Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

GVDG HUYEN 1819

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.63 KB, 8 trang )

MỤC LỤC

Nội dung

Trang

MỤC LỤC........................................................................................
BÁO CÁO SÁNG KIẾN..................................................................
I. TÊN TÁC GIẢ..............................................................................
II. LĨNH VỰC ÁP DỤNG……………………………...................
III.THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN ..................

1. Thực trạng ban đầu.......................................................................
2.

Giải

pháp

đã

sử

dụng ..................................................................
IV. BẢN CHẤT CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM....................
1. Tính mới, tính sáng tạo…………….............................................
1.1. Tính mới.................................................................... ...............
1.2. Tính sáng tạo ............................................................................
2. Khả năng áp dụng sáng kiến.........................................................
3. Hiệu quả ......................................................................................
4. Thời gian trước và sau khi áp dụng sáng kiến.............................


V. KẾT LUẬN.................................................................................

1
2
2
2
2
2
3
3
3
3
4
6
6
7
7


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
BÁO CÁO SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
“ Ứng dụng công nghệ thông tin vào phương pháp trực quan
trong chương trình dạy- học mĩ thuật ở trường tiểu học hiện nay”
I. TÁC GIẢ

Họ và tên: ĐỒN TRUNG THƠNG
Ngày tháng năm sinh: 10/10/1977
Chức vụ: Giáo viên

Đơn vị: Trường Tiểu học Tổng Cọt, Hà Quảng, Cao Bằng.
II. LĨNH VỰC ÁP DỤNG

- Sáng kiến áp dụng trong lĩnh vực giảng dạy môn Mĩ thuật Trường Tiểu
học Tổng Cọt, Hà Quảng, Cao Bằng.
III. THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN

1. Thực trạng ban đầu
Môn mỹ thuật là một môn học bắt buộc trong trường phổ thông bậc tiểu
học và dạy học mỹ thuật là giáo dục thẩm mỹ cho các em học sinh thông qua
những cái đẹp trong sinh hoạt hàng ngày bằng nhiều phương pháp truyền tải
kiến thức đến học sinh. Hiện nay ở các trường tiểu học nói chung, việc dạy học
mơn mỹ thuật cịn nhiều hạn chế như:
- Trường tiểu học Tổng Cọt thuộc xã vùng cao, điều kiện kinh tế, xã hội
cịn có nhiều khó khăn, có nhiều điểm trường lẻ, học sinh ít có điều kiện được
tiếp xúc với các tác phẩm, các loại hình nghệ thuật, khả năng cảm thụ và nhận
xét cái đẹp trong tác phẩm mỹ thuật ở học sinh còn rất hạn chế. HS nhút nhát,
chưa mạnh dạn trước tập thể, tâm lý học sinh thích được thực hành (vẽ) hơn là
phải ngồi suy nghĩ, tìm hiểu hoặc nghe giáo viên giảng giải phân tích cái đẹp
trong các tác phẩm mỹ thuật một cách trừu tượng.
- Vốn kiến thức của giáo viên hiểu biết về mỹ thuật, khả năng cảm thụ cái
đẹp, phân tích cái đẹp trong các tác phẩm mỹ thuật còn nhiều hạn chế. Năng lực
giảng dạy không đồng đều, kỹ năng sử dụng các phương pháp, kỹ thuật dạy học
mới, sử dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy chưa theo kịp xu thế giáo dục
hiện nay.
- Đồ dùng, thiết bị dạy - học (các loại tranh, ảnh, điêu khắc, phù điêu, vật
mẫu...), trong bộ đồ dùng dạy học hiện có chưa đáp ứng đối với tất cả các môn


học, một số thiết bị, đồ dùng xuống cấp theo thời gian. Giáo viên thiếu đồ dùng

trực quan minh họa cho tiết dạy. Một số tiết dạy, giáo viên phải đi thuê in phóng
tranh hoặc vẽ đồ dùng phục vụ cho tiết dạy, gây khơng ít tốn kém, mất nhiều
thời gian. Song khi sử dụng thiếu sinh động, thiếu phong phú cho học sinh, vì
vậy, chưa phát huy hết được tính tích cực của học sinh trong học tập, nhất là
trong thời kỳ bùng nổ công nghệ thông tin việc truy cập thơng tin hình ảnh sinh
động và phong phú luôn lôi cuốn người xem.
Với kết quả học sinh học tập thiếu tích cực theo chương trình cũ. Người
giáo viên cần phải luôn cố gắng, nỗ lực khắc phục bằng nhiều giải pháp.
2. Giải pháp đã sử dụng
Do cách sử dụng những đồ dùng trực quan chưa đáp ứng nên hiệu quả qua
các tiết dạy chưa cao.
- Giáo viên đã phải tự đi sưu tầm các đồ dùng và phóng to các tranh,
tượng, tuyên truyền, giáo dục các em tự chuẩn bị một số đồ dùng phục vụ cho
tiết dạy phù hợp, làm mất nhiều thời gian cho nghiên cứu nội dung bài giảng
trước khi lên lớp.
- Tham mưu, đề xuất với nhà trường, phụ huynh học sinh đóng góp kinh
phí mua thêm các thiết bị, đồ dùng thiết yếu nhất. Nếu sử dụng đồ dùng minh
họa nghèo nàn như vậy, cho dù bài giảng lý thuyết của giáo viên hay đến mấy
cũng không thể tạo ra sự lôi cuốn, hấp dẫn làm cho giờ học sinh động, hiệu quả.
Vì vậy tôi đã viết lên sáng kiến “Ứng dụng công nghệ thông tin vào phương
pháp trực quan trong giảng dạy mỹ thuật ở trường tiểu học”.
IV. Bản chất của sáng kiến
1. Tính mới, tính sáng tạo
1.1. Tính mới
Ứng dụng cơng nghệ thông tin vào phương pháp trực quan là một trong
những nội dung cơ bản nhất của quá trình dạy - học mỹ thuật bởi mỹ thuật chính
là nghệ thuật của thị giác. Trực quan là phương pháp tổ chức dạy học nhằm kích
thích cho học sinh có thể sử dụng nhiều giác quan nhất vào quá trình học tập,
đặc biệt là giác quan thị giác học sinh sẽ phát huy được tính tích cực, tính độc
lập sáng tạo, độc lập tư duy. Việc giảng dạy môn mĩ thuật ở trường tiểu học

cũng như những môn học khác, đồ dùng trực quan đóng một vai trị quan trọng
trong giờ giảng. Bởi vì đồ dùng trực quan khi sử dụng có hiệu quả trong tiết dạy
sẽ giúp học sinh tìm hiểu, so sánh, nhận xét phán đoán và ghi nhận sự vật dễ
dàng nhận biết sự vật qua con mắt quan sát bằng nét vẽ hình vẽ, màu sắc một
cách nhanh chóng nhớ sự vật lâu hơn.


Trong dạy mỹ thuật hiện nay bao gồm nhiều chủ đề, mỗi chủ đề đều có
các quy trình tổ chức khác nhau. Tuy vậy dù dạy chủ đề nào giáo viên cũng cần
tạo hứng thú cho học sinh vào bài và cung cấp kiến thức một cách dễ hiểu nhất
để học sinh nắm được kiến thức, kỹ thuật trước khi thực hành. Ứng dụng công
nghệ vào phương pháp trực quan kết hợp với các phương pháp vấn đáp, gợi mở,
phân tích, định hướng... sẽ kích thích học sinh hứng thú ngay từ khi bước vào
tiết học, qua trực quan hình ảnh to, rõ ràng, học sinh sẽ được tìm hiểu, so sánh,
nhận xét phán đoán và ghi nhận sự vật dễ dàng, nhận biết sự vật qua con mắt
quan sát bằng nét vẽ, hình vẽ, bố cục, màu sắc... một cách nhanh chóng và nhớ
sự vật lâu hơn. Đây là phương pháp hiệu quả nhất trong giảng dạy mỹ thuật.
Ứng dụng công nghệ thông tin vào phương pháp này cũng được coi là tối
ưu, phù hợp nhất đối với lứa tuổi tiểu học bởi tính đơn giản, hiệu quả cũng như
sự phù hợp về độ tuổi của người học. Ở nhóm tuổi này, các em học sinh chưa
hình thành tư duy trừu tượng mà thay vào đó là tư duy trực quan. Bằng phương
pháp dạy trực quan, người học sẽ tham gia vào quá trình học một cách tự
nguyện, hứng thú và đạt kết quả cao hơn. Bằng phương pháp học trực quan,
người học sẽ nhớ chính xác hơn, hiểu sâu hơn và vận dụng kiến thức linh hoạt
hơn. Vận dụng phương pháp trực quan trong dạy học mỹ thuật chính là nhằm
đến tinh thần ‘học mà chơi, chơi mà học’ trong giáo dục tiểu học.
1.2. Tính sáng tạo
Ứng dụng công nghệ trong phương pháp trực quan, người giáo viên sẽ dễ
dàng sưu tầm tài liệu, đồ dùng dạy học phù hợp cho từng kiểu bài dạy. Bởi các loại
tranh, ảnh, diêu khắc, phù điêu ... rất sẵn có trên mạng internet, giáo viên chỉ cần gõ

tìm loại đồ dùng cần cho bài giảng, Dowload về máy tính và trình chiếu trên màn
hình lớn để hướng dẫn, phân tích cho học sinh. Sử dụng đồ dùng dạy học từ nguồn
internet sẽ rất phong phú, sinh động.
Không những đồ dùng dạy học môn mỹ thuật mà các môn học khác đều phù
hợp. Tuy nhiên, điểm đáng lưu ý là giáo viên phải hiểu rõ từng chủ đề, mục đích của
từng dạng bài để sử dụng đồ dùng phù hợp, khuyến khích các em gìn giữ, phát huy
các bản sắc văn hóa của địa phương qua từng chủ đề cụ thể. Đối với học sinh tiểu
học, ứng dụng công nghệ để minh họa cho giờ dạy càng đặc biệt quan trọng vì
nó giúp các em quan sát sự vật, hiện tượng một cách trực quan, giúp học sinh
nhận thức sâu hơn nội dung bài học, hình thành tốt kỹ năng. Tạo sự lơi cuốn,
thích thú cho học sinh trong q trình học tập. Vì những lý do trên, đối với
những người thầy dạy mỹ thuật, Ứng dụng công nghệ thông tin vào phương
pháp trực quan luôn là lựa chọn hàng đầu trong q trình dạy – học mỹ thuật.
Ví dụ 1: dạy chủ đề 13 của lớp 5 xem tranh Bác Hồ đi công tác


Có 4 hoạt động chính:
HĐ1: Tìm hiểu
HĐ2: Cách thực hiện
HĐ3: Thực hành trải nghiệm, liên kết với tác phẩm
HĐ4: Trưng bày, giới thiệu sản phẩm kể chuyện về Bác Hồ.
Hoạt động 1: 1.1: Tìm hiểu vài nét về họa sĩ Nguyễn Thụ (Tác giả bức
tranh). Giáo viên Ứng dụng công nghệ thơng tin để trình chiếu về chân dung tác
giả và một số nét cơ bản về tiểu sử, sự nghiệp và phong cách sáng tác của họa sĩ
để học sinh quan sát nhanh.
1.2: Xem tranh “ Bác Hồ đi cơng tác”
Giáo viên chiếu hình lớn trên màn hình tranh gốc, cỡ lớn để học sinh được
quan sát, cảm nhận, nhận xét về nội dung, hình ảnh, màu sắc, chất liệu của bức
tranh... Qua hình ảnh cụ thể, to, rõ, sinh động, giáo viên sẽ rất dễ dàng dẫn dắt
đưa các em tìm hiểu, kết hợp đưa ra các câu hỏi gợi ý phù hợp để học sinh vừa

được cảm nhận tranh, vừa được tự đưa ra những nhận định riêng của mình. Từ
kênh hình sinh động, rõ ràng, học sinh sẽ rất say mê, hứng thú tiếp cận bài học,
làm cho giờ học sôi nổi, học sinh tự nguyện, tích cực tham gia xây dựng ý kiến.
Qua đó các em đã tự chủ động chiếm lĩnh được tri thức và bổ sung kiến thức cho
nhau để hoàn thiện nội dung, mục tiêu bài giảng.
Từ hoạt động trên, học sinh đã nắm được nội dung, hình ảnh, màu sắc và
chất liệu của bức tranh. Giáo viên dẫn dắt sang hoạt động 2 cách thực hiện, từ
đây học sinh đã hình thành cho mỗi cá nhân những ý tưởng cụ thể về cách làm
mô phỏng lại bức tranh bằng nhiều chất liệu như:
- Vẽ, xé hoặc nặn hình ảnh chính...;
- Hình ảnh phụ có thể kết hợp bằng các chất liệu khác như: dịng suối
bằng xé giấy, cây lau bằng lơng ngan, ngỗng, cây que từ vật tìm được... .
Ví dụ 2: Chủ đề 7 Lễ hội quê em lớp 3
Ở hoạt động 1; Hướng dẫn tìm hiểu. Việc ứng dụng cơng nghệ thơng tin
ở hoạt động này rất hữu ích và hiệu quả đó là: học sinh thấy được sự phong phú
của nội dung; cách thể hiện bố cục, màu sắc, quan trong hơn học sinh thấy được
sự đặc sắc văn hóa, lễ hội của từng vùng miền khác nhau như: lễ hội ở quê
hương Tổng Cọt, Cao Bằng có những hoạt động tung còn, hát sli,... những lễ hội
ở miền xi, Tây Ngun lại có những hoạt động như: đua thuyền, đua voi... .
Qua những hình ảnh trực quan, các em học sinh sẽ chủ động phát huy được tính
sáng tạo trong q trình thực hành, làm cho sản phẩm các em phong phú, đa
dạng, mở rộng, hình thành kiến thức để các em học tốt hơn các môn học khác.


Ứng dụng công nghệ thông tin vào trực quan trong dạy học mỹ thuật cịn
mang lại những hiệu quả tích cực như: học sinh được tiếp cận với nhiều tác
phẩm, cơng trình của các họa sĩ, nghệ nhân, học sinh từ các vùng miền qua từng
thời kỳ; Liên tục cập nhật được những kiến thức mới, đáp ứng nhu cầu của
người học trong đổi mới giáo dục hiện nay.
2. Khả năng áp dụng sáng kiến

Để áp dụng được Ứng dụng cơng nghệ thơng tin vào phương pháp trực
quan có hiệu quả, sẽ cần những điều kiện cần thiết như sau:
- Hệ thống cơ sở vật chất
+ Phòng học chức năng đảm bảo các yêu cầu phục phụ công tác dạy, học.
Những vật dụng cơ bản như máy tính, đường truyền Internet, hệ thống máy
chiếu, máy vi tính hoặc các thiết bị phát được hình … và các thiết bị hỗ trợ khác
để việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục mang lại hiệu quả thiết
thực.
- Kiến thức về cơng nghệ thơng tin
+ Giáo viên phải có kiến thức cơ bản về sử dụng các phương tiện công
nghệ thông tin hỗ trợ đó.
- Kỹ năng sử dụng cơng nghệ
+ Phải biết sưu tầm tranh, ảnh, các cơng trình mĩ thuật có chọn lọc những
đồ dùng cần thiết, phù hợp với từng tiết, từng chủ đề, biết cắt ghép, căn chỉnh
và đưa những đồ dùng đó lên vào từng hoạt động dạy – học một cách hợp lý,
hiệu quả.
3. Hiệu quả
- Ứng dụng công nghệ thông tin vào phương pháp trực quan rất tiện ích
mang lại hiệu quả cao trong dạy học mỹ thuật nhờ có nhiều khả năng:
+ Khả năng trực quan
+ Khả năng kết nối, cắt, dán, phân chia, lồng ghép
+ Khả năng trắc nghiệm
+ Khả năng so sánh mở rộng nhận biết từ kênh hình.
+ Khả năng làm thay những vấn đề mà đồ dùng dạy học đơn thuần khơng
làm được.
- Học sinh được trực quan hình ảnh lớn, mới, gần gũi nội dung bài học,
làm cho môn học trở nên sinh động, hấp dẫn hơn, khiến học sinh tập trung, hứng
thú học tập. Học sinh được chủ động, sáng tạo, tìm tịi và thu nhận kiến thức



rộng hơn. Qua các hình ảnh trực quan, giáo viên sẽ kết hợp thực hiện tốt các
phương pháp dạy học trong quá trình lên lớp.
- Đối với giáo viên việc ứng dụng công nghệ thông tin vào phương pháp
trực quan cịn có nhiều ưu điểm và thuận lợi:
+ Tư liệu phong phú, sinh động.
+ Trình bày bài giảng có hệ thống, kênh chữ, kênh hình rõ ràng, đẹp, gây
được chú ý tập trung của học sinh.
+ Hình ảnh dễ bổ sung, dễ trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp.
+ Rút ngắn thời gian, khơng gian trình bày trên bảng để tập trung cho các
hoạt động khác.
+ Có điều kiện áp dụng nhiều phương pháp mới trong dạy học.
+ Chủ động, sáng tạo, tìm tịi và thu nhận kiến thức, được mở rộng.
- Giáo viên không mất nhiều thời gian để làm tự làm đồ dùng, không mất
không gian để bảo quản, lưu trữ và đảm bảo đồ dùng luôn mới và sinh động.
4. Thời gian áp dụng sáng kiến
- Thời gian trước khi áp dụng sáng kiến: năm học 2016- 2017
- Thời gian sau khi áp dụng sáng kiến: năm học: 2017- 2018, 2018- 2019
và về các năm học tiếp theo.
V. KẾT LUẬN
Ứng dụng công nghệ thông tin vào phương phát trực quan khơng những
thu được kết quả tích cực trong dạy học môn mỹ thuật, mà các phân môn, bộ
môn, ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục mang đến thật nhiều những
nội dung, đồ dùng minh họa sinh động, hấp dẫn cho các em học sinh ở tất cả
trong các trường học có thể áp dụng
Chính vì vậy tôi đã chọn ứng dụng công nghệ thông tin vào phương pháp
trực quan trong dạy - học mỹ thuật bao gồm minh họa, thiết kế giáo cụ. Để
phương pháp này được áp dụng hiệu quả, người dạy cần linh hoạt, mềm dẻo,
sáng tạo, đổi mới trong suốt chương trình. Tạo cho người học có khơng gian học
tập nhẹ nhàng, sinh động, gần gũi và tham gia vào các hoạt động học chủ động,
sáng tạo, tích cực và đạt hiệu quả cao nhất.

Trong giáo dục nói chung và dạy học mỹ thuật nói riêng có nhiều điểm
đặc thù phù hợp với phương pháp trực quan. Việc ứng dụng công nghệ thơng tin
vào phương pháp trực quan trong dạy học nói chung và dạy mỹ thuật nói riêng
hiện nay là thật cần thiết và phù hợp với xu thế giáo dục đổi mới hiện nay. Bởi
thông qua trực quan bằng những tranh ảnh, cơng trình mỹ thuật mới lạ, sinh


động sẽ tạo cho học sinh tiếp xúc và làm quen với các tác phẩm nghệ thuật để
cảm nhận cái đẹp. Ngoài ra các em được rèn luyện khả năng quan sát. Kỹ năng
đó giúp học sinh có con mắt quan sát một cách chính xác hiện thực khách quan
để có thể tái hiện một cách sinh động các bài tập thực hành của các em. Điều
này rất cần thiết và quan trọng đối với người học vẽ.
Để đạt được điều này rất cần sự đóng góp của nhiều phương diện. Kính
mong sự đồng thuận, góp ý xây dựng và tạo điều kiện tốt nhất từ các cấp quản lí,
Ban giám hiệu nhà trường, tổ chuyên môn cùng các đồng nghiệp để bản sáng
kiến này hoàn thiện hơn và đi vào thực hiện có hiệu quả cao. Tơi xin chân thành
cám ơn.
XÁC NHẬN HĐSK TRƯỜNG
HIỆU TRƯỞNG

Hoàng Văn Tâm

Tổng Cọt, ngày 2 tháng 10 năm 2018
NGƯỜI BÁO CÁO

Đồn Trung Thơng




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×