Đột phá gene mở ra
cuộc cách mạng điều
trị ung thư
Các nhà khoa học tại Anh đã hoàn
thành bản đồ mã gien hoàn chỉnh
của hai căn bệnh ung thư phổi và
ung thư da phổ biến nhất, được
xem là cơ sở dẫn đến một cuộc
cách mạng trong điều trị căn bệnh
nan y này.
Công trình trên là kết quả nghiên
cứu được công bố ngày 15/12 của
nhóm chuyên gia quốc tế do giáo
sư Mike Stratton tại dự án Gien ung
thư, Viện Wellcome Trust Sanger
(Anh) đứng đầu.
Giáo sư Stratton tuyên bố: "Các
phát hiện này có thể thay đổi cách
nhìn nhận về bệnh ung thư. Danh
sách đột biến cho thấy ung thư phát
triển như thế nào, và chỉ ra cách
ngăn chặn. Các đột biến gien này sẽ
cho biết tiến trình phát triển nào bị
dừng lại trong các tế bào ung thư".
Bản đồ gien hoàn chỉnh chưa từng
có, với danh sách tất cả đột biến
ADN được tìm thấy trong các khối
u của hai bệnh nhân ung thư có
khối u trong phổi và u hắc tố ác
tính trên da được coi là một trong
những bước tiến quan trọng nhất
trong nghiên cứu ung thư thập kỷ
qua.
Ung thư là một căn bệnh về gien,
các nhân tố môi trường như hút
thuốc, phóng xạ hoặc rượu bia gây
ra phá hủy ADN và dẫn đến việc
các tế bào phát triển không kiểm
soát.
Nghiên cứu trên cũng cho thấy, một
người hút thuốc lá mức độ trung
bình sẽ có đột biến gien hằng ngày.
Các khối u trong bệnh nhân ung
thư phổi 55 tuổi trong nghiên cứu
trên có tới 22.910 biến đổi gien
khác nhau, phần lớn là do chất
carcinogenic gây ung thư từ thuốc
lá.
Các nhà khoa học dự đoán rằng,
khoảng năm 2020, tất cả bệnh nhân
ung thư sẽ được phân tích các khối
u để tìm ra khiếm khuyết gien gây
bệnh và thông tin này sẽ được sử
dụng để lựa chọn phương pháp điều
trị hiệu quả nhất.
Thời gian tới, các chuyên gia tại
nhiều nước sẽ tập trung và các khối
u trên 500 bệnh nhân với các loại
ung thư khác nhau để so sánh với
các mã gien khỏe mạnh tìm ra
khiếm khuyết ADN nào là nguyên
nhân gây bệnh ung thư.
Theo đó, Anh sẽ tiếp tục lập bản đồ
gien ung thư vú, Nhật Bản, Ấn Độ,
Trung Quốc, Mỹ sẽ lập bản đồ gien
ung thư gan, miệng, dạ dày và não,
tụy.
Lãnh đạo viện nghiên cứu ung thư
Anh, ông Harpal Kumar nói: "Từ
trước đến nay chưa bao giờ tiềm
năng gien lại có thể mang lợi ích
đến cho bệnh nhân như trong
nghiên cứu này".