Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

On tap kiem tra 1 tiet lan 2 hoc ki 1 hoa 11 chuong nito photpho 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (90.12 KB, 2 trang )

Ôn tập Chương Nitơ – Photpho
Câu 1. Nitơ trơ ở nhiệt độ thường vì
A. Độ âm điện nhỏ.
B. Phân tử N2 khơng phân cực
C. Có 3 liên kết cộng hóa trị trong phân tử.
D. Là phi kim yếu
Câu 2. N2 phản ứng với O2 tạo thành NO ở điều kiện nào dưới đây:
A. Điều kiện thường.
B. Nhiệt độ khoảng 3000 C.
C. Nhiệt độ cao khoảng 100 C.
D. Nhiệt độ cao khoảng 1000 C.
Câu 3. Nhiệt phân hoàn toàn a mol một muối vô cơ (A) thu được 3a mol hỗn hợp khí và hơi (3 chất khác
nhau) theo tỉ lệ mol 1:1:1. Hỏi (A) là hợp chất nào sau đây?
A. (NH4)2SO4.
B. NH4HCO3.
C. NH4NO3.
D. (NH4)2CO3 .
Câu 4. Rót dung dịch chứa 11,76 gam H3PO4 vào dung dịch chứa 16,80 gam KOH. Sau phản ứng thu được
muối nào? (Cho H=1, P=31, O=16, K=39)
A. K2HPO4 và K3PO4.
B. KH2PO4 và K3PO4.
C. KH2PO4 và K2HPO4.
D. K3PO4.
Câu 5. Phản ứng oxi hố khử trong mơi trường axit: SO2 + 2HNO3 (đặc) → X + 2NO2
X là chất gì?
A. H2SO4.
B. H2SO3.
C. SO3.
D. H2S2O7 .
Câu 6. Trong phương trình hóa học của phản ứng nhiệt phân sắt (III) nitrat, tổng các hệ số bằng bao nhiêu?
A. 9.


B. 7.
C. 5.
D. 21 .
Câu 7. Cho các chất và ion: NH4Cl, NO3 , N2O. Số oxi hóa của nguyên tố nitơ lần lượt là
A. -3; +5; +3.
B. -3; +6, +2.
C. +3; +5; +1.
D. -3; +5; +1.
Câu 8. Khi nhỏ vài giọt nước Cl2 vào dung dịch NH3 đặc thấy có "khói trắng" bay ra. "Khói trắng" đó là
chất nào dưới đây?
A. NH4Cl.
B. N2.
C. HCl.
D. Cl2.
Câu 9. Cho 1,32 gam (NH4)2SO4 tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng, thu được một sản phẩm khí.
Hấp thụ hồn tồn lượng khí trên vào dung dịch chứa 3,92 gam H3PO4. Muối thu được là
A. (NH4)2HPO4.
B. NH4H2PO4.
C. (NH4)3PO4.
D. (NH4)2HPO4 và NH4H2PO4.
Câu 10. Cho 46,2 gam (NH4)2SO4 tác dụng hoàn toàn với lượng dư dung dịch KOH (đun nóng), thu được V
lít (ở đktc). Giá trị của V là (cho H=1, N=14, O=16, S=32)
A. 4,48.
B. 7,84.
C. 15,68.
D. 3,92.
Câu 11. Đốt hỗn hợp gồm 3,36 lít O2 và 3,5 lít khí NH3 (đo cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất). Sau phản
ứng thu được nhóm các chất là
A. khí NO, H2O.
B. khí NH3, N2 và H2O.

C. khí N2 và H2O..
D. khí O2, N2 và H2O
Câu 12. Phản ứng tổng hợp amoniac là phản ứng thuận nghịch:
o

o

o

N 2( k )  3H 2

, xt
 to, p
 2 NH 3


H  0

.
Cân bằng của phản ứng này se không bị ảnh hưởng khi thay đổi điều kiện nào sau đây?
A. Tăng áp suất chung bằng cách nén cho thể tích của hệ giảm xuống
B. Tăng nhiệt độ
C. Dùng chất xúc tác thích hợp
D. Thêm khí nitơ
Câu 13. Phải dùng bao nhiêu lít khí nitơ và bao nhiêu lít khí hiđro để điều chế 8,5 gam NH 3? (biết hiệu suất
phản ứng là 25%, thể tích các khí đo ở đktc; cho H=1, N=14)
A. 1,4 lít N2 và 4,2 lít H2.
B. 22,4 lít N2 và 67,2 lít H2.
C. 89,6 lít N2 và 67,2 lít H2.
D. 89,6 lít N2 và 268,8 lít H2.

(k )

(k )


Câu 14. Hòa tan 8,1 gam kim loại R bằng dung dịch HNO3 lỗng thu được 6,72 lit khí NO duy nhất (đktc).
Kim loại R đem dùng là: (Cho Ca=40, Al=27, Fe=56, Zn=65)
A. Zn.
B. Ca.
C. Al.
D. Fe.
Câu 15. Dung dịch axit nitric tinh khiết để ngoài ánh sáng lâu ngày se chuyển dần sang màu:
A. Đen.
B. Đỏ.
C. Vàng.
D. Trắng.
Câu 16. Khi nhiệt phân muối KNO3 se thu được các chất:
A. KNO2, N2 và O2.
B. KNO2, N2 và NO2.
C. K2O, NO2 và O2.
D. KNO2 và O2.
Câu 17. Trong công nghiệp, nitơ được sản xuất bằng phương pháp nào và dùng để làm gì?
A. Chưng cất phân đoạn khơng khí lỏng và để bảo quản các mẫu vật
B. Đun nóng dung dịch NH4NO2 và để làm môi trường trơ
C. Chưng cất phân đoạn khơng khí lỏng và để sản xuất amoniac
D. Chưng cất phân đoạn khơng khí lỏng và để làm mơi trường trơ.
Câu 18. Cho phương trình phản ứng:
N 2( k )  3H 2

, xt

 to, p
 2 NH 3


H  0

.
Muốn cho cân bằng của phản ứng tổng hợp amoniac chuyển dịch sang phải, cần phải đồng thời?
A. giảm áp suất và tăng nhiệt độ
B. tăng áp suất và giảm nhiệt độ
C. giảm áp suất và giảm nhiệt độ
D. tăng áp suất và tăng nhiệt độ
Câu 19. Nạp đầy khí amoniac vào bình thủy tinh, đậy bằng nút cao su có ống thủy tinh vuốt nhọn. Nhúng
đầu ống thủy tinh vào một chậu nước có pha dung dịch phenolphtalein. Hiện tượng gì se xảy ra?
A. Khí trong bình thủy tinh chuyển thành màu hồng
B. Nước trong chậu phun vào bình thủy tinh thành những tia màu hồng
C. Nước từ chậu tràn vào bình thủy tinh
D. Nước trong chậu từ khơng màu chuyển thành màu hồng
Câu 20. Đốt cháy hồn toàn 6,2 gam photpho trong oxi dư. Cho sản phẩm tạo thành tác dụng vừa đủ với
dung dịch NaOH 32% tạo thành muối Na2HPO4. Tìm khối lượng dung dịch NaOH đã dùng?
A. 50 gam.
B. 24 gam.
C. 16 gam.
D. 75 gam.
3Câu 21. Để nhận biết ion PO4 trong dung dịch thường dùng thuốc thử AgNO3 bởi vì:
A. Tạo ra khí khơng màu, hóa nâu ngồi khơng khí.
B. Tạo ra kết tủa có màu vàng đặc trưng.
C. Có khí màu nâu bay ra.
D. Tạo ra dung dịch có màu vàng
Câu 22. Dung dịch axit sunfuric loãng và axit nitric loãng giống nhau ở điểm nào?

A. Cùng tác dụng với hầu hết các kim loại.
B. Cùng tác dụng với phi kim.
C. Cùng làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ.
D. Tác dụng được với tất cả các muối của axit yếu hơn.
Câu 23. Kim loại tác dụng với dung dịch HNO3 không tạo ra được chất nào dưới đây?
A. N2O5.
B. NH4NO3.
C. N2.
D. NO2.
Câu 24. Những kim loại nào sau đây thụ động HNO3 đặc nguội?
A. Al và Ag.
B. Al và Fe.
C. Fe và Cu.
D. Fe và Pb.
(k )

(k )

BÀI TẬP TỰ LUẬN
Cho 11,5 gam hỗn hợp Al, Mg, Cu tác dụng với HNO 3 đặc nguội thì thấy cịn lại 2,7 gam chất rắn
và thốt ra 8,96 lít khí màu nâu (đktc)
a) Xác định % khối lượng của các kim loại có trong hỗn hợp.
b) Tính nồng độ phần trăm của dung dịch HNO 3 đã phản ứng biết thể tích cần cho phản ứng là
100 ml (D=1g/ml)



×