Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

SPTHCK5TRINH THI PHUONG HANGKTGHP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (317.49 KB, 6 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN TP BIÊN HÒA

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI
----------  ----------

KIỂM TRA GIỮA HỌC PHẦN
Môn : Phương pháp dạy học Tiếng Việt 1
Giảng viên : ThS. Trần Dương Quốc Hòa
Sinh viên : Trịnh Thị Phượng Hằng
Lớp : ĐH Tiểu học C – K5
Khoa : Tiểu học – Mầm non

Năm học : 2017 – 2018


BÀI KIỂM TRA GIỮA HỌC PHẦN
MÔN : PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TIẾNG VIỆT 1
Yêu cầu 1 : Xem xét – Đánh giá việc thực hiện 03 Nguyên tắc dạy học ở Tiếng
Việt ở trường Tiểu học (Nguyên tắc phát triển tư duy; Nguyên tắc giao tiếp;
Nguyên tắc chú ý đến tâm lí và trình độ Tiếng Việt vốn có của HSTH)
 Nhìn chung, em thấy tiết dạy của các thầy cô ở trường tiểu học Nguyễn Du
đều đảm bảo ba nguyên tắc dạy học ở Tiếng Việt trong mỗi tiết học . Cụ thể
như đối với :
 Nguyên tắc phát triển tư duy :
- GV ln đặt học trị vào trạng thái tư duy liên tục
 Nguyên tắc giao tiếp :
- GV lấy giao tiếp làm mục đích dạy học để học trò giao tiếp tốt hơn
 Nguyên tắc chú ý đến tâm lí và trình độ Tiếng Việt vốn có của HSTH :
- Dựa vào trình độ vốn có của HS, phát huy tính chủ động của HS để hướng
dẫn HS
Các tiêu chí của một tiết dạy tích cực (Tất cả HS đều được tham gia, HS tự


sản sinh ra tri thức, tiết dạy được tổ chức sinh động gây hứng thú cho HS)
đều được các thầy cô thực hiện khá đầy đủ bằng những hoạt động dạy – học
khác nhau. Chẳng hạn như : làm việc theo cá nhân, nhóm đơi, nhóm bàn…
Đổi mới các hình thức kiểm tra bài cũ, giới thiệu và tìm hiểu bài mới bằng
những hoạt động, những trò chơi gây sự hứng thú đối với HS, HS thoải mái
phát huy kĩ năng của mình một cách tốt nhất .
Điển hình như ở :
 Tiết dạy Tập đọc – Kể chuyện : Đất quý, đất yêu . Tại lớp 3/1 do thầy
Nguyễn Tấn Phong giảng dạy .
 Ở tiết dạy này, GV đã thực hiện đủ 3 nguyên tắc dạy học ở Tiếng Việt
trong tiết học . Cụ thể là ở các hoạt động :
 Hoạt động kiểm tra bài cũ (Trò chơi : Ngơi sao may mắn)
- GV gọi một HS bất kì chọn ngôi sao và thực hiện yêu cầu trong ngôi sao đó.
- Nội dung trong các ngơi sao chỉ u cầu HS đọc lại đoạn nội dung, đoạn
cuối trong bài “Thư gửi bà”
- Sau khi HS đọc xong đoạn đó GV yêu cầu lớp đặt câu hỏi với bạn . Sau đó
HS khác tự đưa ra câu hỏi bất kì liên quan đến đoạn đó .
 Hoạt động giới thiệu bài mới :


- GV cho HS xem tranh và hỏi tranh vẽ gì ? Sau đó giải thích nội dung bức
tranh và giới thiệu bài mới.
- Khi vào bài mới, GV đọc mẫu bài một lần và nói nội dung của bài “Qua câu
chuyện, chúng ta thấy….” rồi cho HS đọc liên tiếp từng câu theo hàng ngang
. Trong quá trình HS đọc GV lắng nghe và chữa lỗi sai phát âm cho HS .
- GV dẫn các câu như : “Ông sai người cạo sạch đất ở đế giày của khách rồi
mới để họ xuống tàu trở về nước .” , “Tại sao các ông lại phải làm như
vậy ?” , “Đất Ê-ti-ô-pi-a là cha, là mẹ, là an hem ruột thịt của chúng tôi.” Và
để HS tự gạch dấu ngắt nghỉ hơi và nhấn giọng ở trong câu . Sau đó cho HS
đọc lại câu đó rồi nhận xét và lưu ý về cách ngắt nghỉ hơi và nhấn giọng của

HS .
- GV hướng dẫn HS chia đoạn trong sách giáo khoa rồi cho HS đọc lại từng
đoạn trong bài . Sau đó, hỏi HS trong đoạn đó các con có từ nào cần thầy
giải thích thêm hay khơng ? HS đưa ra các từ cần giải thích – GV hỏi có bạn
nào trong lớp biết nghĩa của từ bạn vừa đưa ra hay khơng, nếu biết thì giải
thích cho GV và lớp nghe, nếu khơng biết thì GV sẽ giải thích và cho HS
đọc lại từ đó .
- Sau đó, HS đọc nối tiếp từng đoạn theo hàng dọc, theo nhóm bàn .
- Cuối cùng, cho HS tham gia trò chơi sắm vai . Chia lớp ra làm 2 nhóm thi
đua với nhau . HS được chọn sẽ giới thiệu bản thân và vai đảm nhận .
Những HS khác sẽ lắng nghe và nhận xét giọng đọc của 2 đội .
- GV nhận xét hai đội, tóm lại nội dung và nhận xét tiết học
 Qua các hoạt động cụ thể, có thể nhận thấy rõ các nguyên tắc trong dạy
học Tiếng Việt ở tiểu học được thực hiện rất đảm bảo . Các hoạt động
luôn luôn đặt học trò vào trạng thái tư duy liên tục, chủ yếu đều là hoạt
động của HS, HS đóng vai trị chủ đạo còn GV chỉ là người đi cùng và
dẫn dắt HS trong các hoạt động, HS đưa ra những lời nhận xét cho bạn
mình rất hay và chi tiết (chỉ một số HS khá – giỏi), các câu hỏi, giải
nghĩa từ, ngắt nghỉ và nhấn giọng trong câu đều do HS đưa ra và giải
quyết . Tuy nhiên, đây là tiết hội giảng nên dường như các em đã được
dợt trước và vấn đề thời gian vẫn chưa được đảm bảo trong tiết học này .
 Ở tiết dạy này, GV cũng đã tổ chức các hoạt động theo các tiêu chí của
một tiết dạy tích cực và sử dụng phương pháp hiện đại .
- Tiêu chí 1 : Tất cả HS đều được tham gia .
- Tiêu chí 2 : HS tự tìm ra được các nội dung chính . Tuy nhiên, nội dung bài
học GV đã nói ra khi đọc mẫu bài lần 1.


- Tiêu chí 3 : Tiết dạy được tổ chức sinh động gây hứng thú cho HS . HS tham
gia các hoạt động rất sơi nổi .

 Tiết dạy chính tả : Tiếng hị trên sơng . Tại lớp 3/1 do thầy Nguyễn Tấn
Phong giảng dạy.
 Ở tiết dạy này, GV đã thực hiện đủ 3 nguyên tắc dạy học ở Tiếng Việt
trong tiết học . Cụ thể là ở các hoạt động :
- Yêu cầu HS lấy vở chính tả ra ghi tựa đề và mở sách giáo khoa trang 87
- GV đọc mẫu 1 lần .
- Cả lớp đồng thanh đọc bài chính tả 3 lần . GV nêu nội dung của bài .
- GV hỏi : “Trong bài những chữ nào được viết hoa ?” , “Tại sao lại viết hoa
chữ Thu Bồn ?” , “Ngoài tên riêng ra, cịn viết hoa chữ nào khơng?”
- GV chốt : Trong bài này các em chú ý viết hoa tên riêng, sau dấu chấm, chữ
đầu câu, đầu đoạn… Ngoài ra, các em chú ý viết một số từ cho đúng (ngang
≠ ngan). Chú ý những chữ có dấu ngã và dấu hỏi
- GV đọc bài thêm một lần nữa
- Yêu cầu HS gấp sách và cất sách vào ngăn bàn rồi đọc bài cho HS nghe –
viết .
- Yêu cầu HS mở sách tự dò bài
- Yêu cầu HS mở vở bài tập tiếng việt ra .
- HS mở vở bài tập ra đọc yêu cầu các bài tập .
- GV đọc lại yêu cầu và hỏi HS làm như thế nào ? HS trả lời các câu hỏi và
điền vào vở bài tập .
 Ở tiết dạy này, GV cũng đã tổ chức các hoạt động theo các tiêu chí của
một tiết dạy tích cực . Tuy nhiên, đây chỉ là một tiết học bình thường trên
lớp nên GV dạy theo phương pháp truyền thống và không đầu tư cũng
như không chú trọng vào các hoạt động, các hoạt động dạy – học chủ yếu
là của GV .
- Tiêu chí 1 : Tất cả HS đều được tham gia .
- Tiêu chí 2 : HS tự tìm ra được các nội dung chính . Tiêu chí này GV đã
không thực hiện mà nêu ra cho HS một số nội dung của bài chính tả.
- Tiêu chí 3 : Tiết dạy được tổ chức sinh động gây hứng thú cho HS . HS tham
gia trả lời câu hỏi rất sôi nổi .

Yêu cầu 2 : Liệt kê các băn khoăn thắc mắc của bản thân khi tiếp cận thực tế với
các tiết dạy học Tiếng Việt ở trường tiểu học
- Trong quá trình kiến tập, bản thân em đã được dự các môn học khác nhau ở
những khối lớp khác nhau . Em nhận thấy rằng, mỗi GV đều có những cách


giảng dạy sao cho phù hợp với HS của lớp mình và HS của mỗi lớp đều có
những hình thức tổ chức – kỉ luật khác nhau dù có hay khơng có GV tại lớp .
- Nhưng em vẫn có những băn khoăn, thắc mắc của bản thân khi tiếp cận thực
tế với các tiết dạy học Tiếng Việt ở trường Tiểu học Nguyễn Du .
+ Các tiết hội giảng thường được dợt trước, GV chuẩn bị đồ dùng dạy học rất công
phu, các hoạt động được đầu tư và chú trọng rất tốt,...... Lí giải : Thường thì các
tiết hội giảng có các thầy cơ trong khối cùng hiệu phó chun mơn nhà trường đến
dự nên GV thường tự tạo áp lực cho mình. Trong tiết học, khi GV chưa đưa ra câu
hỏi nhưng HS đã biết giơ tay, đã biết đáp án . Điều đó sẽ làm cho HS cảm thấy
nhàm chán và khơng thể hồn thiện kĩ năng của bản thân . Đề xuất giải pháp :
Thay vì chỉ chú tâm đầu tư đồ dùng cũng như hoạt động dạy – học chủ yếu vào
những tiết hội giảng, ta nên chú tâm vào cả những tiết học bình thường trên lớp.
Điều đó sẽ giúp HS hồn thiện được các kĩ năng trọn vẹn hơn, giúp HS hứng thú
với các tiết học nhiều hơn và GV sẽ hình thành thói quen khi giảng dạy để khơng
cịn áp lực khi có người đến dự giờ.
+ Những tiết học bình thường lại khơng hồn tồn bằng các tiết hội giảng. GV vẫn
dạy theo hướng tích cực nhưng khơng đầu tư nhiều vào đồ dùng dạy học cũng như
các hoạt động diễn ra khá sơ sài . Có những hoạt động được thực hiện hoặc bị cắt
đi.
+ Thường thì hơm nào lớp có tiết hội giảng các em HS sẽ khơng học đủ thời khóa
biểu mà nhà trường đưa ra, những hơm đó GV chỉ viết đề bài lên bảng và u cầu
HS viết vào vở thơng báo . Lí giải : Những hơm có tiết hội giảng GV thường phải
lên phòng thiết bị mượn đồ dùng dạy học và sau khi hội giảng xong thì GV dọn
dẹp và mang trả đồ dùng dạy học . Phòng thiết bị cũng khá xa lớp học , nên những

công đoạn tưởng chừng như đơn giản vẫn gây mất nhiều thời gian .
+ Thời khóa biểu có 5 mơn, nhưng các em chỉ học chủ yếu các mơn Tốn, Tiếng
Việt cịn các mơn như âm nhạc, mĩ thuật, thủ công, phân môn tập viết đều là do HS
tự làm và khơng có sự hướng dẫn của GV .
+ Đối với phân mơn chính tả, hoạt động tìm từ khó có tiết GV cho HS tự tìm từ
khó và phát biểu nhưng cũng có tiết GV nêu từ khó ra ln . Giải pháp : Nên để
HS chủ động trong mọi tiết học,vì thế ở hoạt động tìm từ khó nên cho HS đọc bài,
gạch chân các từ khó sau đó viết vào bảng con 3-4 từ bản thân cảm thấy khó nhất .
Sau đó GV quan sát và rút những từ khó ra .


+ Đối với phân môn tập viết, GV chỉ yêu cầu lấy vở tập viết ra viết bài, chứ không
hướng dẫn HS viết như thế nào, không kiểm tra tiến độ của HS nên có một số HS
khơng tập viết và ngồi làm việc riêng . Giải pháp : Nên đi quan sát xem HS đã
ngồi đúng tư thế và đã viết đúng hay chưa .
+ Phân môn kể chuyện dường như không được thực hiện trong các tiết dạy .
 Trên đây là một số băn khoăn, thắc mắc mà em rút ra trong quá trình kiến
tập tại trường tiểu học Nguyễn Du .



×