Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

cong an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (218.19 KB, 9 trang )

Tiêu chuẩn đạo đức người công an cách mạng
Tiêu chuẩn đạo đức người công an cách mạng theo tư tưởng Hồ Chí Minh
Tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về Công an nhân dân đã trở thành di
sản tinh thần thiêng liêng, là nền tảng lý luận, là kim chỉ nam cho mọi hoạt động
của lực lượng Công an nhân dân, góp phần quan trọng làm nên những chiến cơng
to lớn, thành tích xuất sắc trong sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự,
an tồn xã hội.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ tư cách người Công an cách mạng, theo
các tiêu chuẩn:

Sáu điều dạy của Người là mơ hình hồn chỉnh về nhân cách người Cơng
an cách mạng. Nó bao qt ba mối quan hệ chủ yếu nhất của con người trong xã
hội: đối với mình, đối với người và đối với việc:
Đối với mình, đây là mối quan hệ tự mình xử lý đối với bản thân mình. Vấn
đề này như là một điều tiên quyết, như là một điểm xuất phát trong khi xem xét các
tư cách của người công an. Cơng an nhân dân là lực lượng xung kích, nịng cốt
trong cuộc đấu tranh bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm an ninh, trật tự, bảo
vệ chủ quyền quốc gia, do đó việc đặt lên hàng đầu tư cách cần, kiệm, liêm, chính là
hết sức cần thiết. Có thể khái qt trong tư tưởng Hồ Chí Minh những nội dung này
như sau:
“Cần là siêng năng, chăm chỉ, cố gắng, kiên trì, dẻo dai. Cần cũng là tăng
năng suất cơng tác, bất kỳ cơng tác gì”. Cơng tác công an phải luôn đối mặt với kẻ


thù nguy hiểm, có nhiều âm mưu, thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt. Thêm vào đó, cơng
tác cơng an liên quan đến các chiến lược lớn của Đảng, Nhà nước, liên quan đến
an ninh quốc gia và sinh mệnh chính trị của nước nhà. Do vậy, đòi hỏi mỗi cán bộ,
chiến sĩ công an nhân dân phải luôn nêu cao tinh thần, trách nhiệm trong công
việc. “Thiếu trách nhiệm”, “lơ là mất cảnh giác”, hay “nhầm lẫn” … là những điều
không được phép xảy ra trong đặc thù công tác công an.
“Kiệm” luôn gắn liền với “Liêm”. “Liêm” tức là khơng tham ơ và ln


giữ gìn của cơng và của nhân dân”. Đó là một phẩm chất quan trọng khơng thể
thiếu đối với mỗi cán bộ cách mạng. Muốn cho mình liêm khiết chúng ta phải
có nghị lực làm chủ bản thân, không bị cám dỗ bởi vật chất và những quyền lợi
cá nhân khác. Người liêm khiết phải nắm được pháp luật, tuân theo pháp luật,
thấy rõ lợi ích của cá nhân ln hài hịa trong lợi ích của tập thể, quyền lợi cá
nhân chỉ được đảm bảo khi nó phù hợp với lợi ích của đa số, của tập thể, của
nhân dân.
Người có phẩm chất “cần, kiệm, liêm” sẽ cần phải “chính”. “Chính” có
nghĩa là chính trực, ngay thẳng, thật thà, trung thực. “Chính” của người Cơng an
nhân dân thể hiện ở chỗ phải tôn trọng lẽ phải, làm theo lẽ phải và đấu tranh cho lẽ
phải. Người cơng an cách mạng chính trực là người biết nắm vững chủ trương,
đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và biết hành động theo
pháp luật, bảo vệ chân lý, lẽ phải. Nếu chỉ giỏi về chuyên mơn nghiệp vụ mà thiếu
dũng khí bảo vệ chân lý, thiếu ý thức tuân thủ pháp luật thì kỷ cương phép nước
khó có thể thực hiện nghiêm minh. Trong thực tế công tác công an, những hành vi
vi phạm kỷ luật công tác, vi phạm chuẩn mực đạo đức, tha hóa nhân cách, thậm
chí vi phạm pháp luật (như tham ô, nhận hối lộ, chiếm đoạt, lạm dụng chức vụ,
quyền hạn, thiếu tinh thần trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, làm sai lệch hồ
sơ…) đều có nguyên nhân xuất phát từ thái độ sống khơng “Cần, kiệm, liêm,
chính”.
Đối với người, lời dạy của Bác đề cập bốn mối liên hệ cụ thể: đối với đồng
sự, đối với Chính phủ, đối với nhân dân và đối với địch. Trong đó:
“Đối với đồng sự, phải thân ái, giúp đỡ”: Đối với Công an nhân dân, do
điều kiện đấu tranh gay go và phức tạp nên thân ái, giúp đỡ nhau phải biểu hiện ở
ý thức hiệp đồng trong công tác và chiến đấu. Từng cấp công an, từng đơn vị cũng
như toàn lực lượng bất cứ hoàn cảnh nào cũng phải bảo đảm hiệp đồng chiến đấu
cao, tạo mọi điều kiện cho nhau đấu tranh chống địch và bọn tội phạm khác đạt
hiệu quả cao nhất, khơng được vì lợi ích cá nhân cục bộ mà làm ảnh hưởng đến
nhiệm vụ chung. Bác Hồ đã căn dặn:
Nội bộ Công an từ cấp cao cho đến nhân viên phải đoàn kết nhất trí. Đồn

kết khơng phải là “chén chú chén anh” là anh A dấu lỗi cho anh B. Trong nội bộ
phải thực hành dân chủ, phải luôn luôn tự kiểm thảo để đi đến đồn kết. Phê bình
và tự phê bình phải từ trên xuống dưới, từ dưới lên trên. Phê bình trên cơng tác


cách mạng, phê bình để tiến bộ, khơng phải để xoi mói.
“Đối với Chính phủ, phải tuyệt đối trung thành”. Công an nhân dân là lực
lượng tin cậy của Đảng, là cơng cụ sắc bén của Nhà nước chun chính vô sản.
Đảng giao trọng trách bảo vệ Đảng cho Công an nhân dân, vì vậy Đảng lựa chọn
Cơng an nhân dân những người trung thành nhất với Đảng “những người chỉ biết
cịn Đảng thì cịn mình”. Khơng có lịng tuyệt đối trung thành đó thì khơng thể có
sự hy sinh, chiến đấu, khơng có cơ sở cho phẩm chất cách mạng khác nảy nở và
phát triển
Để thể hiện sự trung thành đó, trước hết cán bộ chiến sĩ cơng an nhân dân
phải ra sức học tập chủ nghĩa Mác - Lênin và đường lối, chính sách của Đảng, pháp
luật của Nhà nước; cần hiểu thật kỹ nhiệm vụ chính trị, đối tượng đấu tranh, những
nguyên tắc chỉ đạo và biện pháp công tác mà Công an nhân dân phải thực hiện
mang lại hiệu quả cao nhất. Trung thành với Đảng là phải nêu cao dũng khí cách
mạng, kiên quyết đấu tranh làm thất bại kiểu chiến tranh phá hoại nhiều mặt của
địch và hoạt động của bọn phạm tội khác, đấu tranh chống mọi biểu hiện tiêu cực
trong đời sống kinh tế, xã hội, kiên trì giải thích, nâng cao sự hiểu biết và lòng tin
của quần chúng vào Đảng, vận động quần chúng thực hiện tốt đường lối chính sách
của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
“Đối với nhân dân, phải kính trọng, lễ phép”. Bác đã từng nói:
Cơng an có bao nhiêu người? Dù có vài ba nghìn hay năm bảy vạn đi nữa
thì lực lượng ấy vẫn cịn ít lắm bên cạnh lực lượng nhân dân. Năm vạn người thì
chỉ có năm vạn cặp mắt, năm vạn đơi bàn tay. Phải làm sao có hàng chục triệu đơi
bàn tay, hàng chục triệu cặp mắt và đôi tai mới được. Muốn như vậy, phải dựa vào
dân, không được xa rời dân. Nếu khơng thế thì sẽ thất bại. Khi nhân dân giúp đỡ ta
nhiều thì thành cơng nhiều, giúp đỡ ta ít thì thành cơng ít, giúp đỡ ta hồn tồn thì

thắng lợi hồn tồn.
Kính trọng và lễ phép với nhân dân như Bác dặn “không phải là lối khéo bề
ngồi” mà đó là tơn trọng và phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động.
Kính trọng và lễ phép với nhân dân phải thể hiện ở việc chăm lo đời sống vật chất
và tinh thần của nhân dân, đi sát nhân dân, hịa mình với nhân dân, giúp nhân dân
phòng ngừa tội phạm, chăm lo cuộc sống yên vui, hạnh phúc của nhân dân như của
chính mình. Kính trọng và lễ phép với nhân dân còn thể hiện ở chỗ biết dựa vào
nhân dân mà làm việc. Trong khi quan hệ với nhân dân, cần có tác phong thái độ
lịch sự, văn minh, kính già u trẻ, tơn trọng phụ nữ, phải tùy theo hồn cảnh cụ thể
và đối tượng quan hệ mà có thái độ đối xử cho phù hợp, phải luôn luôn lễ phép và
lịch sự đối với nhân dân.
"Đối với địch phải cương quyết, khôn khéo". Cương quyết và khôn khéo là
bản lĩnh chiến đấu, thể hiện ý chí và tài năng của người Công an nhân dân khi
đánh địch. Đây là yêu cầu về tài năng, về sự quyết đoán, quả cảm của người chiến
sĩ công an khi đứng trước kẻ thù. Lời dạy của Bác thể hiện quyết tâm đánh địch cao


không để cho bất cứ đối tượng và hành vi phạm tội nào lọt qua sự kiểm soát của pháp
luật. Khi tiến hành các công tác nghiệp vụ như: điều tra xác minh thông tin ban đầu,
điều tra cơ bản, quản lý nghiệp vụ…, cán bộ công an phải thể hiện rõ được tính cương
quyết, tinh thần quyết tâm đánh địch trong các kế hoạch hành động cụ thể. Phải tránh
các biểu hiện do dự, chần chừ, thiếu quyết đoán dẫn đến bỏ sót hoặc xử lý khơng
nghiêm minh, khơng triệt để các đối tượng, các hành vi vi phạm pháp luật.
Đối với địch phải khôn khéo là thể hiện sự mưu trí, sáng tạo trong đánh
địch. Đối tượng chống phá cách mạng thường có rất nhiều thủ đoạn tinh vi, xảo
quyệt trong các hoạt động. Chúng ln tìm mọi cách lợi dụng những sơ hở của ta
để tấn công gây thiệt hại về vật chất và tinh thần. Vì vậy, trong công tác nghiệp vụ
chúng ta phải hết sức khôn khéo. Trong công tác đấu tranh, mọi hoạt động nghiệp
vụ của lực lượng Công an nhân dân phải luôn đảm bảo các yêu cầu về chính trị,
đối ngoại, nghiệp vụ và pháp luật. Do đó cần phải có sự thông minh và tinh tế

trong hoạt động công tác của mình để phát hiện và làm thất bại mọi âm mưu, hoạt
động chống đối của các loại đối tượng, bảo vệ an toàn các thành quả của cách
mạng, bảo vệ cuộc sống n bình của nhân dân.
“Đối với cơng việc, phải tận tụy”. Nhiệm vụ của Công an là cực kỳ quan
trọng, là nặng nề, gian khổ, đồng thời cũng rất vẻ vang. Vì vậy, Cơng an phải tận
tụy với công việc. Tận tụy với dân và tận tụy với cơng việc đều cùng một ý nghĩa
là hết lịng, hết sức phục vụ nhân dân “Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn
nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”. Trên mặt trận bảo vệ an ninh
quốc gia, thầm lặng, gian nan vất vả, những cuộc đấu trí, đấu lực quyết liệt, bọn
phản cách mạng và tội phạm khác giấu mặt, trá hình bằng nhiều thủ đoạn tinh vi,
xảo quyệt. Tận tụy với công việc trở thành mệnh lệnh buộc người cán bộ công an
phải tuyệt đối phục tùng, nhiệm vụ cơng tác cơng an có liên quan đến sinh mệnh
chính trị của con người và nền an ninh quốc gia nên đòi hỏi mỗi cán bộ, chiến sĩ
cơng an phải có tinh thần trách nhiệm cao, tự giác. Dù ở đâu, làm bất cứ việc gì
cán bộ, chiến sĩ cơng an phải kiên trì, bền bỉ, vượt mọi khó khăn nguy hiểm, huy
động mọi nguồn lực, sức mạnh, phương tiện, biện pháp để đấu tranh ngăn chặn
mọi hành động của bọn tội phạm.
Tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về đạo đức và tư cách người công
an cách mạng chứa đựng những chân lý bền vững đã được thực tiễn cách
mạng Việt Nam trước đây và hiện nay kiểm nghiệm và xác nhận, đó chính là
chuẩn mực về phẩm chất đạo đức của người công an cách mạng trong mọi
thời đại, có ý nghĩa quan trọng trong việc xây dựng lực lượng Cơng an nhân
dân chính quy, tinh nhuệ và từng bước hiện đại.
Tiêu chuẩn đạo đức người công an cách mạng hiện nay
Bước vào thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tình hình trong
nước và trên thế giới có những chuyển biến sâu sắc và quan trọng. Cuộc đấu tranh


bảo vệ an ninh trật tự trong thời kỳ mới trở nên cam go, phức tạp hơn lúc nào hết.
Đảng ta xác định: bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an tồn xã hội là nhiệm

vụ trọng yếu, thường xuyên của Đảng, Nhà nước, của toàn quân, tồn dân, trong
đó lực lượng Cơng an nhân dân là lực lượng nịng cốt. Để thực hiện được nhiệm
vụ đó, địi hỏi mỗi cán bộ chiến sĩ cơng an nhân dân phải có đầy đủ phẩm chất và
năng lực ngang tầm với nhiệm vụ.
Người công an cách mạng hiện nay cần phải phấn đấu đạt các tiêu chuẩn:
Thứ nhất, có bản lĩnh chính trị vững vàng, tuyệt đối trung thành với Đảng,
Nhà nước và nhân dân
Bất cứ trong tình hình nào, giai đoạn cách mạng nào, lý tưởng cao cả của
người cán bộ, chiến sĩ công an đều là phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, thực
hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. Lý
tưởng của người cách mạng đồng nhất với mục tiêu mà Chủ tịch Hồ Chí Minh
hằng mong muốn, đó là làm cho nước ta được độc lập, dân ta được tự do, đồng
bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành. Đó là nền tảng của đạo đức
Cộng sản chủ nghĩa.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận định: nhiệm vụ của cơng an là bảo vệ nhân
dân, giữ gìn trật tự trị an, tẩy trừ những kẻ gian tế, làm công an không phải làm
quan cách mạng. Làm công an là để giữ trật tự an ninh cho nhân dân, xem xét tìm
tịi âm mưu phản động làm hại nhân dân. Từ Chủ tịch nước đến giao thông viên
cũng vậy, nếu không làm được việc cho dân thì dân khơng cần đến nữa. Xây dựng
lý tưởng cách mạng cho cán bộ, đảng viên, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh
hành động trung với Đảng, trung với nước, hiếu với dân; Người luôn nhắc nhở cán
bộ, chiến sĩ công an phải tu dưỡng, rèn luyện, xây dựng đội ngũ vững mạnh, thực
hiện tốt vai trò trọng trách là cánh tay đắc lực của Đảng, là vũ khí sắc bén của Nhà
nước chun chính vơ sản; đồng thời công an phải thực sự là của nhân dân, do nhân
dân và vì nhân dân.
Để thực hiện được lý tưởng cao đẹp trên, trước hết người cán bộ, chiến sĩ cơng
an phải ra sức phấn đấu hồn thành xuất sắc nhiệm vụ do Đảng, Nhà nước và nhân
dân giao phó. Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự là một
nhiệm vụ đặc biệt, là cuộc đấu tranh quyết liệt, phức tạp và lâu dài đối với các loại tội
phạm. Trong điều kiện đó, người cán bộ, chiến sĩ cơng an phải thực sự vững vàng về

chính trị, giỏi về nghiệp vụ, có trình độ khoa học kỹ thuật và kiến thức xã hội cần
thiết thì mới đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ đặt ra. Theo quan điểm của Chủ tịch Hồ
Chí Minh, người cán bộ, chiến sĩ cơng an phải giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa
phẩm chất chính trị với trình độ nghiệp vụ. Khơng thể chỉ có chính trị hay nghiệp vụ
đơn thuần.
Trung thành với lý tưởng "Vì nước quên thân, vì dân phục vụ", cán bộ,
chiến sĩ công an không chỉ đấu tranh chống sự phá hoại của thù trong, giặc ngoài,
mà nhiệm vụ trọng yếu là góp phần bảo vệ Đảng, Nhà nước ta thực sự trong sạch,


đồn kết, thống nhất. Cơng an là cơng cụ để bảo vệ chính quyền, bảo vệ lợi ích của
nhân dân, đại diện cho lẽ phải, cho công lý và pháp luật. Nếu cán bộ, chiến sĩ công
an không tu dưỡng, rèn luyện nâng cao bản lĩnh chính trị, sẽ dẫn đến hành động
nguy hại cho Tổ quốc và nhân dân. Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ nếu khơng xây
dựng một lý tưởng cách mạng thì chủ nghĩa cá nhân sẽ phát triển, lý tưởng cách
mạng sẽ mai một. Xây dựng lý tưởng của người cán bộ, chiến sĩ công an là xây
dựng lòng trung thành với Đảng với Tổ quốc và phấn đấu suốt đời vì nhân dân.
Thứ hai, cần, kiệm, liêm, chính, chí cơng vơ tư, đồn kết giúp đỡ đồng chí,
đồng đội
Đạo đức của người cán bộ cách mạng thể hiện ở những hành động rất cụ
thể là cần, kiệm, liêm, chính, chí cơng vơ tư, là tinh thần thân ái, giúp đỡ, là thái
độ kính trọng, lễ phép theo đúng bản sắc văn hóa của dân tộc Việt Nam và tư
tưởng tiến bộ của giai cấp công nhân. Đạo đức cách mạng là sức mạnh giúp cho
con người có đầy đủ nghị lực để vượt qua mọi khó khăn gian khổ. Có đạo đức
cách mạng thì khi gặp khó khăn, gian khổ, thất bại cũng khơng sợ sệt, rụt rè, lùi
bước. Trong chiến đấu với kẻ thù sẵn sàng hy sinh cả tính mạng của mình để bảo
vệ Đảng, Nhà nước, Nhân dân.
Những phẩm chất đạo đức trên là yêu cầu cốt yếu trong công tác giáo dục đạo
đức, lối sống đối với người cán bộ, chiến sĩ công an nhân dân, là cái gốc của nhân
cách người cơng an cách mạng,

Thứ ba, có mối liên hệ mật thiết với nhân dân, vì nhân dân phục vụ
“Vì nước quên thân, vì dân phục vụ” là kim chỉ nam cho mọi suy nghĩ, tư
tưởng hành động, việc làm của người cán bộ, chiến sĩ công an nhân dân. Trong bất cứ
hoàn cảnh nào, nhiệm vụ nào người cán bộ, chiến sĩ công an nhân dân cũng phải luôn
luôn thấm nhuần tư tưởng trên. Trong nội dung, chương trình giáo dục đạo đức, lối
sống, Đảng ủy Cơng an Trung ương luôn đề cao việc giáo dục tư tưởng này đối với
cán bộ, chiến sĩ công an. Người công an nhân dân khơng bao giờ được qn rằng:
mình từ nhân dân mà ra, là đầy tớ phục vụ nhân dân; vì vậy, phải nỗ lực phấn đấu, rèn
luyện để vì nhân dân mà phục vụ.
Trong cơng tác của mình, người cán bộ, chiến sĩ công an phải biết dựa vào
nhân dân mà làm việc. Bởi nhân dân có hàng triệu tay mắt, có nhân dân thương
yêu, đùm bọc, giúp đỡ thì việc gì cũng thành cơng. Khơng biết dựa vào dân thì
việc gì cũng sẽ vơ cùng khó khăn, thậm chí thất bại.
Thứ tư, có nếp sống văn hóa lành mạnh, ý thức tổ chức kỷ luật, thực hiện
nghiêm chỉnh điều lệnh nội vụ và quy định của lực lượng Công an nhân dân
Lực lượng Công an nhân dân là cơ quan thừa hành pháp luật, do đó trong
tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng, cán bộ, chiến sĩ phải nêu cao tinh thần giữ
nghiêm kỷ luật; kiên quyết chống mọi biểu hiện coi thường pháp luật, lợi dụng
pháp luật để vi phạm kỷ luật công tác, vi phạm đạo đức cách mạng. Người công an
cách mạng phải học tập, nắm vững nghiệp vụ, đề cao kỷ luật để tu dưỡng đạo đức cách


mạng:
Cơng an đánh địch bên ngồi đã khó, đánh địch bên trong người cịn khó
khăn hơn. Vì vậy phải nâng cao kỷ luật, tính tổ chức, chống ba phải, nể nang.
Công tác phải đi sâu và thiết thực. Làm việc phải có điều tra nghiên cứu, khơng
được tự kiêu tự đại. Phải toàn tâm, toàn ý phục vụ nhân dân thì khuyết điểm mới
có thể khắc phục được và ưu điểm mới có thể phát huy được.
Trong giai đoạn hiện nay, khi chúng ta đang từng bước xây dựng và hồn
thiện Nhà nước pháp quyền, thì u cầu xây dựng đạo đức cách mạng càng đòi hỏi

mỗi cán bộ chiến sĩ công an phải nâng cao ý thức tổ chức, kỷ luật. Chúng ta phải
đề cao pháp luật và giáo dục pháp luật, vì đạo đức và pháp luật có mối quan hệ
mật thiết với nhau, giáo dục đạo đức cách mạng không thể tách rời với giáo dục
pháp luật và rèn luyện tính tổ chức kỷ luật của người cán bộ, chiến sĩ công an nhân dân.


Ngày 3/1/2008, Đại tướng Lê Hồng Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng
Bộ Cơng an đã ký Quyết định số 09/QĐ-BCA(X11) ban hành 5 lời thề, 10 điều kỷ
luật của lực lượng Công an nhân dân Việt Nam, thay thế 5 lời thề, 10 điều kỷ luật
ban hành năm 1977 cho phù hợp với tình hình hiện nay. 5 lời thề, 10 điều kỷ luật
ban hành lần này tiếp tục kế thừa và phát huy những lý tưởng và truyền thống tốt
đẹp của lực lượng Công an nhân dân Việt Nam, được các thế hệ cán bộ, chiến sỹ
Công an nhân dân xây đắp, truyền lại. Toàn bộ nội dung lời thề và 10 điều kỷ luật
được khái quát cao trong những chủ đề cụ thể, giúp cán bộ, chiến sỹ dễ nhớ, dễ
thực hiện. Việc sửa đổi, ban hành 5 lời thề, 10 điều kỷ luật có ý nghĩa quan trọng
nhằm giáo dục lý tưởng, rèn luyện phẩm chất đạo đức, xây dựng ý thức tổ chức kỷ
luật cho mỗi cán bộ, chiến sỹ Công an nhân dân, đồng thời bắt buộc cán bộ, chiến
sỹ Công an nhân dân có trách nhiệm thấm nhuần và thực hiện nghiêm túc.
5 LỜI THỀ DANH DỰ CỦA CÔNG AN NHÂN DÂN VIỆT NAM
1. Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc và nhân dân Việt Nam, với Đảng cộng
sản Việt Nam, với Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; suốt đời phấn
đấu, hy sinh vì độc lập, tự do, chủ quyền, thống nhất và tồn vẹn lãnh thổ, vì An
ninh Tổ quốc.
2. Nghiêm chỉnh chấp hành chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng,
pháp luật của Nhà nước, nghị quyết, chỉ thị và điều lệnh Công an nhân dân; sẵn
sàng đi bất cứ đâu, làm bất cứ việc gì khi Tổ quốc, Đảng và nhân dân cần đến.
3. Kính trọng, lễ phép với nhân dân. Sẵn sàng bảo vệ tính mạng, tài sản,
quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân. Suốt đời tận tuỵ phục vụ nhân dân, vì
cuộc sống bình yên và hạnh phúc của nhân dân.
4. Đề cao cảnh giác, kiên quyết, mưu trí, dũng cảm đấu tranh phòng, chống

các thế lực địch, các loại tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật.
5. Ra sức học tập, thực hiện nghiêm túc 6 điều Chủ tịch Hồ Chí Minh dạy
Cơng an nhân dân, ln xứng đáng với danh dự và truyền thống của Công an nhân
dân Việt Nam.


10 ĐIỀU KỶ LUẬT CỦA CÔNG AN NHÂN DÂN VIỆT NAM
Điều 1. Khơng có lời nói, hành động xâm hại đến Tổ quốc Việt Nam, đến
uy tín của Đảng Cộng sản Việt Nam, đến sự vững mạnh của Nhà nước Cộng hoà
xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đến danh dự và truyền thống của Công an nhân dân
Việt Nam.
Điều 2. Nghiêm chỉnh chấp hành Điều lệnh Công an nhân dân. Sẵn sàng
nhận và hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao.
Điều 3. Thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về giữ bí mật của Đảng, Nhà
nước và Cơng an nhân dân.
Điều 4. Trung thực, thẳng thắn, thấy đúng phải bảo vệ, thấy sai phải đấu
tranh. Không che giấu, báo cáo sai sự thật với tổ chức Đảng, Nhà nước và Công an
nhân dân.
Điều 5. Nêu cao tinh thần phục vụ nhân dân khơng điều kiện. Có thái độ
niềm nở, lịch sự, đúng mực khi tiếp xúc với mọi người; kinh trọng người già, yêu
mến trẻ em, tôn trọng phụ nữ, giúp đỡ người tàn tật. Không hách dịch, cửa quyền,
thô bạo, gây phiền hà, sách nhiễu đối với nhân dân.
Điều 6. Không ngừng tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức cách mạng;
thực hiện cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư. Không lợi dụng danh nghĩa, chức
trách, nhiệm vụ, quyền hạn để mưu cầu lợi ích cá nhân. Khơng tham ơ, lãng phí,
đưa hoặc nhận hối lộ dưới bất kỳ hình thức nào, gương mẫu thực hiện nếp sống
văn hoá.
Điều 7. Kiên quyết đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động xâm hại
an ninh, trật tự của Tổ quốc, thiệt hại tài sản Nhà nước, tính mạng, tài sản, quyền
và lợi ích hợp pháp của nhân dân. Không làm hại người tốt, không bao che kẻ xấu;

không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội.
Điều 8. Không ngừng học tập để nâng cao nhận thức chính trị, nghiệp vụ,
pháp luật và năng lực cơng tác, góp phần xây dựng lực lượng Cơng an cách mạng,
chính quy, tinh nhuệ và từng bước hiện đại.
Điều 9. Nghiêm túc tự phê bình và phê bình, giữ gìn đoàn kết, thống nhất
trong nội bộ; thương yêu giúp đỡ đồng chí, đồng đội. Chủ động hợp tác với các cá
nhân và tập thể trong và ngồi lực lượng Cơng an nhân dân để hoàn thành xuất sắc
nhiệm vụ được giao.
Điều 10. Thực hiện nghiêm chỉnh chủ trương, đường lối, chính sách của
Đảng, pháp luật của Nhà nước và các quy định của chính quyền địa phương nơi cư
trú.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×