Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

De cuong on thi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (217.18 KB, 28 trang )

PHÂN TÍCH TÁC PHẨM BÌNH NGƠ ĐẠI CÁO
Bình Ngơ đại cáo của Nguyễn Trãi là ánh văn bất hủ trong lịch sử dân tộc Việt Nam . Đề yêu cầu phân
tích tác phẩm để làm sáng tỏ nhận định là một “thiên cổ hùng văn”, tức là yêu cầu một sự phân tích theo
hướng, khơng phải là sự phân tích chung chung .Vì vậy, cần làm rõ về hồn cảnh sáng tác, bố cục, thể loại,
chủ đề của tác phẩm khi phân tích.

1. Hồn cảnh sáng tác:
Sau 10 năm kháng chiến gian khổ và quyết liệt, thang 1 năm 1428, nhân dân ta dưới ngọn cờ của Lê Lợi,
đã đánh đuổi giặc Minh ra khỏi đất nước.Sau chiến thắng ,Lê Lợi tổ chức phong thưởng cho tướng lĩnh và
chính thức lên ngơi hồng đế. Nguyễn Trãi thay mặt nhà vua viết Bình Ngơ đại cáo (Đại cáo bình Ngơ) để
tun bố cho tồn dân biết rõ cơng cuộc cứu nước, trải qua nhiều nguy nan đã thắng lợi, từ đây dân tộc bước
vào một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên hoà bình, thơng nhất.

2. Tựa đề:
Tác phẩm của Nguyễn Trãi có tên là Đại cáo binh Ngô, nghĩa là tuyên cáo rộng rãi về việc dẹp n giặc
Ngơ. Tên Bình Ngơ đại cáo là cách đảo lại tựa đề cho ngắn gọn, chứ chưa hẳn là dịch. Chữ Ngô ở đây là
cách gọi của người Việt xưa đối với thế lực phong kiến phương bắc,với sắc thái coi khinh. Trong tác phẩm,
qn Ngơ chính là giặc Minh.

3. Thể loại:
- Bài văn được viết theo thể cáo, thể văn biền ngẫu, thường ra đời nhằm công bố sự kiện trọng đại của
quốc gia hoặc sau một cuộc kháng chiến lâu dài. Đây là văn kiện chính luận , khơng phải lúc nào ngưòi ta
cũng dùng.
- Kiểu câu trong văn biển ngẫu: Tứ tự, bát tự, song quan, cách cú, gối hạc.
4. Bố cục:
- Phần 1 (từ đầu đến chứng cớ còn ghi): nêu chính nghĩa của cuộc kháng chiến. - Phần 2 (Vừa rồi …
chịu được): Tố cáo tội ác của giặc Minh - Phần 3: thuật lại quá trình kháng chiến bao gồm hai đoạn nhỏ:
+ Tiểu đoạn 1 (Ta đây … lấy ít địch nhiều): Lược thuật những chiến thắng vang dội của nghĩa quân Lam
Sơn.

-



Phần 4 (Xã tắc …Ai nấy đều hay): Tuyên bố kết thúc chiến tranh mở ra kỷ ngun hồ bình , khẳng
định địa vị,tư thế của đất nước.
5. Phân tích:
5.1. Nêu lập trường chính nghĩa của cuộc kháng chiến: - Tư tưởng nhân nghĩa:
Việc nhân dân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo
Đập lại luận điệu của quân Minh
Cuộc chiến của ta vì dân -> nội dung khác , cụ thể hơn (liên hệ ) Giải thích -> chiến đấu
vì trừ bạo -> quân Minh , bọn tay sai.
=>Quan niệm nhân nghĩa ở Nguyễn Trãi khơng cịn là quan niệm đạo đức hạn hẹp mà là một lý tưởng
xã hội phải chăm lo cho dân được sống có hạnh phúc , yên bình .
- Từ cách độc lập của dân tộc.


+Biểu hiện: tên đất nước, nền văn hoá riêng, bờ cõi, phong tục, nền chính trị, nhân tài.
=>Khái niệm khá hoàn chỉnh về quốc gia (so với các tác phẩm trước Nam quốc sơn hà, Hịch tướng sĩ).
+Giọng văn : Sảng khoái , tự hào.
+Cách viết :câu văn biền ngẫu “Từ Triệu , Đình , Lý , Trần ... Cùng Hán, Đường , Tống ,
Nguyên ..” -> Bình đẳng , ngang hàng (đế). =>Cuộc chiến đấu của ta là chính nghĩa.

5.2.Tố cáo tội ác của giặc Minh:
- Liệt kê hàng loạt:
Khủng bố (thui sống , chơn sống) ,bóc lột (thuế má: nặng thuế khoá; phu phen: những nỗi phu phen nay
xây ma đập đất ...; dâng nạp: dòng lưng mò ngọc, đãi cát tìm vang, bắt dị chim trả, bắt bẫy hươu đen...; diệt
sản xuất: tàn hại cả giống côn trùng cây cỏ; diệt sự sống: Nheo nhóc thay kẻ goá bụa khốn cùng...

- Tội ác man rợ nhất của giặc Minh được miêu tả trong câu : Nướng dân đen trên
ngọn lửa hung tàn Vùi con đỏ xuống hầm tai vạ.
Đây là hình ảnh vừa cụ thể, lại vừa khái quát như một lời cáo trạng, lời buộc tội.

=>Lột tả tội ác tày trời của giặc, làm rõ sự bất nhân phi nghĩa của bọn chúng. Đó cũng là lý do vì sao nhân
dân ta phải kháng chiến.

5.3 Lược thuật cuộc kháng chiến:
5.3.1 Buổi đầu dựng cờ khởi nghĩa.
- Hình tượng trung tâm là anh hùng Lê Lợi (Ta đây ).
+Tập trung miêu tả về nội tâm: ngẫm, đau lịng nhức óc, nếm mật nằm gai, giận, suy xét , đắn đo, trằn
trọc, băn khoăn.
=>Chân dung tâm trạng Lê Lợi :lòng yêu nước, căm thù giặc, quyết tâm cao , nung nấu nghiền ngẫm chí
lớn, là người nhìn xa trơng rộng.
+Hình tượng Lê Lợi có sự gởi gắm tâm trạng của Nguyễn Trãi, của toàn dân -> chân thực , xúc động.

- Khó khăn trong buổi đầu kháng chiến:
+Chênh lệch về lực lượng: ta yếu, địch mạnh.
+Thiếu thốn về vật chất . +Hiếm nhân tài.

- Vì sao vượt qua được?
+Ý chí, tấm lịng cầu hiền.
+Có chiến lược, chiến thuật đúng đắn, đánh bất ngờ, đánh nhanh.
+Dựa vào sức mạnh nhân dân . +Lấy nhân nghĩa làm
cơ sở.

- Giọng điệu: trầm lắng , suy tư.
5.3.2.Lược thuật chiến thắng:
- Diễn tả của trận đánh qua 3 bước +Phản công :
Bô Đằng – Trà Lân -> bất ngờ ; câu văn ngắn , chắc , hình ảnh bất ngờ :
Sấm vang chớp giật ,Trúc chẻ tro bay.
Giặc: sợ hãi.



+Tiến công :
Tây Kinh , Đông Đô -> nơi đầu lão của giặc .
Trận chiến ác liệt -> hình ảnh máu chẩy thành sông , thây chất đầy nội, giặc thất bại thảm hại.
Mưu phạt tâm công dùng ngọn cờ chính nghĩa , dùng mưu trí và thu phục lịng người .
+Đánh quân cầu viện:
Giặc tiến sang rầm rộ ( câu văn dài ) 2 mũi tiến công từ Khâu Ôn và Vân Nam .
Ta : đánh bất ngờ , dứt khoát :chặt , tuyệt.
Nhịp văn ngắt bất ngờ.
Liệt kê -> chiến thắng dồn dập.
Hình ảnh đối lập giữa ta và giặc .
=>Khắc hoạ sự thất bại thảm hại của kẻ thù và sức mạnh , khí thế của quân ta.

-

Giọng điệu : sảng khoái , hào hùng khi khắc hoạ tư thế của người chiến thắng.
Thái độ nhân nghĩa u chuộng hồ bình :
Giọng văn chẫm rãi , khoan thai.
Tha chết cho kẻ thù , cấp ngựa và thuyền dẻ về nước.
Muốn nhân dân nghỉ sức.
Tính kế lâu dài.

5.4 Tun bố hồ bình:

- Giọng văn hả hê , vui mừng tin tưởng vào hồ bình lâu dài ( Giang sơn từ đây đổi mới ... Ngàn thu
vết nhục nhã sạch làu ).
- Một loạt các từ tả vũ trụ -> cảm hứng độc lập dân tộc được nâng lên gắn liền với cảm hứng vũ trụ
bao la vĩnh hằng .Mặt khác thể hiện ý thức về sự thiêng liêng tơn kính lịch sử.
6. Chủ đề:
Bình Ngơ đại cáo là bản tổng kết về cuộc kháng chiến vĩ đại, nêu cao lịng tự hào, niềm hân hoan vơ hạn
trước thắng lợi của chính nghĩa, ca ngợi tài năng lãnh đạo cà khí phách hào hùng của dân tộc.


7. Kết luận:
- Bình Ngơ đại cáo tràn ngập nguồn cảm hứng trữ tình và mang tính chất hào hùng hiếm có nên
được mãi mãi là thiên cổ hùng văn.
- Bài cáo thể hiện năng lực cấu trúc tác phẩm nghệ thuật đạt dến trình độ hồn chỉnh năng lực
duy hình tượng sắc sảo, biến hoá, hấp dẫn phù hợp với cảm hứng chủ đạo của tác phẩm.
Phân tích tác phẩm Chuyện chức phán sự đền Tản Viên của Nguyễn Dữ
Bài văn mẫu 1
Nguyễn Dữ là một nhà Nho sống vào khoảng nửa đầu thế kỷ XVI, người xã Đỗ Tùng, huyện Trường
Tân, nay thuộc huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương. Ông xuất thân trong một gia đình có truyền thống khoa
bảng. Cha đỗ Tiến sĩ vào đời vua Lê Thánh Tông. Bản thân Nguyễn Dữ cũng đã đi thi và ra làm quan nhưng
chỉ được gần một năm thì lui về ở ẩn. Ông để lại cho đời một tác phẩm nổi tiếng là Truyền kỳ mạn lục, nội
dung ghi chép lại những giai thoại, huyền thoại lưu truyền rộng rãi trong dân gian từ thời Lý cho tới thời Lê


sơ. Đằng sau các yếu tố hoang đường kỳ ảo chính là hiện thực của xã hội phong kiến với đầy rẫy các tệ nạn
mà tác giả muốn phơi bày và lên án. Tác phẩm viết bằng chữ Hán, gồm 20 truyện, trong đó có Chức phán sự
đền Tản Viên là nổi bật hơn cả.
Bối cảnh của truyện là thời kỳ giặc Minh sang chiếm đóng nước ta, nhưng tác giả viết lại chuyện này
vào khoảng nửa đầu thế kỷ XVI, khi chế độ phong kiến đang suy thoái và đầy mâu thuẫn. Nội chiến Lê Mạc bắt đầu xảy ra, do vậy mà các thế lực ma quỷ, thần linh trong truyện cũng phần nào phản ánh các thế
lực cường quyền phong kiến chia bè kết phái, hãm hại dân lành.
Chuyện Chức phán sự đền Tản Viên đề cao tinh thần khẳng khái, cương trực, dám đấu tranh chống lại
cái ác của một trí thức nước Việt tên là Ngơ Tử Văn, qua đó thể hiện niềm tin vào cơng lý, chính nghĩa nhất
định sẽ thắng gian tà, đồng thời lên án lũ giặc xâm lược dù đã chết vẫn khơng ngừng gây tội ác trên đất
nước ta.
Tóm tắt nội dung như sau:
Ngô Tử Văn - một Nho sĩ trong vùng đã châm lửa đốt đền của một tên hung thần lúc sống vốn là tướng
giặc xâm lược, để trừ hại cho dân. Hồn ma tên tướng giặc họ
Thôi giả làm cư sĩ đến đòi Tử Văn dựng trả lại ngôi đền và dọa sẽ kiện chàng tới Diêm Vương. Thổ Công
báo mộng cho Tử Văn biết sự thật vềtung tích và tội ác của hắn, đồng thời chỉ dẫn mọi cách đối phó. Ngơ

Tử Văn bị quỷ sứ bắt xuống Âm phủ. Trước mặt Diêm Vương, Ngô Tử Văn đã dũng cảm tố cáo tội ác của
tên hung thần cướp đền với đầy đủ chứng cứ. Cuối cùng, công lý được thực hiện, kẻ ác gian bị trừng trị. Thổ
Công được dân chúng xây lại cho ngôi đền mới. Tử Văn sống lại và được Thổ Công tiến cử giữu Chức phán
sự đền Tản Viên.
Vốn là một trí thức thấm nhuần đạo lý Thánh hiền, Ngô Tử Văn không thể làm ngơ trước sự việc ngang
trái xảy ra trước mắt:Ngôi đền thờ Thổ Công của làng vốn linh thiêng, bỗng nhiên bị hồn ma tên tướng giặc
phương Bắc họ Thôi bại trận cướp lấy. Hồn ma ấy tác oai tác quái khiến dân chúng trong vùng khốn khổ.
Tử Văn vô cùng tức giận. Một hôm chàng tắm gội sạch sẽ, khấn Trời rồi châm lửa đốt đền. Sự kiện này cho
Thấy Tử Văn tin vào hành động chính nghĩa của mình, lấy lịng trong sạch cùng thái độ chân thành mong
được Trời ủng hộ. Như vậy hành động đốt đền của Tử Văn xuất phát từ mục đích tốt đẹp. "Lúc ấy, mọi
người đều lắc đầu lè lưỡi, lo sợ thay cho Tử Văn nhưng chàng vẫn vung tay, khơng cần gì cả". Bởi Tử Văn
nghĩ hành động của mình là hợp đạo Trời, hợp lịng người nên rất kiên quyết, không mảy may kinh hãi.
Chàng đốt đền khiến cho hồn ma tên tướng giặc khơng cịn chỗ trú ngụ để mà hoành hành, nhũng nhiễu.
Hành động của chàng là hành động tiêu diệt kẻ gian tà, trừ họa cho dân chúng nên xứng đáng với khí
tiết cứng cỏi của một bậc chính nhân quân tử. Hành động dó mang kịch tính cao độ ngay từ đầu nên nhân
vật Tử Văn có sức cuốn hút rất mạnh!


Điều đặc biệt là kẻ ác kia không phải là một con người bằng xương bằng thịt mà là một hồn ma vơ ảnh,
vơ hình. Nhưng rất đáng sợ vì nó thuộc về thế giới thần linh, chỗ dựa của giai cấp phong kiến từ xưa đến
nay.
Khi bị quỷ sứ giải xuống Âm phủ, trước mặt Diêm vương, Ngô Tử văn tỏ ra vô cùng thông minh và
cứng cỏi. Hồn ma tên tướng giặc họ Thôi áp đảo chàng bằng dáng vẻ uy nghi, bằng giọng điệu vừa tỏ vẻ ta
đây là bậc trí thức đầy hiểu biết, vừa đe dọa: "Nhà ngươi đã theo nghiệp Nho, đọc sách vở của Thánh hiền,
há không biết cái đức của quỷ thần sao, cớ gì lại dám khinh nhờn hủy tượng, đốt đền, khiến cho hương lửa
khơng có chỗ tựạ nương, oai linh khơng có nơi hiển hiện, vậy bảo làm sao bây giờ? Biết điều thì dựng trả
ngơi đền như cũ. Nếu khơng thì vơ cớ hủy đền Lư Sơn, Cố Thiệu sẽ khó lịng tránh khỏi tai vạ! "
Ngơ Tử Văn vẫn giữ khí phách cứng cỏi, vẫn ngồi ngất ngưởng tự nhiên. Hồn ma tên tướng giặc tiếp tục
đe dọa ở mức độ gay gắt hơn: "Phong đô không xa xơi gì, ta tuy hèn, há lại khơng đem nổi nhà ngươi đến
đấy. Khơng nghe lời ta thì rồi sẽ biết!" Có nghĩa là hắn sẽ bắt Tử Văn phải chết và sẽ kiện chàng về tội đốt

đền.
Tưởng chừng hồn ma tên tướng giặc hàn toàn giành thế chủ động và hắn đã dồn được Tử Văn vào thế bị
động, thua cuộc. Thực ra đây là chỗ tác giả cố ý để cho cái ác hoành hành, cái thiện tạm thời bị lấn lướt, vì
thế mà câu chuyện càng thêm phần hấp dẫn.
Tuy nhiên, bộ mặt thật của hồn ma tên tướng giặc đã bị Thổ Công báo mộng cho Tử Văn biết: "Ô, đấy là
viên tướng bại trận của Bắc triều, cái hồn bơ vơ ở Nam quốc, tranh chiếm miếu đền của tôi, giả mạo họ tên
của tơi, quen dùng chước dối lừa, thích làm trị thảm ngược. Thượng Đế bị nó bưng bít, hạ dân bị nó quấy
rấy, phàm những việc hưng yêu tác quái đều tự nó cả, chứ có phải tơi đâu! Gần đây vì tơi thiếu sự đề
phịng, bị nó đánh đuổi nên phải đến nương tựa ở đền Tản Viên đã vài năm nay."
Như thế là Tử Văn đã có được nhân chứng quan trọng cũng chính là nạn nhân của kẻ cướp đền, mạo
danh. Chàng trách Thổ Công nhu nhược, không dám kiện hắn trước Diêm Vương và Thượng Đế, mà lại
chấp nhận từ bỏ chức vị, đi lánh nạn ở nơi khác. Lời trách như động đúng vào nỗi khổ tâm của Thổ cơng:
"Rễ ác mọc lan, khó lịng lay động. Tơi đã định thưa kiện, nhưng mà có nhiều nỗi ngăn trở: Những miếu gần
quanh, vì tham của đút, đều bênh vực cho nó cả. Tơi chỉ giữ được một chút lịng thành, nhưng khơng làm
thế nào để thơng đạt được lên trên, cho nên đành tạm ẩn nhẫn mà ngồi xó một nơi."
Quả là tài tình! Nguyễn Dữ đã mượn chuyện hoang đường của thế giới thần thánh, ma quỷ để phơi bày
thực trạng xã hội phong kiến thối nát đương thời. Bọn quan lại tham lam, nhũng nhiễu ngang nhiên vơ vét,
đục khoét, ăn hối lộ, bao che kẻ ác, dung túng cho kẻ xấu lộng hành, gây ra bao nỗi oan ức, khổ sở cho dân
lành. Tuy thế vẫn có những người dũng cảm như Tử Văn dám chống lại chúng...
Trước mặt Diêm Vương, hồn ma tên tướng giặc phủ phục, quỳ lạy kêu cầu. Không hiểu hắn nói gì mà
Diêm Vương một mực bênh vực hắn và kết tội Tử Văn: "Kẻ kia là một người cư sĩ, trung thuần lẫm liệt, có


cơng với tiên triều, nên hồng thiên cho được huyết thực ở một ngơi đền để đền cơng khó nhọc. Mày là một
kẻ hàn sĩ, sao dám hỗn láo, tội ác tự mình làm ra, cịn trốn đi đằng nào?"
Thì ra hắn đã mạo danh Thổ công v"ốn làm tới chức Ngự sử đại phu đời vua Lý Nam Đế, vì chết về việc
Cần vương mà được phong ở đây giúp dân dộ vật đã hơn một nghìn năm nay."
Diêm Vương kết tội Tử Văn cáng lúc càng gay gắt mà không cho chàng được thanh minh. Phần thắng
xem ra đã nghiêng hẳn về phiá hồn ma tên tướng giặc gian trá kia. NHưng Tử Văn khơng dễ gì bị khuất
phục. Lúc bị quỷ sứ lôi đi, chàng la lớn: "Ngô Soạn này là một kẻ sĩ ngay thẳng ở trần gian, có tội lỗi gì xin

bảo cho, khơng nên bắt phải chết một cách oan uổng!" Sau đó chàng tung địn tấn cơng lên tiếp. Chàng tố
cáo trước Diêm Vương lai lịch đen tối, giả mạo của hắn theo đúng lời Thổ cơng đã báo mộng, lại cịn cứng
cỏi khẳng định rằng Diêm Vương muốn biết rõ xin cứ cho người đến đền Tản Viên để xác minh hư thực.
Kẻ gian tà thấy Tử Văn nắm được chỗ yếu của mình nên khơng cãi mà ranh mãnh biến ngay thái độ
cứng cỏi của Tử Văn thành vô lễ: "Ấy là trước Vương phủ mà hắn còn ghê gớm đến nhưthế, mồm năm
miệng mười, đơm đặt bịa tạc. Huống hồ ở một nơi đền miếu quạnh hiu hắn sợ gì mà không dám cho một
mồi lửa?"
Lời qua tiếng lại gay gắt giữa hai bên khiến Diêm Vương sinh nghi. Tử Văn vẫn khăng khăng: "Nếu nhà
vua không tin lời tôi, xin tư giấy đến đền Tản Viên để hỏi; không đúng như thế tơi xin chịu thêm cái tội nói
càn!"
Biết không thể uy hiếp được Tử Văn, hồn ma tên tướng giặc tỏ vẻ lo sợ nhưng vẫn cố giữ giọng điệu
đạo đức giả của kẻ bề trên: "Gã kia là học trò, thật là ngu bướng, quả đáng tội lắm. Nhưng đã trách mắng
như vậy cũng đủ răn đe rồi. Xin Đại vương khoan dung tha cho hắn để tỏ cái đức rộng rãi. Chẳng cần đòi
hỏi dây dưa. Nếu thẳng tay trị tội nó, sợ hại đến cái đức hiếu sinh."
Nhưng Diêm Vương đã nhanh chóng nhận ra ai đúng ai sai, liền quát lớn: "Cứ như lời hắn (tức Tử Văn)
thì nhà ngươi đáng tội chết. Điều luật trị tội lừa dối đã sẵn sàng đó. Cớ sao nhà ngươi dám làm sự lập lờ
nhận tội như vậy?"Rồi lập tức sai người đến đền Tản Viên để lấy chứng thực. Mọi chuyện đều đúng như lời
Tử Văn đã khai. Diêm Vương giận dữ trách mắng các phán quan khơng giữ được chí cơng vơ tư, để cho
điều dối trá càn bậy xảy ra. Sau đó truyền lệnh "lấy lồng sắt chụp vào đầu, khẩu gỗ nhét vào miệng" kẻ lừa
đảo gian ác rồi sai bỏ vào ngục Cửu U tức là ngục tối chín tầng ở Âm phủ, nơi giam giữ và trừng phạt
những kẻ lúc còn sống gây nhiều tội ác.
Cuối cùng thì Tử Văn đã chiến thắng, cơng lý chính nghĩa đã chiến thắng! Cơng lý của nhân dân nghìn
đời là vậy!Kết thúc câu chuyện rất có hậu: "Tử Văn sống lại, Thổ cơng được dân làng xây cho ngơi đền
mới. Cịn ngơi mộ của tên tướng giặc kia thì tự dưng thấy bị bật tung lên, hài cốt tan tành ra như cám vậy".
Thật đáng đời cho kẻ xâm lược đã chết rồi mà vẫn không thôi gây tội ác!


Lời bình ở cuối truyện cũng hàm chứa ý nghĩa sâu xa về khí tiết của kẻ sĩ chân chính: "Than ơi! Người ta
thường nói:
"Cứng q thì gãy". Kẻ sĩ chỉ lo khơng cứng cỏi được, cịn gãy hay khơng là việc của Trời. Sao lại đoán

trước là sẽ gãy mà đổi cứng ra mềm? Ngô Tử Văn là một chàng áo vải mà dám đốt đền tà, chống lại yêu
ma, làm một việc hơn cả thần và người. Bởi thế được nổi tiếng và được giữ chức vị ở Minh ty, thật là xứng
đáng. Vậy kẻ sĩ không nên kiêng sợ sự cứng cỏi."
Bài văn mẫu 2
Người xưa từng răn dạy rằng "cây ngay không sợ chết đứng", "ở hiền thì gặp lành". Những người chính
trực, ngay thẳng thì sẽ nhận được những điều tốt đẹp. Tiếp thu tinh thần ấy, với nghệ thuật kể chuyện hấp
dẫn, trí tưởng tượng vô cùng phong phú, Nguyễn Dữ đã viết Chuyện chức phán sự đền Tản Viên. Sự xuất
hiện của Truyền kì mạn lục cùng với các tập truyện truyền kì khác như Thánh Tơng di thảo (Lê Thánh
Tơng), Truyền kì tân phả (Đồn Thị Điểm), Lan Trì kiến văn lục (Vũ Trinh)… đã mang đến cho văn xuôi tự
sự trung đại Việt Nam một bước phát triển mới, rất đáng tự hào. Chuyện chức phán sự đền Tản Viên kể
chuyện Ngơ Tử Văn đốt đền, qua đó thể hiện những nội dung tư tưởng sâu sắc.
Sự xen lẫn các yếu tố hiện thực và yếu tố kì ảo đã mang đến cho truyện một sức hấp dẫn riêng. Ngô Tử
Văn là nhân vật chính của tác phẩm, được tác giả giới thiệu theo cách kể chuyện quen thuộc của văn học
trung đại, bao gồm tên tuổi, quê quán và tính cách. Tử Văn là người khảng khái, nóng nảy, thấy sự tà gian
thì khơng thể chịu được, vùng Bắc vẫn khen là một người cương phương. Tính tình cương trực của Tử Văn
đã nổi tiếng cả vùng Bắc, và chính tính cách là mấu chốt của câu chuyện. Tử Văn đã dám làm việc mà mọi
người đều kính sợ, khơng ai dám làm, đó là đốt đền. Theo quan niệm của dân gian, đốt đền là một chuyện
động trời, là động đến thần thánh. Tử Văn cũng biết đều đó nhưng chàng không sợ. Hành động của Tử Văn
xuất phát từ tính cách "vốn ghét sự gian tà". Chàng đốt đền bởi hồn ma tên tướng giặc trong đền đã "hưng
yêu tác quái", đã làm hại dân lành. Hành động này của Tử Văn khẳng định tính tình ngay thẳng và quyết
tâm trừ gian tà của chàng. Để trừ gian tà, chàng đã dám làm việc động trời như vậy. Hành động của chàng
không phải là hành động ngang ngược của một kẻ vô đạo. Tử Văn là người đọc sách thánh hiền nên chàng
hiểu rõ việc mình làm, Tử Văn "tắm gội sạch sẽ, khấn trời, rồi châm lửa đốt đền". Những hành động tiếp
theo của Tử Văn đều chứng tỏ chàng là một người ngay thẳng, không chịu khuất phục tà gian. Trước những
lời đe doạ của hồn ma tên tướng giặc, Tử Văn "vẫn cứ ngồi ngất ngưởng tự nhiên", trước khơng khí đáng sợ
ở âm phủ, trước lời mắng chửi và đe doạ của Diêm vương, Tử Văn vẫn bình tĩnh khẳng định "Ngơ Soạn này
là một kẻ sĩ ngay thẳng ở trần gian". Tính tình cương trực đã giúp Tử Văn chiến thắng kẻ ác, chàng đã vạch
trần được tội ác của hồn ma lưu vong, đã lấy lại được ngôi đền cho Thổ thần, và trở thành một viên quan
phán sự ở Minh ti.



Đối lập với sự ngay thẳng của Tử Văn là sự gian trá, xảo quyệt của viên Bách hộ họ Thôi, một tên tướng
giặc bại trận phải bỏ thân nơi đất khách. Không nơi nương tựa, không người cúng tế, hồn ma lưu vong của
tên tướng giặc đã cướp ngôi đền của Thổ thần lại còn tác oai tác quái, gây hoạ cho dân lành. Hắn còn xảo trá
tới mức đút lót, doạ nạt những thần xung quanh. Khi Tử Văn đốt đền, hắn dùng lí lẽ đạo Nho để buộc tội,
lấy oai linh quỷ thần để doạ nạt. Tử Văn khơng sợ thì hắn xuống tận Diêm Vương để cầu cứu. Sự nham
hiểm của kẻ xâm lược, bản chất của kẻ cướp nước còn được thể hiện rõ hơn ở hành động và lời buộc tội Tử
Văn trước Diêm Vương. Khi có nguy cơ bị vạch mặt thì hắn giở trò lấp liếm. Nếu như Tử Văn là đại diện
của chính nghĩa, của lẽ phải, của tinh thần quật cường không chịu khuất phục trước uy quyền dù chàng chỉ
là một hàn sĩ áo vải thì viên tướng giặc họ Thôi là điểm hội tụ bản chất xấu xa của kẻ xâm lược. Mặc dù
truyện được viết từ thế kỉ XVI, khi văn xuôi tự sự Việt Nam chưa có nhiều thành tựu đáng kể, nhưng nhân
vật của truyện đã được xây dựng với những nét tính cách nhất quán và trở thành những hình tượng nghệ
thuật tiêu biểu cho những loại người khác nhau. Qua hai nhân vật này tác giả đã thể hiện tư tưởng yêu nước
sâu sắc: ca ngợi tinh thần yêu chính nghĩa của con người Việt Nam, vạch trần và phê phán bản chất xấu xa
của bọn cướp nước. Người chính trực dù chết vẫn chính trực, kẻ tiểu nhân khi về cõi âm vẫn xảo trá đê tiện.
Đặc điểm nổi bật của truyện truyền kì là ẩn đằng sau những yếu tố kì ảo hoang đường, những yếu tố phi
hiện thực là cái nhìn, quan điểm, thái độ của nhà văn về hiện thực. Chuyện chức phán sự đền Tản Viên tuy
chủ yếu nói về chuyện thần thánh ma quỷ đầy vẻ hoang đường nhưng lại thể hiện những nội dung hiện thực
rất rõ ràng. Nội dung hiện thực được thể hiện ở lai lịch của nhân vật, bối cảnh thời gian và khơng gian của
câu chuyện. Chính những yếu tố này làm tăng sức thuyết phục cho câu chuyện, khiến cho câu chuyện đáng
tin hơn. Ngơ Tử Văn có tên tuổi, q quán rõ ràng. Thời gian, tình tiết câu chuyện cũng rất cụ thể, "Năm
Giáp Ngọ, có người ở thành Đơng Quan…" đã trông thấy Tử Văn ngồi trên xe quan phán sự và "đến nay
con cháu Tử Văn hãy còn, người ta truyền rằng đó là "nhà quan phán sự"". Lai lịch của viên Thổ quan và
tên tướng giặc họ Thôi cũng gắn với những yếu tố thực của lịch sử. Thổ công là người "làm chức Ngự sử
đại phu từ đời vua Lí Nam Đế, vì chết về việc cần vương mà được phong ở đây…", còn tên tướng giặc họ
Thôi là "viên tướng bại trận của Bắc triều, cái hồn bơ vơ ở Nam quốc", là viên bộ tướng của Mộc Thạnh…
Sử dụng xen kẽ các yếu tố hiện thực và các yếu tố hư cấu một cách tự nhiên với giọng kể khách quan đã
tạo nên sức hấp dẫn rất riêng của truyện truyền kì, đồng thời làm toát lên giá trị hiện thực của tác phẩm.
Nguyễn Dữ viết Truyền kì mạn lục vào khoảng thế kỉ XVI, thời điểm không mấy sáng sủa của hiện thực
Việt Nam. Nhà Lê suy tàn, chính quyền rơi vào tay nhà Mạc nhưng cũng chẳng được bao lâu, nội chiến liên

miên, xã hội xảy ra rất nhiều vấn đề. Và bóng dáng của xã hội ấy đã được thể hiện trong một số lời đối thoại
của nhân vật. Đoạn đối thoại giữa viên Thổ công với Tử Văn: "sao ngài không kiện… lại đi khinh bỏ chức vị,
làm một người áo vải nhà quê?". Thế kỉ XVI, đã có rất nhiều người có tài, có nhân cách, bất lực trước hiện
thực mà chọn cuộc sống ẩn dật nơi thôn dã, trong đó có Nguyễn Dữ. Câu trả lời của viên Thổ quan khơng
phải khơng có yếu tố hiện thực. "Trần sao âm vậy", cõi âm trong tác phẩm là cõi dương thời ấy: "Rễ ác mọc


lan, khó lịng lay động. Tơi đã định thưa kiện, nhưng mà có nhiều nỗi ngăn trở: Những đền miếu gần
quanh, vì tham của đút, đều bênh vực cho nó cả…". Chỉ một chi tiết nhỏ, tác giả đã phê phán được thói đời,
những kẻ có chức, có quyền cấu kết với nhau để hại dân lành, người hiền. Lời nói của Diêm Vương cũng ẩn
chứa nhiều ý nghĩa sâu sắc, vừa vạch trần sự dối trá của những kẻ cầm cân nảy mực, vừa thể hiện thái độ
đối với giặc xâm lược: "Lũ các ngươi chia toà sở, giữ chức sự, cầm lệnh chí cơng, làm phép chí cơng,
thưởng thì xứng đáng mà khơng thiên vị, phạt thì đích xác mà khơng nghiệt ngã, vậy mà cịn có sự dối trá
càn bậy như thế; huống chi về đời nhà Hán, nhà Đường bn quan bán ngục, thì những mối tệ cịn nói sao
xiết được!". Những chi tiết nhỏ tưởng như vơ tình đan cài vào câu chuyện nhưng lại chứa đựng giá trị hiện
thực rất quan trọng. Đó chính là sự khéo léo và công phu của người kể chuyện. Sức hấp dẫn của câu chuyện
còn được thể hiện ở nghệ thuật xây dựng cốt truyện đầy kịch tính. Những tình tiết của truyện được dẫn dắt
khéo léo và tạo nên nhiều bất ngờ thú vị. Nghệ thuật xây dựng nhân vật, ngơn ngữ đối thoại, phát triển tình
tiết… đều thể hiện một trình độ kể chuyện rất hiện đại, khéo léo, vượt xa trình độ văn xi trung đại.
Chủ đề nổi bật của truyện vẫn là ca ngợi sự chính trực ngay thẳng. Ngơ Tử Văn là tấm gương tiêu biểu
cho những người trí thức nước Việt khảng khái, cương trực, dũng cảm chống lại cái ác để trừ hại cho dân.
Sự chiến thắng của Tử Văn là sự chiến thắng của lẽ phải, của cơng lí, thể hiện niềm tin của nhân dân lao
động vào lẽ phải. Ngô Tử Văn tuy không được sống lâu nhưng đã bất tử cùng với câu chuyện, đã để lại
tiếng thơm muôn đời và trở thành quan phán sự ngự ở đền Tản Viên. Chủ đề ấy còn được thể hiện rõ ở lời
bình cuối truyện. Người kể chuyện muốn khẳng định rằng, người chính trực như Ngơ Tử Văn mới xứng
đáng là người cầm cân nảy mực. Đó cũng là ước muốn chung của nhân dân trong thời buổi xã hội đầy
những chuyện ngang tai trái mắt. Bên cạnh đó, tác phẩm còn chĩa mũi nhọn phê phán vào bọn xâm lược và
vạch trần mặt trái của xã hội.
Giá trị của Truyền kì mạn lục là ở nội dung hiện thực sâu sắc và cảm hứng ca ngợi những giá trị đạo đức
truyền thống. Những con người có bản tính tốt đẹp như Vũ Thị Thiết, như Ngô Tử Văn đều được trở về

sống ở thế giới thần thánh, họ đã được thưởng xứng đáng cho phẩm cách tốt đẹp của mình. Tập truyện đã
thể hiện một niềm tin mãnh liệt của nhân dân lao động xưa, niềm tin vào chân lí bất diệt của sự sống "ở hiền
gặp lành".
Bài văn mẫu 3
Nguyễn Dữ là con trai cả Nguyễn Tường Phiêu, Tiến sĩ khoa Bính Thìn, niên hiệu Hồng Đức thứ 27
(1496), người xã Đỗ Tùng, huyện Trường Tân, nay thuộc Thanh Miện, Hải Dương. Thuộc dòng dõi khoa
hoạn, từng ôm ấp lý tưởng hành đạo, đã đi thi và có thể đã ra làm quan. Sau vì bất mãn với thời cuộc, lui về
ẩn cư ở núi rừng Thanh Hóa, từ đó "trải mấy mươi sương, chân khơng bước đến thị thành". Ông đã viết tập
truyện chữ Hán nổi tiếng trong cuộc sống lâm tuyền suốt quãng đời còn lại. Truyền kỳ mạn lục - một tác
phẩm được đánh giá là "thiên cổ kỳ bút". Truyện được Nguyễn Bỉnh Khiêm phủ chính và Nguyễn Thế Nghi
sống cùng thời dịch ra chữ Nôm.


“Tryền kì mạn lục” của Nguyễn Dữ là tác phẩm viết bằng chữ Hán gồm 20 truyện, ra đời vào nửa đầu
thế kỉ XVI. Lục là sách, mạn là ghi chép tản mạn, truyền kì là chuyện lạ kì lưu truyền trong dân gian.
Truyền kì mạn lục là sách ghi chép lại những câu chuyên lạ trong dân gian. Tác phẩm thực sự là một sáng
tác văn học với sự gia công, hư cấu, sáng tạo, trau chuốt, gọt giũa của Nguyễn Dữ chứ khơng phải chỉ là
một cơng trình ghi chép đơn thuần. Trong Truyền kỳ mạn lục Nguyễn Dữ viết về các nhân vật, các sự việc
kỳ lạ xảy ra thời Lý, Trần, Hồ và thời Lê sơ. Bằng trí tưởng tượng phong phú và bằng một bút pháp linh
hoạt, tác giả Truyền kỳ mạn lục đưa người đọc vào một thế giới huyền bí vừa có người, vừa có thần, vừa hư,
vừa thật nhưng xuyên qua các lớp mù linh ảo, ly kỳ được thêu dệt ra một cách tài giỏi ấy vẫn hiện rõ một
thế giới thật của cuộc đời mà ở đó nhan nhản những kẻ có quyền thế độc ác, đồi bại. Tuy nhiên, bên cạnh sự
tung hoành của cái xấu cái ác, tác giả Truyền kỳ mạn lục vẫn nhìn thấy những phẩm cách lương thiện, trung
thực, những tâm hồn thanh cao, những tình người tình yêu của nhân dân, của cái thiện vĩnh hằng và Nguyễn
Dữ đã mơ tả nó thật đẹp đẽ, mỹ lệ. Trong số đó có tác phẩm “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” đã đề
cao tinh thần khẳng khái, cương trực, dám đấu tranh chống lại cái ác, trừ hại cho dân của Ngô Tử Văn; đồng
thời thể hiện niềm tin cơng lí, chính nghĩa nhất định sẽ chiến thắng gian tà.
Chuyện chức phán sự đền Tản Viên kể về Ngô Tử Văn - người vốn khảng khái, nóng nảy, thấy sự gian
tà thì khơng thể chịu được. Mọi người vẫn thường khen Văn là người cương trực. Ở làng Tử Văn sống trước
có một ngơi đền linh ứng nhưng giờ đã thành ngơi đền có hồn của tên giặc xâm lược tử trận gần đó làm yêu

quái trong dân gian. Trước sự việc ngôi đền bị uế tạp và yêu quái có thể làm hại dân, “Tử Văn rất tức giận,
một hôm tắm gội sạch sẽ, khấn trời rồi châm lửa đốt đền”. Sự khắng khái, nóng nảy của Tử Văn đã dẫn đến
một hành động dũng cảm vì dân trừ hại. Sự tức giận của Tử Văn không phải là sự tức giận cho riêng mình
mà là sự tức giận cho mọi người dân đang bị yêu quái quấy nhiễu. Vì thế mà việc làm của Tử Văn là đáng
ca ngợi.
Sau khi đốt ngôi đền, Tử Văn ốm nặng rồi “thấy hai tên quỷ sứ đến bắt đi rất gấp, kéo ra ngồi thành vế
phía đông”. Lúc ở chốn âm cung, do chỉ nghe bên nguyên, Diêm Vương - vị quan toà xử kiện - người cầm
cán cân cơng lí – cũng đã có lúc tỏ ra mơ hồ. Khi đứng trước công đường Ngô Tử Văn càng tỏ ra mình là
người có khí phách. Chàng ko chỉ khằng định: “Ngô Soạn này là một kẻ sĩ ngay thẳng ở trần gian” mà còn
dũng cảm vạch mặt tên bại tướng gian tà với lời lẽ “rất cứng cỏi, không chịu nhún nhường chút nào”. Chàng
chiến đấu đến cùng vì lẽ phải. Từng bước, từng bước Ngô Tử Văn đã đánh lui tất cả sự phản cơng, kháng cự
của kẽ thù, cuối cùng đã hồn tồn đánh gục tên tướng giặc.
Sau khi được minh oan ở minh ti, Tử Văn trở về nhà chưa được 1 tháng thì Thổ cơng đến bảo Tử Văn
nên nhậm chức phán sự ở đến Tản Viên. Thổ cơng nói: “người ta sống ở đời, xưa nay ai chẳng phải chết,
miễn là chết đi còn được tiếng về sau” và khuyên Văn nên nhận. Thế là Văn vui vẻ nhận lời. Việc được
nhận chức ở đền Tản Viên đã nói lên thắng lợi của chàng trong cuộc đấu tranh với tên hung thần xảo quyệt.
Sự thắng lợi này đã khẳng định chàng là người tốt, chính nghĩa, dám đấu tranh để thực hiện cơng lí. Con


người của chính nghĩa đã được đứng ra để thực hiện cơng lý là một thắng lợi có ý nghĩa sâu sắc, khẳng định
niềm tin chính nghĩa nhất định thắng gian tà.
Trong Chuyện chức phán sự đền Tản Viên, tác giả đã vạch trần bộ mặt gian tà của ko ít kẻ đương quyền
“quen dùng chước dối lừa, thích làm trò thảm ngược”. Ngòi bút của Nguyễn Dữ ko chỉ lên án một số quan
lại mà còn tố cáo mạnh mẽ hiện thực “rễ ác mọc lan, khó lịng lay động” mà bênh vực cho kẻ gian tà. Trong
câu nói buột miệng của Tử Văn “Sao mà nhiều thần quá vậy?” cũng cho ta thấy một hiện thực của xã hội
phong kiến lúc bấy giờ: xã hội có quá nhiều kẻ hữu danh vô thực, lợi dụng địa vị, quyền thế làm điều bất
chính. kết thúc có hậu của câu chuyện thể hiện đúng truyền thống nhân đạo của dân ta chính nghĩa nhất định
thắng gian tà.
Viết Chuyện chức phán sự đền Tản Viên Nguyễn Dữ đã kết hợp thành công yếu tố ảo và thực. câu
chuyện diễn ra đầy tính chất li kì bởi sự xuất hiện của thế giới âm cung với những hồn ma, bóng quỷ với

những việc khác thường: người chết đi sống lại từ dương gian xuống địa phủ, từ cõi âm lại vế cõi dương.
Nhưng chuyện lại có vẻ như rất thực bởi cách dẫn ngưòi khác, dẫn việc cụ thể đến cả họ tên, quê quán và
thời gian, địa điểm diễn ra sự việc. yếu tố kì ảo giúp câu chuyện thêm phần li kì, hấp dẫn. yếu tố thực làm
tăng tính xác thực, làm câu chuyện có ý nghĩa xã hội sau sắc.
Câu chuyện đề cao nhân vật Ngô Tử Văn – đại diện cho tầng lớp trí thức nước Việt giàu tinh thần dân tộc,
chuộng chính nghĩa, dũng cảm, cương trực, dám đấu tranh chống lai cái ác trừ hạ cho dân. Truyện cịn thể
hiện niềm tin cơng lý, chính nghĩa nhất định sẽ thắng gian tà.
Bài văn mẫu 4
Người xưa có câu: “cây ngay khơng sợ chết đứng”, “ở hiền thì sẽ gặp lành”. Thật đúng vậy, những
người chính trực, ngay thẳng thì sẽ gặp được những điều tốt đẹp, gặp dữ hóa lành. Tiếp thu tinh thần ấy, với
nghệ thuật kể chuyện đặc sắc, Nguyễn Dữ đã xây dựng thành công nhân vật Ngô Tử Văn khẳng khái, cương
nghị trong “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên”, qua đó thể hiện nhiều tư tưởng sâu sắc.
“Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” là một trong những truyện hay, truyện tiêu biểu của Truyền kì
mạn lục – một tác phẩm nối tiếng và để đời của Nguyễn Dữ. Cũng giống như những truyện khác trong
“Truyền kì mạn lục”, “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” cũng chứa đựng nhiều yếu tố hoang đường, kì
ảo. Hồn ma tên tướng giặc ngoại xâm tử trận tác oai tác quái, làm hại dân lành. Khi bị Tử Văn đốt đền thì
hắn hiện lên báo mộng, dọa dẫm và đòi đi kiện Diêm Vương. Tử Văn ốm rồi chết, xuống địa phủ chầu Diêm
Vương. Quang cảnh thế giới âm phủ là một thế giới kì ảo và cảnh Diêm Vương vừa thật vừa khơng thật.
Được Diêm Vương xử án xong, Ngô Tử Văn trở về dương thế, hai ngày sau lại mất, hồn đi nhận chức phán
sự đền Tản Viên.
Bên cạnh những yếu tố hiện thực, những yếu tố hoang đường đã góp phần làm cho câu chuyện trở nên
đặc sắc và hấp dẫn. Chính vì thế mà mặc dù biết là hư cấu nhưng người đọc vẫn không thể ngừng theo dõi
diễn biến của câu chuyện được. Qua việc sử dụng yếu tố hoang đường, kì ảo, Nguyễn Dữ cũng nhằm thể


hiện một ý tưởng nghệ thuật của mình, đó là: thế giới cõi âm cũng chính là sự phản chiếu bóng dáng cuộc
đời thực. “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” vì thế đã trở thành một bức tranh hiện thực về một xã hội
đen tối, ở đó những kẻ đại diện cho cơng lý lại chính là những kẻ bất lương, vơ nhân đạo nhất. Truyện cũng
cịn ca ngợi con người dám đấu tranh đến cùng cho chính nghĩa qua hình tượng nhân vật Ngơ Tử Văn.
Tử Văn được giới thiệu là người “khẳng khái nóng nẩy, thấy sự tà gian thì khơng thể chịu được, vùng

bắc người ta vẫn khen là một người cương phương”. Chính tính cách này của Tử Văn đã dẫn tới hành động
đốt đền khi thấy bởi hồn ma tên tướng giặc trong đền đã “làm yêu làm quái trong dân gian”, bao phen làm
hại dân lành.
Hành động đốt đền đã khơi dậy một cuộc chiến quyết liệt giữa Tử Văn và hồn ma tướng giặc, mà thực
chất đó chính là cuộc chiến giữa chính nghĩa và gian tà, giữa cái thiện và cái ác, giữa công bằng dân chủ và
áp bức bất công. Hành động của Ngô Tử Văn cũng cãng khẳng định tính tình cương trực, quyết đốn của
chàng. Để trừ hại cho dân, chàng đã dám đốt đền – việc mà xưa nay chưa ai dám làm vì động chạm đến thần
linh. Nhưng Tử Văn là người đọc sách thánh hiền, chàng hiểu rõ việc mình làm, cho nên trước khi đốt đền
“tắm gội chay sạch, khấn trời” rồi mới “châm lửa đốt đền”.
Sự khẳng khái, cương trực của Tử Văn còn thể hiện qua thái độ của chàng với hồn ma tên tướng giặc.
Khi sống hắn là kẻ xâm lược nước ta, đến khi bỏ mạng ở nước Nam thì lại tranh miếu Thổ địa, vậy mà còn
láo xược dám đến mắng mỏ, đe dọa Tử Văn. Trước sự ngang ngược trắng trợn của hồn ma tướng giặc,
chàng không hề khiếp sợ mà vẫn “ngồi ngất ngưởng tự nhiên”. Điều đó càng chứng tỏ một khí phách cứng
cỏi, một niềm tin vào chính nghĩa, sự đúng đắn trong hành động của Ngơ Tử Văn. Vì cảm kích hành động
chính nghĩa của chàng mà Thổ thần đã đến dặn dò chàng, đồng thời nhận lời giúp đỡ nếu Tử Văn cần đến
người làm chứng.
Bản lĩnh kiên định, chính nghĩa của Tử Văn được thể hiện rõ nhất trong khi chàng lôi xuống âm phủ và
hầu kiện với Diêm Vương. Bị lũ quỷ sai nha lôi xuống địa phủ, đi qua những cảnh âm tào rùng rợn, nào quỷ
dạ xoa, nào qua sơng “gió tanh sóng xám”, hơi lạnh đến thấu xương nhưng Tử Văn khơng hề run sợ, khơng
vì thế mà trở nên chùn nhụt, khúm núm. Ngay cả khi bị quy kết “tội ác sâu nặng, không được dự vào hàng
khoan giảm”, Tử Văn không tâm phục, một mực kêu oan, đòi phải xét xử minh bạch. Khi đối diện với Diêm
Vương uy quyền và trước những lèo lá tráo trợn của hồn ma tướng giặc, Tử Văn cũng không hề nao núng,
ngược lại còn đanh thép vạch trần những tội ác của tên tướng giặc với những bằng chứng mà hắn khơng thể
nào chối cãi. Vì sự chính nghĩa, chàng đã hết lòng đấu tranh và cuối cùng cũng đã chiến thắng được tên giặc
hung ác, trả lại chức vị cho Thổ thần nước Việt, giải trừ tai họa cho nhân dân. Khơng những thế, vì có nhân
cách cao đẹp mà Tử Văn còn được tiến cử vào chức phán sự đền Tản Viên, chịu trách nhiệm bảo vệ và giữ
gìn cơng lí.


Ngược lại với sự cương trực, ngay thẳng của Tử Văn là sự gian trá, giảo hoạt của viên Bách hộ họ Thôi.

Vốn là một tên tướng giặc bại trận bỏ thân nơi đất khách, hắn trở thành môt hồn ma lưu vong, không người
cúng tế. Nhưng ngay cả khi chết đi rồi thì bản chất xâm lược của hắn vẫn không hề mất đi. Hắn cướp ngôi
đền của Thổ thần, tác oai tắc quái làm hại dân lành nếu không cúng tế cho hắn. Khi bị Tử Văn đốt đền, hắn
còn trịnh thượng đến dọa nạt, dùng lời lẽ đạo Nho kẻ sĩ để buộc tội. Thấy Tử Văn khơng hề run sợ, hắn có
tìm đến tận Diêm Vương để nhờ trừng trị. Đây đích xác là một kẻ vừa ăn cướp vừa la làng. Khi có nguy cơ
bị bại lộ thì hắn lấp liếm, ra vẻ từ bi độ lượng nhưng nhờ có Diêm Vương phán xét, kẻ gian trá như hắn đã
bị trừng trị thích đáng. Nếu như Tử Văn là một hàn sĩ áo vải đại diện cho chính nghĩa và tinh thần đấu tranh
vì lẽ phải thì hồn ma tên tướng giặc chính là đại diện cho kẻ xâm lược gian ác, xảo quyệt. Xây dựng hai
nhân vậ này, tác giả đã thể hiện tinh thần chính nghĩa của con người Việt Nam, đồng thời vạch trần và tố
cáo bản chất xấu xa, bất lương của bọn cướp nước. Người chính trực dù chết vẫn chính trực, kẻ tiểu nhân thì
về cõi tào địa phủ cũng vẫn xảo trá, đê tiện.
Qua cuộc đấu tranh chống lại cái ác, bảo vệ chính nghĩa, trừ hại cho dân, hình tượng nhân vật Ngơ Tử
Văn đã để lại những ấn tượng sâu sắc trong người đọc. Đó là một con người khẳng khái, chính trực, bản lĩnh
vững vàng để bảo vệ công lý, chống lại cái xấu cái ác. Qua đây, tác giả cũng thể hiện niềm tin về sự chính
nghĩa nhất định sẽ thắng gian tà, thể hiện tinh thần tự tôn dân tộc, bộc lộ quyết tâm đấu tranh với cái xấu, cái
ác đến cùng. Truyện cũng ngầm phản ánh xã hội thực tại với đầy rẫy những bất cơng, những quan tham thì
nhận của đút, cái ác thì hồnh hành, cơng lý thì bị che mắt. Tất cả những ý nghĩa nhân đạo, nhân văn này đã
góp phần làm nên đặc sắc cũng như thành công cho tác phẩm.
Nhân vật Ngô Tử Văn trong Chuyện chức phán sự đền Tản Viên
Nguyễn Dữ là tác giả nổi tiếng của văn học trung đại Việt Nam. Tên tuổi của ông gắn liền với danh
tiếng của bộ truyện “Truyền kỳ mạn lục”, tác phẩm được đánh giá là “thiên cổ kỳ bút” của nền văn học
nước nhà. Trong đó “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” là tác phẩm đặc sắc, ca ngợi tính cách dũng cảm,
kiên cường, chính trực, dám chống lại cái ác đến cùng, trừ hại cho dân của Ngơ Tử Văn-một trí thức nước
Việt.
“Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” viết bằng chữ Hán theo thể văn xuôi truyền kỳ. Đây là thể loại
văn học phản ánh hiện thực cuộc sống qua những yếu tố kỳ ảo hoang đường. Nhân vật trong bộ truyền kỳ
gồm cả người, ma quỷ, thần thánh, có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, có thể xâm nhập thế giới của nhau.
Bộ truyện “Truyền kì mạn lục” được sáng tác vào khoảng thế kỉ XVI, lúc xã hội phong kiến Việt Nam rơi
vào suy thoái, khủng hoảng, nhân dân bất bình với tầng lớp thống trị, nhiều nho sĩ rơi vào tâm trạng hụt
hẫng, nuối tiếc cho thời thịnh trị dưới sự cai trị của vua Lê Thánh Tông. Nguyễn Dữ sáng tác bộ truyện

trong khoảng thời gian ông đã cáo quan ở ẩn vừa để phản ánh tình trạng xã hội, vừa để bộc lộ quan điểm
sống và tấm lịng của ơng với cuộc đời.


Nhân vật chính của tác phẩm “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” xuất hiện ngay từ đầu truyện bằng
mấy dòng giới thiệu trực tiếp ngắn gọn về tên họ, q qn, tính tình, phẩm chất. Ngơ Tử Văn được giới
thiệu là người tính tình cương trực, thẳng thắn, khảng khái, nóng nảy, thấy sự gian tà thì khơng thể chịu
được. Lời giới thiệu mang giọng ngợi khen, có tác dụng định hướng cho người đọc về hành động kiên quyết
của nhân vật này. Minh chứng rõ ràng cho tính cách cứng cỏi của Ngô Tử Văn là hành động đốt đền tà của
chàng. Trong khi mọi người đều lắc đầu, lè lưỡi, khơng dám làm gì quỷ thần ở ngơi đền gần làng quấy hại
nhân dân thì Tử Văn cương quyết, cơng khai, đường hồng, ung dung, tắm rửa sạch sẽ, khấn trời rồi châm
lửa đốt hủy ngôi đền. Hành động đó xuất phát từ muốn diệt trừ yêu ma, trừ hại cho dân, từ lịng tự tin vào
chính nghĩa của Ngô Tử Văn, chứng tỏ cốt cách khảng khái của kẻ sĩ.
Sự cương trực, khảng khái của Ngô Tử Văn còn bộc lộ rõ qua thái độ của chàng với hồn ma tên tướng
giặc. Tướng giặc khi sống là kẻ xâm lược nước ta, tàn hại dân ta, khi chết rồi vẫn quen thói ỷ mạnh hiếp
yếu, cướp nơi trú ngụ của thổ thần nước Việt, lại còn gian trá bày trị đút lót rồi tác u tác quái với nhân
dân trong vùng. Hắn bị Tử Văn đốt đền là đáng đời nhưng lại hiện hình, xảo quyệt làm như mình là kẻ bị
hại, dùng tà phép khiến cho chàng bị sốt nóng sốt rét, đầu lảo đảo. Hồn ma tướng giặc buông lời mắng mỏ,
đe dọa, quyết kiện Tử Văn xuống tận Diêm Vương. Trước sự ngang ngược trắng trợn, quyền phép đáng sợ
của hồn ma tướng giặc, Ngô Tử Văn vẫn điềm nhiên, không hề run sợ mà tự tin, không coi những lới đe dọa
ra gì, thậm chí chẳng thèm tiếp lời hồn ma tướng giặc. Thái độ ấy thể hiện một khí phách cứng cỏi, một
niềm tin mạnh mẽ vào chính nghĩa, sự đúng đắn trong hành động của Ngô Tử Văn. Mặt khác, bản lĩnh của
chàng còn thể hiện qua thái độ biết ơn lời chỉ dẫn của thổ thần nước Việt. Do Tử Văn dũng cảm, trừ hại cho
dân nên thần linh mới phù trợ giúp đỡ chàng.
Tính cách kiên định chính nghĩa của Ngơ Soạn cịn thể hiện rõ trong q trình chàng bị lơi xuống địa
phủ. Cảnh địa phủ rùng rợn với quỷ sứ hung ác, con sơng đầy gió tanh sóng xám. Tử Văn bị bọn quỷ sai lơi
đi rất nhanh, bị phán xét lạnh lùng là kẻ “tội sâu ác nặng, không được liệt vào hàng khoan giảm”, bị kết
thêm tội ngoan cố bướng bỉnh nhưng chàng chẳng hề run sợ, khơng hề nhụt chí, một mực kêu oan, địi phải
được phán xét cơng khai, minh bạch. Khi đối diện trước Diêm vương uy nghiêm, Tử Văn đấu tranh vạch tội
tên tướng giặc bằng những lí lẽ cứng cỏi, bằng chững không thể chối cãi, giọng điệu rất đanh thép vững

vàng. Chàng đã bảo vệ lẽ phải mà bất chấp tính mạng của mình, khơng chịu khuất phục trước uy quyền,
kiên quyết đấu tranh cho cơng lí và lẽ phải đến cùng. Kết quả, chàng đã chiến thắng hồn ma gian tà của tên
tướng giặc, bảo toàn được sự sống của mình, được tiến cử vào chức phán sự đền Tản Viên, chịu trách nhiệm
giữ gìn bảo vệ cơng lí. Chiến thắng ấy của Ngơ Tử Văn có nghĩa vơ cùng to lớn, đã trừng trị đích đáng hồn
ma tướng giặc xảo trá, làm sáng tỏ nỗi oan khuấ, phục hồi chức vị cho thổ thần nước Việt, giải trừ tai họa
cho nhân dân.
Qua cuộc đấu tranh không khoan nhượng, chống lại cái ác, Ngô Tử Văn đã nổi bật lên là người chính
trực, khảng khái, dũng cảm bảo vệ cơng lí đến cùng, là một kẻ sĩ cứng cỏi của nước Việt. Từ đó, tác giả


Nguyễn Dữ đã khẳng định niềm tin chính nghĩa nhất định thắng gian tà, thể hiện tinh thần tự tôn dân tộc,
bộc lộ quyết tâm đấu tranh triệt để với cái xấu cái ác.
Truyện thông qua cuộc đấu tranh của Ngơ Tử Văn cịn ngầm phản ánh thế giới thực của con người với
đầy rẫy sự việc xấu xa như nạn ăn của đút,tham quan dung túng che dấu cho cái ác hồnh hành, cơng lí bị
che mắt.
Truyện gây ấn tượng bằng một loạt những chi tiết kì ảo, cốt truyện giàu kịch tính, cách xây dựng nhân
vật sắc nét, ngơn ngữ kể chuyện trau chuốt, súc tích. Truyện ca ngợi nhân vật Ngơ Tử Văn, một trí thức
nước Việt khảng khái, nhân cách cứng cỏi, cao đẹp, qua đó bộc lộ niềm tin vào cơng lí, vào việc chính thắng
tà.
Bài văn mẫu 2:
Nguyễn Dữ là tác giả nổi tiếng của văn học trung đại Việt Nam. Tên tuổi của ông gắn liền với danh
tiếng của bộ truyện “Truyền kỳ mạn lục”, tác phẩm được đánh giá là “thiên cổ kỳ bút” của nền văn học
nước nhà. Tác phẩm được viết bằng chữ Hán, gồm 20 truyện, ra đời vào nửa đầu thế kỉ XVI, ghi chép lại
những câu chuyên lạ trong dân gian. Tác phẩm thực sự là một sáng tác văn học với sự gia công, hư cấu,
sáng tạo, trau chuốt, gọt giũa của Nguyễn Dữ chứ ko phải chỉ là một cơng trình ghi chép đơn thuần. Bằng trí
tưởng tượng phong phú và bằng một bút pháp linh hoạt, tác giả Truyền kỳ mạn lục đưa người đọc vào một
thế giới huyền bí vừa có người, vừa có thần, vừa hư, vừa thật nhưng xuyên qua các lớp mù linh ảo, ly kỳ
được thêu dệt ra một cách tài giỏi ấy vẫn hiện rõ một thế giới thật của cuộc đời mà ở đó nhan nhản những kẻ
có quyền thế độc ác, tham lam. Tuy nhiên, bên cạnh sự tung hoành của cái xấu cái ác, Nguyễn Dữ vẫn nhìn
thấy những phẩm cách lương thiện, trung thực, những tâm hồn thanh cao, tình người, tình yêu của nhân dân,

của cái thiện vĩnh hằng và ông đã mô tả nó thật đẹp đẽ, mỹ lệ. Trong số đó có tác phẩm “Chuyện chức phán
sự đền Tản Viên ” đã đề cao tinh thần khẳng khái, cương trực, dám đấu tranh chống lại cái ác, trừ hại cho
dân của Ngô Tử Văn; đồng thời thể hiện niềm tin công lí, chính nghĩa nhất định sẽ chiến thắng gian tà.
Nhân vật chính của tác phẩm “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” xuất hiện ngay từ đầu truyện bằng
mấy dòng giới thiệu trực tiếp ngắn gọn về tên họ, quê qn, tính tình, phẩm chất. Ngơ Tử Văn được giới
thiệu là người tính tình cương trực, thẳng thắn, khảng khái, nóng nảy, thấy sự gian tà thì khơng thể chịu
được. Lời giới thiệu mang giọng ngợi khen, có tác dụng định hướng cho người đọc về hành động kiên quyết
của nhân vật này. Ở làng Tử Văn sống có một ngôi của tên tướng giặc chết trận làm yêu làm quái trong dân
gian. Trước sự việc ngôi đền bị uế tạp và yêu quái có thể làm hại dân, “Tử Văn rất tức giận, một hôm tắm
gội sạch sẽ, khấn trời rồi châm lửa đốt đền”. Trong khi mọi người đều lắc đầu, lè lưỡi, khơng dám làm gì
quỷ thần ở ngơi đền quấy hại nhân dân thì Tử Văn cương quyết, cơng khai, đường hồng, ung dung hành
động. Chàng đã dám làm việc mà mọi người đều kính sợ, khơng ai dám làm, đó là đốt đền.


Theo quan niệm của dân gian, đốt đền là một chuyện động trời, là động đến thần thánh. Tử Văn cũng
biết đều đó nhưng chàng khơng sợ. Hành động của Tử Văn xuất phát từ tính cách “vốn ghét sự gian tà” của
chàng. Sự khắng khái, bộc trực của Tử Văn đã dẫn đến một hành động dũng cảm vì dân trừ hại. Sự tức giận
của Tử Văn không phải là sự tức giận cho riêng mình mà là sự tức giận cho mọi người dân đang bị yêu quái
quấy nhiễu. Vì thế mà việc làm đốt đền của Tử Văn là đáng ca ngợi. Hành động đó xuất phát từ ý muốn diệt
trừ yêu ma, trừ hại cho dân, từ lịng tự tin vào chính nghĩa của Ngơ Tử Văn, chứng tỏ cốt cách khảng khái
của kẻ sĩ. Và đó cũng là hành động châm ngịi nổ cho một cuộc chiến giữa chàng và hồn ma tên tướng giặc
bại trận.
Sự cương trực, khảng khái của Ngơ Tử Văn cịn bộc lộ rõ qua thái độ của chàng với hồn ma tên tướng
giặc. Nguyễn Dữ thật tài tình khi tạo ra hai hình tượng đối lập: một bên là sự ngay thẳng của Tử Văn còn
kia là sự gian trá, xảo quyệt của viên Bách hộ họ Thôi, một tên tướng giặc bại trận phải bỏ thân nơi đất
khách. Không nơi nương tựa, không người cúng tế, hồn ma lưu vong của tên tướng giặc đã cướp ngôi đền
của Thổ thần lại còn tác oai tác quái, gây hoạ cho dân lành. Hắn cịn xảo trá tới mức đút lót, doạ nạt những
thần xung quanh. Khi Tử Văn đốt đền, hắn dùng lí lẽ đạo Nho để buộc tội, lấy oai linh quỷ thần để doạ nạt.
Tử Văn không sợ thì hắn xuống tận Diêm Vương để cầu cứu. Tướng giặc khi sống là kẻ xâm lược nước ta,
tàn hại dân ta, khi chết rồi vẫn quen thói ỷ mạnh hiếp yếu, bắt nạt mọi người. Hắn bị Tử Văn đốt đền là

đáng đời nhưng lại hiện hình, xảo quyệt làm như mình là kẻ bị hại, dùng tà phép khiến cho chàng bị sốt
nóng sốt rét, đầu lảo đảo. Hồn ma tướng giặc buông lời mắng mỏ, đe dọa, quyết kiện Tử Văn xuống tận
Diêm Vương. Trước sự ngang ngược trắng trợn, quyền phép đáng sợ của hồn ma tướng giặc, Ngô Tử Văn
vẫn điềm nhiên, không hề run sợ mà tự tin, không coi những lới đe dọa ra gì, thậm chí chẳng thèm tiếp lời
hồn ma tướng giặc. Thái độ ấy thể hiện một khí phách cứng cỏi, một niềm tin mạnh mẽ vào chính nghĩa, sự
đúng đắn trong hành động của Ngô Tử Văn.
Tuyên chiến với một kẻ thù đầy sức mạnh hiểm ác, lúc đầu Tử Văn "đơn thân độc mã", nhưng chàng tin
vào việc làm và sức mạnh chính nghĩa của mình. Hành động "vẫn cứ ngồi ngất ngưởng tự nhiên" của Tử
Văn trước lời đe dọa của tướng giặc không phải là hành động bất cẩn của kẻ liều mà là hành động tự tin của
người nắm được chính nghĩa trong tay. Mặt khác, bản lĩnh của chàng còn thể hiện qua thái độ biết ơn lời chỉ
dẫn của thổ thần nước Việt. Do Tử Văn dũng cảm, trừ hại cho dân nên thần linh mới phù trợ giúp đỡ chàng.
Câu hỏi của Tử Văn với Thổ Cơng: "Hắn có thực là tay hung hãn có thể gieo vạ cho tơi khơng?" khơng phải
là câu hỏi của kẻ hoang mang lo sợ mà là câu hỏi của người muốn "biết địch biết ta" để giành lấy thắng
lợi.Trong cuộc chiến đấu, Tử Văn có được sự trợ giúp của Thổ Thần, nhưng với một người bị đánh đuổi
khỏi nơi ở của mình, khơng dám đấu tranh, "phải đến nương tựa đền Tản Viên","phải tạm ẩn nhẫn mà ngồi
xó một nơi" thì Tử Văn có thể đặt hết niềm tin hay không? Cho nên, về cơ bản thì Tử Văn khơng hề có âm
phù, dương trợ. Trong khi đó cuộc đấu tranh của chàng ngày càng gay go quyết liệt.


Tính cách kiên định chính nghĩa của Ngơ Soạn cịn thể hiện rõ trong q trình chàng bị lơi xuống địa
phủ. Tình thế của chàng ngày càng nguy hiểm.Hồn ma tên tướng giặc áp giải chàng xuống âm phủ,hắn
quyết bẻ gãy ý chí của chàng trước mặt Diêm Vương để giành phần thắng về mình. Cảnh địa phủ rùng rợn
với quỷ sứ hung ác, con sơng đầy gió tanh sóng xám. Tử Văn bị bọn quỷ sai lôi đi rất nhanh, bị phán xét
lạnh lùng là kẻ “tội sâu ác nặng, không được liệt vào hàng khoan giảm”, bị kết thêm tội ngoan cố bướng
bỉnh nhưng chàng chẳng hề run sợ, khơng hề nhụt chí, một mực kêu oan, địi phải được phán xét công khai,
minh bạch. Nhưng ở chốn thâm cung, chàng khẳng định điều này đâu phải là dễ. Khi đối diện trước Diêm
vương uy nghiêm, Tử Văn đấu tranh vạch tội tên tướng giặc bằng những lí lẽ cứng cỏi, bằng chững không
thể chối cãi, giọng điệu rất đanh thép vững vàng. Chàng đã bảo vệ lẽ phải mà bất chấp tính mạng của mình,
khơng chịu khuất phục trước uy quyền, kiên quyết đấu tranh cho công lí và lẽ phải đến cùng.Nhưng do chỉ
nghe một bên nguyên, Diêm Vương - vị quan tòa xử kiện, người cầm cán cân cơng lý cũng đã có lúc tỏ ra

hồ đồ. Chính khi đứng trước pháp luật tử Văn càng tỏ rõ chàng là người có khí phách. Chàng không chỉ
"kêu to", khẳng định "Ngô Soạn này là kẻ ngay thẳng ở trần gian", chàng còn dũng cảm vạch mặt tên bạo
tướng gian tàn với lời lẽ rất "cứng cỏi, không chịu nhún nhường chút nào". Giữa chốn công đường nơi âm
phủ, tính cách Tử Văn vẫn là bộc trực, khảng khái, vẫn một quyết tâm sắt đá. Chàng chiến đấu đến cùng vì
lẽ phải. Cứ từng bước, Ngơ Tử Văn đã đánh lui tất cả sự phản công, kháng cự của kẻ thù, cuối cùng là đánh
gục hoàn toàn tên tướng giặc gian manh xảo trá. Kết quả, chàng đã chiến thắng hồn ma gian tà của tên
tướng giặc, bảo tồn được sự sống của mình.
Chiến thắng ấy của Ngơ Tử Văn có nghĩa vơ cùng to lớn, đã trừng trị đích đáng hồn ma tướng giặc xảo trá,
làm sáng tỏ nỗi oan khuất, phục hồi chức vị cho thổ thần nước Việt, giải trừ tai họa cho nhân dân.
Sau khi được minh oan ở minh ti, Tử Văn trở về nhà chưa được một tháng thì Thổ công đến bảo Tử Văn
nên nhậm chức phán sự ở đến Tản Viên. Thổ cơng nói: “người ta sống ở đời, xưa nay ai chẳng phải chết,
miễn là chết đi còn được tiếng về sau” và khuyên Văn nên nhận. Thế là Văn vui vẻ nhận lời. Việc được
nhận chức ở đền Tản Viên đã nói lên thắng lợi của chàng trong cuộc đấu tranh với tên hung thần xảo quyệt.
Sự thắng lợi này đã khẳng định chàng là người tốt, chính nghĩa, dám đấu tranh để thực hiện cơng lí. Con
người của chính nghĩa đã được đứng ra để thực hiện cơng lý là một thắng lợi có ý nghĩa sâu sắc, khẳng định
niềm tin chính nghĩa nhất định thắng gian tà.
Qua cuộc đấu tranh không khoan nhượng, chống lại cái ác, Ngô Tử Văn đã nổi bật lên là người chính
trực, khảng khái, dũng cảm bảo vệ cơng lí đến cùng, là một kẻ sĩ cứng cỏi của nước Việt. Từ đó, tác giả
Nguyễn Dữ đã khẳng định niềm tin chính nghĩa nhất định thắng gian tà, thể hiện tinh thần tự tôn dân tộc,
bộc lộ quyết tâm đấu tranh triệt để với cái xấu cái ác. Chuyện chức phán sự đền Tản Viên Nguyễn Dữ đã kết
hợp thành công yếu tố ảo và thực. câu chuyện diễn ra đầy tính chất li kì bởi sự xuất hiện của thế giới âm
cung với những hồn ma, bóng quỷ với những việc khác thường: người chết đi sống lại từ dương gian xuống
địa phủ, từ cõi âm lại vế cõi dương. Nhưng chuyện lại có vẻ như rất thực bởi cách dẫn ngưòi khác, dẫn việc


cụ thể đến cả họ tên, quê quán và thời gian, địa điểm diễn ra sự việc. Yếu tố kì ảo giúp câu chuyện thêm
phần li kì, hấp dẫn. yếu tố thực làm tăng tính xác thực, làm câu chuyện có ý nghĩa xã hội sâu sắc.
Tóm lại, câu chuyện đề cao nhân vật Ngô Tử Văn – đại diện cho tầng lớp trí thức nước Việt: khảng
khái, nhân cách cứng cỏi, cao đẹp, giàu tinh thần dân tộc, chuộng chính nghĩa, dũng cảm, cương trực, dám
đấu tranh chống lai cái ác trừ hạ cho dân qua đó bộc lộ niềm tin vào cơng lí, vào việc chính thắng tà gian.

Truyện thông qua cuộc đấu tranh của Ngô Tử Văn còn ngầm phản ánh thế giới thực của con người với đầy
rẫy sự việc xấu xa như nạn ăn của đút, tham quan dung túng che dấu cho cái ác hồnh hành, cơng lí bị che
mắt. Truyện gây ấn tượng bằng một loạt những chi tiết kì ảo, cốt truyện giàu kịch tính, cách xây dựng nhân
vật sắc nét, ngơn ngữ kể chuyện trau chuốt, súc tích.
Bài văn mẫu 3:
Chuyện chức phán sự ở đền Tàn Viên là một trong những chuyện hay, tiêu biểu của Truyền kỳ mạn lục.
Câu chuyện đã phê phán hiện thực xã hội và đề cao phẩm chất kẻ sĩ, đồng thời phản ánh khá rõ tinh thần
dân tộc của tác giả, mà nhân vật chính là Ngơ Tử Văn một con người tính tình khảng khái, trung trực.
Khác với một số truyện trong đó Nguyễn Dữ trình bày lai lịch và hành trình số phận của nhân vật từ đầu
đến cuối, Chuyện chúc phán sự ở đền Tản viên chỉ chọn 1 thời điểm có ý nghĩa nổi bật để bộc lộ đầy đủ tính
cách nhân vật. Chuyện giống như một màn kịch ngắn, mở màn là sự xuất hiện của Ngô Tử Văn với hành
động châm lửa đốt đền thiêng. Hành độn đó chính là ngịi nổ cho một cuộc chiến đấu giữa chàng và hồn ma
tên tướng giặc bại trận.
Cuộc chiến ngay đầu đã thể hiện được sự gay go khốc liệt và ngay từ lúc ấy tính cách Tử Văn được bộc
lộ. Chàng "rất tức giận", "tắm gội sạch sẽ, khấn trời, rồi chăm lửa đốt đền". Hành động của Tử Văn là hành
động có chủ đích, là hành động tun chiến với cái ác, với kẻ thù vì lợi ích trừ hại cho dân, xuất phát từ tính
tình khảng khái, cương trực, can đảm của chàng. Tử Văn quyết sống mái với kẻ gian tà, cho dù đối thủ là kẻ
mà ai cũng phải kinh sợ.
Tuyên chiến với một kẻ thù đầy sức mạnh hiểm ác, lúc đầu Tử Văn "đơn thương độc mã", nhưng Tử
Văn tin vào việc làm và sức mạnh chính nghĩa của mình. Hành động ngồi "vẫn cứ ngồi ngất ngưởng tự
nhiên" của Tử Văn trước lời đe dọa của tướng giặc không phải là hành động bất cẩn của kẻ liều mà là hành
động tự tin của người nắm được chính nghĩa trong tay. Câu hỏi của Tử Văn với Thổ Cơng: "Hắn có thực là
tay hung hãn có thể gieo vạ cho tơi khơng?" không phải là câu hỏi của kẻ hoang mang lo sợ mà là cuâ hỏi
của người muốn "biết địch biết ta" để giành lấy thắng lợi.
Trong cuộc chiến đấu, Tử Văn có được sự trợ giúp của Thổ Cơng, nhưng với 1 người bị đánh đuổi khỏi
nơi ở của mình, không dám đấu tranh, "phải đến nương tựa đền Tản Viên", "phải tạm ẩn nhẫn mà ngồi xó
một nơi" thì Tử Văn trơng mong gì nhiều ở "ngoại viện"? Cho nên, về cơ bản thì Tử Văn khơng hề có âm
phù, dương trợ. Trong khi đó cuộc đấu tanh của chàng ngày càng gay go quyết liệt. khi đối chất cùng tướng



giặc, Tử Văn hoàn toàn tin vào bản thân, tin vào chính nghĩa mà chàng có thêm sức mạnh. Nhưng ở chốn
thâm cung, chàng khẳng định điều này đâu phải là dễ. Do chỉ nghe một bên nguyên,
Diêm Vương - vị quan tịa xử kiện, người cầm cán cân cơng lý cũng đã có lúc tỏ ra hồ đồ.
Chính khi đứng trước pháp luật tử Văn càng tỏ rõ chàng là người có khí phách. Chàng khơng chỉ "kêu to",
khẳng định "Ngô Soạn này là kẻ ngay thẳng ở trần gian", chàng còn dũng cảm vạch mặt tên bạo tướng gian
tàn với lời lẽ rất "cứng cỏi, không chịu nhún nhường chút nào". Giữa chốn công đường nơi âm phủ, tính
cách Tử Văn vẫn là bộc trực, khảng khái, vẫn một quyết tâm sắt đá. Chàng chiến đấu đến cùng vì lẽ phải.
Cứ từng bước, Ngơ Tử Văn đã đánh lui tất cả sự phản công, kháng cự của kẻ thù, cuối cùng là đánh gục
hoàn toàn tên tướng giặc gian manh xảo trá.
Màn kịch khép lại với thắng lợi thuộc về Ngơ Tử Văn. Kết thúc có hậu này chứng tỏ Nguyễn Dữ cũng
đã tìm về nguồn cợi "truyền thống nhân đạo và yêu nước" cuả dân tộc Việt Nam: "chính nghĩa thắng gian tà,
tinh thần dân tộc thắng ngoại xâm" mà chính nghĩa đó được thể hiện qua hình ảnh nhân vật chính Ngơ Tử
Văn của chúng ta, một con người với một chính nghĩa tồn diện.
Đề bài: Phân tích ý nghĩa của đoạn kết trong Chuyện chức phán sự đền Tản Viên (từ Vương nghĩ
Tử Văn đến nhà quan Phán sự) và lời bình cuối truyện (Từ Than ôi!.. đến hết).
Bài làm
Trong diễn biến cốt truyện của mỗi câu chuyện, kết thúc là phần có vị trí khá quan trọng, mang nhiều ý
nghĩa, thể hiện quan điểm, tư tưởng của nhà văn. Với đoạn kết Chuyện chức phán sự đền Tản Viên và lời
bình cuối truyện chúng ta sẽ hiểu rõ hơn điều đó.
Trong Chuyện chức phán sự đền Tản Viên nổi bật nhân vật Ngô Tử Văn - một con người khẳng khái,
cương trực, kiên quyết đấu tranh chống lại cái ác trừ hại cho dân. Một mình chàng dám đương đầu với hồn
ma tên tướng giặc, và dù phải xuống tận Minh ti, chàng vẫn không hề sợ hãi, rút lui. Diêm Vương công
minh đã suy sét kỹ lưỡng mọi việc, xử đúng người đúng tội, giải oan cho Tử Văn. Truyện kết thúc bằng
nhiều chi tiết li kì, hấp dẫn, giàu ý nghĩa. Sau khi trừng phạt hồn ma tướng giặc họ Thôi, Diêm Vương đã
ban thưởng cho Tử Văn khá hậu hĩnh: Vương nghĩ Tử Văn có cơng trừ hại,truyền cho vị thần đến kia, từ
nay phần xôi lợn của dân cúng tế, nên chia cho Tử Văn một nửa và sai lính đưa Tử Văn về. Chi tiết này
khắc họa thêm một lần nữa sự thông minh của Diêm Vương. Việc ban thưởng cho Tử Văn thêm một lần nữa
sự thông minh của Diêm Vương. Việc ban thưởng cho Tử Văn chứng tỏ Diêm Vương đứng về lẽ phải, có
thiện chí đối với hành động với hành động dũng cảm của kẻ sĩ. Cho Tử Văn được trở lại làm người, có lẽ
Diêm Vương không chỉ muốn trả lại công bằng cho chàng mà cịn muốn duy trì sự tồn tại của khí phách

hiên ngang, dũng cảm, của tinh thần khảng khái trên cõi trần. Tử Văn sẽ là sứ giả mang lại sự yên bình cho
nhân dân chốn dương gian.


Việc Tử Văn được sống lại là phán quyết của Diêm Vương nhưng việc chàng được giới thiệu, đề cử vào
chức phán sự đền Tản Viên là do Thổ công hết lòng xin cho: Nay thấy ở đền Tản Viên khuyết một chân
phán sự, lão đã vì nhà thầy mà hết sức tiến cử, được đức Thánh Tản ngài đã bằng lịng, vậy xin lấy việc đó
để đền ơn nghĩa. Hành động của Thổ công là hành động trả nghĩa Tử Văn. Nhờ chàng mà vị thần này được
trở lại cai quản ngôi đền vốn bị hồn ma tướng giặc họ Thôi cướp mất. Nhận chức quan phán sự, Tử Văn sẽ
phải chết, nhưng Thổ công khuyên rằng: Người ta sống ở đời, xưa nay ai chẳng phải chết, miễn là chết đi
vẫn được tiếng về sau. Tất nhiên, một người như Tử Văn cố lẽ khơng vì danh tiếng mà hám chức danh đó.
Lí do yếu khiến chàng ưng thuận lời đề nghị của Thổ công là với chức phán sự, chàng sẽ có cơ hội mang lại
cơng lí, chính nghĩa cho cuộc đời. Hơn nữa, để Tử Văn nhận chức phán sự cũng là cách Nguyễn Dữ bất tử
hóa hình tượng con người cương trực, khảng khái. Chẳng thế mà sau khi Tử Văn chết rồi, có người cịn nhìn
thấy chàng ngồi trên xe, cưỡi gió mà biến mất. Những người như Tử Văn không thể chết mà phải sống mãi
mãi để cuộc đời này được yên ổn, để mọi điều tai chướng bị tiêu trừ. Chi tiết kì ảo được Nguyễn Dữ xây
dựng vừa thể hiện thái độ ngợi ca, vừa thể hiện ước mơ cơng lí của nhà văn.
Kết thúc Chuyện chức phán sự đền Tản Viên thể hiện một cách sâu sắc triết lí dân gian ở hiền gặp lành,
ở ác gặp ác, gieo gió gặp bão. Kẻ gian trá, xấu xa như hồn ma tướng giặc họ Thơi đã phải chịu tội cịn người
cương trực, khảng khái như Ngô Tử Văn xứng đáng được mn đời ca ngợi. Lịng cảm phục và thái độ ngợi
ca của Nguyễn Dữ đã được thể hiện một cách trực tiếp trong lười bình ngay sau kết thúc truyện. Theo ông,
con người sống trên đời không sợ “cứng quá thì gãy” mà chỉ sợ khơng thể cứng được. Ngơ Tử Văn - một kẻ
sĩ nước Việt là người luôn giữ cho mình sự cứng cỏi để vượt qua mọi thế lực phi nghĩa. Cũng từ nhân vật
này, người đọc có thể thấy Nguyễn Dữ đề cao sự cứng cỏi trong nhân cách kẻ sĩ. Thực ra đã là trí thức thì
cần rất nhiều phẩm chất tốt đẹp. Quan niệm của Nguyễn Dữ về nhân cách kẻ sĩ không phải khơng đúng
nhưng có lẽ chưa đủ, trọn vẹn. Nếu kẻ sĩ lúc nào cũng cứng quá thì chắc chắn cũng có lúc phải gãy.
Có khi sức hấp dẫn của những câu chuyện lại ở kết thúc giàu ý nghĩa. Viết Chuyện chức phán sự đền
Tản Viên, Nguyễn Dữ không chỉ làm người đọc hài lòng bởi một kết thúc hậu mà cịn khiến chúng ta phải
có những giây phút lắng lại để chiêm nghiệm về ý nghĩa của kết thúc đó.
Phân tích đoạn trích “Chí khí anh hùng” trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du

Bài văn mẫu 1: Phân tích đoạn trích “Chí khí anh hùng”
Đoạn trích Chí khí anh hùng từ câu 2213 đến câu 2230 trong Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du,
nói về Từ Hải, một hình tượng nhân vật lí tưởng thể hiện ước mơ lãng mạn về một người anh hùng có
những phẩm chất, phi thường.
Rơi vào lầu xanh lần thứ hai, Thúy Kiều luôn sống trong tâm trạng chán chường, tuyệt vọng:
Biết thân chạy chẳng khỏi trời,
Cũng liều mặt phấn cho rồi ngày xanh.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×