Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Đảng lãnh đạo xây dựng củng cố miền bắc và hoàn thành giải phóng miền nam thống nhất đất nước giai đoạn 1973 1975 sinh viên với nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc trong gi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (224.55 KB, 12 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Khoa: Lý luận Chính trị
Mơn: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Mã số HP: 00001400
Lớp HP: 0000014005, Học kỳ: I

Bài Luận Giữa Kỳ
ĐỀ TÀI: Đảng lãnh đạo xây dựng củng cố miền Bắc và hồn thành giải
phóng miền Nam thống nhất Đất nước giai đoạn 1973-1975. Sinh viên
với nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn hiện nay.

Sinh viên thực hiện: HUỲNH THANH THIÊN PHÚC
Mã số sinh viên: 20510101405
Lớp KT20A5
Giáo viên hướng dẫn: Cô Nguyễn Thị Duyên

1|Page


Lờ i nó i đầ u:
Cách đây 46 năm, chính vào ngày ngày 30/4/1975, Cuộc Tổng tiến công và
nổi dậy mùa Xuân mà đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử đã giành được
toàn thắng. Kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta dưới
sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại. Đây là thành quả vĩ đại
nhất của sự nghiệp giải phóng dân tộc, là trang sử hào hùng, chói lọi trong lịch sử
dựng nước và giữ nước của dân tộc; Mà giai đoạn 1973-1975, giai đoạn chấm dứt
sự thống trị của Mỹ đồng thời cũng mở ra một nền độc lập hoàn toàn cho dân tộc
Việt Nam, là giai đoạn đã để lại trong mỗi người chúng ta một cảm xúc khó tả. Sự
vĩ đại, oai hùng này đã phần nào thúc đẩy, cổ vũ các dân tộc đang tiến hành cuộc
đấu tranh giải phóng, mở đầu cho sự phá sản của chủ nghĩa thực dân mới trên


tồn thế giới. Là cơng dân của nước Việt Nam, mỗi người chúng ta cần có cho
mình là trách nhiệm, là sự hồi bão, là lịng biết ơn với cơng cuộc xây dựng và giữ
nước của ông cha ta.
Sau đây em xin phép làm bài tiểu luận nhằm nghiên cứu sâu vào công cuộc
lãnh đạo xây dựng củng cố miền Bắc và hồn thành giải phóng miền Nam thống
nhất Đất nước giai đoạn 1973-1975 của Đảng, đồng thời cũng tìm hiểu về nhiệm
vụ của sinh viên ngày nay đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.

2|Page


Phần 1: Hoà n cả nh lịch sử :
Đối với bối cảnh quốc tế thì trong năm 1972, cuộc kháng chiến chống Mỹ,
cứu nước của nhân dân Việt Nam diễn ra trong bối cảnh quốc tế phức tạp, được
biểu hiện trên một số sự kiện nổi bật như là việc học thuyết Ních-xơn được triển
khai về châu Á, chính quyền Mỹ chủ trương và quyết tâm phá hoại hậu phương
kháng chiến của nhân dân Việt Nam. Tổng thống Mỹ R. Ních-xơn và Cố vấn an
ninh quốc gia H. Kít-xinh-giơ, cộng sự đắc lực của Tổng thống, đã chủ động và ráo
riết tiến hành các bước đi nhằm thực hiện chuyến thăm lịch sử tới Trung Quốc với
ba mục tiêu chủ yếu: thiết lập mối quan hệ mới với một nước cộng sản lớn; chia rẽ,
làm trầm trọng hơn mâu thuẫn giữa Trung Quốc với Liên Xô để làm suy yếu phong
trào cộng sản quốc tế và hệ thống xã hội chủ nghĩa; chia rẽ quan hệ Trung Quốc Việt Nam, ngăn chặn sự giúp đỡ, viện trợ của Trung Quốc cho Việt Nam, làm suy
yếu cuộc kháng chiến của Việt Nam, buộc Việt Nam phải chấp nhận những điều
kiện của Mỹ trong đàm phán. Tiếp đó, đến tháng 5-1972, Tổng thống R. Ních-xơn
có chuyến đi hịa hỗn thăm Liên Xơ cũng với nhiều toan tính. Như vậy, trong
vịng 4 tháng, chính quyền Mỹ đã thực hiện hai chuyến thăm lịch sử, bước đầu đạt
được sự thoả hiệp, hòa hoãn với Trung Quốc, Liên Xô trên nhiều vấn đề quốc tế
lớn. Kết quả của hai chuyến thăm này có tác động đến cuộc kháng chiến chống Mỹ
của Việt Nam, làm cho cuộc chiến đấu của Việt Nam khó khăn hơn.
Sự kiện tiếp theo là mâu thuẫn giữa Liên Xô và Trung Quốc vẫn tiếp tục gay

gắt. Là hai nước viện trợ lớn nhất cho Việt Nam trong cuô ̣c kháng chiến chống Mỹ
cho nên mâu thuẫn giữa hai nước này cũng ảnh hưởng một phần đến đường lối,
chính sách đối ngoại độc lập, cũng như tự chủ của Việt Nam, nhất là trong bối
cảnh Mỹ chủ trương can thiệp, chia rẽ mối quan hệ giữa Trung Quốc - Liên Xô Việt Nam.
Cuối cùng là trong cuô ̣c bầu cử tổng thống Mỹ, Tổng thống Mỹ R. Ních-xơn
đã tái đắc cử tổng thống nhiệm kỳ hai. Điều này có nghĩa là chính sách đối ngoại
của Mỹ và chính sách đối với cuộc chiến tranh Việt Nam sẽ khơng có thay đổi gì
lớn, Mỹ tiếp tục rút quân, thực hiện chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”.
Cịn đối với tình hình trong nước ta thì từ sau Hiệp định Giơnevơ năm 1954,
đế quốc Mỹ nhanh tay nhảy vào miền Nam, thế chân thực dân Pháp, biến miền
Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới. Việt Nam phải một lần nữa trải qua cuộc
chiến tranh dài, gian khổ chống Mỹ để đi tới việc ký kết Hiệp định Paris, ngày 27
tháng 1 năm 1973. Đây là giai đoạn kết thúc chiến tranh vì với sự ra đi của quân
viễn chinh Mỹ cùng với việc Mỹ từng bước cắt giảm viện trợ quân sự cho Việt
Nam Cộng hịa thì kết cục cho Chiến tranh Việt Nam đã rõ ràng. Mỹ chưa hẳn đã
rút khỏi cuộc chiến, họ vẫn tiếp tục duy trì viện trợ và cố vấn quân sự, nhưng việc
3|Page


qn Mỹ trực tiếp tham chiến sẽ khơng cịn nữa. Sau hiệp định Paris 1973, cách
mạng miền nam  đứng trước nhiều thuận lợi và khó khăn.
Những thuận lợi như là Mĩ đã rút quân về nước do có văn bản pháp lí buộc
Mĩ phải rút quân. Thi hành Hiệp định Paris về Việt Nam, trưa ngày 29/3/1973, Bộ
Chỉ huy Quân sự Mỹ ở miền Nam Việt Nam đã làm lễ cuốn cờ tại căn cứ Tân Sơn
Nhất. Vào 16 giờ 25 phút ngày hơm đó, tại sân bay Tân Sơn Nhất, tướng Uâyen,
Tổng tư lệnh quân đội Mỹ ở miền Nam Việt Nam cùng 2.501 tên lính viễn chinh
Mỹ cuối cùng và những tên lính chư hầu Nam Triều Tiên, Philippin đã rút khỏi
nước ta dưới sự kiểm soát của các sĩ quan Quân đội Nhân dân Việt Nam trong Ban
Liên hiệp quân sự bốn bên. Cuộc chiến tranh xâm lược lâu dài nhất , tốn kém nhất,
mất lòng dân nhất trong lịch sử nước Mỹ kết thúc bi thảm.

Tương quan so sánh lực lượng ở miền Nam hoàn toàn thay đổi có lợi cho ta.
Sau Hiệp định Paris (1-1973), Mỹ và chư hầu phải rút khỏi miền nam, so sánh lực
lượng giữa ta và địch có sự thay đổi lớn. Vấn đề đặt ra lúc này là liệu quân ngụy có
thể thay thế Mỹ và liệu Mỹ có khả năng can thiệp trở lại không. Với chiến thắng
Thượng Ðức (7-1974), ta khẳng định chủ lực ta hơn hẳn chủ lực ngụy. Ðến chiến
thắng Phước Long (1-1975), Ðảng ta kết luận Mỹ khơng có khả năng quay trở lại.
Sau Bn Ma Thuột (3-1975), diễn biến trên chiến trường thay đổi mau lẹ trong
từng tuần, có khi từng ngày. Ðảng ta đã nhạy bén nắm bắt tình hình, đánh giá đúng
so sánh lực lượng địch ta trong từng thời điểm cụ thể, kịp thời đề ra và điều chỉnh
kế hoạch Tổng tiến cơng và nổi dậy, giành được thắng lợi hồn tồn trong vịng
chưa đầy hai tháng.
Tuy nhiên vẫn cịn những khó khăn như Mĩ vẫn tiếp tục viện trợ và cố
vấn cho chính quyền tay sai. Can thiệp của Mỹ vào chiến tranh Việt Nam  là quá
trình diễn biến của hàng loạt các chính sách, biện pháp chính trị, ngoại giao và
quân sự của Mỹ nhằm thực hiện những mục tiêu của họ tại khu vực Đơng Dương
(trong đó Việt Nam là trọng tâm). Quá trình này được coi là nguyên nhân trực tiếp
dẫn đến sự kéo dài của Chiến tranh Đơng-Dương và cũng là sự châm ngịi
cho Chiến tranh Việt Nam diễn ra sau đó. Vai trị của Mỹ đã dần dần đi từ viện trợ,
cố vấn cho tới việc trực tiếp tham chiến.
Chính phủ Mỹ cịn thi hành chính sách ngoại giao xảo quyệt, thỏa thuận với
các nước lớn xã hội chủ nghĩa cắt giảm viện trợ, gây áp lực hạn chế thắng lợi của
cách mạng Việt Nam.
Chính quyền Sài gịn tiến hành các cuộc hành quân bình định, lấn chiếm vào
vùng giải phóng của ta làm ta mất đất- mất dân. Nhiều địa phương tỏ ra lúng túng,
nhấn mạnh đến hòa bình, hịa hợp, bng lỏng tư tưởng chiến lược tiến công nên

4|Page


trên một số địa bàn bị mất đất, mất dân. Chỉ tính riêng trong năm 1973, địch đóng

thêm 500 đồn bốt, chiếm thêm 70 xã và gần 1.000 ấp, kiểm soát thêm 65 vạn dân...
Tháng 7 năm 1973, Hội nghị Trung ương lần thứ 21 nêu rõ nhiệm vụ cơ bản
của cách mạng miền Nam trong giai đoạn hiện tại là tiếp tục cách mạng dân tộc,
dân chủ nhân dân bằng con đường cách mạng bạo lực, phải nắm vững chiến lược
tiến công, kiên quyết đấu tranh trên cả ba mặt trận: quân sự, chính trị, ngoại giao.

Phần 2: Nộ i Dung Đườ ng lố i củ a Đả ng :
1. Chủ chương củ a đả ng
Ở miền Bắc thì sau Hiệp định Paris, quân Mĩ và quân đồng minh của Mĩ
rút về nước, tình hình so sánh lực lượng thay đổi theo hướng có lợi cho cách
mạng miền Nam.  Miền Bắc trở lại hịa bình, có điều kiện thuận lợi để khôi phục
và phát triển kinh tế, ra sức chi viện cho miền Nam. Trong hai năm 1973 – 1974,
trên khắp miền Bắc, giai cấp công nhân, nông dân tập thể, tri thức… hăng hái lao
động, sản xuất. Nhờ vậy, những hậu quả của hai cuộc chiến tranh phá hoại đã
nhanh chóng được khắc phục, nền kinh tế từng bước khôi phục và phát triển. Cuối
tháng 6 năm 1973, miền Bắc đã hồn thành cơng tác tháo gỡ bom mìn. Đến cuối
năm 1974, hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông, kinh tế về cơ bản đã được khôi phục,
các cơ sở cũng đi vào ổn định và có bước phát triển mới. Tổng sản phẩm xã hội
năm 1973 cao hơn năm 1965 (trước khi chiến tranh phá hoại), năm 1974 cao hơn
năm 1973 là 12,4%. Những kết quả trên đã góp phần ổn định đời sống nhân dân
miền Bắc, tạo điều kiện thuận lợi để miền Bắc chi viện cho cuộc kháng
chiến chống Mỹ – Ngụy ở miền Nam và Lào, Campuchia trong giai đoạn 1973 –
1975.
Ngay sau khi Hiệp định Paris được kí kết, Đảng và Nhà nước đã chủ trương
tập trung sức người sẵn sàng chi viện đột xuất cho miền Nam. Trong năm 1973 –
1974, 20 vạn bộ đội, hàng vạn thanh niên xung phong, cán bộ chuyên môn, kĩ thuật
đã được đưa vào chi viện cho miền Nam. Đặc biệt trong những tháng đầu năm
1975, miền Bắc đã đưa 57.000 bộ đội vào chiến trường miền Nam. Từ mùa khô
1973 – 1974, đến đầu mùa khô 1974 – 1975, miền Bắc đã chi viện cho miền Nam
một lượng hàng hoá, phương tiện, vũ khí rất lớn: 26 vạn tấn vũ khí, đạn dược,

thuốc men, quân trang, quân dụng, xăng dầu,… tăng gấp 9 lần so với năm 1972.
Bên cạnh đó, miền Bắc cịn viện trợ cho Lào và Campuchia.
Còn ở miền Nam, Mặc dù phải ký kết Hiệp định Paris, chấp nhận rút quân
khỏi Việt Nam, nhưng Mỹ- ngụy vẫn đề ra trong kế hoạch 3 năm (1973-1976) là
chiếm lại toàn bộ vùng giải phóng của ta, nhằm biến miền Nam thành một quốc gia
riêng biệt, lệ thuộc vào Mỹ. Chính quyền Nguyễn Văn Thiệu đã ngang ngược phá
5|Page


hoại hiệp định, liên tiếp mở các cuộc hành quân lấn chiếm vùng giải phóng của ta.
Trước tình hình trên, tháng 7-1973, Hội nghị lần thứ 21 Ban Chấp hành Trung
ương Đảng (khóa III) đã nêu rõ con đường cách mạng của nhân dân miền Nam là
con đường bạo lực cách mạng. Tư tưởng chỉ đạo của Trung ương Đảng là tích cực
phản cơng, chuẩn bị tiến lên hồn tồn giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc:
Ngày 29/3/1973, Mỹ rút quân về nước, nhưng vẫn lập Bộ chỉ huy quân sự và
tiếp tục viện trợ quân sự, kinh tế cho chính quyền Sài Gịn. Chính quyền Sài Gịn
ngang nhiên phá hoại Hiệp định Pari, tiến hành chiến dịch “tràn ngập lãnh thổ”,
mở những cuộc hành quân “bình định - lấn chiếm” vùng giải phóng của ta, tiếp tục
chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”. Sự thay đổi lực lượng giữa cách mạng và
phản cách mạng có lợi cho cuộc đấu tranh của nhân dân miền Nam trong việc
chống âm mưu, hành động mới của Mỹ và chính quyền Sài Gòn. Cuộc đấu tranh
của ta đã đạt một số kết quả nhất định. Do không đánh giá hết âm mưu của địch, do
q nhấn mạnh đến hịa bình, hịa hợp dân tộc… nên tại một số địa bàn quan trọng,
ta bị mất đất, mất dân.
Tháng 7/1973, Hội nghị Trung ương lần thứ 21 nêu rõ nhiệm vụ cơ bản của
cách mạng miền Nam trong giai đoạn hiện tại là tiếp tục cách mạng dân tộc, dân
chủ nhân dân bằng con đường cách mạng bạo lực, phải nắm vững chiến lược tiến
công, kiên quyết đấu tranh trên cả ba mặt trận: quân sự, chính trị, ngoại giao. Thực
hiện nghị quyết 21, quân dân miền Nam kiên quyết đánh trả địch, bảo vệ và mở
rộng vùng giải phóng.

Cuối năm 1974 đầu năm 1975, ta mở đợt hoạt động quân sự Đông - Xuân
vào hướng Nam Bộ, trọng tâm là đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ,
giành thắng lợi lớn trong chiến dịch đánh đường 14 - Phước Long, diệt 3.000 tên
địch, giải phóng đường 14, thị xã và tồn tỉnh Phước Long. Chính quyền Sài Gịn
phản ứng mạnh, đưa qn chiếm lại nhưng thất bại, còn Mỹ chỉ phản ứng yếu ớt,
dùng áp lực từ xa. Nhân dân miền Nam đẩy mạnh đấu tranh chính trị, ngoại giao,
tố cáo Mỹ và chính quyền Sài Gịn vi phạm Hiệp định Pari, nêu cao tính chính
nghĩa cuộc chiến đấu của nhân dân ta, địi lật đổ chính quyền Nguyễn Văn Thiệu,
thực hiện các quyền tự do, dân chủ. Tại vùng giải phóng, nhân dân ta ra sức khôi
phục và đẩy mạnh sản xuất, tăng nguồn dự trữ chiến lược cho cuộc chiến đấu hồn
thành giải phóng miền Nam. Các ngành sản xuất cơng nghiệp, thủ cơng nghiệp,
thương nghiệp, văn hóa, xã hội, giáo dục y tế... được đẩy mạnh.
2. Giả i phó ng miền Nam, già nh toà n vẹn lã nh thổ
Về chủ chương, kế hoạch cuối năm 1974 đầu năm 1975, trong tình hình so
sánh lực lượng ở miền Nam thay đổi có lợi cho cách mạng. Bộ chính trị Trung
ương Đảng đề ra kế hoạch giải phóng miền Nam trong hai năm 1975, 1976.
6|Page


Nhưng Bộ chính trị nhấn mạnh “cả năm 1975 là thời cơ” và “nếu thời cơ đến
vào đầu hoặc cuối năm 1975 thì lập tức giải phóng miền Nam trong năm 1975”, để
bớt thiệt hại về người và của.
Diễn biến cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975
a) Chiến dịch Tây Nguyên (từ 4/3 đến 24/3/1975)
Tây Nguyên là địa bàn chiến lược quan trọng mà ta và địch cố nắm giữ.
Nhưng do nhận định sai hướng tiến công của ta, địch chỉ chốt giữ ở đây một lực
lượng mỏng. Bộ Chính trị quyết định chọn Tây Nguyên làm hướng tiến công chủ
yếu trong năm 1975.
Sau khi đánh nghi binh ở Pleiku, Kontum, ngày 10/3/1975, ta tiến cơng và
giải phóng Buôn Mê Thuột. Ngày 12/3, địch phản công chiếm lại nhưng không

thành. Ngày 14/3/1975, Nguyễn Văn Thiệu ra lệnh rút quân khỏi Tây Nguyên về
giữ vùng duyên hải miền Trung; trên đường rút chạy, địch bị quân ta truy kích tiêu
diệt. Ngày 24/3/1975, ta giải phóng Tây Nguyên với 60 vạn dân.
Chiến dịch Tây Nguyên thắng lợi đã chuyển cuộc kháng chiến chống Mỹ
cứu nước sang giai đoạn mới: từ tiến công chiến lược ở Tây Nguyên phát triển
thành Tổng tiến cơng chiến lược trên tồn chiến trường miền Nam.
b) Chiến dịch Huế - Đà Nẵng (từ 21 đến 29/3/1975)
Trong khi chiến dịch Tây Nguyên tiếp diễn, Bộ chính trị quyết định giải
phóng hồn tồn miền Nam, trước hết là chiến dịch giải phóng Huế - Đà Nẵng.
Phát hiện địch co cụm ở Huế, ngày 21/3, quân ta đánh thẳng vào căn cứ,
chặn đường rút chạy và bao vây địch trong thành phố. Ngày 25/3, ta tấn công vào
Huế, ngày 26/3, giải phóng Huế và tồn tỉnh Thừa Thiên. Cùng thời gian, ta giải
phóng thị xã Tam Kỳ, Quảng Ngãi, Chu Lai, uy hiếp Đà Nẵng từ phía Nam. Đà
Nẵng  rơi vào thế cô lập, hơn 10 vạn quân địch bị dồn ứ về đây trở nên hỗn loạn,
mất hết khả năng chiến đấu. Sáng 29/3, quân ta tiến công Đà Nẵng, đến 3 giờ chiều
ta chiếm toàn bộ thành phố.
Cùng thời gian này, các tỉnh còn lại ven biển miền Trung, Nam Tây Nguyên,
một số tỉnh ở Nam Bộ lần lượt được giải phóng.
c) Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử (từ 26 đến 30/4/1975)
Sau hai chiến dịch, Bộ chính trị nhận định: "Thời cơ chiến lược mới đã đến,
ta có điều kiện hồn thành sớm quyết tâm giải phóng miền Nam trước tháng
5/1975" với phương châm “ thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng”; chiến dịch giải
phóng Sài Gịn được mang tên “Chiến dịch Hồ Chí Minh”.
7|Page


Trước khi mở chiến dịch, quân ta đánh Xuân Lộc, Phan Rang, những căn cứ
phòng thủ trọng yếu của địch để bảo vệ phía đơng Sài Gịn.
Ngày 16/4/1975, qn ta phá tan tuyến phòng thủ của địch ở Phan Rang,
ngày 21/4 là Xuân Lộc, làm Mỹ và quân đội Sài Gịn hoảng loạn. Hai ngày sau thì

Tổng thống Mỹ ra lệnh di tản người Mỹ. Ngày 21/4, ta giải phóng Xuân Lộc,
Nguyễn Văn Thiệu từ chức tổng thống.
Đến 17 giờ ngày 26/4, quân ta mở đầu chiến dịch, 5 cánh quân tiến vào
trung tâm Sài Gòn, đánh chiếm các cơ quan đầu não của địch. Lúc 10 giờ 45 phút
ngày 30/4/1975, xe tăng của ta tiến vào Dinh Độc Lập, bắt sống tồn bộ Chính phủ
Trung ương Sài Gịn. Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng không điều kiện. Đến
11 giờ 30 phút cùng ngày, lá cờ cách mạng tung bay trên tịa nhà Phủ tổng thống,
chiến dịch Hồ Chí Minh tồn thắng. Ở các tỉnh cịn lại của Nam Bộ, nhân dân đã
nhất tề nổi dậy và tiến công theo phương thức xã giải phóng xã, huyện giải phóng
huyện, tỉnh giải phóng tỉnh. Cuối cùng đến ngày 2/5/1975, miền Nam đã hồn tồn
được giải phóng.

3. Ý nghĩa lịch sử và kinh nghiệm lã nh đạ o củ a Đả ng:
Ý nghĩa lịch sử đối với Việt Nam là thắng lợi vĩ đại của cuộc kháng chiến
chống Mỹ, giải phóng miền Nam đã kết thúc thắng lợi 21 năm chiến đấu chống đế
quốc Mỹ xâm lược, 30 năm chiến tranh cách mạng, 117 năm chống đế quốc xâm
lược, quét sạch quân xâm lược, đưa lại độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ cho
đất nước. Đã mở ra một kỷ nguyên mới cho dân tộc ta, kỷ nguyên cả nước hịa
bình, thống nhất, cùng chung một nhiệm vụ chiến lược, đi lên chủ nghĩa xã hội.
Làm tăng thêm sức mạnh vật chất tinh thần, thế và lực cho cách mạng và dân tộc
Việt Nam, nâng cao uy tín của Đảng và dân tộc trên trường quốc tế; nâng cao khí
phách, niềm tự hào và để những kinh nghiệm quý cho sự nghiệp dựng nước và giữ
nước.
Làm thất bại âm mưu và thủ đoạn của chủ nghĩa đế quốc tiến công vào chủ
nghĩa xã hội và cách mạng thế giới; đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược quy mô
lớn nhất, dài ngày nhất của chủ nghĩa đế quốc kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ
hai, làm phá sản các chiến lược chiến tranh thực dân kiểu mới của đế quốc Mỹ và
tác động đến nội tình nước Mỹ; làm suy yếu trận địa của chủ nghĩa đế quốc, phá vỡ
một phịng tuyến quan trọng của chúng ở khu vực Đơng Nam Á, mở ra sự sụp đổ
của chủ nghĩa thực dân mới, cổ vũ phong trào độc lập dân tộc, dân chủ và hịa bình

thế giới.

8|Page


Đối với ý nghĩa quốc tế ta đã đập tan cuộc phản kích lớn nhất của chủ nghĩa
đế quốc vào chủ nghĩa xã hội và cách mạng thế giới, bảo vệ được tiền đồn phía
Đơng Nam Á của chủ nghĩa xã hội, mở rộng địa bàn cho chủ nghĩa xã hội. Đánh
bại cuộc chiến tranh xâm lược quy mô lớn nhất, làm phá sản các chiến lược chiến
tranh của đế quốc Mỹ. Làm suy yếu trận địa của chủ nghĩa đế quốc, mở ra sự sụp
đổ của chủ nghĩa thực dân mới, cổ vũ phong trào độc lập dân tộc, dân chủ và hịa
bình thế giới.
Ngun nhân thắng lợi là do có sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng Cộng sản
Việt Nam với đường lối chính trị, đường lối quân sự độc lập, tự chủ, đúng đắn,
sáng tạo. Nhờ sự khổ cực hy sinh của nhân dân và quân đội cả nước, đặc biệt là
của đặc biệt, chiến sĩ và hàng chục triệu đồng bào yêu nước ở miền Nam. Và nhờ
vào sự nghiệp cách mạng XHCN ở miền Bắc đã hoàn thành xuất sắc nghĩa vụ của
hậu phương lớn, hết lòng hết sức chi viện cho tiền tuyến lớn miền Nam đánh thắng
giặc Mỹ xâm lược. Phần lớn là kết quả của tình đồn kết chiến đấu của nhân dân
Việt Nam, Lào, Campuchia và kết quả của sự ủng hộ hết lòng và sự giúp đỡ to lớn
của các nước xã hội chủ nghĩa anh em. Sự ủng hộ nhiệt tình của phong trào cơng
nhân và nhân dân tiến bộ trên toàn thế giới cũng như nhân dân tiến bộ Mỹ.
Những bài học kinh nghiệm ta có thể rút ra được là thứ nhất, giương cao
ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội nhằm huy động sức mạnh toàn dân
đánh Mỹ, cả nước đánh Mỹ.
Hai là, tìm ra phương pháp đấu tranh đúng đắn, sáng tạo, thực hiện khởi nghĩa
toàn dân và chiến tranh nhân dân, sử dụng phương pháp cách mạng tổng hợp...
Ba là, trên cơ sở sự chỉ đạo chiến lược đúng đắn của Trung ương Đảng phải có
cơng tác tổ chức chiến đấu giỏi của các cấp bộ Đảng và các cấp chi ủy quân đội,
thực hiện giành thắng lợi từng bước đến thắng lợi hồn tồn,

Bốn là, hết sức coi trọng cơng tác xây dựng Đảng, xây dựng lực lượng cách mạng
ở miền Nam và tổ chức xây dựng lực lượng chiến đấu trong cả nước, tranh thủ tối
đa sự đồng tình.

Phần 3: Tình hình Việt Nam hiện nay và yêu cầ u củ a
sinh viên bả o vệ tổ quố c
Đối với tình hình Việt Nam hiện nay thì nước ta là một câu chuyện phát
triển thành công. Những cải cách kinh tế từ năm 1986 kết hợp với những xu hướng
tồn cầu thuận lợi đã nhanh chóng giúp Việt Nam phát triển từ một trong những
quốc gia nghèo nhất trên thế giới trở thành quốc gia thu nhập trung bình thấp chỉ

9|Page


trong vịng một thế hệ. Tuy nhiên, vẫn có khơng ít khó khăn và thách thức mà nước
ta cần phải đối mặt:
Những ảnh hưởng nặng nề, nhiều mặt của đợt bùng phát dịch lần thứ 4 với
biến chủng Delta lây lan rất nhanh, hết sức nguy hiểm. Do hậu quả nặng nề bởi đợt
bùng phát dịch lần thứ 4 này gây ra, kinh tế quý III tăng trưởng âm 6,17% so với
cùng kỳ năm 2020, làm cho tăng trưởng kinh tế 9 tháng đầu năm chỉ đạt 1,42%, là
mức thấp nhất từ năm 2000 đến nay; dự báo cả năm chỉ đạt khoảng 3%, thấp xa so
với mục tiêu Quốc hội đề ra (6%).
Về kinh tế - xã hội đất nước đang đứng trước nhiều khó khăn, thách thức
lớn, có thể còn tiếp tục kéo dài trong những tháng cuối năm 2021 và năm 2022.
Các hoạt động sản xuất kinh doanh, việc học tập, nhất là học trực tuyến của học
sinh, sinh viên và đời sống của người lao động trên hầu hết các lĩnh vực gặp nhiều
khó khăn; khơng ít doanh nghiệp phải dừng hoạt động, thậm chí bị giải thể, phá
sản. Nợ xấu ngân hàng có khả năng tăng cao; tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với thị
trường tài chính - tiền tệ, thị trường lao động, ổn định kinh tế vĩ mô, môi trường
đầu tư kinh doanh.Đời sống của nhân dân, sức chống chịu của người lao động ở

vùng dịch bị ảnh hưởng rất nặng nề; nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp về tâm lý, tâm
trạng xã hội, an ninh chính trị, trật tự, an tồn xã hội. Dự báo, khơng hồn thành
được nhiều mục tiêu, chỉ tiêu chủ yếu đã đề ra cho năm 2021.
Nguy cơ lệ thuộc vào Trung Quốc gia tăng: Sức ép trực tiếp từ sự trỗi dậy
của Trung Quốc, đưa nước ta vào vòng ảnh hưởng của Trung Quốc về địa chiến
lược, tăng sự lệ thuộc vào nền kinh tế Trung Quốc cũng như chịu sức ép lớn hơn từ
việc Trung Quốc tăng cường phát huy sức mạnh mềm trong khu vực.
Trách nhiệm của sinh viên để bảo vệ tổ quốc là ai sinh ra đều mang trong
mình một trách nhiệm, trọng trách riêng, nhưng sứ mệnh chung của chúng ta đặc
biệt là sinh viên thì trách nhiệm đối với đất nước là một trọng trách vô vùng to lớn
mà đôi khi chúng ta không gánh vác hết được.
Là một sinh viên trường Đại học Kiến trúc TP.HCM, trách nhiệm của em
đối với quê hương, đất nước là trước tiên phải học, trau dồi kiến thức, cũng như
đạo đức, học tập cách sống có ích cho gia đình, xã hội, thì khi đã có được kiến
thức, cùng với một nhân cách tốt thì việc gì cũng có thể làm được. Như nhà văn
Francis Bancon đã từng nói “Tri thức là sức mạnh” và Lenin sau đó cũng có nói :
“Tri thức là sức mạnh. Ai có tri thức người đó có sức mạnh”. Đồng thời cũng phải
tìm hiểu và nắm rõ tình hình đời sống chính trị-xã hội của địa phương, đất nước.
Cố gắng thực hiện thật tốt các chủ trương cxung như chính sách của Đảng và các
tuân thủ thật nghiêm các pháp luật mà Nhà nước đã đề ra, và biết cách vận động,
kêu gọi, hàng xóm láng giềng, bạn bè và người thân trong gia đình cũng thực hiện
10 | P a g e


theo đúng quy định của pháp luật. Tích cực, chăm chỉ rèn luyện đạo đức, tác
phong, lối sống cảu bản thân mình sao cho thật lành mạnh, tránh xa các tệ nạn,
cũng như biết cách đấu tranh, phê phán chống lại tệ nạn, các hành vi đi ngược lại
với lợi ích của quốc gia, dân tộc. Thường xuyên tham gia các hoạt động thiết thực,
phù hợp với khả năng của mình như các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, các hoạt
động tình nguyện, bảo vệ mơi trường, xóa đói giảm nghèo, hiến máu tình nguyện,

…. Hết lịng trung thành với tổ quốc, tránh xa, không tuyên truyền, các âm mưu
xuyên tạc, làm chia rẽ nước ta của các thế lực thù địch. Thực hiện tốt việc tham
gia, đăng ký đi nghĩa vụ quân sự khi đã đủ tuổi, hoàn thành nghĩa vụ cảu bản thân
đối với tổ quốc. Việc chúng ta được sinh ra, được sống trong một đất nước hịa
bình như hiện nay là một sự may mắn, mà khơng phải ai cũng có được, sau khi đã
nhận thức được điều đó chúng ta cần phải cố gắng nhiều hơn để phát triển đất
nước.

Kết luậ n
Từ khi thành lập đến nay, Đảng Cộng sản Việt Nam đã trải qua 91 năm tồn
tại và phát triển. Ngay từ lúc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam đã thực sự trở
thành người lãnh đạo, đưa cách mạng Việt Nam vượt qua những chặng đường đấu
tranh oanh liệt và thắng lợi vẻ vang, từng bước mang lại độc lập, tự do, ấm no,
hạnh phúc cho nhân dân, đáp ứng khát vọng của nhân dân Việt Nam và phù hợp
với xu thế phát triển của lịch sử. Mỗi thắng lợi của cách mạng Việt Nam đều gắn
liền với vai trị của Đảng. Đảng ln nhạy bén, bám sát tình hình thời cuộc để xác
định đúng đắn nhiệm vụ, phương pháp cách mạng phù hợp đưa đất nước tiến lên
giành nhiều thắng lợi to lớn. Đảng đã để lại cho ta nhiều bài học kinh nghiệm q
báu và có ý nghĩa vơ cùng quan trọng đối với sinh viên hiện nay. Nhận thức, vận
dụng đúng đắn những bài học kinh nghiệm đó vào q trình phát triển đất nước sau
này luôn là ưu tiên hàng đầu.
Trước khi học môn Lịch sử Đảng, em đã từng nghĩ rằng học những môn thế
này thật sự rất không cần thiết, khô khan và nhàm chán, không thể vận dụng gì cho
tương lai. Nhưng sau khi có cơ hội tiếp xúc với môn này, được nghe cô giảng bài
bằng một tinh thần say mê, và cộng thêm những lần cùng làm việc, thảo luận nhóm
với các bạn, tự tìm kiếm bài học để thuyết trình, các bạn cùng nhóm đã cho em
thấy những góc nhìn, những thế giới quan rất khác, rất riêng của các bạn ấy.
Những chi tiết đó lại khiến em ngộ ra rằng học về lịch sự hào hùng, và những bài
học mà ông ta cha để lại thì có gì đâu mà nhàm chán, khơ khan, chúng giúp em có
được một góc nhìn đa chiều giúp em trong rất nhiều bài học, cũng như trong việc

mở mang tri thức của bản thân.

11 | P a g e


Mụ c Lụ c:
Lời mở đầu……………………………………………………………………….02
Phần 1: Hoàn cảnh lịch sử: ………………………………………………………03
Phần 2: Nội Dung Đường lối của Đảng : …………………………………..……05
1. Chủ chương của đảng ………………………………………….……..……05
2. Giải phóng miền Nam, giành toàn vẹn lãnh thổ……………………………
06
3. Ý nghĩa lịch sử và kinh nghiệm lãnh đạo của Đảng:
……………………….08
Phần 3: Tình hình Việt Nam hiện nay và yêu cầu của sinh viên bảo vệ tổ quốc...09
Kết luận…………………………………………………………………………..11

Tà i Liệu Tham Khả o
/> /> /> />
12 | P a g e



×