Tải bản đầy đủ (.docx) (264 trang)

Tài liệu thực hành tin học căn bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.76 MB, 264 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHAN THIẾT

BÀI TẬP THỰC HÀNH
TIN HỌC CĂN BẢN
Mã môn học:
Ngành Công nghệ Thông tin

Biên soạn: TS. Cao Tùng Anh (chủ biên)
ThS. Lê Thanh, ThS. Nguyễn Hữu Tiến;
ThS. Đỗ Thị Kim Dung;
ThS. Nguyễn Hồng Minh Nhật.

LƯU HÀNH NỢI BỢ
Bình Thuận, tháng 12 năm 2020

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHAN THIẾT


BÀI TẬP THỰC HÀNH
TIN HỌC CĂN BẢN

Biên soạn:

TS. Cao Tùng Anh (chủ biên)
ThS. Lê Thanh, ThS. Nguyễn Hữu Tiến;
ThS. Đỗ Thị Kim Dung;
ThS. Nguyễn Hoàng Minh Nhật.

2




Tài liệu thực hành: Tin học căn bản

MỤC LỤC

3


Tài liệu thực hành: Tin học căn bản

LAB 1.

CÁC CÔNG CỤ TIỆN ÍCH TRÊN WINDOWS 10

I. MỤC TIÊU
Sau khi hồn thành buổi học này, sinh viên có thể:
-

Sử dụng thành thạo công cụ File Explorer như: hiển thị, sắp xếp các thư mục và
tập tin theo yêu cầu; xem thuộc tính đĩa, thư mục và tập tin; tạo mới, sao chép, di
chuyển, đổi tên thư mục và tập tin; tìm kiếm thư mục và tập tin,…

II. NỘI DUNG THỰC HÀNH:
STT

Tên bài thực hành

Thời gian


Nơi thực hiện

1

Một số thao tác cơ bản trên Windows

45p

Lớp

2

Làm quen với File Explorer

45p

Lớp

3

Các thao tác với thư mục và tập tin

45p

Lớp

4

Chụp ảnh màn hình


30p

Lớp

III. YÊU CẦU:
Một máy tính đã được cài đặt các chương trình sau:
-

Hệ điều hành Windows 10 32bit hoặc 64bit, có kết nối Internet.

Trình duyệt web Internet Explorer 11, Google Chrome version 77.0, chương trình 7-Zip,
UniKey, phơng chữ tiếng Việt theo bảng mã Unicode và VNI Wind
IV. THỰC HÀNH
1. Bài 1: Một số thao tác cơ bản trên Windows
1.1. NỘI DUNG THỰC HÀNH:
1. Khởi động máy tính
2. Sleep/Shutdown/Restart máy tính

4


Tài liệu thực hành: Tin học căn bản
3. Sử dụng chuột trong Windows
4. Khởi động/Phóng to, thu nhỏ, ẩn/Sắp xếp cửa sổ làm việc/Thốt ứng dụng.
5. Thay đổi thuộc tính của màn hình
6. Chỉnh ngày giờ, múi giờ hệ thống
1.2. THỰC HIỆN:
1. Khởi động máy tính
KHỞI ĐỘNG MÁY TÍNH
B1 - Nhấn nút Power trên thân máy  tùy

tốc độ khởi động của từng máy, đợi 30s – 1p
để máy tính khởi động đến màn hình đăng
nhập.

B2 - Nếu máy tính chỉ có một account (tài
khoản người dùng) hoặc account này
khơng có password (mật khẩu)  sẽ tự
động đăng nhập vào Windows. Nếu có từ
hai account trở lên  sẽ xuất hiện cửa sổ
đăng nhập cho phép chọn tên account và
nhập password.

2. Sleep/Shutdown/Restart máy tính
Trong Windows: Bấm Start (Hoặc phím Windows)  Power  lần lượt thử các chức năng
Sleep, Shut down  Restart
o Sleep: Để máy tính ở chế độ ngủ.
o Shutdown: Tắt máy tính
o Restart: Khởi động lại máy.

5


Tài liệu thực hành: Tin học căn bản

Lưu ý:
Khi muốn Sleep/Shutdown/Restart máy tính  phải lưu lại các tài liệu đang mở 
đóng tất cả các cửa sổ.
Trong trạng thái ngủ  nhấn chuột hoặc phím bất kì trên bàn phím để thốt trạng
thái ngủ.


-

3. Sử dụng chuột trong Windows
Chuột là thiết bị không thể thiếu khi làm việc trong môi trường Windows. Con trỏ chuột
(mouse pointer) cho biết vị trí tác động của chuột trên màn hình. Khi làm việc với thiết bị
chuột người dùng thường sử dụng các thao tác cơ bản sau:
-

Point: trỏ chuột trên mặt phẳng mà không nhấn nút nào cả.
Click: nhấn nhanh và thả nút chuột trái. Dùng để lựa chọn thông số, đối tượng hoặc
câu lệnh.
Right Click (nhấp chuột phải): nhấn nhanh và thả nút chuột phải. Dùng mở menu
tương ứng với đối tượng để chọn các lệnh thao tác trên đối tượng đó.
Double Click: (nhấp đúp) nhấn nhanh nút chuột trái hai lần liên tiếp. Dùng để khởi
động một chương trình ứng dụng hoặc mở thư mục/ tập tin.
Drag (kéo thả): nhấn và giữ nút chuột trái khi di chuyển đến nơi khác và buông ra.
Dùng để chọn một khối văn bản, để di chuyển một đối tượng trên màn hình hoặc mở
rộng kích thước của cửa sổ...

6


Tài liệu thực hành: Tin học căn bản
B1 – Thao tác Single
Click:
Trên Desktop  Dùng
chuột đưa con trỏ click lên
biểu tượng This PC.

B2 – Thao tác Double Click

Trên Desktop  Double click lên biểu tượng This PC 
Bấm biểu tượng “X” trên góc phải màn hình This PC để
đóng cửa sổ This PC

B3 – Thao
tác
Right
Click
Trên
Desktop 
Right Click
lên
biểu
tượng This
PC  Click
Properties 
Đóng cửa sổ
Properties

7


Tài liệu thực hành: Tin học căn bản
B3 – Thao tác Drag:
Trên Desktop  Double click lên biểu tượng This PC  Drag cửa sổ This PC sao cho con trỏ
chạm vào cạnh phải màn hình thì bng nút chuột trái ra.  Cửa sổ This PC sẽ chiếm ½ màn
hình.

8



Tài liệu thực hành: Tin học căn bản
4. Khởi động/Phóng to, thu nhỏ, ẩn/Sắp xếp cửa sổ làm việc/Thoát ứng dụng.
KHỞI ĐỘNG/PHÓNG TO, THU NHỎ, ẨN CỬA SỔ LÀM VIỆC
B1 – Sử dụng chức năng B2 – Trong Word 2016:
Search của Windows để tìm Nhập vào nội dung sau: “Đây là một đoạn text ví dụ cho Lab 1
kiếm ứng dụng.
– Bài 4”  Ở góc trên cùng bên phải chương trình  Lần lượt
Trong Windows:
thử các chức năng Phóng to, thu nhỏ, ẩn,
Bấm nút Search hoặc
Windows + S  Nhập vào
“Word” (khơng có dấu nháy
kép)  Chọn Word 2016

9


Tài liệu thực hành: Tin học căn bản
SẮP XẾP CÁC CỬA SỔ LÀM VIỆC
B3 – Sắp xếp cửa sổ ứng dụng theo dạng chia đơi màn hình
-

Drag cửa sổ thứ nhất (cửa sổ Word) sao cho con trỏ chuột chạm cạnh bên phải màn hình
Drag cửa sổ thứ 2 (cửa sổ đang mở file hướng dẫn thực hành) sao cho trỏ chuột chạm
cạnh bên trái màn hình.

Lúc này màn hình làm việc sẽ được chia đơi như hình bên dưới.

THỐT ỨNG DỤNG

B4 – Trong cửa sổ Word 2016:
Bấm nút “X”  Trong cửa sổ hỏi thoát  Bấm Don’t Save.

10


Tài liệu thực hành: Tin học căn bản
5. Thay đổi thuộc tính của màn hình
B1 - Start  Setting  Personalization

B2 – Lần lượt khảo sát
các thuộc tính sau:
-

-

Desktop
Background: Chọn
ảnh
nền
cho
Desktop bằng cách
nhấp chọn các ảnh
nền có sẵn hoặc
nhấp
vào
nút
Browse để chọn tập
tin ảnh khơng có
trong danh sách

những ảnh có sẵn.
Screen saver: Chương trình che bảo vệ màn hình
Color: Thay đổi màu sắc cho Windows
Lock screen: Thay đổi hình nền của màn hình đăng nhập
Themes: Thay đổi chủ đề.

Lưu ý: Screen saver của Windows 10 nằm trong Lock screen.

11


Tài liệu thực hành: Tin học căn bản
6. Chỉnh ngày giờ, múi giờ hệ thống
B1 – Bấm vào biểu tượng Windows trên B2 – Trong Settings  Chọn Time &
thanh Taskbar  chọn Settings
Language

B3 - Trong hộp thoại Date and Time Settings  lần lượt khảo sát các chức năng: Set
time automatically, Set time zone automatically, Time zone, Region & language,
Speech…

12


Tài liệu thực hành: Tin học căn bản
2. Bài 2 : Làm quen với File Explorer
2.1. NỘI DUNG THỰC HÀNH
1. Hiển thị cây thư mục các thư mục và tập tin theo nhiều kiểu.
2. Sắp xếp thư mục và tập tin.
3. Xem thuộc tính đĩa, thư mục và tập tin.

2.2. THỰC HIỆN
1. Hiển thị cây thư mục các thư mục và tập tin theo nhiều kiểu
B1 – Khởi động File Explorer:
Nhấp chuột vào biểu tượng File Explorer trên thanh Taskbar hoặc nhấn tổ
hợp phím Windows + E

B2 - Trong cửa sổ File Explorer  Kiểm tra xem Navigation Pane như hình minh
họa ở B1 đã có hay chưa.  Nếu chưa vào View  Navigation Pane  Đánh dấu
Check vào Navigation Pane. (nếu đã có rồi thì khơng cần làm bước này)

13


Tài liệu thực hành: Tin học căn bản

B3 - Thay đổi cách hiển thị thư mục và tập tin
Nhấp View ở thanh Toolbar  lần lượt chọn cách hiển thị dạng Extra Large
Icons, Large Icons, Medium Icons, Small Icons, List, Details hoặc Tiles để thấy
sự thay đổi và đưa ra nhận xét.

B4 - Ẩn/hiện tập tin ẩn, tập tin hệ thống và phần mở rộng của tập tin
Mở Folder Option: View  Option  Change folder and search options

Trong Folder options:
-

Show/Don’t show hidden files, folders, and drivers: ẩn hiện các
file/folder có thuộc tính ẩn.

14



Tài liệu thực hành: Tin học căn bản
- Hide extensions for known file types: hiển thị/ẩn phần mở rộng của tập tin
 Nhấn Apply để thấy kết quả

2. Sắp xếp thư mục và tập tin
B1 – Trong File Explorer:
Vào thư mục C:\Windows
B2 - View  Details  Nhấp lên cột Name, Date modified, Size và Type nhiều lần để
xem sự thay đổi.

B3 - Nhấp phải chuột vào vùng trống trong
vùng hiển thị nội dung  chọn Sort by  lần
lượt chọn Name, Date modified, Size, Type kết
hợp với Ascending, Descending để xem sự
thay đổi.

15


Tài liệu thực hành: Tin học căn bản

3. Xem thuộc tính đĩa, thư mục và tập tin
B1 - Xem thuộc tính đĩa
Trong File Explorer  Nhấp phải chuột vào đĩa bất kỳ
(ví dụ C:) và chọn Properties.  Xem thơng tin trong
thẻ General và đưa ra nhận xét về: File system,
Used space, Free space, Capacity.


B2 - Xem thuộc tính thư mục
Trong File Explorer  Nhấp phải chuột vào một thư
mục bất kỳ (ví dụ thư mục WINDOWS), chọn
Properties  Xem thông tin trong thẻ General và
đưa ra nhận xét về: Location, Size, Size on disk,
Contains, Created và Attributes.
B3 - Xem thuộc tính tập tin
Trong File Explorer  Nhấp phải chuột vào một tập
tin bất kỳ, chọn Properties.  Xem thông tin trong
thẻ General và đưa ra nhận xét về: Opens with,
Location, Size, Size on disk, Created, Modified,
Accessed và Attributes.

16


Tài liệu thực hành: Tin học căn bản
3. Bài 3: Các thao tác với thư mục và tập tin
3.1. Nội dung thực hành
1. Tạo mới, sao chép, di chuyển, đổi tên thư mục và tập tin.
2. Xóa thư mục và tập tin. Sau đó, khơi phục lại thư mục và tập tin bị xóa nằm
trong Recycle Bin.
3. Đặt thuộc tính cho thư mục/tập tin.
4. Tìm kiếm tập tin/thư mục.

3.2. Thực hiện
1. Tạo mới, sao chép, di chuyển, đổi tên thư mục và tập tin
Ghi chú:
-


Nếu máy tính khơng có đĩa D:, bạn thay thế bằng đĩa khác.
Thư mục MSSV được thay bằng MSSV của bạn.

B1 - Tạo thư mục
Bấm Windows + E mở File Explorer  Vào đĩa D 
Chuột phải lên vùng trống  New  Folder (hoặc nhấp
New folder ở thanh Toolbar)  dùng Mã số sinh
viên của bạn để đặt tên cho thư mục. Lần lượt tạo cây
thư mục như hình.
LƯU Ý:
PHẢI THAY MSSV BẰNG MÃ SỐ SINH VIÊN
CỦA BẠN !
B2 - Tạo mới tập tin:
-

-

Khởi động Notepad:
Bấm tổ hợp phím
Windows + S để mở
chương trình tìm
kiếm nhập vào ơ tìm
kiếm chữ “notepad” 
bấm Enter
Nhập nội dung trong

17


Tài liệu thực hành: Tin học căn bản

phần bôi vàng sau vào notepad:
1. Toán cao cấp: làm Bài 3 trang 112
2. Anh văn: làm practice 4
3. Tin học đại cương: làm bài thực hành về nhà chương 5





Trong notepad: bấm Ctrl + S để lưu tập tin (nếu có bảng cảnh báo thì chọn
Cancel)
Trong hộp thoại Save As của notepad:
Vị trí lưu D:\MSSV\Windows\Homework.
File name: Todo
Encoding: UTF-8.
Nhấp nút Save.

B3 - Đổi tên thư mục
Đổi tên thư mục “Homework” thành “Bai tap ve nha”: chọn thư mục “Homework” 
nhấn phím F2 (hoặc chuột phải chọn Rename)  gõ tên “Bai tap ve nha”.

18


Tài liệu thực hành: Tin học căn bản
B4 - Đổi tên tập tin
Sửa tập tin “Viec can lam” thành “todo”.
Vào thư mục Bai tap ve nha  Chọn tập tin “Todo” và nhấn phím F2 và đặt lại tên tập
tin là “Viec can lam”


B5 - Di chuyển thư mục
Cắt thư mục Bai tap ve nha, dán vào thư mục Documents
Chọn thư mục Bai tap ve nha, nhấn tổ hợp phím Ctrl + X (hoặc nhấp chuột phải chọn
“Cut”).  Vào thư mục Documents  nhấn Ctrl + V để di chuyển thư mục Bai tap ve
nha vào thư mục Documents.

B6 - Sao chép thư mục “Bai tap ve nha” vào thư mục “Windows”
- Chọn thư mục “Bai tap ve nha” và nhấn tổ hợp phím Ctrl + C (hoặc nhấp chuột phải
chọn “Copy”  Vào thư mục “Windows”, nhấn tổ hợp phím Ctrl + V.

2. Xóa thư mục và tập tin, khôi phục lại thư mục và tập tin bị xóa nằm trong
Recycle Bin

19


Tài liệu thực hành: Tin học căn bản
B1 - Xóa thư mục “Bai tap ve nha” trong thư mục Documents:
Vào thư mục Documents  chọn đối tượng “Bai tap ve nha”  Nhấn phím Delete để
xóa.

B3 - Khơi phục lại thư mục “Bai tap ve nha” B4 - Xóa hẳn tập tin thư mục
đã xóa.
Trong thư mục Documents: chọn đối
Trên Desktop  Nhấp đúp vào Recycle Bin  tượng “Bai tap ve nha”  Nhấn tổ hợp
bạn thấy có thư mục “Bai tap ve nha” mới phím Shift + Delete để xóa hẳn Vào
xóa.  Nhấp chọn đối tượng trên  nhấp phải Recycle Bin để xem hai đối tượng này
chuột và chọn Restore.
có ở đó hay khơng.


Lưu ý:
Cân nhắc kỹ trước khi quyết định xóa
hẳn tập tin hay thư mục bằng tổ hợp
Quay trở lại cây thư mục đã tạo sẽ thấy thư phím Shift + Delete vì sẽ khơng khơi
mục và tập tin đã xóa được khơi phục ở vị trí phục lại được trong Recycle Bin.
cũ.

3. Đặt thuộc tính cho tập tin/thư mục

20


Tài liệu thực hành: Tin học căn bản
B1 – Trong thư mục “Windows”  Nhấp B2 – Trong cửa sổ Properties  Đánh
chuột phải vào tập tin “Viec can lam.txt” dấu check vào ô Read-only
 chọn Properties.

B3 – Mở file Viec can lam.txt”  cập nhật B4 – Bấm Ctrl + S để lưu Đóng tập tin
nội dung trong phần bôi vàng sau:
“Viec can lam.txt”  Mở tập tin này lại
một lần nữa  quan sát phần nội dung có
4. Kinh tế vĩ mô: làm bài 2, 3 trang 15.
được cập nhật khơng, đưa ra nhận xét.
4. Tìm kiếm tập tin
NỘI DUNG THỰC HÀNH:
1. Tìm các tập tin có định dạng * . txt trong đĩa D.
2. Tùy chọn tìm kiếm theo ngày hiện tại và có kích thước nhỏ hơn 10KB.
THỰC HIỆN:
B1 – Mở File Explorer:
Windows + E  Truy cập đĩa D.

B2 - Trong ơ tìm kiếm:

21


Tài liệu thực hành: Tin học căn bản
-

Nhập *.txt
Nhấp vào Date modified  chọn ngày hiện tại
Nhấp vào Size  chọn Tiny (0 -16 KB).

4. Bài 4: Chụp ảnh màn hình
4.1. NỘI DUNG THỰC HÀNH
1. Sử dụng Snipping Tool chụp lại cây thư mục vừa tạo trong bài 3.
2. Lưu lại hình chụp với định dạng JPG vào thư mục Documents.
4.2. THỰC HIỆN
B1 – Bung toàn bộ cây thư mục vừa tạo ở bài 3 ra để sẵn sàng chụp:
Bấm tổ hợp phím Windows + E  Lần lượt bấm vào mũi tên trước mỗi thư mục để mở
rộng toàn bộ cây thư mục đã tạo ở bài 3.

22


Tài liệu thực hành: Tin học căn bản

B2 – Khởi động Snipping Tool:
Bấm tổ hợp phím Windows + S để mở chức năng Search  Nhập vào ơ tìm kiếm chữ
“Snipping Tool”  Enter
B3 – Trong Snipping Tool

Mode  Chọn Recrangular Snip  Bấm New để vào chế độ chụp ảnh.

Lưu ý: nếu muốn thoát khỏi chế độ chụp ảnh, bấm nút ESC hoặc Cancel trong cửa sổ
Snipping Tool.
B4 – Cẩn thận Drag chuột tạo thành hình chữ nhật bao trùm lên toàn bộ cây thư mục
trong File Explorer.

23


Tài liệu thực hành: Tin học căn bản

B5 – Trên thanh công cụ của Snipping Tool  Bấm nút Save

B6 – Trong hộp thoại Save As:
-

Đường dẫn  trỏ tới D:\MSSV\Windows\Documents
File name: “lab1-bai4”
Save as type: JPEG file (*.JPG)

-HẾT-

24


Tài liệu thực hành: Tin học căn bản

LAB 2.


INTERNET

I. MỤC TIÊU:
Sau khi hồn thành buổi học này, sinh viên có thể:
-

Sử dụng thành thạo trình duyệt web Google Chrome.
Biết cách cài đặt và gỡ bỏ chương trình trong Windows 10
Nén và giải nén dữ liệu bằng công cụ 7zip.
Sử dụng UniKey để gõ tiếng Việt, chuyển đổi các định dạng font chữ.
Tìm kiếm thơng tin trên Internet.
Lưu trữ và chia sẻ tài liệu trực tuyến bằng Google Drive.
Sử dụng Gmail để gửi và nhận thư điện tử.
Sử dụng mạng xã hội giáo dục Edmodo làm kênh kết nối với giảng viên.
Biết kĩ năng đánh máy bằng 10 ngón.

II. NỘI DUNG THỰC HÀNH:
STT

Tên bài thực hành

Thời gian Nơi thực hiện

1

Sử dụng Google Chrome

30p

Lớp


2

Tìm kiếm thơng tin

30p

Lớp

3

Sử dụng Gmail

30p

Lớp

4

Edmodo

20p

Lớp

5

Tải và cài đặt chương trình

15p


Lớp

6

Nén/Giải nén dữ liệu

15p

Lớp

7

Gỡ bỏ chương trình:

15p

Lớp

8

Sử dụng UniKey

25p

Lớp

9

Lưu trữ tài liệu trực tuyến


Nhà

10

Tập đánh máy bằng 10 ngón

Nhà

III. YÊU CẦU:
Một máy tính đã được cài đặt các chương trình sau:

25


×