SỞ GD – ĐT HÀ TĨNH
-----------------ĐỀ CHÍNH THỨC
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 12 THPT
NĂM HỌC 2012 – 2013
MÔN THI: HÓA HỌC
Thời gian làm bài: 180 phút
(Đề thi có 02 trang, gồm 7 câu)
------------------------
Câu I.
1. Nguyên tố X là một phi kim. Hợp chất khí với hiđro của X là A và oxit bậc cao nhất của
X là B, tỉ khối của A so với B là 0,425. Xác định nguyên tố X.
2. Cho BaO tác dụng với dung dịch H 2SO4 loãng thu được kết tủa A và dung dịch B. Cho B
tác dụng với kim loại Al dư thu được dung dịch D và khí E. Thêm dung dịch K 2CO3 vào D
thấy tạo kết tủa F. Xác định các chất A, B, D, E, F và viết các phương trình hóa học của
phản ứng xảy ra.
Câu II.
1. Có một bộ dụng cụ thí nghiệm được lắp đặt như hình vẽ. Ban đầu trong cốc chứa vôi sữa,
sục rất từ từ khí CO 2 vào cốc cho tới dư. Hỏi độ sáng của bóng đèn thay đổi như thế nào
trong suốt quá trình tiến hành thí nghiệm? Giải thích?
2. Để có isoamyl axetat dùng làm dầu chuối, người ta tiến hành ba bước thí nghiệm như sau:
- Cho 60 ml CH3COOH băng ( axit 100%, d = 1,05 g/ml) cùng 108,6 ml 3-metylbut-1-ol
(ancol isoamylic, d = 0,81 g/ml) và 1 ml H 2SO4 vào bình cầu có lắp máy khuấy, ống sinh
hàn rồi đun sôi trong vòng 8 giờ.
- Sau khi để nguội, lắc hỗn hợp thu được với H 2O, chiết bỏ lớp nước, rồi lắc với dung dịch
Na2CO3, chiết bỏ lớp dung dịch nước, lại lắc hỗn hợp thu được với nước, chiết bỏ lớp nước.
- Chưng cất lấy sản phẩm ở 142-143 oC thu được 60 ml isoamyl axetat (chất lỏng, có mùi
thơm như mùi chuối chín, sôi ở 142,5oC, d = 0,87 g/ml)
a) Hãy giải thích các bước làm thí nghiệm ở trên và viết PTHH các phản ứng xảy ra
b) Tính hiệu suất phản ứng este hóa.
Câu III.
1. Trộn 100 gam dung dịch chứa một muối sunfat của kim loại kiềm nồng độ 13,2% với 100
gam dung dịch NaHCO3 4,2%. Sau khi phản ứng xong thu được dung dịch A có khối lượng
nhỏ hơn 200 gam. Cho 100 gam BaCl 2 20,8% vào dung dịch A, khi phản ứng xong thấy
dung dịch còn dư muối sunfat. Nếu thêm tiếp vào đó 20 gam dung dịch BaCl 2 20,8% thì
dung dịch lại dư BaCl2 và thu được dung dịch D.
a) Xác định công thức muối sunfat kim loại kiềm ban đầu.
b) Tính nồng độ % các chất tan trong dung dịch A và D.
2. Hòa tan hoàn toàn 18,5 gam hỗn hợp X gồm Cu, Fe, Zn (số mol mỗi kim loại bằng nhau)
trong dung dịch HNO3 dư thu được dung dịch Y và 1,4 lít (đktc) hỗn hợp khí Z gồm NO,
NO2, N2O, N2 trong đó NO 2 và N 2 có số mol bằng nhau. Cô cạn cẩn thận dung dịch Y thu
được 65,9 gam muối khan. Tính số mol HNO3 đã tham gia phản ứng.
Câu IV.
1. Cho 0,4 mol Cu và 0,1 mol Fe 3O4 phản ứng hoàn toàn với 400 ml HCl 2M thu được
dung dịch A và rắn B. Cho A tác dụng với AgNO3 dư thu được m gam kết tủa. Tính m?
2. Chất rắn A tác dụng vừa đủ với 200 ml HNO 3 1M thu được một khí NO có V = 0,448
ml (đktc) và dung dịch B chỉ chứa một chất tan duy nhất là muối nitrat kim loại. Cô cạn cẩn
thận B thu được 14,52 gam muối khan. Xác định công thức hóa học của A
Câu V.
1. Hãy sắp xếp theo thứ tự tăng dần nhiệt độ sôi các chất sau và giải thích nguyên nhân:
Cumen (isopropyl benzen), ancol benzylic, anisol (metylphenyl ete), benzanđehit, axit
benzoic.
2. Chất hữu cơ X có CTPT C 3H9O2N. Cho X tác dụng với NaOH thu được muối và khí Y
làm đổi màu quỳ ẩm. Viết CTCT của X, tên gọi của Y và các PTHH xảy ra.
3. A là HCHC mạch hở không phân nhánh, phân tử chỉ có hai loại nhóm chức, khi tác dụng
với nước brom tạo ra axit monocacboxylic tương ứng. Cho một lượng A tác dụng với lượng
dư anhiđrit axetic trong điều kiện thích hợp, phản ứng xong thu được 11,7 gam este và 9
gam CH3COOH. Cũng lượng A trên đem phản ứng với dung dịch AgNO 3/NH3 dư thu được
6,48 gam kết tủa. Tìm CTCT dạng mạch hở của A.
Câu VI.
1. Đồng trùng hợp buta-1,3-đien và stiren, cứ n mắt xích butađien kết hợp với m mắt xích
stiren tạo ra cao su buna-S. Cho cao su buna-S tác dụng với brom (tan trong dung môi CCl 4)
người ta nhận thấy, cứ 1,05 gam cao su tác dụng hết với 0,8 gam brom. Tính tỉ lệ n:m và
viết CTCT cao su buna-S nói trên (có cấu tạo không nhánh và điều hòa).
2. Thủy phân hoàn toàn 1 mol HCHC X trong dung dịch HCl thu được 1 mol ancol no Y và
a mol axit hữu cơ đơn chức Z. Để trung hòa 0,3 gam Z cần 10 ml KOH 0,5M. Đốt cháy 1
mol Y cần a mol O2; đốt cháy 0,5 mol hiđrocacbon có công thức phân tử như gốc
hiđrocacbon của Y cần 3,75 mol O2.
a) Xác định CTCT của X, Y, Z biết Y có mạch cacbon không phân nhánh
b) Y1 và Y 2 là hai đồng phân quen thuộc có trong tự nhiên của Y; Y 1 có thể tham gia phản
ứng tráng bạc. Viết CTCT của Y1, Y2 ở dạng mạch hở và mạch vòng.
Câu VII.
1. Ăcquy chì là một hệ điện hóa gồm Pb, PbO 2, dung dịch H2SO4. Một điện cực được tạo ra
từ lưới chì phủ bột chì, còn điện cực còn lại được tạo ra bằng cách phủ bột PbO 2 lên lưới
kim loại. Cả hai điện cực đều được ngâm trong dung dịch H 2SO4. Các bán phản ứng xảy ra
tại mỗi điện cực khi ăcquy hoạt động là:
PbO2 + HSO4- + 3H+ + 2e → PbSO4 + 2H2O Eo1 = +1,685V
Pb + HSO4- → PbSO4 + H+ + 2e
Eo2 = -0,356V
a) Cho biết điện cực nào là anot, điện cực nào là catot trong ăcquy chì?
b) Viết PTHH của toàn bộ phản ứng xảy ra trong ăcquy chì khi nó hoạt động và tính suất
điện động tiêu chuẩn của pin.
2. Người ta pha chế một loại dược phẩm trong gia đình theo cách đơn giản như sau: cho
nước sôi vào cốc chứa NaHCO3 rồi cho thêm dung dịch cồn iot và lắc đều, để nguội bớt sẽ
được cốc thốc dùng để chữa viêm họng loại nhẹ. Hãy viết phương trình phản ứng xảy ra và
nêu dấu hiệu bề ngoài để nhận ra phản ứng đó.
---------------------------Hết---------------------------