Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

Sach giao bai tap Noi khoa TY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (969.79 KB, 9 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
KHOA CHĂN NUÔI THÚ Y
BỘ MÔN BỆNH ĐỘNG VẬT
------o0o-------

PHAN THỊ HỒNG PHÚC

SÁCH GIAO BÀI TẬP

Học phần : BỆNH NỘI KHOA THÚ Y
Số tín chỉ : 03
Mã số: IDE 331
(Dùng cho ngành Thú y)

Thái Nguyên, năm 2017


Phần thứ nhất
ĐẠI CƯƠNG VỀ ĐIỀU TRỊ HỌC
Chương 1. ĐẠI CƯƠNG VỀ ĐIỀU TRỊ HỌC
1.1. Câu hỏi ôn tập lý thuyết:
1. Nêu sự khác nhau giữa bệnh nội khoa và bệnh truyền nhiễm. Cho ví dụ
minh họa.
2. Khái niệm về điều trị học, những nguyên tắc cơ bản về điều trị học.
3. Phân loại điều trị học.
4. Theo Anh (chị) điều trị theo nguyên nhân, triệu chứng điều trị nào mang lại
hiệu quả chữa bệnh tốt nhất. Vì sao?
5. Cơ sở khoa học của biện pháp dùng Novocain trong điều trị?
1.2. Tiểu luận/chủ đề thảo luận:
1. Ứng dụng Novocain trong điều trị bệnh cho gia súc.
2. Những hiểu biết của em về điều trị bằng yếu tố vật lý cho gia súc, gia cầm.


Chương 2. TRUYỀN MÁU VÀ TRUYỀN DUNG DỊCH
2.1.Câu hỏi ôn tập lý thuyết:
1. Tại sao phải truyền máu cho gia súc? ý nghĩa của nó trong thực tiễn
2. Tại sao khi truyền máu cho gia súc người ta phải xác định nhóm máu? ở
gia súc có mấy loại nhóm máu?
3. Khi truyền máu cho gia súc ta cần chú ý những vấn đề gì? Phương pháp
xử lý các tai biến khi đang trong quá trình tiếp máu cho gia súc ?
4. Các loại dung dịch để tiếp cho gia súc ? Khi dùng các dung dịch tiếp này
cần chú ý điều gì?
5. Trước khi tiến hành tiếp dung dịch cho gia súc ta cần phải chú ý điều gì?
Phương pháp cố định gia súc để tiếp nước ?
6. Trong quá trình tiếp dung dịch cho gia súc nếu xảy ra tai biến thì phải xử
lý như thế nào?
1.2. Tiểu luận/chủ đề thảo luận:
1. Những hiểu biết của Anh (chị) về phương pháp tiếp máu cho gia súc.
2. Những hiểu biết của Anh (chị) về phương pháp truyền dung dịch cho gia
súc.


Phần thứ hai
BỆNH HỌC CHUYÊN KHOA
Chương 3. BỆNH Ở HỆ TIM MẠCH
3.1.Câu hỏi ôn tập lý thuyết:
1. Nguyên nhân, triệu chứng bệnh viêm nội tâm mạc cấp tính.
2. Các biện pháp phòng và trị bệnh khi gia súc mắc bệnh viêm nội tâm mạc
cấp tính.
3. Những yếu tố nào gây nên bệnh viêm ngoại tâm mạc ở gia súc.
4. Các biểu hiện khi gia súc mắc bệnh viêm ngoại tâm mạc ?
5. Các biện pháp phòng và trị bệnh khi gia súc mắc bệnh viêm ngoại tâm
mạc cấp tính.

6. Nguyên nhân và cơ chế sinh bệnh tích nước xoang bao tim.
7. Biện pháp phịng trị bệnh tích nước xoang bao tim.
8. Những yếu tố nào gây nên bệnh viêm cơ tim cấp tính ?
10. Các phương pháp chẩn đốn bệnh viêm cơ tim cấp tính?
3.2. Bài tập
1. Giả sử nhà Ơng A, có 1 bị 200 kg nghi mắc bệnh Viêm cơ tim cấp tính,
được ơng A mời đến để chẩn đốn và điều trị bệnh cho bị, em hãy nêu
hướng giải quyết của mình.
2. Hãy nêu hướng giải quyết của em khi gặp 1 con trâu nặng 250 kg mắc
bệnh viêm ngoại tâm mạc.
3.3. Tiểu luận/chủ đề thảo luận:
1. Bệnh ở hệ tim mạch của gia súc và biện pháp phòng trị.


Chương 4. BỆNH Ở HỆ HƠ HẤP
4.1.Câu hỏi ơn tập lý thuyết:
1. Những yếu tố nào gây nên bệnh viêm họng ở gia súc?.
2. Các biểu hiện khi gia súc mắc bệnh viêm thanh quản cata cấp?
3. Cách chẩn đoán bệnh viêm thanh quản cata cấp ?
4. Biện pháp điều trị khi gia súc mắc bệnh ?
5. Nguyên nhân, triệu chứng bệnh viêm phế quản cata cấp.
6. Biện pháp chẩn đoán và điều trị bệnh phế quản cata cấp.
7. Nguyên nhân và cơ chế sinh bệnh phế quản phế viêm.
8. Khi gia súc mắc bệnh phế quản phế viêm, mổ khám gia súc thấy có
những bệnh tích gì? Dựa vào đâu để tiên lượng bệnh?
9. Cách chẩn đoán bệnh phế quản phế viêm?
10. Biện pháp điều trị khi gia súc mắc bệnh.
11. So sánh sự khác nhau về triệu chứng giữa bệnh viêm phế quản cata cấp
tính với bệnh phế quản phế viêm.
12. Nguyên nhân, cơ chế sinh bệnh bệnh viêm phổi thùy.

13. Biểu hiện triệu chứng và bệnh tích của bệnh viêm phổi thùy.
14. Biện pháp phòng và trị bệnh viêm phổi thùy.
15. So sánh sự khác nhau về triệu chứng giữa bệnh viêm phổi thùy với bệnh
phế quản phế viêm.
16. Những hiểu biết về bệnh viêm phổi hoại thư hóa mủ ở gia súc.
17. Những hiểu biết về bệnh viêm màng phổi ở gia súc.
4.2.Bài tập
1. Giả sử nhà Ơng A có 1 đàn lợn 10 con (20kg/con) nghi mắc bệnh phế
quản phế viêm, được ông A mời đến để chẩn đoán và điều trị bệnh cho đàn lợn,
em hãy nêu hướng giải quyết của mình.
2. Một con Bị nặng 150 kg có biểu hiện: sốt cao, sốt liên miên, nước mũi
chảy ra màu rỉ sắt, gõ vùng phổi thấy âm đục phân tán, tần số hô hấp 80 – 100
lần/phút. Em hãy chẩn đốn Bị mắc bệnh gì? Nêu hướng giải quyết của mình
và kê đơn thuốc điều trị.
3. Giả sử 1 đàn dê 20 con (17kg/con) có biểu hiện: sốt cao khơng theo quy
luật, thở nhanh và khó, nước mũi có màu xanh, rốn phổi đậm... em hãy chẩn
đốn đàn dê mắc bệnh gì và kê đơn thuốc điều trị.
4. Hãy lập bệnh án và điều trị cho chó nặng 15 kg mắc bệnh Viêm thanh
quản cata cấp tính.
4.3. Tiểu luận/chủ đề thảo luận:
1. Những hiểu biết của em về bệnh Phế quản phế viêm, Viêm phế quản cata
cấp tính ở gia súc và biện pháp phòng trị.
2. Những hiểu biết của em về bệnh Xung huyết và phù phổi; bệnh xuất
huyết phổi ở gia súc và biện pháp phòng trị.
3. Những hiểu biết của em về bệnh viêm màng phổi ở gia súc và biện pháp
phòng trị.


Chương 5. BỆNH Ở HỆ TIÊU HỐ
5.1.Câu hỏi ơn tập lý thuyết:

1. Bệnh viêm họng ở gia súc và biện pháp phịng trị.
2. Ngun nhân, triệu chứng và chẩn đốn bệnh tắc thực quản ở gia súc.
3. Biện pháp phòng trị bệnh tắc thực quản.
4. Nêu sơ lược cấu tạo dạ dày 4 túi.
5. Ở dạ dày 4 túi dạ nào hay mắc bệnh nhất, vì sao?
6. Nguyên nhân, cơ chế sinh bệnh dạ cỏ bội thực.
7. Biểu hiện triệu chứng và biện pháp chẩn đoán bệnh dạ cỏ bội thực.
8. Các biện pháp phòng và trị bệnh dạ cỏ bội thực.
9. Bệnh liệt dạ cỏ và biện pháp phòng trị.
10. Nguyên nhân, cơ chế sinh bệnh chướng hơi dạ cỏ cấp tính.
11. Triệu chứng và bệnh tích bệnh chướng hơi dạ cỏ cấp tính.
12. Biện pháp chẩn đốn và điều trị bệnh chướng hơi dạ cỏ cấp tính.
13. So sánh sự khác nhau về triệu chứng giữa bệnh bội thực dạ cỏ và bệnh
chướng hơi dạ cỏ cấp tính.
14. Bệnh viêm dạ tổ ong do ngoại vật và biện pháp phòng trị.
15. Bệnh viêm dạ dày – ruột và biện pháp phòng trị.
16. Bệnh viêm gan thực thể cấp tính và biện pháp phịng trị.
17. Bệnh viêm phúc mạc và biện pháp phòng trị.
18. Hội chứng đau bụng ngựa và biện pháp phòng trị
5.2. Bài tập
1. Bò 160 kg có triệu chứng: đang ăn bỏ dở, chướng hơi dạ cỏ, chảy nước dãi,
vùng thực quản có chỗ phồng to, thở khó. Anh chị hãy chẩn đốn và điều trị?
2. Giả sử nhà có 1 con bị nặng 190 kg nghi mắc bệnh Bội thực dạ cỏ, em hãy
nêu hướng giải quyết của mình.
3. Giả sử 1 đàn lợn 25 con (45kg/con) nghi mắc bệnh viêm dạ dày - ruột, em
hãy nêu hướng giải quyết của mình.
4. Giả sử nhà Ông A có 1 đàn dê 20 con (20kg/con) nghi mắc bệnh viêm dạ dày
– ruột, được ông A mời đến để chẩn đoán và điều trị bệnh cho đàn dê, em hãy
nêu hướng giải quyết của mình.
5. Một con Trâu nặng 250 kg có biểu hiện: ngừng nhai lại, ngừng ợ hơi, vùng

bụng trái căng to, gõ vùng dạ cỏ thấy âm kim khí, nghe vùng dạ cỏ thấy tiếng


lổ lép bép, ấn tay vào dạ cỏ thấy căng cứng... Em hãy chẩn đốn Trâu mắc
bệnh gì? Nêu hướng giải quyết của mình và kê đơn thuốc điều trị.
5.3. Tiểu luận/chủ đề thảo luận:
1. Hội chứng đau bụng ngựa và biện pháp phòng trị.
2. Bệnh viêm phúc mạc ở gia súc và biện pháp phòng trị.
3. Bệnh ở gan của gia súc và biện pháp phòng trị.
4. Bệnh ở dạ dày 4 túi và biện pháp phòng trị.

Chương 6. BỆNH Ở HỆ TIẾT NIỆU

6.1.Câu hỏi ôn tập lý thuyết:
1. Những yếu tố nào gây nên bệnh viêm thận cấp tính ở gia súc.
2. Biểu hiện về triệu chứng và bệnh tích khi gia súc mắc bệnh viêm thận cấp
tính.
3. Chẩn đốn và điều trị bệnh viêm thận cấp tính ở gia súc.
4. Bệnh viêm bàng quang ở gia súc và biện pháp phòng trị.
5. Bệnh viêm niệu đạo ở gia súc và biện pháp phòng trị.
6.2.Bài tập
1. 1 con bò đực nặng 250 kg mắc bệnh viêm bàng quang, Anh (chị) hãy
lập bệnh án, kê đơn và nêu hướng điều trị bệnh cho bò.
2. Hãy lập bệnh án và điều trị cho 1 lợn cái nặng 150 kg mắc bệnh viêm
niệu đạo.
6.3. Tiểu luận/chủ đề thảo luận:
Bệnh ở hệ tiết niệu gia súc và biện pháp phòng trị.


Chương 7. BỆNH Ở HỆ THẦN KINH

7.1.Câu hỏi ôn tập lý thuyết:
1. Nêu nguyên nhân, cơ chế sinh bệnh bệnh cảm nắng ở gia súc.
2. Biểu hiện triệu chứng và bệnh tích bệnh cảm nắng ở gia súc.
3. Biện pháp chẩn đoán và điều trị bệnh cảm nắng ở gia súc.
4. Bệnh cảm nóng ở gia súc và biện pháp phòng trị.
5. So sánh sự giống và khác nhau giữa bệnh cảm nắng và bệnh cảm nóng.
7.2.Bài tập
1. Hãy lập bệnh án và nêu hướng giải quyết của em cho 10 bò đang vận
chuyển trên xe tải mắc bệnh bệnh cảm nắng.
2. Kê đơn thuốc và điều trị cho 1 con chó 17 kg mắc bệnh cảm nóng.
7.3. Tiểu luận/chủ đề thảo luận:
1. Những hiểu biết của em về bệnh cảm nắng và cảm nóng ở gia súc và
biện pháp phòng trị.
2. Những hiểu biết của em về bệnh viêm não và màng não ở gia súc và
biện pháp phòng trị.


Chương 8. BỆNH RỐI LOẠN TRAO ĐỔI CHẤT
8.1. Câu hỏi ôn tập lý thuyết:
1. Nêu nguyên nhân, cơ chế sinh bệnh bệnh còi xương ở gia súc.
2. Biểu hiện triệu chứng và bệnh tích bệnh cịi xương ở gia súc.
3. Biện pháp chẩn đốn và điều trị bệnh cịi xương ở gia súc.
4. Bệnh mềm xương ở gia súc và biện pháp phòng trị.
5. So sánh sự giống và khác nhau giữa bệnh còi xương và bệnh mềm xương.
8.2. Bài tập
1. Giả sử nhà Ơng A có 1 đàn lợn 10 con (12kg/con) nghi mắc bệnh cịi
xương, được ơng A mời đến để chẩn đoán và điều trị bệnh cho đàn lợn, em hãy
nêu hướng giải quyết của mình.
2. Một con Bò cái 8 tuổi, nặng 170 kg nghi mắc bệnh xốp xương, được mời
đến chẩn đoán và điều trị bệnh cho bò, em hãy nêu hướng giải quyết của mình.

8.3. Tiểu luận/chủ đề thảo luận:
1. Chứng thiếu vitamin ở gia súc và biện pháp phòng trị.


Chương 9. TRÚNG ĐỘC
8.1. Câu hỏi ôn tập lý thuyết:
1. Khái niệm về chất độc và hiện tượng trúng độc ở gia súc.
2. Hoàn cảnh gây nên trúng độc, Cơ chế trúng độc ở gia súc.
3. Khi chẩn đoán gia súc bị trúng độc cần chú ý những vấn đề gì?
4. Các thao tác cấp cứu gia súc bị trúng độc.
5. Đặc điểm, nguyên nhân và cơ chế sinh ra hiện tượng trúng độc muối ăn ở
gia súc.
6. Biểu hiện triệu chứng và biện pháp phòng hiện tượng trúng độc muối ăn ở
gia súc.
7. Đặc điểm, nguyên nhân và cơ chế gây nên hiện tượng trúng độc sắn ở gia
súc.
8. Biện pháp phòng hiện tượng trúng độc sắn ở gia súc.
8.2. Bài tập
1. Giả sử nhà Ơng A có 1 đàn lợn 10 con (12kg/con) nghi mắc bệnh còi
xương, được ông A mời đến để chẩn đoán và điều trị bệnh cho đàn lợn, em hãy
nêu hướng giải quyết của mình.
2. Một con Bị cái 8 tuổi, nặng 170 kg nghi mắc bệnh xốp xương, được mời
đến chẩn đoán và điều trị bệnh cho bò, em hãy nêu hướng giải quyết của mình.
8.3. Tiểu luận/chủ đề thảo luận:
1. Hiện tượng trúng độc mốc ngô ở gia súc và biện pháp phòng trị.
2. Hiện tượng trúng độc cabamid ở gia súc và biện pháp phòng trị.




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×