Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

De cuong hoc ki I Ngu van 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114.8 KB, 6 trang )

ĐỀ CƯƠNG ƠN TẬP HỌC KÌ I NGỮ VĂN 7 NĂM HỌC 2017-2018
A. VĂN BẢN
1. Tiếng gà trưa (Xuân Quỳnh)
- Thể thơ: thơ 5 chữ (ngũ ngôn)
* Nghệ thuật:
- Sử dụng hiệu quả điệp ngữ có tác dụng nối mạch cảm xúc, gợi nhắc kỉ niệm lần lượt hiện về.
- Viết theo thể thơ 5 tiếng phù hợp với việc vừa kể chuyện vừa bộc lộ tâm tình
* Ý nghĩa văn bản: Những kỉ niệm về người bà tràn ngập yêu thương làm cho người chiến sĩ luôn vững bước trên đường
ra trận.
2. Cổng trường mở ra (Lí Lan)
- Thể loại: Văn bản nhật dụng
* Nghệ thuật:
- Lựa chọn hình thức tự bạch như những dịng nhật kí của người mẹ nói với con.
- Sử dụng ngơn ngữ biểu cảm.
* Nội dung:
- Những tình cảm dịu ngọt người mẹ dành cho con.
- Tâm trạng cảu người mẹ trong đêm không ngủ được.
* Ý nghĩa: Văn bản thể hiện tấm lòng, tình cảm của người mẹ đối với con, đồng thời nêu vai trò to lớn của nhà trường đối
với cuộc sống mỗi con người.
3. Mẹ tôi (Ét-môn-đô-đơ A-mi-xi)
- Thể loại: Văn bản nhật dụng
* Nghệ thuật:
- Sáng tạo nên hoàn cảnh câu chuyện: En-ri-cô mắc lỗi với mẹ.
- Lồng trong bức thư một câu chuyện có nhiều chi tiết khắc họa người mẹ tận tụy, giàu đức hy sinh, hết lịng vì con.
- Lựa chọn hình thức biểu cảm trực tiếp, có ý nghĩa giáo dục, thể hiện thái độ nghiêm khắc của người cha với con.
* Ý nghĩa văn bản:
- Người mẹ có vai trị vơ cùng quan trọng trong gia đình.
- Tình u thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng nhất đối với mỗi con người.
4. Cuộc chia tay của những con búp bê (Khánh Hồi)
- Thể loại:
- Nghệ thuật:


+ Xây dựng tình huống hợp lí.
+ Lựa chọn ngơi kể thứ nhất để kể.
+ Khắc họa hình tượng nhân vật trẻ nhỏ.
+ Lời kể tự nhiên theo trình tự sự việc.
- Ý nghĩa: Là câu chuyện của những đứa con nhưng lại gợi cho những người làm cha, làm mẹ suy nghĩ. Trẻ em cần được
sống trong mái ấm gia đình. Mỗi người cần phải biết giữ gìn hạnh phúc gia đình.
5. Ca dao – dân ca
a) Những câu hát về tình cảm gia đình
- Thể loại: Ca dao
- Nghệ thuật:
+ Sử dụng biện pháp so sánh, ẩn dụ, đối xứng, tăng cấp...
+ Có giọng điệu ngọt ngào mà trang nghiêm.
+ Diễn tả tình cảm qua những mơ típ.
+ Sử dụng thể thơ lục bát và lục bát biến thể.
- Nội dung:
+ Nhân vật trữ tình trong các bài ca dao về tình cảm gia đình.
+ Những tình cảm được biểu lộ trong các bài ca dao về tình cảm gia đình.
- Ý nghĩa: Tình cảm đối với ông bà, cha mẹ, anh em và tình cảm của ơng bà, cha mẹ đối với con cháu ln là những tình
cảm sâu lặng, thiêng liêng nhất trong đời sống mỗi con người.
b) Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người
- Thể loại: Ca dao
- Nghệ thuật:
+ Sử dụng kết cấu lời hỏi đáp, lời chào mời, lời nhắn gửi..., thường gợi nhiều hơn tả.
+ Có giọng điệu tha thiết, tự hào.
+ Cấu tứ đa dạng, độc đáo.
+ Sử dụng thể thơ lục bát và lục bát biến thể...
- Nội dung:
+ Tên núi, tên sông, tên vùng đất với những nét đặc sắc về hình thể, cảnh trí, lịch sử, văn hóa của từng địa danh.
+ Tình yêu chân chất, tinh tế, niềm tự hào đối với con người, lich sử, truyền thống văn hóa của quê hương, đất nước.
- Ý nghĩa: Ca dao bồi đắp thêm tình cảm cao đẹp của con người đối với quê hương đất nước.



c) Những câu hát than thân
- Thể loại: Ca dao
- Nghệ thuật:
+ Thể thơ lục bát, có âm điệu than, thương cảm.
+ Hình ảnh so sánh, ẩn dụ.
- Nội dung:
+ Thân phận bé nhỏ, đắng cay của ngời nông dân và ngời phụ nữ trong xã hội cũ
+ Niềm thương cảm giành cho thân phận đó.
+ Nỗi ốn ghét giành cho xã hội vô nhân đạo đầy đoạ người
lương thiện.
- Ý nghĩa văn bản: Một khía cạnh làm nên giá trị của ca dao là thể hiện tinh thần nhân đạo, cảm thông, chia sẻ với những
con người gặp cảnh ngộ đắng cay, khổ cực.
d) Những câu hát châm biếm
- Thể loại: Ca dao
- Nghệ thuật:
+ Sử dụng các hình thức gễu nhại
+ Sử dụng cách nói có hàm ý
+ Tạo nên cái cười châm biếm hài hước
- Nội dung: Phơi bày, giễu cợt, phê phán các hiện tượng xấu trong xã hội.
- Ý nghĩa: Ca dao châm biếm thể hiện tinh thần phê phán mang tính dân chủ của những con người thuộc tầng lớp bình
dân.
6. Sơng núi nước Nam
- Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt đường luật
- Nghệ thuật: Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, giọng điệu đanh thép.
- Nội dung: Khẳng định chủ quyền lãnh thổ và ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền đó.
* Ý nghĩa văn bản:
- Bài thơ thể hiện niềm tin vào sức mạnh chính nghĩa của dân tộc ta.
- Bài thơ có thể xem như bản tun ngơn độc lập đầu tiên của nước ta.

7. Phò giá về kinh (Trần Quang Khải)
- Thể thơ: Ngũ ngôn tứ tuyệt đường luật
- Nghệ thuật:
+ Hình thức diễn đạt cơ đúc, ngắn gọn.
+ Dồn nén cảm xúc vào bên trong ý tưởng.
- Ý nghĩa văn bản: Hào khí chiến thắng và khát vọng về một đất nước thái bình thịnh trị của dân tộc ta ở thời nhà Trần.
8. Bánh trôi nước (Hồ Xuân Hương)
- Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt.
- Nghệ thuật:
+ Ngôn ngữ giản dị.
+ Biện pháp ẩn dụ, thành ngữ.
- Ý nghĩa văn bản: Bánh trôi nước là bài thơ thể hiện cảm hứng nhân đạo trong văn học viết Việt Nam dưới thời phong
kiến, ngợi ca vẻ đẹp, phẩm chất của người phụ nữ, đồng thời thể hiện lòng cảm thương sâu sắc với số phận chìm nổi của
họ.
9. Qua Đèo Ngang (Bà Huyện Thanh Quan)
- Thể thơ: Thất ngôn bát cú đường luật
- Nghệ thuật:
+ Sử dụng thể thơ Đường luật thất ngôn bát cú một cách điêu luyện.
+ Tả cảnh ngụ tình, kết hợp miêu tả với biểu cảm.
+ Sáng tạo trong việc sử dụng từ láy, từ đồng âm khác nghĩa.
+ Sử dụng nghệ thuật đối.
- Nội dung:
+ Là người phụ nữ nặng lịng với gia đình và đất nước.
+ Người có tài làm thơ thất ngơn bát cú.
- Ý nghĩa văn bản: Bài thơ thể hiện tâm trạng cơ đơn thầm lặng, nỗi niềm hồi cổ của nhà thơ trước cảnh vật đèo Ngang.
- Cụm từ "ta với ta" trong bài thơ "Qua đèo Ngang" chỉ tác giả với tác giả, chỉ một nỗi buồn cô đơn của người khách ly
hương khi đứng trên đỉnh đèo Ngang lúc hồng hơn. "Ta" của nữ sĩ Thanh Quan mang hàm ý "giữa đất trời bao la chỉ cô
quạnh có mình, mình đối diện với chính mình”.
10. Bạn đến chơi nhà (Nguyễn Khuyến)
- Thể thơ thất ngôn bát cú

- Nghệ thuật:
+ Ngơn ngữ giản dị.
+ Tình huống ối oăm.
+ Cách nói q, dí dỏm.


- Ý nghĩa văn bản: Bài thơ thể hiện một quan niệm về tình bạn, quan niệm đó vẫn cịn có ý nghĩa, giá trị lớn trong cuộc
sống của con người hôm nay.
- Cụm từ "ta với ta” chỉ nhà thơ với bạn, nói lên sự ấm áp tình người và sâu nặng tình bạn, ấy là tình người sâu nặng, bác
là tôi, tôi như bác, tuy hai mà một, tuy một mà hai....
11. Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh (Lý Bạch)
- Thể thơ: Ngũ ngôn tứ tuyệt.
* Nghệ thuật:
+ Từ ngữ giản dị.
+ Nghệ thuật đối sử dụng thành cơng.
* Ý nghĩa văn bản: Nỗi lịng đối với q hương da diết, sâu nặng trong tâm hồn, tình cảm người xa quê.
12. Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê (Hạ Tri Chương)
- Thể thơ: Nguyên tác: Thất ngôn tứ tuyệt đường luật; Bản dịch: Thể thơ lục bát
* Nghệ thuật:
+ Khơng biểu cảm trực tiếp mà hồn tồn thể hiện tình cảm qua kể và tả.
+ Biểu cảm qua con người chứ không qua cảnh.
* Ý nghĩa văn bản: Tình quê hương là một trong nhữngtình cảm lâu bền và thiêng liêng nhất của con người.
13. Cảnh khuya (Hồ Chí Minh)
- Thể thơ: thất ngơn tứ tuyệt
- Nghệ thuật:
+ Phép so sánh độc đáo, điệp từ
+ Hai câu đầu biểu cảm qua miêu tả, hai câu cuối biểu cảm trực tiếp.
- Ý nghĩa văn bản: Bài thơ thể hiện một đặc điểm nổi bật của thơ Hồ Chí Minh: Sự gắn bó hịa hợp giữa thiên nhiên và
con người.
14. Rằm tháng giêng (Hồ Chí Minh)

- Thể thơ: Lục bát
- Nghệ thuật:
+ Thể thơ thất ngơn tứ tuyệt.
+ Hình ảnh thơ lung linh, kì ảo.
+ Sử dụng phép so sánh, điệp từ.
+ Từ ngữ gợi hình, biểu cảm.
- Ý nghĩa văn bản: Bài thơ toát lên vẻ đẹp tâm hồn nhà thơ – chiến sĩ Hồ Chí Minh trước vẻ đẹp của thiên nhiên Viêt Bắc
ở giai đoan đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
15. Tiếng gà trưa (Xuân Quỳnh)
- Thể thơ: thơ 5 chữ (ngũ ngôn)
* Nghệ thuật:
+ Sử dụng hiệu quả điệp ngữ có tác dụng nối mạch cảm xúc, gợi nhắc kỉ niệm lần lượt hiện về.
+ Viết theo thể thơ 5 tiếng phù hợp với việc vừa kể chuyện vừa bộc lộ tâm tình
* Ý nghĩa văn bản: Những kỉ niệm về người bà tràn ngập yêu thương làm cho người chiến sĩ luôn vững bước trên đường
ra trận.
16. Một thứ quà của lúa non: Cốm (Thạch Lam)
- Thể loại: Tuỳ bút
* Nghệ thuật:
+ Lời văn trang trọng, tinh tế, đầy cảm xúc, giàu chất thơ
+ Chọn lọc chi tiết gợi nhiều liên tưởng, kỉ niệm
+ Sáng tạo trong lời văn xen kể và tả chậm rãi, ngẫm nghĩ mang nặng tính chất tâm tình, nhắc nhở nhẹ nhàng
* Ý nghĩa văn bản: Bài văn là sự thể hiện thành công những cảm giác lắng đọng, tinh tế mà sâu sắc của Thạch Lam về
văn hóa và văn hóa và lối sống của người Hà Nội.
17. Mùa xuân của tôi (Vũ Bằng)
- Thể loại: Tuỳ bút
* Nghệ thuật:
+ Lựa chọn từ ngữ, câu văn linh hoạt, biểu cảm, giàu hình ảnh.
+ Có nhiều so sánh, liên tưởng phong phú, độc đáo, giàu chất thơ.
* Ý nghĩa văn bản:
+ Văn bản đem đến cho người đọc cảm nhận về vẻ đẹp của mùa xuân trên quê hương miền Bắc hiện lên trong nỗi nhớ của

người con xa quê.
+ Văn bản thể hiện sự gắn bó máu thịt giữa con người với quê hương, xứ sở - một biểu hiện cụ thể của tình yêu quê
hương đất nước.
A.TIẾNG VIỆT
1. Từ ghép
- Có 2 loại từ ghép: từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập


- Từ ghép chính phụ: có tiếng chính và tiếng phụ bổ sung nghĩa cho tiếng chính. Tiếng chính đứng trước và tiếng phụ
đứng sau.
VD: bà ngoại, thơm phức, cao kều…
- Từ ghép đẳng lập: khơng phân ra tiếng chính, tiếng phụ (các tiếng bình đẳng về mặt ngữ pháp)
VD: quần áo, bàn ghế, trầm bổng…
- Nghĩa của từ ghép:
+ Từ ghép chính phụ có tính chất phân nghĩa. Nghĩa của từ ghép chính phụ hẹp hơn nghĩa tiếng chính.
+ Từ ghép đẳng lập có tính chất hợp nghĩa. Nghĩa của từ ghép đẳng lập khái quát hơn nghĩa các tiếng tạo ra nó.
2. Từ láy
- Có 2 loại từ láy: từ láy toàn bộ và từ láy bộ phận
- Láy toàn bộ: các tiếng lặp lại nhau hoàn toàn, nhưng cũng có 1 số trường hợp tiếng đứng trước biến đổi thanh điệu hoặc
phụ âm cuối (để tạo sự hài hòa về mặt âm thanh).
VD: xanh xanh, sạch sành sanh, xôm xốp, đèm đẹp, xinh xinh…
- Láy bộ phận: giữa các tiếng có sự giống nhau về phần vần hoặc phụ âm đầu.
VD: lung linh, róc rách, xù xì, xấu xí…
3. Đại từ
- Đại từ: Đại từ dùng để trỏ người, sự vật, hoạt động, tính chất, … được nói đến trong một ngữ cảnh nhất định của lời nói
hoặc dùng để hỏi.
VD: ai, bao nhiêu, tơi, ta, tớ, chúng tôi, chúng ta…
- Đại từ giữ những chức vụ trong câu: Đại từ có thể đảm nhiệm các vai trò ngữ pháp như: chủ ngữ, vị ngữ trong câu hay
phụ ngữ của danh từ, động từ, tính từ.
- Có 2 loại đại từ: Đại từ để trỏ và đại từ dùng để hỏi.

4. Yếu tố Hán Việt, từ Hán Việt
- Yếu tố Hán Việt: Tiếng để cấu tạo nên từ Hán Việt gọi là yếu tố Hán Việt.
- Từ ghép Hán Việt có 2 loại: Từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập.
VD: phụ nữ, nhi đồng, tử thi, từ trần, hi sinh…
- Trong nhiều trường hợp, người ta sử dụng từ Hán Việt để:
+ Tạo sắc thái trang trọng, thái độ tơn kính;
+ Tạo sắc thái tao nhã, lịch sự, tránh gây cảm giác ghê sợ, thô tục;
+ Tạo sắc thái cổ phù hợp với bầu không khí xã hội xa xưa.
- Khi nói hoặc viết, khơng nên lạm dụng từ Hán Việt, làm cho lời ăn tiếng nói thiếu tự nhiên, thiếu trong sáng, khơng phù
hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
5. Quan hệ từ
- Dùng để biểu thị các ý nghĩa quan hệ như: so sánh, sỡ hữu, nhân quả, tương phản …. giữa các bộ phận của câu hay giữa
câu với câu trong đoạn văn.
VD : Vì trời mưa nên đường trơn.
Tuy trời mưa nhưng tôi vẫn đi học đầy đủ.
Tôi và An học chung một lớp.
Tơi với Bình thường đi học cùng nhau.
- Các lỗi thường gặp về quan hệ từ: Thiếu quan hệ từ ; Dùng quan hệ từ khơng thích hợp về nghĩa; Thừa quan hệ từ;
Dùng quan hệ từ mà không có tác dụng liên kết.
6. Từ đồng nghĩa
- Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc vào nhiều nhóm
từ đồng nghĩa khác nhau.
VD: Miền Bắc gọi là quả mơ còn miền Nam gọi là trái mơ.
VD: hi sinh - bỏ mạng; trẻ em – nhi đồng…
- Có hai loại:
+ Từ đồng nghĩa hồn tồn (khơng phân biệt về sắc thái nghĩa): Nghĩa giống nhau, có thể thay thế cho nhau.
+ Từ đồng nghĩa khơng hồn tồn (có sắc thái nghĩa khác nhau): Nghĩa giống nhau, sắc thái ý nghĩa khác nhau
- Cách sử dụng từ đồng nghĩa:
+ Không phải bao giờ các từ đồng nghĩa cũng thay thế cho nhau.
+ Khi nói, khi viết cần cân nhắc để chọn trong số các từ đồng nghĩa những từ thể hiện đúng thực tế khách quan và sắc thái

biểu cảm.
VD: chết, bỏ mạng, hi sinh, mất, từ trần, đi -> cùng có nghĩa là chết nhưng khơng thể thay thế cho nhau được.
7. Từ trái nghĩa
- Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau. Một từ nhiểu nghĩa có thể thuộc vào nhiều nhóm từ trái nghĩa khác
nhau.
VD: già - trẻ; lớn – bé; cao - thấp; gầy – béo…
- Từ trái nghĩa được sử dụng trong thể đối, tạo các hình tượng tương phản, gây ấn tượng mạnh, làm cho lời nói thêm sinh
động.
8. Từ đồng âm
- Từ đồng âm: là những từ có âm giống nhau nhưng nghĩa hồn tồn khác xa nhau, khơng liên quan gì với nhau.


VD: Con ruồi đậu vào mâm xôi đậu.
Mùa thu, nhà tôi thu hoạch nông sản.
- Trong giao tiếp phải chú ý đầy đủ đến ngữ cảnh để tránh hiểu sai nghĩa của từ hoặc dùng từ với nghĩa nước đôi do hiện
tượng đồng âm.
9. Thành ngữ
- Thành ngữ là loại cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh.
VD: tham sống sợ chết, năm châu bốn biển, ruột để ngồi da, mẹ góa con cơi
- Nghĩa của thành ngữ có thể bắt nguồn trực tiếp từ nghĩa đen của các từ tạo nên nó nhưng thường thông qua một số phép
chuyển nghĩa như ẩn dụ, so sánh…
- Chức vụ của thành ngữ: Làm chủ ngữ, vị ngữ trong câu hay làm phụ ngữ trong cụm danh từ.
- Thành ngữ ngắn gọn, hàm súc, có tính hình tượng và tính biểu cảm cao.
10. Điệp ngữ:
- Khi nói hoặc viết người ta có thể dùng biện pháp lặp đi lặp lại từ ngữ (hoặc cả một câu) để làm nổi bật ý, gây cảm xúc
mạnh. Cách lặp lại như vậy gọi là phép điệp ngữ; từ ngữ được lặp lại gọi là điệp ngữ.
VD1: Nghe xao động tuổi thơ
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ
-> Tác dụng: tác động liên tiếp vào tâm hồn nhà thơ. Tiếng gà trưa làm xao động không gian và cũng làm xao động cả

lòng người chiến sĩ đánh thức kỷ niệm gọi về tuổi thơ.
VD2: Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lịng u tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc
Bà ơi cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ.
-> Tác dụng: Vì-> Nhấn mạnh nguyên nhân chiến đấu của người chiến sĩ. khẳng định rõ niềm tin và mục đích chiến
đấu cao đẹp của người chiến sỹ.
- Điệp ngữ có nhiều dạng: điệp ngữ cách quãng, điệp ngữ nối tiếp, điệp ngữ chuyển tiếp (điệp ngữ vòng)
11. Chơi chữ
- Chơi chữ là lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước… làm cho câu văn hấp dẫn và
thú vị.
- Các lối chơi chữ thường gặp là:
+ Dùng từ ngữ đồng âm
+ Dùng lối nói trại âm (gần âm)
+ Dùng cách điệp âm
+ Dùng lối nói lái
+ Dùng từ ngữ trái nghĩa, đồng nghĩa, gần nghĩa.
- Chơi chữ được sử dụng trong cuộc sống thường ngày, trong văn thơ, đặc biệt là trong văn trào phúng, trong câu đối, câu
đố.
VD: “Ranh tướng” Na Va tiếng tăm nồng nặc Đông Dương. -> Giễu cợt Na-va.
C. TẬP LÀM VĂN(Dàn bài )
1. Đề 1: Đề : Cảm nghĩ về thầy (cô) giáo mà em yêu quý.
a. Mở bài
- Tình cảm của em với tất cả thầy cô giáo như thế nào ?
- Trong số những thầy cơ đó, em u q nhất là ai? Lí do.
b. Thân bài
- Nêu đặc điểm về ngoại hình (Kết hợp kể, tả, biểu cảm và các phương pháp so sánh, liên tưởng, tưởng tượng….):
Tuổi, dáng người, khn mặt, đơi mắt, nụ cười, giọng nói, cách ăn mặt, nước da….

- Biểu cảm về tính tình, thái độ, sở thích, cơng việc
- Thầy cơ gắn bó với em trong cuộc sống như thế nào?(trong học tập, sinh hoạt, khi vui, khi buồn, ...)
- Kỉ niệm giữa em và cơ => đây là phần quan trọng nhất, em có thể sáng tạo ra nhiều câu chuyện như: Học yếu, thiếu
tự tin, mặc cảm sau đó được cơ động viên, tạo điều kiện…; gia đình có chuyện buồn, khơng thiết tha học, học tập sa sút,
chán nản… cô biết chuyện, động viên, kể câu chuyện về tấm gương, mua tặng đồ, thường ghé nhà thăm hỏi, khích lệ…;
mới chuyển trường, xa lạ, khơng có bạn bè, tự ti… cơ giúp đỡ vượt qua khó khăn…)
- Biểu cảm trực tiếp:
+ Tình cảm, cảm nhận, suy nghĩ của em về thầy cô.
+ Tình cảm của thầy cơ dành cho em như thế nào?
- Em sẽ làm những gì để thể hiện tình u của mình với thầy cơ?
- Thử tưởng tượng nếu một ngày nào đó mà khơng gặp được thầy cơ thì em sẽ có thái độ và suy nghĩ gì?
c. Kết bài
- Tình cảm của em với thầy cơ trong hiện tại và mong ước gì cho thầy cơ trong tương lai.
- Những việc làm, hành động mà em có thể làm để đền đáp công ơn (noi gương) thầy cô.


2. Đề 2: Lồi cây em u
a. Mở bài
- Tình cảm của em với các loài cây như thế nào?
- Em u thích nhất lồi cây nào trong số đó? Vì sao?
b. Thân bài
- Tả những nét nổi bật của lồi cây đó khiến em ấn tượng và u thích: thân, cành, lá, hoa, quả...
- Tình cảm, cảm xúc của em đối với lồi cây đó thay đổi như thế nào theo thời gian?
+ Ban đầu khi nhìn thấy lồi cây đó em có suy nghĩ, tình cảm gì?
+ Trải qua năm tháng, thời gian tình cảm của em có thay đổi khơng? Em có thấy gắn bó và coi cây đó như một người
bạn khơng?
- Em đã có những kỉ niệm nào đáng nhớ với loài cây ấy chưa? Đó là kỉ niệm gì?
- Em đã làm những gì để thể hiện tình u của mình đối với lồi cây ấy? Thử tưởng tượng nếu một ngày khơng cịn lồi
cây ấy thì em sẽ có thái độ và suy nghĩ gì?
c. Kết bài: Tình cảm của em đối với cây trong quá khứ, hiện tại và cả tương lai

3. Đề 3: Cảm nghĩ về người thân của em (ông, bà, bố, mẹ, anh, chị...)
a. Mở bài
- Tình cảm của em với những người thân như thế nào?
- Trong số những người thân đó, em u q nhất là ai? Lí do.
b. Thân bài
- Những đặc điểm ngoại hình và tính nết nào ở người đó khiến em ấn tượng và có nhiều cảm xúc? Cảm xúc đó như thế
nào? (Nêu ngoại hình, tính cách, việc làm, hành động, lời nói, cử chỉ).
- Người đó gắn bó với em trong cuộc sống như thế nào?(trong học tập, sinh hoạt, khi vui, khi buồn...)
- Kỉ niệm nào với người đó khiến em nhớ nhất và có cảm xúc nhiều nhất?
- Tình cảm của người đó dành cho em như thế nào và tình cảm của em dành cho người đó như thế nào?
- Em đã làm những gì để thể hiện tình yêu của mình với người ấy? Thử tưởng tượng nếu một ngày người ấy khơng cịn
thì em sẽ có thái độ và suy nghĩ gì?
c. Kết bài
- Tình cảm của em với người đó trong hiện tại và mong ước gì cho người đó trong tương lai.
- Những việc làm, hành động mà em có thể làm để đền đáp công ơn/ noi gương người thân.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×