Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Tài liệu Giữ nhân tài – Thời kỳ hậu M&A – Thu hút và giữ nhân tài pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (222.64 KB, 10 trang )

Giữ nhân tài – Thời kỳ hậu M&A –
Thu hút và giữ nhân tài
Mua bán và sáp nhập doanh nghiệp (M&A) là xu thế tất yếu của một nền
kinh tế phát triển. Tuy nhiên, không phải tất cả các thương vụ M&A đều thành
công và việc làm thế nào để có một kế hoạch M&A thành công thì không phải bất
kỳ doanh nghiệp nào cũng biết.
Trong thực tế, để thực hiện M&A thành công, có rất nhiều cách, ví dụ: xây
dựng một kế hoạch chiến lược M&A, thuê những chuyên gia tư vấn M&A và định
hình một kế hoạch tài chính… Tuy nhiên, các vụ sáp nhập chỉ thực sự thành công
khi những vướng mắc trong thời kỳ hậu M&A được giải quyết thành công. Yếu tố
chính quyết định thành bại của M&A là kế hoạch quản lý và điều hành thích hợp
sau khi vụ sáp nhập diễn ra. Vì vậy, các công ty cần có kế hoạch giải quyết tốt các
vấn đề về nhân sự, đãi ngộ, quan hệ với đối tác kinh doanh mới, quan hệ và giao
tiếp giữa các bộ phận và công ty thành viên, kế hoạch dự phòng,…. Ngoài ra, có
một ưu tiên không thể bỏ qua, đó là: phải đảm bảo tiến trình M&A được rõ ràng
và dễ hiểu đối với các khách hàng.
Bài viết dưới đây đề cập đến một mảng trong thời kỳ hậu M&A, đó là vấn
đề về quản lý nhân sự. Nói cách khác, bài viết này nhằm tìm câu trả lời cho vấn đề
hiện đang nổi trội trong các doanh nghiệp hiện nay, đó là: “Làm thế nào để thu hút
và giữ nhân tài”?
Hiện nay, các công ty ở nhiều nước trên thế giới đang bị lệ thuộc rất nhiều
vào nhân tài – một nguồn lực đang ngày càng trở nên khan hiếm. Hơn bao giờ hết,
cuộc đua thu hút và giữ nhân tài giữa các công ty đang diễn ra ngày càng khắc
nghiệt. Trong cuộc cạnh tranh đó, những công ty mất nhân tài sẽ có nguy cơ bị
mất cả thị phần, lợi nhuận, khách hàng trung thành. Vậy làm thế nào để giành
được phần thắng?
Gần đây đã có nhiều công ty dùng bảo hiểm nhân thọ (BHNT) như một
món quà thưởng dành cho nhân viên. Mới đây, vào giữa tháng 4/2007, một công
ty chuyên sản xuất phần mềm máy tính là TMA Solutions đã tiến hành ký kết mua
tổng cộng 379 hợp đồng bảo hiểm nhân thọ (BHNT) từ Công ty BHNT Ace Life
cho hơn 50% số nhân viên, trị giá các hợp đồng bảo hiểm đạt gần 55 tỷ đồng. Như


vậy, mỗi năm Công ty này sẽ phải chi 1,1 tỷ đồng phí bảo hiểm cho nhân viên, đổi
lại 379 nhân viên này được bảo hiểm với mệnh giá từ 100 – 600 triệu đồng (tùy vị
trí) và sau 10 năm Công ty đóng phí thì số tiền tích lũy được trong hợp đồng sẽ là
tài sản của nhân viên. Nếu nhân viên nghỉ việc trước thời gian này, TMA vẫn
chuyển hợp đồng cho họ để họ tiếp tục duy trì tình trạng bảo hiểm.
Ông Lâm Hải Tuấn, Tổng Giám đốc Ace Life cho biết, đây không phải là
trường hợp đầu tiên. Hiện đã có khoảng chục công ty đứng ra mua BHNT tại Ace
Life cho nhân viên nhưng thông thường chỉ mua cho những nhân sự cao cấp, nắm
giữ nhiều chức vụ trong công ty. Còn trường hợp của TMA thì đây là DN đầu tiên
có chính sách mua cho hàng loạt nhân viên (từ mọi vị trí) miễn là đã làm việc tại
công ty từ 1 năm trở lên và không ràng buộc nhân viên phải tiếp tục làm việc trong
thời gian bao lâu mới được thụ hưởng hợp đồng.
Hiện nay, nhiều công ty đang dùng một “kế sách nóng” hơn là dùng cổ
phiếu để giữ người tài. Ông Trần Văn Vĩnh, Giám đốc Ngân hàng Đầu tư và Phát
triển (BIDV) chi nhánh Tp.HCM cho biết, mỗi năm có đến khoảng 25 cán bộ chủ
chốt của chi nhánh chuyển sang các ngân hàng khác. Phó giám đốc một ngân hàng
quốc doanh chi nhánh Tp.HCM cũng cho biết, một số cán bộ chủ chốt của ngân
hàng này cũng bị các ngân hàng cổ phần “săn” mất, bản thân ông cũng được một
số ngân hàng cổ phần mời về làm giám đốc chi nhánh với mức thu nhập cao gấp
3- 4 lần so với thu nhập hiện có.
Ông Nguyễn Phước Thanh, Phó Tổng giám đốc Ngân hàng Ngoại thương
Việt Nam (Vietcombank) ngao ngán: “Vietcombank như một cái nôi đào tạo nhân
lực cho các ngân hàng khác, đặc biệt là ngân hàng cổ phần. Nhân viên của
Vietcombank chuyển sang làm việc ở các ngân hàng khác ngày càng nhiều. Không
phải Vietcombank không biết cách giữ người mà do bị vướng bởi cơ chế lương
hiện nay”.
Tình trạng cạnh tranh nhân lực sẽ còn tăng cao hơn khi các ngân hàng nước
ngoài ồ ạt vào thị trường Việt Nam thời kỳ “hậu” WTO. Theo nhiều chuyên gia
ngân hàng, nhân lực ngành này sẽ bị lôi kéo theo quy mô hoạt động của các ngân
hàng nước ngoài, và tình hình sẽ sôi động hơn từ năm 2007- 2010. Hiện, nhiều

ngân hàng cổ phần sẵn sàng trả thu nhập rất cao cho người có tài, đặc biệt là
“quyến rũ” bằng cổ phiếu ưu đãi. Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn
Thương tín (Sacombank), Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xuất nhập khẩu Việt
Nam (Eximbank) và một số ngân hàng khác cũng dùng cổ phiếu ưu đãi để giữ
chân người tài.
Thử thách lớn nhất mà các công ty thường phải đương đầu trong cuộc đua
này là xây dựng cho được chiến lược thu hút và giữ nhân tài đúng đắn. Một số
công ty không xác định đúng tầm quan trọng của nhà lãnh đạo như một nhân tố có
tính quyết định đối với việc thu hút và giữ nhân tài. Một điều khá rõ ràng trên thực
tế là các nhân tài thường bị thu hút đến những công ty lớn và ở lại làm việc lâu dài
nếu những công ty này có những công việc thú vị và một ông sếp tuyệt vời. Đó là
những vấn đề thuộc về lãnh đạo.
Theo các chuyên gia về nhân lực, các doanh nghiệp có thể giành chiến
thắng trong cuộc đua thu hút và giữ nhân tài bằng cách tấn công vào hai trận tuyến
sau:
Thứ nhất, xây dựng lại các chiến lược về thu hút và giữ nhân tài: Chiến
lược này phải chú trọng vào việc tạo ra một môi trường văn hoá đề cao những cá
nhân có thành tích làm việc xuất sắc; đưa ra những khuyến khích có giá trị và hấp
dẫn đối với những cá nhân có năng lực; đẩy mạnh việc tuyển dụng những cá nhân
có triển vọng và đáp ứng được yêu cầu phát triển lâu dài của doanh nghiệp; phát
hiện, nuôi dưỡng và phát triển các nhà lãnh đạo có khả năng ngay từ những ngày
đầu tiên họ mới gia nhập tổ chức.Chiến lược phát triển nguồn nhân lực
Một chiến lược gìn giữ và phát triển nguồn nhân lực phải đi từ gốc, theo
một chuỗi liên tục từ khâu tuyển dụng đến đào tạo gìn giữ và phát huy nguồn nhân
lực.
Trước tiên, doanh nghiệp phải xây dựng một chính sách nhân sự phù hợp
với hoàn cảnh của doanh nghiệp mình. Trong đó, chỉ rõ cơ cấu tổ chức của Công
ty và các vị trí tương ứng với cơ cầu đó.
Ngoài ra, doanh nghiệp cần có bảng mô tả công việc rõ ràng ứng với từng
vị trí. Trong bảng mô tả công việc, cần quy định rõ theo thứ tự ưu tiên các yêu cầu

bắt buộc phải có, cần có và nên có đối với ứng viên. Những yêu cầu này không chỉ
bao gồm năng lực chuyên môn mà quan trọng hơn còn là hành vi, thái độ sống,
quan niệm, động lực… của ứng viên. Làm được bước này, doanh nghiệp sẽ chọn
lọc được nhân viên phù hợp ngay từ khâu tuyển dụng, thu hút đúng người, tránh
tình trạng nhân viên vào thử việc sau vài tháng lại thấy không phù hợp phải nhảy
việc.
Khi đã tuyển được đúng người, bước tiếp theo, cần phải có sự hỗ trợ để
nhân viên mới hòa nhập được vào môi trường làm việc và văn hóa riêng của Công
ty. Ở các Công ty chuyên nghiệp, có hẳn một quy định đón chào nhân viên mới
như thế nào. Nếu không, tối thiểu thì Công ty phải thông tin cho nhân viên mới
hiểu và biết rõ Công ty muốn gì ở họ, Công ty có trách nhiệm gì đối với họ, và
như thế nào thì gọi là làm tốt công việc. Một bảng mô tả cơ cấu Công ty rõ ràng,
quy định trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền hạn, sự thăng tiến của từng vị trí sẽ giúp rất
nhiều cho người nhân viên mới.
Lương bổng đóng vai trò thế nào đối với sự trung thành, gắn bó, nỗ lực của
nhân viên? Thông thường, người nhân viên đi làm luôn muốn được trả công tương
xứng với công sức họ bỏ ra. Lưu ý ở đây là mức lương “tương xứng” chứ không
phải là mức lương cao. Vậy, làm thế nào để người nhân viên cảm thấy “tương
xứng” là một nghệ thuật của người quản lý nhân sự. Đôi lúc “tương xứng” được
hiểu là giá trị lao động của họ được tôn trọng, được đánh giá cao, là họ cảm thấy
đã đóng góp được rất nhiều vào sự phát triển của Công ty. Quan trọng hơn là
người nhân viên thấy chính mình đã đóng vai trò quyết định đối với việc tăng
lương cho chính họ nếu chính sách của Công ty tạo được sự gắn kết giữa quyền lợi
nhân viên và quyền lợi của Công ty.
Tạo động lực cho nhân viên, hướng nhân viên vào những yếu tố khác ngoài
lương cũng rất quan trọng. Ví dụ, gia tăng tính thử thách trong công việc, giúp
nhân viên vượt qua bản thân họ, giúp nhân viên tự tin hơn, yêu bản thân hơn, yêu
công việc hơn. Lúc này, tiền lương chỉ là yếu tố phụ.
Ngoài ra, văn hóa doanh nghiệp cũng rất quan trọng trong việc gìn giữ và
phát huy nguồn nhân lực. Một môi trường làm việc minh bạch, rõ ràng cho hiệu

quả làm việc cao. Nhưng để giữ người, cần phải xây dựng mối liên hệ đoàn kết,
thân ái, vui vẻ phấn khởi trong Công ty, làm sao để mỗi người đều cảm thấy mình
có liên hệ rất mật thiết, có vai trò không thể thiếu trong tập thể. Hơn nữa, các hoạt
động ngoại khóa, sinh hoạt tập thể còn giúp nhân viên rèn luyện kỹ năng sống, và
giúp phát hiện những yếu tố tài năng còn tiềm ẩn trong bản thân, giúp nhân viên tự
tin hơn, yêu công việc hơn, có thái độ sống tốt hơn.
Như vậy, một chiến lược dài hạn không chỉ giúp gìn giữ và phát triển người
giỏi cho Công ty, mà còn tăng thêm người giỏi khác. Một khi nhân viên cảm thấy
hài lòng, họ sẽ thường xuyên nói điều đó cho gia đình, bạn bè, khách hàng… tức
là nói cho cả thị trường lao động tiềm năng về Công ty của bạn.
Thứ hai, tuyển dụng và phát triển các nhà lãnh đạo có đủ năng lực và
phẩm chất: Các nhà lãnh đạo cần có những năng lực gì để thu hút và giữ nhân
tài? Công tác đào tạo, phát triển các nhà lãnh đạo có vai trò như thế nào trong việc
giúp họ có được những năng lực này? Trước tiên, sự tương tác giữa người và
người là yếu tố quan trọng nhất trong việc tạo ra nguồn cảm hứng làm việc cho
các nhân tài và giữ họ lại tổ chức. Các nhà lãnh đạo phải hiểu rõ những điều gì có
thể động viên nhân viên. Nói chung, nhân viên thường đánh giá rất cao tính chân
thật, cởi mở, trung thực, liêm chính ở các nhà lãnh đạo. Nghiên cứu cho thấy, để
có thể làm tốt việc giữ nhân tài, các nhà lãnh đạo cần phải có các năng lực, phẩm
chất hàng đầu dưới đây:
Vạch ra đường hướng rõ ràng: tuyên bố rõ ràng doanh nghiệp sẽ phát triển
theo chiều hướng nào, tại sao và sẽ thu được lợi ích gì khi đạt được mục đích.
Đặt ra mục tiêu: Một người lãnh đạo doanh nghiệp có thể tự hào khẳng
định rằng mình làm tốt công việc, nhưng anh ta không thể biết chắc ông chủ của
mình có nghĩ như vậy không, nếu anh ta không có mục tiêu đặc biệt nào để vươn
tới. Bên cạnh mục tiêu chung, mỗi người nên đặt ra các mục tiêu cá nhân trong
từng thời kỳ và giới hạn thời gian để hoàn thành mục tiêu đó.
Mục tiêu và mục đích rõ ràng sẽ trở thành nền tảng của các quyết định. Hãy
giải thích cho nhân viên biết rõ mục tiêu của mình, họ sẽ luôn cảm thấy thoải mái
và hạnh phúc khi biết mình đang làm việc cho một nhà lãnh đạo tài năng.

Thường xuyên ủng hộ nhân viên và khích lệ nhân viên ngay khi cần: khi
lãnh đạo ủng hộ một ai đó, tức là họ đang tỏ dấu hiệu cho anh ta thấy rằng: anh ta
được quan tâm đến quá trình phát triển sự nghiệp của anh ta, cũng như lãnh đạo
nhìn thấy tương lai sáng lạn đang mở ra trước mắt anh ta.
Trong kỳ tổng kết hàng năm, hãy đọc diễn văn thật đơn giản: một bài phát
biểu thật sự là một bài phát biểu tuyên dương nhân viên rằng năm vừa qua họ đã
làm việc thật tốt, tuy nhiên có một vài việc họ có thể làm tốt hơn, đồng thời chỉ ra
cách họ và lãnh đạo của mình sẽ hợp tác như thế nào để đạt được những mục tiêu
chung đã đề ra. Điều quan trọng: không được dùng những từ ngữ phức tạp và đa
nghĩa.
Quyết đoán và đúng thời điểm: Sự quyết đoán sẽ chẳng có nghĩa gì khi
không đúng thời điểm. Mọi người thường mong chờ lãnh đạo ra các quyết định
ngay khi nhận được thông tin cần thiết. Nhưng đồng thời mọi người cũng hy vọng
các quyết định đó sẽ không được tùy tiện, mà phải rõ ràng. Khi một hợp đồng lớn
có nguy cơ đổ vỡ, việc giải quyết không phải chỉ vào phút cuối cùng mà phải
trước đó hàng tháng trời.
Luôn có mặt khi cần: nếu lãnh đạo mong mọi người thông báo cho họ
những gì đang xảy ra, thì họ cũng cần phải có mặt ngay khi nhân viên cần. Thông
thường khi một ông sếp bước chân qua cửa công ty, ông ta chẳng mấy để ý ai đang
đi ra. Nếu ông ta biết trước toan tính xin thôi việc của một nhân viên giỏi, hẳn ông
sẽ rủ anh ta đi ăn tối, nói với anh ta về các cơ hội thăng tiến cũng như triển vọng
của công ty, và biết đâu sẽ thay đổi được ý nghĩ của người nhân viên đó.
Trung thực và thẳng thắn: Mọi người thường mất rất nhiều thời gian tìm
cách báo tin cho ai đó để không làm họ phật lòng, tức là chuyển tin theo cách
ngoại giao nhất.
Đưa ra kế hoạch thưởng rõ ràng: mọi người muốn được thưởng công bằng
và hợp lý vì những đóng góp của họ cho công ty. Họ cũng muốn biết rõ về các
nguyên tắc thưởng. Là một người lãnh đạo, bạn nên biết nhân viên thường dự đoán
khoản thưởng của mình vào cuối năm. Và nếu lãnh đạo không đưa ra các mục tiêu
làm việc rõ ràng, họ sẽ không biết liệu mình nên làm gì để được thưởng. Cơ chế

thưởng bí mật và phức tạp chỉ khiến hiệu quả làm việc của nhân viên thấp đi mà
thôi.
Làm tốt trên hai trận tuyến: xây dựng các chiến lược về thu hút và giữ nhân
tài; tuyển dụng và phát triển các nhà lãnh đạo có đủ năng lực và phẩm chất doanh
nghiệp sẽ xây dựng được một đội ngũ nhân viên hùng mạnh và việc giữ được nhân
tài là một điều tất yếu.


×