng ấy dù cho thất thế nhưng vẫn giữ
được thế lực, uy quyền của mình. Thật đáng khâm phục! Mặc dù ở trong tù, ông vẫn thản nhiên “ăn
thịt, uống rượu như một việc vẫn làm trong hứng bình sinh”. Huấn Cao hồn tồn tự do về tinh thần.
Khi viên cai ngục hỏi Huấn Cao cần gì thì ơng trả lời:
“Ngươi hỏi ta cần gì à? Ta chỉ muốn một điều là ngươi đừng bước chân vào đây ”.
Cách trả lời ngang tàng, ngạo mạn đầy trịch thượng như vậy là bởi vì Huấn Cao vốn hiên ngang,
kiên cường; “đến cái chết chém cũng cịn chẳng sợ …”. Ơng khơng thèm đếm xỉa đến sự trả thù của kẻ
đã bị mình xúc phạm. Huấn Cao rất có ý thức được vị trí của mình trong xã hội, ơng biết đặt vị trí của
mình lên trên những loại dơ bẩn “cặn bã” của xã hội. “Bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng
khuất”. Huấn Cao là người có “thiên lương” trong sáng, cao đẹp . Theo ơng, chỉ có “thiên lương”,


bản chất tốt đẹp của con người mới là đáng quý. Thế nhưng khi biết được nỗi lòng của viên quản ngục,
Huấn những vui vẻ nhận lời cho chữ mà còn thốt rằng: “Ta cảm tấm lòng biệt nhỡn liên tài của các
ngươi. Ta biết đâu một người như thầy quản đây mà lại có sở thích cao q đến như vậy. Thiếu chút
nữa, ta đã phụ một tấm lòng trong thiên hạ”. Huấn Cao cho chữ là một việc rất hiếm bởi vì “tính ơng
vốn khoảnh. Ta khơng vì vàng bạc hay uy quyền mà ép cho chữ bao giờ”.
Hành động cho chữ viên quản ngục chứng tỏ Huấn Cao là một con người biết quý trọng cái tài,
cái đẹp, biết nâng niu những kẻ tầm thường lên ngang hàng với mình.
Cảnh “cho chữ” diễn ra thật lạ, quả là cảnh tượng “xưa nay chưa từng có”. Kẻ tử tù “cổ đeo
gông, chân vướng xiềng” đang “đậm tô từng nét chữ trên vuông lụa bạch trắng tinh” với tư thế ung

dung tự tại, Huấn Cao đang dồn hết tinh hoa vào từng nét chữ. Đó là những nét chữ cuối cùng của con
người tài hoa ấy. Những nét chữ chứa chan tấm lòng của Huấn Cao và thấm đẫm nước mắt thương
cảm của người đọc. Con người tài hoa vô tội kia chỉ mới cho chữ ba lần trong đời đã vội vã ra đi, để lại
biết bao tiếc nuối cho người đọc. Qua đó, Nguyễn Tuân cũng gián tiếp lên án xã hội đương thời đã vùi
dập tài hoa con người. Và người tù kia bỗng trở nên có quyền uy trước những người đang chịu tránh
nhiệm giam giữ mình. Ơng Huấn đã khun viên quản ngục như một người cha khuyên bảo con: “Tôi
bảo thực thầy quản nên về quê ở đã rồi hãy nghĩ đến chuyện chơi chữ. Ở đây khó giữ được thiên lương
cho lành vững rồi cũng có ngày nhem nhuốc mất cái đời lương thiện đi”.
Theo Huấn Cao, cái đẹp không thể nào ở chung với cái xấu được. Con người chỉ thưởng thức cái
đẹp khi có bản chất trong sáng, nhân cách cao thượng mà thôi. Những nét chữ cuối cùng đã cho rồi,
những lời nói cuối cùng đã nói rồi. Huấn Cao, người anh hùng tài hoa kia dù đã ra đi mãi mãi nhưng
để lại ấn tượng sâu sắ cho những ai đã thấy, đã nghe, đã từng được thưởng thức nét chữ của ông. Sống
trên cõi đời này, Huấn Cao đã đứng lên đấu tranh vì lẽ phải; đã xóa tan bóng tối hắc ám của cuộc đời
này. Chính vì vậy, hình tượng Huấn Cao đã trở nên bất tử. Huấn Cao sẽ không chết mà bước sang một
cõi khác để xua tan bóng tối nơi đó, đem lại hạnh phúc cho mọi người ở mọi nơi.
Ở Huấn Cao ánh lên vẻ đẹp của cái “tài” và cái “tâm”. Trong cái “tài” có cái “tâm” và cái “tâm”
ở đây chính là nhân cách cao thượng sáng ngời của một con người tài hoa. Cái đẹp luôn song song
“tâm” và “tài” thì cái đẹp đó mới trở nên có ý nghĩa thực sự. Xây dựng hình tượng Huấn Cao, nhà văn
Nguyễn Tuân đã thành công trong việc xây dựng nên chân dung nghệ thuật điển hình lí tưởng trong
văn học thẩm mĩ. Dù cho Huấn Cao đã đi đến cõi nào chăng nữa thì ơng vẫn sẽ mãi trong lịng người
đọc thế hệ hôm nay và mai sau.


3/ Tuỳ bút Sông Đà là thành quả nghệ thuật đẹp đẽ mà Nguyễn Tuân đã thu hoạch được trong chuyến
đi gian khổ và hào hứng tới miền Tây Bắc rộng lớn, xa xôi của Tổ quốc, nơi ông đã khám phá ra chất
vàng của thiên nhiên cùng “thứ vàng mười đã qua thử lửa” ở tâm hồn của những người lao động.
Anh (chị) hãy làm rõ “thứ vàng mười đã qua thử lửa” ở nhân vật người lái đò trong tuỳ bút “Người lái
đị sơng Đà” của Nguyễn Tn
Hướng dẫn cách làm
Có thể triển khai theo nhiều cách nhưng về cơ bản, bài viết cần được làm rõ những ý chính sau:

a/ Mở bài
– Giới thiệu được hồn cảnh ra đời, mục đích sáng tác tùy bút sơng đà của Nguyễn Tuân
– Giới thiệu vấn đề nghị luận :“thứ vàng mười đã qua thử lửa” ở nhân vật người lái đị
Tuỳ bút “Người lái đị sơng Đà” là một trong những tác phẩm đặc sắc của Nguyễn Tuân được in trong
tập sông Đà (1960). Viết tuỳ bút này Nguyễn Tuân tự coi mình là người đi tìm cái thứ vàng mười của
màu sắc núi sông Tây Bắc và nhất là cái thứ vàng mười mang sẵn trong tâm trí tất cả những con người
ngày nay đang nhiệt tình gắn bó với cơng cuộc xây dựng cho Tây Bắc thêm sáng sủa được vui và vững
bền. Chất vàng mười của con người ấy chính là người lái đị sơng Đà. Dưới ngòi bút tài hoa của
Nguyễn Tuân người lái đò vừa là người anh hùng vừa là người nghệ sỹ tài hoa trong nghề của mình.
b/ Thân bài:
@Giải thích một cách ngắn gọn ý của cụm từ “thứ vàng mười đã qua thử lửa” – từ dùng của Nguyễn
Tuân – để chỉ vẻ đẹp tâm hồn của những con người lao động và chiến đấu trên vùng sông núi hùng vĩ
và thơ mộng.
@Cảm nhận về vẻ đẹp tâm hồn của ơng lái đị sơng Đà:
+ Ơng lái đị được xây như một đại diện, một biểu tượng của nhân dân (khơng tên, tuổi, q qn)
Đó là một người lao động rất đỗi bình thường hoạt động trong một mơi trường lao động khắc nghiệt,
dữ dội.
+ Ông am hiểu đối tượng mà mình đang chinh phục.
Sự từng trải:
Những nét tả ngoại hình của nhà văn cho thấy người lái đị thực sự là người từng trải, thành thạo nghề.
Chưa đủ, Nguyễn Tuân còn cho biết : người lái đò còn là một linh hồn muôn thuở của sông nước này;
ông làm nghề đị đã mười năm liền, trên sơng Đà, ơng xi, ơng ngược hơn một trăm lần rồi, chính tay
ơng giữ lái độ sáu chục lần… Sự từng trải của người lái đị cịn thể hiện, dịng sơng Đà với bảy mười
ba con thác nhưng ông đã lấy mắt mà nhớ tỉ mỉ như đóng đinh vào lịng tất cả những luồng nước của
tất cả các con thác hiểm trở. Hơn thế nữa, sơng Đà đối với ơng lái đị ấy, như một trường thiên anh
hùng ca mà ông thuộc lòng đến cả những cái chấm than chấm câu và cả những đoạn xuống dịng.
Khơng phải bỗng dưng mà nhà văn nổi tiếng tài tử lại đưa vào trang viết của mình tỉ mỉ các ngọn thác,
thời gian ơng lái đò làm nghề. Phải chi li, cụ thể như vậy mới thấy hết sự từng trải, gắn bó của với
nghề đến độ kỳ lạ ở ơng lão lái đị. Đấy cũng là cách nhà văn bày tỏ nỗi thán phục của chính mình về
một con người như được sinh ra từ những con sóng, ngọn thác hung dữ ở sơng Đà

+ Ơng mưu trí và dũng cảm để vượt qua những thử thách khắc nghiệt trong cuộc sống lao động hàng
ngày:
Nguyễn Tn đưa nhân vật của mình vào ngay hồn cảnh khốc liệt mà ở đó, tất cả những phẩm chất ấy
được bộc lộ, nếu không phải trả giá bằng chính mạng sống của mình. Nhà văn gọi đây là cuộc chiến
đấu gian lao của người lái đò trên chiến trường sông Đà, trên một quãng thuỷ chiến ở mặt trận sơng
Đà. Đó chính là cuộc vựơt thác đầy nguy hiểm chết người, diễn ra nhiều hồi, nhiều đợt như một trận
đánh mà đối phương đã hiện ra diện mạo và tâm địa của kẻ thù số một :
… Ngoặt khúc sơng lượn, thấy sóng bọt đã trắng xố cả một chân trời. Đá ở đây ngàn năm vẫn mai
phục hết trong dịng sơng, hình như mỗi lần có chiếc thuyền nào xuất hiện ở quãng ầm ầm mà quạnh
hiu này, mỗi lần có chiếc nào nhơ vào đường ngoặt sơng là một số hịn bèn nhổm cả dậy để vồ lấy
thuyền. Mặt hịn đat nào trơng cũng ngỗ ngược, hịn nào cũng nhăn nhúm méo mó hơn cả cái mặt nước


chỗ này… Sơng Đà đã giao việc cho mỗi hịn. Mới thấy rằng đây là nó bày thạch trận trên sơng. Đám
tảng hịn chia làm ba hàng chặn ngang trên sơng địi ăn chết cái thuyền, một cái thuyền đơn độc khơng
cịn biết lùi đi đâu để tránh một cuộc giáp lá cà có đá dàn trận địa sẵn…
Trong thạch trận ấy, người lái đò hai tay giữ mái chèo khỏi bị hất lên khỏi sóng trận địa phóng thẳng
vào mình. Khi sơng Đà tung ra miếng địn hiểm độc nhất là nước bám lấy thuyền như đô vật túm thắt
lưng đặng lật ngửa mình ra giữa trận nước vang trời thanh la não bạt, ông lão vẫn không hề nao núng,
bình tĩnh, đầy mưu trí như một vị chỉ huy, lái con thuyền vượt qua ghềnh thác. Ngay cả khi bị thương,
người lái đò vẫn cố nén vết thương, hai chân vẫn kẹp chặt lấy cuống lái, mặt méo bệch như cái luồng
sóng đánh hồi lùng, đánh địn tỉa, đánh đòn âm vào chỗ hiểm. “Phá xong cái trùng vi thạch trận thứ
nhất”, người lái đị “phá ln vịng vây thứ hai”. Ơng lái đị đã nắm chắc binh pháp của thần sơng thần
đá. Đến vịng thứ bà, ít cửa hơn, bên phải bên trái đều là luồng chết cả, nhưng người lái đã chủ động
“tấn cơng”: Cứ phóng thẳng thuyền, chọc thủng cửa giữa đó. Thuyền vút qua cổng đá cánh mở khép.
Vút, vút, cửa ngoài, cửa trong, lại cửa trong cùng, thuyền như một mũi tên tre xuyên nhanh qua hơi
nước, vừa xuyên vừa tự động lái được lượn được. Thế là kết thúc.
+Nghệ sĩ tài hoa :
Nổi bật nhất, độc đáo nhất ở người lái đò sông Đà là phong thái của một nghệ sĩ tài hoa. Khái niệm tài
hoa, nghệ sĩ trong sáng tác của Nguyễn Tn có nghĩa rộng, khơng cứ là những người làm thơ, viết

văn mà cả những người làm nghề chẳng mấy liên quan tới nghệ thuật cũng được coi là nghệ sĩ, nếu
việc làm của họ đạt đến trình độ tinh vi và siêu phàm. Trong người lái đị sơng Đà, Nguyễn Tuân đã
xây dựng một hình tượng người lái đò nghệ sĩ mà nhà văn trân trọng gọi là tay lái ra hoa. Nghệ thuật ở
đây là nắm chắc các quy luật tất yếu của sơng Đà và vì làm chủ được nó nên có tự do.
Song, quy luật ở trên con sông Đà là thứ quy luật khắc nghiệt. Một chút thiếu bình tĩnh, thiếu chính
xác, hay lỡ tay, quá đà đều phải trả giá bằng mạng sống. Mà ngay ở những khúc sơng khơng có thác nó
dễ dại tay dại chân mà buồn ngủ như người Mèo kêu mỏi chân khi dẫm lên đồng bằng thiếu dốc thiếu
đèo. Chung quy lại, nơi nào cũng hiểm nguy. Ông lão lái đị vừa thuộc dịng sơng, thuộc quy luật của
lũ đá nơi ải nước hiểm trở này, vừa nắm chắc binh pháp của thần sơng thần đá. Vì thế, vào trận mạc,
ơng thật khơn khéo, bình tĩnh như vị chỉ huy cầm qn tài ba
+Ơng lái đị mang những phẩm chất cao đẹp của người lao động thời hiện đại mới: giản dị mà không
kém phần hùng tráng, khỏe khoắn, cũng đầy mưu trí.Đó là những con người tự do, làm chủ thiên
nhiên, làm chủ cuộc đời.
c/ Kết bài:
– Khái quát lại vấn đề : Nhận xét chung về vẻ đẹp của ơng lái đị, đánh giá nghệ thuật miêu tả của
Nguyễn Tuân: đặt nhân vật vào tình huống đầy cam go, thử thách để nhân vật bộc lộ tính cách phẩm
chất; phối hợp những thủ pháp tiêu biểu của các ngành nghệ thuật khác để miêu tả và kể chuyện…
– Rút ra bài học cho bản thân


4. Nhân vật Mị :
Trong bài cảm nghĩ về chuyện ” Vợ chồng A Phủ”, Tơ Hồi viết:
” Nhưng điều kì diệu là dẫu trong cùng cực đến thế mọi thế lực của tội ác cũng không giết được sức
sống con người. Lay lắt, đói khổ, nhục nhã, Mị vẫn sống, âm thầm, tiềm tàng mãnh liệt”
( Tác phẩm văn học 1930- 1975, Tập hai, NXB Khoa học Xã hội, 1990, trang 71)
Phân tích nhân vật Mị trong truyện ngắn ” Vợ chồng A Phủ” ( đoạn trích được học) của Tơ Hồi để
làm sáng tỏ nhận xét trên.
Gợi ý:
Mở bài:
+Giới thiệu tác phẩm Vợ chồng A Phủ và nhà văn Tơ Hồi

+Trích dẫn ý kiến trong đề bài: ” Nhưng điều kì diệu là dẫu trong cùng cực đến thế mọi thế lực của
tội ác cũng không giết được sức sống con người. Lay lắt, đói khổ, nhục nhã, Mị vẫn sống, âm thầm,
tiềm tàng mãnh liệt”
Thân bài
Ý1.Giải thích ý kiến:
– Nêu rõ cuộc sống cực nhục của người dân nghèo miền núi
– Đề cao bản chất tốt đẹp và khẳng định sức sống bất diệt của con người.
Ý2. Phân tích
a. Con người tốt đẹp bị đày đọa :
– Mị có phẩm chất tốt đẹp:
+ Mị là một thiếu nữ xinh đẹp, tài hoa, hồn nhiên, yêu đời. Cô khơng những chăm chỉ làm ăn mà cịn
u tự do, ý thức được quyền sống của mình.
+ Phẩm chất tốt đẹp nhất của Mị là giàu lòng vị tha, đức hi sinh: Mị thà chết còn hơn sống khổ nhục,
nhưng rồi Mị chấp nhận sống khổ nhục còn hơn là bất hiếu, cịn hơn thấy cha mình già yếu vẫn phải
chịu bao nhục nhã khổ đau.
– Bị đày đọa về thể xác lẫn tinh thần:
+ Mang danh là con dâu thống lí, vợ của con quan nhưng Mị lại bị đối xử như một nô lệ. Mị ở nhà
chồng mà như ở địa ngục với công việc triền miên. Mị sống khổ nhục hơn cả súc vật, thường xuyên bị
A Sử đánh đập tàn nhẫn. Mị sống như một tù nhân trong căn buồng chật hẹp, tối tăm.
+ Trong cuộc sống tù hãm, Mị vô cùng buồn tủi, uất ức. Muốn sống cũng chẳng được sống cho ra
người, muốn chết cũng không xong. “ Ở lâu trong cái khổ, Mị quen khổ rồi” dường như Mị bắt đầu
chấp nhận thân phận khốn khổ, sống như cái bóng, như “con rùa ni trong xó cửa“.Mị sống mà như
chết.
b. Sức sống tiềm tàng mạnh mẽ:
– Tâm trạng và hành động của Mị trong đêm tình xuân ở Hồng Ngài:
+ Bên trong hình ảnh ” con rùa ni trong xó cửa“ vẫn đang còn một con người khát khao tự do, khát
khao hạnh phúc. Gió rét dữ dội cũng khơng ngăn được sức xuân tươi trẻ trong thiên nhiên và con
người, tất cả đánh thức tâm hồn Mị . Mị uống rượu để quên hiện tại đau khổ . Mị nhớ lại thời con gái,
Mị sống lại với niềm say mê yêu đời của tuổi trẻ . Trong khi đó, tiếng sáo( biểu tượng của tình yêu và
khát vọng tự do) từ chỗ là hiện tượng ngoại cảnh đã đi sâu vào tâm tư Mị.

+ Mị thắp đèn như thắp lên ánh sáng chiếu rọi vào cuộc đời tăm tối. Mị chuẩn bị đi chơi nhưng bị A
Sử trói lại . Tuy bị trói nhưng Mị vẫn tưởng tượng và hành động như một người tự do, Mị vùng bước
đi.
– Tâm trạng và hành động của Mị trong đêm cuối cùng ở nhà Pá Tra :


+ Lúc đầu thấy A Phủ bị trói, Mị vẫn thản nhiên. Nhưng đêm ấy, Mị thấy dòng nước mắt trên má A
Phủ. Nhớ lại cảnh ngộ của mình trong đêm mùa xuân năm trước, Mị đồng cảm, thương xót A Phủ.
Phân tích nét tâm lí: Mị thấy cái chết sắp tới với A Phủ là uất ức, phi lí. Mị khơng sợ hình phạt của Pá
Tra , ý thức căm thù và lòng nhân ái giúp Mị thắng nỗi sợ hãi, biến Mị thành con người dũng cảm
trong hành động cắt dây trói cứu A Phủ.
+ Ngay sau đó, Mị đứng lặng trong bóng tối với bao giằng xé trong lòng. Nhưng rồi khát vọng sống
trỗi dậy thật mãnh liệt, Mị vụt chạy theo A Phủ, đến với tự do.
Ý3 : Đánh giá
– Với bút pháp hiện thực sắc sảo, nghệ thuật phân tích tâm lí nhân vật tinh tế, Tơ Hồi đã xây dựng
thành cơng nhân vật Mị.
– Cuộc đời đau khổ, tủi nhục của Mị có ý nghĩa tiêu biểu cho kiếp sống khốn khổ của người dân miền
núi dưới ách thống trị của các thế lực phong kiến và thực dân .
– Nhưng có áp bức có đấu tranh, nhân vật Mị chính là điển hình sinh động cho sức sống tiềm tàng, sức
vươn lên mạnh mẽ của con người từ trong hoàn cảnh tăm tối, hướng tới ánh sáng của nhân phẩm và tự
do.
Kết bài :có nhiều cách kết bài, nhưng các em có thể tham khảo những ý chính sau :
+Khẳng định tính đúng đắn của nhận định trên
+Đánh giá chung về tác phẩm, về nhân vật Mị
+ Mở rộng vấn đề


5. Nhân vật Phùng :
Về nhân vật Phùng trong truyện ngắn “Chiếc thuyền ngồi xa” của Nguyễn Minh Châu, có ý kiến cho
rằng, nét nổi bật ở người nghệ sĩ này là một tâm hồn nhạy cảm và say mê cái đẹp. Ý kiến khác thì nhấn

mạnh: vẻ đẹp sâu xa của nghệ sĩ Phùng chính là một tấm lịng trăn trở, lo âu về thân phận con người.
Anh/chị có suy nghĩ gì về những ý kiến trên?
Định hướng cách làm :
Mở bài :
+Khái quát về tác giả, tác phẩm: truyện ngắn “Chiếc thuyền ngồi xa” của Nguyễn Minh Châu
+Trích dẫn hai ý kiến :
-Nét nổi bật ở người nghệ sĩ này là một tâm hồn nhạy cảm và say mê cái đẹp.
-Vẻ đẹp sâu xa của nghệ sĩ Phùng chính là một tấm lịng trăn trở, lo âu về thân phận con người.
Các em có thể tham khảo mở bài sau :
“Chiếc thuyền ngoài xa” là một trong những sáng tác tiêu biểu của Nguyễn Minh Châu . Truyện đã
xây dựng thành cơng hình tượng nhân vật Phùng , một nghệ sĩ khao khát khám phá , sáng tạo ra cái
đẹp , người luôn lo lắng , trăn trở , suy tư về nhân cách và đời sống con người . Nhận định về nhân vật
này có ý kiến cho rằng, nét nổi bật ở người nghệ sĩ này là một tâm hồn nhạy cảm và say mê cái đẹp. Ý
kiến khác thì nhấn mạnh: vẻ đẹp sâu xa của nghệ sĩ Phùng chính là một tấm lịng trăn trở, lo âu về
thân phận con người.
Thân bài
Bước 1 : Giải thích ý kiến
–Nét nổi bật ở người nghệ sĩ này là một tâm hồn nhạy cảm và say mê cái đẹp: khả năng khám phá,
phát hiện tinh tế và sự rung động mãnh liệt trước cái đẹp.
– Vẻ đẹp sâu xa của nghệ sĩ Phùng chính là một tấm lòng trăn trở, lo âu về thân phận con người: mối
quan tâm đến số phận con người, nhất là những mảnh đời bất hạnh, thái độ bất bình trước những ngang
trái cuộc đời.
Bước 2: Chứng minh ý kiến qua nhân vật Phùng
– Một tâm hồn nhạy cảm và say mê cái đẹp: nhạy bén với vẻ đẹp trời cho của “chiếc thuyền ngoài xa”
trong bối cảnh trời biển; sung sướng đến ngây ngất khi bắt gặp cái đẹp, nhanh chóng nắm bắt và thu
vào ống kính khoảnh khắc tuyệt mỹ đó.
– Một tấm lịng trăn trở, lo âu về thân phận con người:
+Thái độ khi chứng kiến cảnh bạo lực trong gia đình hàng chài: sửng sốt, bức xúc, căm phẫn, xông vào
can thiệp để bảo vệ người đàn bà hàng chài…
+Lắng nghe, day dứt với chuyện đời người đàn bà hàng chài; lo lắng, ám ảnh về thân phận và tương lai

của họ; thay đổi quan niệm về nghệ thuật và cuộc đời.
Nhân vật Phùng là đại diện tiêu biểu cho người nghệ sĩ chân chính với niềm đam mê nghệ thuật và trái
tim nhạy cảm, nhân hậu.
c.Bình luận
–Hai ý kiến trên bàn về những vẻ đẹp khác nhau trong tâm hồn người nghệ sĩ Phùng: ý kiến thứ
nhất đề cao phẩm chất hàng đầu của một người nghệ sĩ: sự nhạy cảm và niềm say mê cái đẹp; ý kiến
thứ hai nhấn mạnh phẩm chất đáng quý của người nghệ sĩ là tấm lòng hướng đến cuộc sống và con
người.
–Hai ý kiến không đối lập mà bổ sung cho nhau, hợp thành cái nhìn cái nhìn thống nhất và toàn
diện về vẻ đẹp phẩm chất của nhân vật nghệ sĩ Phùng.
Kết bài : Đánh giá chung về nhân vật Phùng



6. Về các nhân vật Tràng, Thị, Bà cụ Tứ trong Vợ Nhặt Kim Lân:
Bài làm:
“Vợ Nhặt”là truyện ngắn xuất sắc nhất của nhà văn Kim Lân in trong tập “con chó xấu xí” xuất bản
năm 1962 . Tác phẩm có tiền thân là tiểu thuyết “Xóm ngụ cư” được viết sau Cách mạng tháng Tám
nhưng dang dở và thất lạc bản thảo . Có lẽ nạn đói khủng khiếp và dữ dội năm 1945 đã hằn sâu trong
tâm trí Kim Lân , điều đó đã thơi thúc ơng viết tiếp thiên truyện – tác phẩm “Vợ Nhặt” ra đời . Lần này
Kim Lân đã đưa vào tác phẩm một khám phá rất mới mẻ , đó là vẻ đẹp của tình người , của niềm hi
vọng vào cuộc sống của những người nông dân nghèo khổ tiêu biểu như Tràng , như thị và bà cụ Tứ.
Nếu như “Nam Cao thường viết về những cái chết nhưng là những cái chết địi được sống” thì Kim
Lân trong một lần phát biểu, ơng đã từng nói :“Khi viết về nạn đói , người ta thường viết về sự khốn
cùng và bi thảm . Khi viết về những con người năm đói người ta hay nghĩ đến những con người chỉ
nghĩ đến cái chết . Tôi muốn viết một truyện ngắn nhưng những con người ấy không nghĩ đến cái chết
mà vẫn hướng đến cuộc sống , vẫn hi vọng , vẫn tin tưởng vào tương lai . Họ vẫn muốn sống , sống
cho ra con người .” Đó chính là tình yêu thương con người với con người , tình hữu ái giai cấp và
niềm hi vọng về cuộc sống , về tương lai tươi sáng của những con người đang đứng bên bờ vực thẳm
của cái chết . Bằng cách tái hiện thảm cảnh đói khát năm 1945 và cuộc sống của ba người nông dân

nghèo khổ là Tràng , là thị và bà cụ Tứ , Kim Lân đã cho ta thấy bức tranh hiện thực cuộc sống khốn
cùng trong đại nạn đói năm Ất Dậu 1945 thảm hại , thê lương . Trong đó ngổn ngang những cái thây
nằm còng queo bên đường , những kẻ sống như người chết , xanh xám hay đi lại vật vờ như những
bóng ma , những tiếng khóc hờ , nhưng tiếng quạ kêu gào thảm thiết . Nhưng sâu sắc hơn tác giả giúp
ta cảm nhận được những phẩm chất tốt đẹp của người nơng dân Việt Nam đó là dù trong đói khổ họ
vẫn sẵn sàng yêu thương đùm bọc lẫn nhau , dù đang cận kề với cái chết họ vẫn khát khao hướng về
cuộc sống , khát khao hạnh phúc gia đình , họ vẫn lạc quan nhìn về một ngày mai tươi sáng . Trong
cái không gian tối đen như mực ấy , những mầm sống , những tình cảm yêu thương chân thành , bình
dị nhưng rất đỗi cao q vẫn đang cố gắng vươn đến tương lai .
Cả ba nhân vật xuất hiện trong tác phẩm của Kim Lân đều có chung một hồn cảnh đó là họ sống
trong đại nạn đói năm 1945 , cả ba nhân vật đều đang bị cơn bão táp đói khát khủng khiếp đó quăng
quật , vùi dập . Đầu tiên xuất hiện trong tác phẩm là nhân vật Tràng . Tràng , một cái tên rất đỗi bình
thường , đó là tên của một dụng cụ trong nghề mộc , rất mộc mạc . Tràng là một chàng nơng dân
nghèo sống ở xóm ngụ cư – thời đó xóm ngụ cư bị xem là xóm của nhưng kẻ ăn nhờ ở đậu và rất bị coi
thường . Anh sống cùng một mẹ già – cũng chính là bà cụ Tứ trong một túp lều xiêu vẹo trên một
mảnh vườn mọc toàn cỏ dại và mưu sinh bằng việc đẩy xe bị th . Hồn cảnh vơ cùng nghèo khổ ,
Tràng là một trong những nạn nhân chịu tác động ghê gớm nhất của cơn bão táp đói khát . Theo Kim
Lân miêu tả , Tràng cịn là một thanh niên xấu xí được : hai con mắt nhỏ tí , lúc nào cũng gà gà đăm
đắm như nhìn vào bóng chiều , thân hình to lớn , vập vạp , thơ kệch , cái lưng thì rơng như lưng gấu ,
cái đầu trọc nhẵn , có thể nói rằng Tràng giống như một sản phẩm bị lỗi của tạo hóa . Danh ngơn có
câu: “Hãy suy nghĩ những gì bạn nói chứ đừng nói nhưng gì bạn nghĩ” cịn Tràng thì có thì có tật vừa
đi vừa nói lảm nhảm , than thở những điều anh ta nghĩ , điều này cho chúng ta thấy Tràng còn là một
người ngờ nghệch và ngốc nghếch , cũng có thể nói là dở hơi nữa . Đến đây Kim Lân hoàn toàn cho
ta thấy anh cu Tràng là một trong những con người nghèo khổ và thuộc lớp người đáy cùng của xã hội
thời bấy giờ .
TRÀNG
Qua những nét vẽ ngoại hình và tính cách nhân vật Tràng mà nhà văn Kim Lân cho ta thấy ở trên , ta
chưa thể thấy được vẻ đẹp tiềm ẩn của nhân vật . Vẻ đẹp của nhân vật Tràng được Kim Lân miêu tả
qua hai lần gặp gỡ thị ở trên tỉnh. Lần thứ nhất Tràng gặp thị chỉ qua câu hị bơng đùa “Muốn ăn
cơm trắng mấy giị! Lại đây mà đẩy xe bị với anh, nì”. Một câu hị chơi cho đỡ nhọc có lẽ bật lên từ

thói quen tự nhiên của Tràng . Lần thứ hai , Tràng gặp thị , lần này thì thực sự vẻ đẹp của nhân vật
mới được bộc lộ . Khi nhận ra thị , nhớ ra câu hò bâng quơ lần trước , Tràng tt miêng cười :“Chả
hơm ấy thì hơm nay vậy ”. Tràng tỏ ra có trách nhiệm với câu bơng đùa của mình . Rồi :“Này hẵng
ngồi xuống ăn miếng giầu cái đã”, miếng giầu là đầu câu chuyện , là một trong những nét đẹp văn
hóa của người Việt , một lời mời mang tính chất xã giao lịch sự . Thị khơng ăn giầu thì Tràng :“Đấy
muốn ăn gì thì ăn” và cịn vỗ vỗ vỗ vào túi: “rích bố cu”nghĩa là giàu có , nhiều tiền , ta có thể thấy


đây là một chàng trai cực kì hào phóng , có khả năng làm điểm tựa cho thị . Khi thị ăn liền một chặp
bốn bát bánh đúc , Tràng vẫn giữ thái độ thản nhiên bình thường mặc dù với Tràng trong thời đoạn
này để kiếm được tiền mua bốn bát bánh đúc cũng không phải là chuyện dễ dàng . “Này nói đùa chứ
có về với tớ thì ra khuân hàng lên xe rồi cùng về” lời nói tưởng như đùa nhưng có lẽ nó xuất phát từ
tình yêu thương , khát khao hạnh phúc bấy lâu nay ấp ủ , bật lên từ một khao khát đã có từ lâu trong
Tràng . Đó là khao khát hạnh phúc . Khi thị đồng ý theo thật , lúc đầu Tràng cũng “chợn nghĩ” ,
nghĩa là Tràng cũng sợ . Có thể nói đó là một nỗi sợ chính đáng , một nỗi sợ hãi không hạ thấp nhân
vật mà ngược lại đã cho ta thấy rằng Tràng cũng nhận thức sâu sắc hiện thực cuộc sống . Nhưng nỗi
sợ hãi chỉ tồn tại trong Tràng có giây lát , Tràng đã “chậc kệ”, đã quyết định khá liều lĩnh đó là “đèo
bịng”thêm thị . Như vậy dù sợ hãi nhưng khao khát hạnh phúc trong Tràng là quá lớn nên Tràng đã
có thể chiến thắng được nỗi sợ hãi , Tràng đã đưa thị về ở cùng . Trước khi đưa thị về Tràng còn đưa
thị vào chợ tỉnh mua vài thứ lặt vặt và cùng ăn một bữa no nê . Trong những thứ lặt vặt mà anh mua
có cả hai hào dầu thắp sáng . Như vậy hành động của Tràng có thể nói là quá xa xỉ trong hồn cảnh
hiện tại , thế nhưng nó lại cho ta thấy Tràng cực kì trân trọng hạnh phúc mà Tràng đang có , cực kì
trân trọng người phụ nữ đồng ý theo không Tràng .Tới đây Kim Lân cho ta thấy Tràng từ một chàng
thanh niên ngờ nghệch , ngốc nghếch trở thành một chàng trai lịch sự , hào phóng , giàu lịng nhân
hậu , sẵn sàng đùm bọc , cưu mang những người đồng cảng ngộ . Dù trong hồn cảnh nào thì Tràng
cũng ln khát khao hạnh phúc đến mãnh liệt .
Trên đoạn đường đưa thị về nhà mặt Tràng có một vẻ gì phớn phở khác thường . Tràng tủm tỉm cười
một mình và hai mắt thì sáng lên lấp lánh . Tràng vênh vênh cái mặt lên tự đắc , có thể nói Tràng
đang vơ cùng sung sướng và hạnh phúc vì khát khao hạnh phúc bấy lâu nay ấp ủ bây giờ được thỏa
mãn . Tràng sung sướng lắm , Tràng tự hào về người phụ nữ đi bên .Có lẽ Tràng và thị đã bắt đầu có

những dấu hiệu của tình cảm nam nữ , tình cảm đơi lứa .
Khi Tràng đưa thị về nhà ra mắt mẹ , chúng ta có lẽ rất tị mị , sốt ruột chờ xem anh Tràng ngờ
nghệch , ngốc nghếch thưa chuyện cưới xin với mẹ như thế nào . Khi mẹ Tràng – bà cụ Tứ chưa về ,
Tràng nóng lịng sốt ruột mong ngóng mẹ , hết chạy ra ngõ đứng ngóng lại chạy vào sân nhìn trộm
vào trong nhà . Khi mẹ về đến nhà thì Tràng reo lên như đứa trẻ được quà và lật đật chạy ra đón . Khi
bà cụ Tứ vào tới nhà , thấy bà tỏ ý khơng hiểu thì Tràng đã liền mời mẹ ngồi lên vị trí trang trọng nhất
:“thì u hẵng ngồi lên giường lên giếc chĩnh chện cái đã nào” , rồi “kìa nhà tơi nó chào u”. Cách xưng
hơ của Tràng “nhà tôi”nghe thân mật gần gũi , cách gọi này khiến cho người được gọi – ở đây là thị
cảm thấy yên tâm , cảm thấy được bao bọc . Tràng giới thiệu thị với mẹ :“Nhà tơi nó mới về làm bạn
với tôi đấy u ạ ! Chúng tôi phải duyên phải kiếp với nhau . . . chẳng qua nó cũng là cái số . . .” Đây là
một lời giới thiệu có thể nói là cực kì khéo léo , Tràng dùng từ “bạn” chứ khơng dùng từ “vợ” , từ bạn
mang sắc thái trung hòa và mối quan hệ bạn bè ít bị cấn đốn . Tràng hiểu lễ nghi , phép tắc của
người Việt , nếu dung từ “vợ” sẽ làm cho mẹ Tràng cảm thấy bị qua mặt . Tràng nói đến “duyên” ,
“kiếp” , “số” là những thứ tiền định , trời định , là con đường được vạch sẵn mà mỗi người phải đi
theo , Tràng đã đặt mẹ vào tình huống khó chối từ . Một anh chàng ngốc nghếch , ngờ ngệch giờ lại
trở thành một anh chàng thông minh khéo léo , phải chăng hạnh phúc đã làm con người ta đổi thay .
Trong buổi sáng ngày hôm sau , đó là một buổi sáng mùa hè , Tràng thức dậy vơi niềm vui sướng
phấn chấn , Tràng nhìn căn nhà của mình và thấy nó có sự đổi mới , khác lạ , nhà cửa , sân vườn
được quét tước , thu dọn sạch sẽ và như có sinh khí mới . Cảnh tượng thật đơn giản , bình thường
nhưng đối với Tràng lại rất thấm thía và cảm động . Bỗng Tràng thấy yêu thương gắn bó với cái nhà
của hắn lạ lùng . Một nguồn vui sướng phấn chấn , đột ngột tràn ngập trong lịng . Bây giờ Tràng
mới thấy mình nên người , thấy mình có bổn phận lo cho vợ con sau này . Đến đây ta cũng thấy được
Tràng là người đàn ơng biết coi trọng gia đình , có bổn phận lo cho vợ là hiện tại , cho con là tương
lai , xứng đáng là hình mẫu của người đàn ơng trong gia đình . Tràng thực sự đã trưởng thành .
Sau những thông thị kể về việc đám người đói đi phá kho thóc Nhật , Tràng đã nghĩ tiếc vẩn vơ bởi vì
có hơm Tràng đã gặp nhưng do không hiểu Tràng đã tránh đi lối khác . Từ đấy , hình ảnh đám người
đói và lá cờ đỏ sao vàng cứ trở đi trở lại . Có lẽ , con đường đi tiếp theo của Tràng là đến với cách
mạnh nếu Tràng có thời cơ , gặp được hồn cảnh phù hợp . Trong Tràng có phẩm chất của một người
cách mạng .
Kim Lân đã tập trung xây dựng hình tượng nhân vật Tràng bằng những ngòi bút khéo léo . Tràng

được miêu tả từ ngoại hình đến tính cách đến hành động nhưng sâu sắc hơn là dòng diễn biến tâm


trạng tự nhiên , khéo léo , linh hoạt . Tràng từ một anh thanh niên nghèo xấu xí , ngờ nghệch , dần dần
trở thành một chàng trai lịch sự , hào phóng , giàu tình u thương , khát khao hạnh phúc , đĩnh đạc
đường hoàng , suy nghĩ chín chắn . Tràng là một trong những nhân tố của quá trình cách mạng sau
này .
THỊ
Đi theo sau Tràng là thị , nhân vật thứ hai xuất hiện trong trong tác phẩm . Tràng và thị gặp nhau ở
trên tỉnh , qua hai lần gặp gỡ , những lời bơng đùa , mấy câu nói tầm phơ tầm phào, lời mời xã giao
và bốn bát bánh đúc, thị theo không Tràng về nhà. Nhưng thị là ai ? “Thị” là từ để gọi chung cho
nhưng người phụ nữ . Thị ở đây có thể là một người mà Kim Lân đã gặp đâu đó trong đám người đói
nhưng chưa kịp biết tên , hoặc những người như thị khơng chỉ có một mà có rất nhiều số phận những
người phụ nữ khốn khổ như vậy trong đại nạn đói năm 1945 . Thị là người vơ gia cư , khơng có việc
để làm , hàng ngày cùng mấy chị con gái ngồi vêu ra trước cửa nhà kho , lê la nhặt hạt rơi hạt vãi ,
rồi ai có việc gì thì người ta th. Cuộc sống của thị bấp bênh , khốn khó , so với Tràng thị cịn tội
nghiệp hơn nhiều. Có thể nói thị là nạn nhân chịu tác động ghê gớm nhất của cơn bão táp đói khát .
Lần thứ hai gặp Tràng , quần áo thị rách tả tơi như tổ đỉa , thị gầy sọp hẳn đi , trên khuôn mặt lưỡi
cày xám xịt chỉ cịn thấy hai con mắt trũng hốy . Trơng thị thật xấu xí , gầy gị và rách rưới.. Qua vẻ
ngoại hình tàn tạ của thị là bằng chứng Kim Lân cho ta thấy thị đang bị cơn bão táp đói khát quăng
quẩy , giằng xé đến tả tơi . Thị đang đang bị quăng ra giữa dịng xốy của đói khát , thị đang rất cần ,
rất cần một chiếc phao cứu sinh .
Cũng như nhân vật Tràng , ta chưa thể thấy được vẻ đẹp của nhân vật này chỉ qua hồn cảnh và
ngoại hình của thị . Lần thứ nhất gặp Tràng ở trên tỉnh , thị hành độngcủa thị rất tự nhiên , lời nói
cũng rất mạnh mẽ : khi bị mấy chị con gái đẩy ra đẩy xe bị cho Tràng thì thị cũng cong cớn đáp đùa
lại rồi đứng dậy , lon ton chạy lại đẩy xe bò cho Tràng . Lần thứ hai gặp Tràng , lần này thấy Tràng ,
thị sầm sập chạy tới rồi trách cứ Tràng :“hôm ấy leo lẻo cái mồm hẹn xuống thế mà mất mặt .”Có lẽ
lúc này thị đang quá đói , ta nhận ra điều này khi Kim Lân miêu tả thị, và Tràng bây giờ như một hi
vọng để thị có thể bấu víu. Khi Tràng mời ăn giầu :“Có ăn gì thì ăn , chả ăn giầu”, thị đang đói lắm .
Và khi được tràng mời ăn thì thị vẫn cịn kịp hỏi lại :“Ăn thật nhá” , Tràng: “Rích bố cu”thì thị đã

ngồi xuống ăn liền một chặp bốn bát bánh đúc chả chuyện trị gì . Ăn xong thị đã chống chế cho cái sự
ngượng ngùng của mình bằng một câu nói: “về chị ấy thấy hụt tiền thì bỏ bố.” Thị đang q đói nên
lời mời của Tràng như một chiếc phao cứu sinh khi đang ở giữa dịng nước lũ. Thị đã bám víu thật
chặt để sinh tồn, phải chăng đó chính là hành động của mọi con người khi bị đẩy bên bờ vực của cái
chết mà họ vẫn khao khát cuộc sống. Có ý kiến cho rằng thị đã ăn thật khi Tràng mời chỉ mời xã giao
nhưng khi buộc tội thị họ đã từng có bị đói như thị , đói , đói đến có thể chết nếu như thị cịn lưỡng lự
dù chỉ một giây trước lời mời ăn của Tràng , thị có nguy cơ bị cơn bão táp nuốt chửng , một giây thôi
là sẽ tuột mất cơ hội cứu lấy mạng sống của mình . Thị đã chớp lấy cơ hội để được sống , để được tiếp
tục sống, từ đây Kim lân đã làm sáng lên khao khát được sống mãnh liệt trong thị. Khi Tràng tiếp tục
nói :“. . . có về với tớ thì ra khn hang lên xe rồi cùng về ” -thực sự lúc này Tràng đã trở thàng chỗ
dựa vững chắc trong suy nghĩ của thị. Thị nghĩ Tràng khơng chỉ giúp mình được sống mà cịn có thể
sống tốt nên thị đã đồng ý theo Tràng về thật. Đến đây, Kim Lân thực sự đã khẳng định rằng tất cả
những hành động của thị, những quyết địng của thị đều xuất phát từ khát khao được sinh sống, được
tồn tại.
Trên đường theo Tràng về nhà, thị có vẻ rón rén, e thẹn, ngượng ngùng, khơng cịn thấy vẻ cong cớn
của cơ thị ở trên tỉnh. Khi về tới nhà Tràng, thị thấy gia cảnh nhà Tràng cũng dúm dó, xiêu vẹo, chơng
chênh, hồn tồn khác với những gì thị trơng mong, thị thất vọng. Ngay lúc này, thị có thể bỏ đi, việc
này cũng dễ hiểu vì những gì thị mong đợi là hồn tồn khơng có thật. Thế nhưng Kim Lân đã cho
chúng ta thấy thị nén một tiếng thở dài khi nhìn vào gia cảnh nhà Tràng, nghĩa là thị đang kìm nén sự
thất vọng, thị đã chấp nhận thực tại. Khi Tràng đưa thị ra mắt bà cụ Tứ , mặc dù được bà cụ Tứ cư xử
rất ôn hịa nhưng thị vẫn khơng tránh được sự tủi hổ , xót xa . Thị cúi xuống, tay vân vê tà áo đã rách
bợt. Trong buổi sáng ngày hôm sau thị dậy sớm cùng mẹ quét tước, dọn dẹp nhà cửa và chuẩn bị bữa
cơm đầu tiên. Tràng nom thị hôm nay rõ ràng là người người đàn bà hiền hậu đúng mực, khơng có vẻ
gì chao chát, chỏng lỏn như mấy lần Tràng gặp ở ngoài tỉnh . Quả thật trong mắt Tràng, thị cũng là
người vợ đảm, dâu hiền. Trong bữa cơm ngày đói , khi bà cụ Tứ bưng lên món thứ hai gọi là “chè
khốn” nhưng thực chất lại là “cháo cám” thị đã rất thất vọng, hai con mắt thị tối lại nhưng thị


vẫnđiềm nhiên và miếng cháo cám vào miệng .Điều này chứng tỏ thị biết cách cư xử tế nhị. Trong sâu
thẳm suy nghĩ, thị đã đồng cảm với những khốn khó của gia đình Tràng mà bây giờ nó cũng là tổ ấm

của thị. Thị đã kể với Tràng về những đám người đói đi phá kho thóc Nhật. Chính thị đã vẽ cho Tràng
đi tới tương lai, đến với cách mạng và có thể nói hướng đi đó mới là hướng đi đúng đắn để đảm bảo
cho những con người khốn khổ có tương lai.
Thị cũng là một con người khốn khổ, khốn khổ đến cùng cực nhưng ta có thể thấy được ở thị có
những phẩm chất tốt đẹp đó là người vợ hiền, dâu thảo, biết đồng cảm, cư xử đúng mực, tế nhị. Cũng
như Tràng, dù trong bất kì hồn cảnh nào thị cũng vẫn khát khao được sống.
CỤ TỨ
Nhân vật thứ ba trong tác phẩm là bà cụ Tứ – mẹ của Tràng. Bà là một nông dân nghèo khổ và cũng
là một nạn nhân trong đại nạn đói năm 1945. Tuy nhiên khác với Tràng và thị ,bà là thế hệ đi trước,
đã từng trải, bà cụ đã già, sức đã yếu. Khi Tràng đưa thị về ra mắt, bà cụ rất ngạc nhiên khi nhìn thấy
một người đàn đứng ngay đầu giường thằng con trai mình, trong đầu bà đặt ra hàng loạt những câu
hỏi. Mắt bà nhoèn ra , dường như bà khơng tin vào mắt mình, khơng tin vào những gì bà đang nhìn
thấy. Khi nghe Tràng giới thiệu xong về người đàn bà , bà lão cúi đầu nín lặng. Bà đã hiểu rồi. Lòng
người mẹ ấy hiểu ra biết bao cơ sự, vừa ai ốn vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình. Bà thương
con trai , bà tự trách mình khơng lo được việc dựng vợ cho con. Bà còn thương, còn đồng cảm thấu
hiểu cho nàng dâu mới. Bà khơng coi thường thị vì bà cho rằng thị có gặp bước khó khăn, đói khổ thị
mới lấy đến con trai của bà, con bà mới có được vợ. Mặc dù thị là người phụ nữ theo không, không
cưới hỏi, không lễ nghi nhưng bà vẫn trân trọng người phụ nữ ấy. Như vậy ta có thể thấy bà cụ Tứ là
một người mẹ thương con, thấu hiểu, đồng cảm với con, bà là người phụ nữ giàu lòng nhân hậu, đồng
cảm với người đồng cảnh ngộ và sẵn sàng đùm bọc cưu mang những con người ấy.
Bà lão đồng ý cho Tràng nên vợ nên chồng, bà nói: “Ừ, thơi thì các con đã phải dun phải kiếp với
nhau, u cũng mừng lòng. . .”nghĩa là bà cũng đồng ý trong sự vui mừng và mãn nguyện. Bà vui cùng
niềm vui của con, bà lo trước nỗi lo của con. Có thể nói trong hồn cảnh này bà cụ tứ xứng đáng là
một người mẹ vĩ đại sẵn sàng đối mặt với khó khăn thiếu thốn để con mình được hạnh phúc. Khi các
con mình bắt đầu bước trên con đường đời mới bà đã động viên, an ủi các con “ai giàu ba họ , ai khó
ba đời”. Bà đã gieo vào trong đầu các con một ánh nhìn lạc quan, một hi vọng vào ngày mai tươi
sáng bởi đời bà và Tràng đã khổ thì đến đời con của Tràng chắc chắn sẽ bớt khổ hơn. Trong buổi
sáng ngày hôm sau, bà lão cũng có vẻ gì đó khác ngày thường, cái mặt bủng beo u ám của bà rạng rỡ
hẳn lên, bà lão xăm xắn thu dọn quét tước nhà cửa. Bữa cơm ngày đói trơng thật thảm hại. Giữa cái
mẹt rách có độc một lùm rau chuối thái rối , và một đĩa muối ăn với cháo. Nhưng khơng khí trong bưa

ăn thật vui vẻ, cả nhà đều ăn rất ngon lành vì bà cụ Tứ nói tồn chuyện vui, chuyện làm ăn sung
sướng về sau này. Khi nồi cháo loãng mỗi người chỉ được hai lưng đã cạn , bà bê lên món ăn thứ hai,
món “cháo cám” nhưng bà lại gọi bằng “chè khốn”. Chè khốn là món ăn mà trong lúc đói có thể
coi là cao lương mĩ vị. Bà vừa múc cho các con ăn, vừa cười, vừa khen ngon, vừa động viên các con:
“Xóm ta cịn khối nhà chả có cám mà ăn đấy.” Trong bữa cơm ngày đói, ta có thể ví bà cụ Tứ như
một bà tiên với đôi đữa thần trong tay, chạm vào cảnh nào đều thấy ấm cúng, chạm vào món nào, món
ấy đều trở thành cao lương mĩ vị. Năng lượng đơi đũa thần trong tay bà cụ Tứ chính là niềm lạc quan.
Với nghệ thật xây dựng diễn biến tâm trạng nhân vật tự nhiên, sinh động, Kim Lân đã cho ta thấy bà
cụ Tứ là mọt người nông dân nghèo gần đất xa trời nhưng giàu lòng thương con, giàu tình nhân hậu,
đồng cảm, bao dung với những người khốn khổ. Đặc biệt bà là người luôn lạc quan, luôn luôn tin
tưởng vào tương lai tươi sáng mặc dù hiện thực tối tăm mà bà đã nhiều lần nhận thức được rất rõ.
Như vậy bằng việc miêu tả nhân vật từ ngoại hình đến tính cách , đặc biệt là dòng diễn biến tâm
trạng nhân vật, Kim Lân đã làm bật lên vẻ đẹp của cả ba nhân vật trong truyện ngắn. Đó cũng chính
là vẻ phẩm chất tốt đẹp của người nơng dân Việt Nam. Dù trong đói khổ họ vẫn sẵn sàng yêu thương
đùm bọc lẫn nhau, dù đang cận kề với cái chết họ vẫn khát khao hướng về cuộc sống, khát khao hạnh
phúc gi đình, họ vẫn lạc quan nhìn về một ngày mai tươi sáng.


7. Đề bài :Phân tích hình tượng sóng trong bài thơ sóng của Xuân Quỳnh
Bài làm:
Xuân Quỳnh là một gương mặt tiêu biểu của phong trào thơ trẻ chống Mỹ. Trong giàn đồng ca của thơ
trẻ chống Mỹ, Xuân Quỳnh nổi lên như một tiếng thơ trẻ trung, đầy nữ tính. Cũng bám sát cuộc sống
lao động và chiến đấu anh hùng của con ngựời Việt Nam, nhựng Xuân Quỳnh còn thể hiện được cả
một khát vọng mãnh liệt về tình yêu. Điểm đặc sắc trong thơ tình yêu của Xn Quỳnh là: vừa khát
khao một tì nh u lí tưởng vừa hướng tới một hạnh phúc thiết thực của đời thường. Tất cả những điều
ấy được thể hiện trong một tiếng thơ giản dị, tự nhiên và hồn nhiên gần như bản năng vậy. Nhắc đến
Xuân Quỳnh người ta thường nhắc đến những bài nổi tiếng: “Thuyền và biển”, “Thơ tình cuối mùa
thu”, “Tự hát”… và nhất là “Sóng” – bài này được rút ra từ tập “Hoa dọc chiến hào”. Có thể nói,
“Sóng” đã kết tinh được tất cả những gì là sở trường nhất của hồn thơ này.
Hình tượng bao trùm cả bài thơ này khơng có gì khác hơn là sóng. Sóng vừa được gợi ra trong một âm

điệu rất phù hợp, vừa được tái tạo với hàng loạt ý nghĩa phong phú của nó.Một bài thơ chân chính bao
giờ cũng tác động vào tâm hồn người đọc trước tiên bằng âm điệu của nó. Người đọc cịn chưa kịp
hiểu chi tiết hình ảnh thì đã bị cuốn theo âm điệu, nói một cách khác, âm điệu đã xâm chiếm tâm hồn
người đọc. Âm điệu của một bài thơ bao giờ cũng là sự hoà điệu nhuần nhuỵ giữa cảm xúc thơ và tiết
điệu ngôn ngữ. Vì thế âm điệu chứa đựng tính chất của tình cảm thơ. Ẩn náu trong âm điệu là cái hồn,
cái thần của xúc động thơ. Vì những lý do ấy mà đọc thơ điều trước tiên và cũng là khó nhất, ấy là phải
cảm nhận và nắm bắt cho được âm điệu của nó.
Đọc bài thơ “Sóng”, chúng ta cịn chưa hiểu các ý nghĩa của sóng nhưng ai cũng dễ bị âm điệu cuốn
hút. Bởi âm điệu thơ ở đây cũng là âm điệu của sóng biển. Thi sĩ đã khéo đưa nhịp triền miên của sóng
vào thơ hay sóng biển đã khuấy động hơn người tạo nên sóng lịng và sóng lịng đã tràn ra câu chữ mà
thành sóng thơ?
Âm điệu thơ phụ thuộc khá nhiều vào thể loại. Xem ra, thể thơ ngũ ngôn ở đây đã phát huy được sở
trường riêng của nó. Khéo khai thác sự biến hoá phong phú về cả vần và nhịp của ngũ ngôn, Xuân
Quỳnh đã sử dụng nhuần nhuyễn nhịp thơ để tạo ra nhịp sóng. Nói riêng khổ thơ đầu, hai câu đầu đi
nhịp 273:
Dữ dội / và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ
thì hai câu tiếp theo đã chuyển nhịp 3/2 (cấu kỳ hơn là 1/2/2):
Sóng/ khơng hiểu /nổi mình
Sóng/ tìm ra tận bể
nhịp thơ thay đổi như vậy đã giúp Xn Quỳnh mơ phỏng được nhịp sóng vốn biến đổi rất mau lẹ,
biến hố khơng ngừng.
Cách tổ chức ngơn từ cũng góp phần tạo ra âm điệu của bài thơ. Thi sĩ đã triệt để tận dụng lối tổ chức
theo nguyên tắc tương xứng, hô ứng, trùng điệp. Nhất là việc tạo ra các cặp từ, các vế câu, các cặp câu,
thậm chí ngay cả các khổ thơ cũng hình thành những cặp đi liền kề, kế tiếp luân phiên đấp đổi nhau vể
bằng trắc nữa. Vế tiếp vế, câu tiếp câu. Ở đây vừa
“dữ dội và dịu êm” – “ồn ào và lặng lẽ”,
ngay đó đã là:
“Ơi con sóng ngày xua – và ngày sau vẫn thế… cứ thế:
-Em nghi vẽ anh em

Em nghĩ về biển lớn
-Con sóng dưới lịng sâu
Con sóng trên mặt nước
-Dẫu xi về phương Bắc
Dẫu ngược về phương Nam. V.V..


Cặp này vừa lướt qua, cặp khác đã xuất hiện, tựa như con sóng này vừa lịm xuống, con sóng khác đã
trào lên. Nhờ đó âm điệu thơ gợi được hình ảnh những con sóng trên mặt biển, cứ miên man, khi thăng
khi giáng, khi bổng khi trầm, vô hồi vô hạn. Ta cứ thấy trong âm điệu nhấp nhô những con sóng nối
tiếp nhau, gối đầu lên nhau, xơ đuổibnhau bất tận. Vậy là, trước khi sóng hiện hình qua những hình
ảnh cụ thể thì chúng ta đã nghe thấy tiếng sóng trong âm hưởng, âm điệu.
Sóng là hình tượng trung tâm của bài thơ. Nhưng cũng cần phải thấy thi phẩm này có một lối cấu trúc
hình tượng khá độc đáo. Mỗi bài thơ thường vẽ ra hình tượng tác giả của nó. Hình tượng tác giả trong
bài thơ không hề đồng nhất với con người thi sĩ ở ngoài đời. Nhà thơ thường chọn một tư thế một dáng
điệu trong thơ để phơ diễn tâm tình của mình sao cho phù hợp nhất. Có thể Xn Quỳnh viết bài thơ
này tại nhà của mình. Nhưng hình tượng tác giả trong bài thơ lại là người phụ nữ đang đứng trước
biển, đối diện với đại dương, với sóng để suy tư ngẫm nghĩ và khát khao. Mỗi một phát hiện về sóng
người phụ nữ ấy lại liên tưởng đến mình và tình yêu. Bởi thế, mỗi một khám phá về sóng cũng là một
khám phá về ‘chính mình. Xn Quỳnh nhìn thấy mình ở trong sóng và thấy sóng ở trong mình. Vì thế
mà sóng là hố thân, là phân thân của cùng một cái tôi Xuân Quỳnh. Sóng và Em trở thành hai hình
tượng xun suốt, khi tách rời, khi hồ nhập, chuyển hố sang nhau, tuy hai mà một, tuy một mà hai.
Đến nỗi, ta có thể khẳng định Sóng là cái tơi thứ hai của Xuân Quỳnh,Mỗi một khổ thơ là một khám
phá về sóng, mỗi một khổ thơ, sóng lại hiện lên một ý nghĩa khác, Cho nên không thể lược qui riêng
vào một ý nghĩa nào, mà phải nắm bất hình tượng sóng với tất cả các ý nghĩa của nó. Và chi cổ thể nói
rằng sóng là tâm hồn, là khát vọng, là tình u của người phụ nữ mà thơi
Mở đầu bài thơ, sông hiện ra với một ý nghĩa rất đặc biệt: sóng mang nữ tính Nghĩ thật thú vị, nam thi
sĩ Xuân Diệu thấy sóng biển là một chàng trai đang ỵêu bờ đắm đuối cuồng nhiệt. Còn nữ si Xn
Quỳnh lại thấy sóng mang trong nó khí chất của người phụ nữ .Có phả i nhà thơ trữ tính thường
có thiên hướng áp đặt cái tơi của mình vào đối tượng chăng? Phải nói rằng đây là một tiếng nói đầy

kiêu hãnh về giới mình;
Dữ dội và dịu êm….tận bể
Trong khi chất của sóng , thấy có sự hài hoà của các đối cực Vừa dữ dội nhất vừa dịu êm nhất, vừa ồn
ào nhất vừa lặng lẽ nhất . Và mỗi con sóng nhỏ lại mang trong mình một khát vọng lớn Và đó la
khát vọng về sự lớn lao. Vì mang khát vọng lớn mà sóng trở nên quyết liệt, Vâng, nếu một khi xảy ra
chuyện sóng khơng hiểu nổi mình thì dứt khốt “Sóng tìm ra tận bể”. Sóng sẽ từ bỏ sư chật chội, nhỏ
hẹp để tìm đến sự lớn lao, bao dung, khống đạt.
Đứng trước biến, con người ta dễ có cảm giác rằng: nghìn năm trước khi chưa có mình biến vẫn thế
này, nghìn năm sau khi mình đã tan biến khỏi mặt đất rồi, biến vẫn thế kia, Vẫn những con sóng từ
ngồi xa mải miết chạy vào bờ, tan mình trên bờ bãi. Biển vẫn xôn xao, cồn cào, xáo động thế! Biển là
hình ảnh của sự bất diệt. Đối diện với sự bất diệt có thực của biển người ta liên tưởng đến sự bất diệt
khác: sự bất diệt của khát vọng! Chừng nào còn tuổi trẻ, chừng ấy khát vọng tỉnh vẽti vấn bồi hồi vỗ
sóng trong lồng ngực họ:
Ơi con sóng ngày xưa
Và ngày sau vẫn thế
Nỗi khát vọng tình yêu
Bồi hồi trong ngực trẻ.
Đến khổ thơ thứ bà, sống lại hiện lên với một ý nghĩa khác: Nguồn gốc của sóng cũng là nguồn gốc bí
ẩn của tình yêu! Đứng trước biển, người phụ nữ ấy muốn cắt nghĩa vẽ nguồn gốc của sóng. Những nỗ
lực ấy trở nên bất lực. Nguồn gốc của sóng cũng huyền bí như nguồn gốc của tình u:
Sóng bát dầu từ gió
Gió bất dầu từ dâu
Em cũng khơng biết nữa
Khi nào ta yêu nhau


“Khi nào ta yêu nhau?”, câu hỏi ấy dường như làm băn khoăn mọi đôi lứa. Và không ai trả lời được tới
cùng? Càng yêu nhau say đắm bao nhiêu người ta càng thấy rằng tình duyên của mình là khơng thể
giải thích được. Người ta thường thiêng ỉiêng hố tình u. Nó là sự gặp gỡ trong kiếp này, nhưng biết
đâu lại là sự hò hẹn từ kiếp trước. Người ta chỉ muốn tin thế! Và phải tin thế tình yêu của con người

mới trở nên linh thiêng!
Rồi cứ thế, sóng là nỗi nhớ của tình u: “Con sóng dưới lịng sâu – Con sóng trên mặt nước – ôi con
sóng nhớ bờ – Ngày đêm không ngủ được – Lòng em nhớ đến anh – Cả trong mơ cịn thức”. Là lịng
thuỷ chung: “Dẫu xi về phương Bắc – Dẫu ngược về phương Nam – Nơi nào em cũng nghĩ – hướng
về anh một phương”. Là hành trình đến với hạnh phúc của những lứa đơi: “Ở ngồi kia đại dương –
Trăm nghìn con
sóng đó – Con nào chẳng tới bờ – Dù muôn vàn cách trở”. Là sự không cùng của khát vọng: ” Cuộc
đời tuy dài thế – năm tháng vẫn đi qua – Như biển kia dẫu rộng – Mây vẫn bay về xã”… Cứ thế, lời
thơ triền miên cùng với sóng. Để đến cuối cùng, nó hiện ra trong khao khát mãnh liệt nhất và cũng là
khao khát vơ biên tuyệt đích nhất: khao khát bất tử. Điều này là một lôgic hiển nhiên. Đứng trước biển,
người ta đối diện với sự vô cùng vô tận của không gian, cũng là đối diện với sự vô thuỷ vô chung của
thời gian và nhỡn tiền là sự vồ hạn vô hồi của biển cả. Người ta khó tránh khỏi cảm giác rợn ngợp.
Thấy đời người thật là ngắn ngủi, kiếp người thật là nhỏ nhoi phù du, vơ nghĩa. Chỉ có biển kia là vẫn
thế. Chỉ có biển kia là bất diệt. Thân phận phù du nào cũng muốn hoá vĩnh hằng! Người ta thèm muốn
được bất tử. Người phụ nữ này cũng thế. Chị muốn được có mặt mãi trên cõi đời này. Để được sống!
Để được yêu! Sống trong tình yêu ấy là hạnh phúc. Thế là khát khao ấy đã dâng lên mãnh liệt khơn
cùng:
Làm sao dược tan ra
Thành trăm con sóng nhỏ
Giữa biền lón rình u
Để ngàn năm cịn vỗ
Bài thơ dẫu đã khép lại, nhưng những con sóng đó vẫn cồn cào trong ngực biển, trong lồng ngực
những lứa đôi không bao giờ ngừng nghỉ!




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×