Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

BÀI TẬP DÀNH CHO HỌC SINH ĐỘI TUYỂN BỒI DƯỠNG HSG MÔN SINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (162.02 KB, 24 trang )

BÀI TẬP DÀNH CHO HỌC SINH ĐỘI TUYỂN BỒI DƯỠNG HSG MƠN SINH
(Trong thời gian Hs nghỉ học phịng dịch Covid -19)
ĐỀ 1
Câu 1: (1.25 điểm)
Vì sao Menđen lại cho rằng hai cặp tính trạng màu sắc và hình dạng hạt ở đậu Hà
Lan trong thí nghiệm của mình di truyền độc lập nhau ?
Câu 2: (1,25 điểm)
a. Dưới đây là hình vẽ minh họa các tế bào của một lồi động vật có bộ NST 2n =
4, ở các giai đoạn khác nhau của quá trình phân bào. Hãy cho biết, các tế bào 1, 2, 3 đang
ở kì nào, thuộc kiểu phân bào gì ?

Hình 1

Hình 2

Hình 3

b. Nêu các sự kiện xảy ra trong giảm phân, là cơ sở tạo ra các loại giao tử khác
nhau về tổ hợp gen ? Các sự kiện đó xảy ra vào kỳ nào ?
Câu 3: (1.25 điểm)
a. Tính đặc trưng bộ NST của mỗi loài sinh vật được thể hiện như thế nào?
b. Số lượng NST trong bộ lưỡng bội ở các lồi sinh vật khác nhau có phản ánh
mức độ tiến hố của chúng hay khơng ? Cho ví dụ chứng minh.
Câu 4: (1.25 điểm)
a. Trình bày cơ chế tự nhân đôi ADN.


b. Những nguyên tắc nào trong cơ chế tự nhân đôi của ADN đã đảm bảo cho p hân
tử ADN con có trình tự nuclêơ tit giống phân tử ADN mẹ ?
Câu 5: (1.25 điểm)
a. Biến dị tổ hợp là gì ? Cho ví dụ minh họa.


b. Vì sao hoa ở các cây trồng bằng cách gieo hạt thường cho nhiều biến dị về màu
sắc hơn so với hoa của các cây trồng bằng cách giâm, chiết, ghép ?
Câu 6: (1.25 điểm)
Làm thế nào để nhận biết được bệnh nhân Đao và bệnh nhân Tớcnơ ?
Câu 7: (1.25 điểm)
a. Nếu cho các con lợn trong cùng một đàn giao phối với nhau qua nhiều thế hệ thì tỉ
lệ các kiểu gen ở những thế hệ sau sẽ thay đổi như thế nào và có thể dẫn đến tác hại gì ?
b. Tại sao người ta vẫn tiến hành tạo các giống lợn bằng cách này ?
Câu 8: (1,25 điểm)
Ở thực vật, có 2 phép lai giữa các cá thể dị hợp tử về 2 cặp gen (ký hiệu 2 cặp gen
là A,a và B, b), mỗi cặp gen quy định một cặp tính trạng, tính trạng trội là trội hồn toàn.
- Phép lai 1: Hai cặp gen nằm trên 2 cặp NST tương đồng khác nhau.
- Phép lai 2: Hai cặp gen cùng nằm trên một cặp NST tương đồng và di truyền liên
kết.
a. Xác định tỉ lệ phân li kiểu gen của 2 phép lai trên.
b. Viết các kiểu gen có cùng kiểu hình trội về cả 2 tính trạng ở mỗi phép lai trong tất

các
trường hợp?
c
--- Hết ---


ĐỀ 2

Câu 1: (1.25 điểm)
Thế nào là nhiễm sắc thể kép và cặp nhiễm sắc thể tương đồng ? Phân biệt sự khác
nhau giữa nhiễm sắc thể kép và cặp nhiễm sắc thể tương đồng.
Câu 2: (1,25 điểm)
a. Thế nào là di truyền liên kết? Điều kiện để xảy ra di truyền liên kết.

b. Hiện tượng di truyền liên kết đã bổ sung cho quy luật phân li độc lập của
Menđen như thế nào?
Câu 3: (1,25 điểm)
a. Nguyên tắc bổ sung được thể hiện như thế nào trong các cơ chế di truyền ?
b. Một đoạn mạch 1 của phân tử ADN có trình tự nucl êơtit như sau:
- A - X - A - T - A - X -T - X - G Hãy xác định trình tự nuclêôtit đoạn mạch 2 của phân tử ADN trên và đoạn
mARN tương ứng do đoạn ADN trên tổng hợp, biết rằng mạch 1 của phân tử ADN này
làm mạch khuôn.
Câu 4: (1,25 điểm)
a. Thường biến là gì ? Cho ví dụ.
b. Phân biệt thường biến với đột biến.
c. Làm thế nào để biết một biến dị nào đó là thường biến hay đột biến ?
Câu 5: (1,25 điểm)
a. Thế nào là lai phân tích ? Có nhất thiết phải dùng lai phân tích đối với mọi cơ
thể mang tính trạng trội hồn tồn khơng ? Giải thích.
b. Nêu ý nghĩa lí luận và thực tiễn của lai phân tích.
Câu 6: (1,25 điểm)
Bệnh máu khó đơng do một gen quy định. Bố và mẹ đều không bị bệnh, sinh một
con trai bị bệnh, một con gái bình thường. Người con gái lớn lên lấy chồ ng bình thường,
sinh 2 con trai bị bệnh, 2 con gái bình thường.
Hãy vẽ sơ đồ phả hệ của trường hợp trên và trả lời các câu hỏi sau:
- Bệnh máu khó đơng do gen trội hay gen lặn quy định ?
- Sự di truyền bệnh máu khó đơng có liên quan với giới tín h hay không ?


--- Hết ---


ĐỀ 3
ĐỀ 1

Câu 1: (1.25 điểm)
a. Một đoạn m ạch của gen có cấu trúc như sau :
Mạch 1: – A – T – G – X – T – X – G –
Mạch 2: – T – A – X – G – A – G – X –
Xác định trình tự các đơn phân của đoạn mạch ARN được tổng hợp từ mạch 2.
b. Một đoạn mạch ARN có trình tự các nuclêơtit như sau:
–A–U–G–X–U–U–G–A–X–
Xác định trình tự các nuclêôtit trong đoạn gen đã tổng hợp ra đoạn mạch ARN trên.
Câu 2: (1,25 điểm)
a. Cấu trúc điển hình của NST được biểu hiện rõ nhất ở kì nào của q trình phân
chia tế bào? Mơ tả cấu trúc đó.
b. Nêu vai trị của NST đối với sự di truyền các tính trạng.
Câu 3: (1.25 điểm)
a. Phân biệt cơ thể đa bội với cơ thể lưỡng bội.
b. Trình bày phương pháp nhận biết thể đa bội.
Câu 4: (1.25 điểm)
Có bảng thống kê sau :
Tuổi của các bà mẹ

Tỉ lệ (%) trẻ sơ sinh mắc bệnh Đao

20 - 24

0,02 - 0,04

25 - 29

0,04 - 0,08

30 - 34


0,11 - 0,13

35 - 39

0,33 - 0,42

40 và cao hơn

0,80 - 1,88

a. Hãy cho nhận xét và giải thích về các số liệu từ bảng trên.
b. Tại sao cần phải đấu tranh chống ô nhiễm mơi trường ? Giải thích.
Câu 5: (1.25 điểm)
a. Tại sao để tạo ưu thế la i thì bố mẹ phải thuần chủng ?
b. Tại sao trong chăn nuôi, trồng trọt luôn chú trọng ưu thế lai ?


c. Nêu các phương pháp tạo ưu thế lai.
Câu 6: (1.25 điểm)
Ở người, bệnh bạch tạng do một gen lặn a nằm trên NST thường quy định, gen trội
A quy định tính trạng bình thường.
a. Cặp vợ chồng thứ nhất đều bình thường nhưng đều mang gen gây bênh này.
Xác suất họ sinh đứa con đầu lòng bị bệnh bạch tạng là bao nhiêu ?
b. Cặp vợ chồng thứ hai, vợ bình thường nhưng mang gen gây bệnh này, chồng b ị
bệnh bạch tạng. Xác suất họ sinh đứa con đầu lòng bị bệnh bạch tạng là bao nhiêu?
( Lưu ý: chỉ biện luận để xác định kết quả, không sử dụng sơ đồ lai)
--- Hết ---



ĐỀ 4
Câu 1: (1.25 điểm)
a. Xét một gen có 2 alen trội lặn hoàn toàn, hãy phân biệt đặc điểm di truyền của
thể đồng hợp trội với thể dị hợp của gen này.
b. Nêu vai trò của thể đồng hợp lặn trong nghiên cứu di truyền và trong thực tiễn
sản xuất.
Câu 2: (1,25 điểm)
Hãy quan sát các thành phần trong tế bào của một lồi lưỡng bội có 2n = 4 đang
phân bào ở các hình 1, 2, 3, 4, 5 sau:

1

2

3

4
5
Mỗi hình trên tương ứng với kì nào của q trình phân bào nào? Giải thích.
Câu 3: (1.25 điểm)
Nêu bản chất mối quan hệ giữa gen và tính trạng qua sơ đồ :
Gen (một đoạn ADN) → mARN → prơtêin → tính trạng.
Câu 4: (1.25 điểm)
a. Đột biến số lượng NST là gì? Thế nào là thể dị bội?
b. Ở cà độc dược, bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 24. Xác định số lượng nhiễm
sắc thể trong tế bào sinh dưỡng của các thể đột biến sau:
1. Thể dị bội 2n – 1

2. Thể dị bội 2n + 1


3. Thể tam bội

4. Thể tứ bội

Câu 5: (1.25 điểm)
Có bao nhiêu nhiễm sắc thể và tâm động có trong một tế bào ở một loài sinh vật
lưỡng bội sinh sản hữu tính có số nhóm gen liên kết là 26 vào các giai đoạn sau đây của
quá trình phân bào:


a. Kỳ sau, kỳ cuối của nguyên phân từ một tế bào 2n có cả 2 NST của một cặp
NST tương đồng không phân ly.
b. Kỳ cuối I, kỳ sau II trong giảm phân từ một tế bào sinh dục đực 2n có một cặp
NST tương đồng khơng phân li ở lần phân bào I. Biết rằng phân bào II diễn ra bình
thường.
Câu 6: (1.25 điểm)
a. Xác định những bệnh, tật di truyền sau đây ở người thuộc dạng đột biến nào?
1. Bệnh câm điếc bẩm sinh.

2. Bệnh ung thư máu.

3. Bệnh Tớcnơ.

4. Tật xương chi ngắn, bàn chân có nhiều ngón.

b. Bệnh bạch tạng ở người do một gen nằm trên NST thườ ng quy định. Ở một gia
đình, bố và mẹ bình thường sinh được đứa con trai đầu lòng bị bệnh.
- Bệnh bạch tạng do gen trội hay lặn quy định?
- Tính xác suất để cặp vợ chồng này ở lần sinh thứ hai sinh đôi hai đứa con gái, đều
bình thường.

Câu 7: (1.25 điểm)
Một tế bào trong cơ thể có hàm lượng ADN trong nhân là 6.10 9 cặp nuclêơtit trải
qua một lần phân bào bình thường tạo ra hai tế bào mới đều có hàm lượng ADN trong
nhân là 6.109 cặp nuclêôtit.
Tế bào trên đã trải qua q trình phân bào nào ? Giải thích.
Câu 8: (1.25 điểm)
Từ hai dạng lúa có một cặp gen dị hợp với kiểu gen Aabb và aaBb, người ta muốn
tạo ra giống lúa có hai cặp gen dị hợp kiểu gen AaBb.
a. Hãy trình bày các bước để tạo ra giống lúa đó .
b. Trong thực tế sản xuất, người ta sử dụng các bước nói trên với mục đích gì?
c. Nếu đây là giống lúa có rất nhiều đặc điểm tốt, phương pháp nào có thể duy trì
được đặc điểm của giống lúa này?
--- Hết ---


ĐỀ 5
Câu 1: (1.25 điểm) (Chương IV, I)
a. Những biến dị nào xuất hiện không do biến đổi của vật chất di truyền ?
b. Phân biệt các biến dị đó.
Câu 2: (1.25 điểm) (Chương II)
a. Nêu sự biểu hiện của màng nhân và thoi phân bào trong quá trình nguyên phân. Sự
biểu hiện đó có vai trị gì trong q trình ngun phân của tế bào ?
b. Có sơ đồ sau đây:

Hãy ghi chú thích q trình xảy ra và nêu ý nghĩa của q
trình đó tương ứng với mỗi con số được đặt bên cạnh mỗi
mũi tên trong sơ đồ.

Câu 3: (1.25 điểm) (Chương III)


a. Nguyên tắc bổ sung giữa các bazơnitric được thể hiện như thế nào trong các cơ
chế phân tử của sự di truyền.
b. Ý nghĩa của nguyên tắc bổ sung trong các cơ chế di truyền đó.
Câu 4: Chương IV (1.25 điểm)

a. Nêu điểm khác nhau giữa đột biến thể đa bội và đột biến thể dị bội.
b. Khi lai hai cây lưỡng bội có kiểu gen AA và aa, người ta thu được một số cây
lai có kiểu gen Aaa. Hãy giải thích cơ chế có thể hình thành cây lai nói trên?
Câu 5: (1.25 điểm) Chương IV

a. Mức phản ứng là gì? Người ta đã vận dụng hiểu biết về mức phản ứng tron g
trồng trọt, chăn nuôi như thế nào để thu được năng suất cao?
b. Phân biệt tính trạng số lượng và tính trạng chất lượng.
c. Trên cơ thể người làm thế nào để nhận biết được tính trạng số lượng hay tính
trạng chất lượng?
Câu 6: (1.25 điểm) Chương V
a. Di truyền y học tư vấn có những chức năng gì?
b. Áp dụng tư vấn cho trường hợp sau: Người con trai và người con gái bình thường, sinh
ra từ 2 gia đình đã có người mắc chứng câm điếc bẩm sinh. Với vai trò là một nhà tư vấn di


truyền y học, em cần cung cấp nhữ ng thông tin gì về bệnh này cho đơi trai, gái đó và cho họ lời
khuyên như thế nào?
Câu 7: (1.25 điểm)
a. Thối hóa giống là gì? Vì sao tự thụ phấn và giao phối cận huyết gây ra thối hóa
giống nhưng vẫn được sử dụng trong chọn giống?
b. Thế hệ P có 1/ 2AA : 1/2Aa, qua tự thụ phấn liên tiếp thì tỉ lệ các kiểu gen sinh ra ở F 2
như thế nào?
Câu 8: (1.25 điểm) (C I)
Ở người, bệnh phêninkêtô niệu do một gen lặn a nằm trên NST thường quy định, gen trội

A quy định bình thường.
a. Cặp vợ chồng thứ nhất, vợ bì nh thường nhưng mang gen gây bệnh này, chồng bị bệnh
phêninkêtô niệu. Xác suất họ sinh đứa con đầu lịng bị bệnh phêninkêtơ là bao nhiêu?
b. Cặp vợ chồng thứ hai, vợ bị bệnh phêninkêtơ niệu, chồng bình thường nhưng mang
gen gây bệnh này. Xác suất họ sinh 2 đứa con liên tiếp đều bị bệnh phêninkêtô niệu là bao nhiêu
?
---Hết---


ĐỀ 6
Câu 1. (1,25 điểm)
a. Tính đa dạng và đặc thù của prôtêin thể hiện ở những yếu tố nào ?
b. Những cơ chế nào đảm bảo cho tính đặc trưng của prôtêin được ổn định qua các
thế hệ ? Tại sao sự ổn định đó chỉ có tính tương đối ?
Câu 2: (1,25 điểm)
a. Di truyền y học tư vấn có những chức năng gì ?
b. Áp dụng tư vấn cho trường hợp sau:
Người con trai và người con gái bình thường, sinh ra từ 2 gia đình đã có người
mắc chứng câm điếc bẩm sinh.
- Em hãy thơng tin cho đôi trai, gái này biết đây là loại bệnh gì ?
- Bệnh do gen trội hay gen lặn quy định ? Tại sao ?
- Nếu họ lấy nhau, sinh con đầu lịng bị câm điếc bẩm sinh thì họ có nên tiếp tục
sinh con nữa khơng ? Tại sao ?
Câu 3: (1,25 điểm)
a. Nếu cho các con lợn con trong cùng một đàn giao phối với nhau qua nhiều thế
hệ thì tỉ lệ kiểu gen ở những thế hệ sau sẽ thay đổi như thế nào và có thể dẫn đến tác hại
gì ?
b. Tại sao người ta vẫn tiến hành tạo các giống lợn bằng cách này ?
c. Tại sao chim bồ câu giao phối cận huyết, đậu Hà lan tự thụ phấn qua nhiều thế
hệ mà khơng bị thối hóa ?

Câu 4: (1,25 điểm)
Ở một lồi động vật, có bộ NST 2n = 62. Một số nỗn bào bậc 1 của lồi này tiến
hành giảm phân bình thường, các trứng tạo ra có chứa 496 NST. Các trứng nói trên đều
tham gia vào q trình thụ tinh với hiệu suất bằng 50%.
a. Xác định số lượng noãn bào bậc 1.
b. Số hợp tử được tạo thành là bao nhiêu ?
c. Giả sử trong quá trình trên đã có sự tham gia của số tinh trùng được tạo ra từ 16
tinh bào bậc 1. Hãy tính hiệu suất thụ tinh của tinh trùng.
Câu 5: (1,25điểm)
a. Những biến dị nào xuất hiện không do biến đổi của vật chất di truyền ?
b. Phân biệt các biến dị đó.
Câu 6: (1,25 điểm)


Người ta xác định được trong các tế bào sinh dưỡng của một cây đều có 60 nhiễm
sắc thể và dự đoán cây này là thể ngũ bội (5n). Theo em, người ta đã dựa vào những cơ
sở sinh học nào để đưa ra dự đốn này ? Trong đó, cơ sở sinh học nào cho phép xác định
dự đoán đó là đúng nhất ?
Câu 7. (1,25 điểm)
Ở một lồi thực vật, xét một gen nằm trên cặp nhiễm sắc thể thường: gen A quy
định cây thân cao trội hoàn toàn so với gen a quy định cây thân thấp. Cho các cây t hân
cao (P) lai với cây thân thấp thu được F 1 có 75% cây thân cao và 25% cây thân thấp.
a. Viết sơ đồ lai P đến F 1.
b. Nếu cho các cây thân cao (P) tự thụ phấn thì kết quả F 1 sinh ra như thế nào về
các kiểu gen và các kiểu hình ?
Câu 8. (1,25 điểm)
Ở một loài thực vật, xét 2 cặp gen nằm trên 2 cặp nhiễm sắc thể thường: gen A
quy định quả trịn trội hồn tồn so với gen a quy định quả bầu dục; gen B quy định quả
đỏ trội hoàn toàn so với gen b quy định quả vàng. Cho hai cây (P) giao phấn với nhau,
thu được F 1 gồm 203 quả, trong đó có 51 quả bầu dục, màu vàng. Biết rằng không xảy ra

đột biến. Có những cặp bố mẹ (P) đem lai về kiểu gen v à kiểu hình cả 2 tính trạng như
thế nào để cho kết quả F 1 đó ?
--- Hết ---


ĐỀ 7
Câu 1:
a) Phân tích mối liên quan giữa cấu trúc ADN và cơ chế tự nhân đôi của ADN.
b) Vì sao các lồi sinh vật sử dụng ngun tắc khn mẫu trong q trình nhân đơi
ADN?
Câu 2:
Ở một lồi thực vật, sự sinh sản hữu tính qua các thế hệ chỉ bằng hình thức tự thụ
phấn. Thế hệ P có thành phần các kiểu gen gồm: 0,5 AA : 0,2 Aa : 0,3 aa.
a) Qua 2 thế hệ tự thụ phấn thì thành phần các kiểu gen ở thế hệ F1, F2 như thế nào?
b) Em có nhận xét gì về quy luật biểu hiện di truyền qua các thế hệ tự thụ phấn? Biết
rằng khơng có đột biến xảy ra.
Câu 3:
Trong một loài, người ta phát hiện thấy 4 nhiễm sắc thể có các gen phân bố theo trình
tự khác nhau do kết quả của đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể như sau:
(1) MQNORPS.
(2) MNOPQRS.
(3) MNORQPS.
(4) MRONQPS.
a) Hãy xác định trình tự đột biến liên tiếp có thể xảy ra của 4 nhiễm sắc thể này qua
đoạn đảo của chúng.
b) Sau đột biến, các nhiễm sắc thể này có thay đổi về hình dạng khơng? Tại sao?
Câu 4:
Ở một lồi động vật trong tế bào có 6 nhóm gen liên kết. Xét một cơ thể lưỡng bội
ài
động vật này:

ủa
lo
c
a) Một tế bào sinh dưỡng tiến hành một lần phân bào, trong đó sự phân chia của một
cặp NST xảy ra khơng bình thường. Hãy xác định số lượng NST trong mỗi tế bào con sinh
ra.
b) Một tế bào sinh dưỡng của loài này tiến hành 5 lần nguyên phân liên tiếp. Số
crômatit trong các tế bào con ở kì giữa của lần nguyên phân cuối cùng là bao nhiêu?
Câu 5:
Cho sơ đồ phả hệ mô tả sự di truyền một bệnh ở người. Gen trội là trội hồn tồn.
Biết rằng khơng xảy ra đột biến và người đàn ông II 4 không mang gen gây bệnh.


a) Bệnh di truyền trên do gen trội hay gen lặn quy định, nằm trên NST thường hay
NST giới tính? Giải thích.
b) Tính xác suất để III 2 – III3 sinh ra con bình thường.
Câu 6:
Ở một lồi thực vật lưỡng bội, gen A quy định quả trịn trội hồn toàn so với gen a
quy định quả dài, gen B quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với gen b quy định quả vàng.
Cho 2 cây (P) đều chưa biết kiểu gen về 2 tính trạng này lai với nhau thu được con
lai F1 có 50% quả trịn, đỏ. Biết 2 cặp gen quy định 2 tính trạng này nằm trên 2 cặp nhiễm
sắc thể thường và khơng có đột biến xảy ra.
a) Xác định số phép lai và kiểu gen g iữa 2 cơ thể bố mẹ đem lai trong trường hợp
khơng phân biệt vai trị bố mẹ.
b) Cho cây trịn, đỏ F 1 lai phân tích thì kết quả con lai sẽ như thế nào?
----- Hết -----


ĐỀ 8


Câu 1:
a/ Thế nào là phép lai phân tích ?
b/ Ở cà chua gen B quy định quả tròn, trội hoàn toàn so với gen b quy định quả bầu
dục; gen D quy định quả màu đỏ, trội hoàn toàn so với gen d quy định quả màu vàng .
Khơng dùng phép lai phân tích làm thế nào để xác định được kiểu gen của cây dị hợp tử
về hai cặp tính trạng nói trên. Viết kiểu gen của cây dị hợp tử đó ? (Khơng cần viết sơ đồ
lai kiểm chứng).
Câu 2:
a/ Giải thích vì sao bộ NST đặc trưng của những lồi sinh sản hữu tính lại được
duy trì ổn định qua các thế hệ?
b/ Tinh trùng và trứng đã được hình thành như thế nào ở cơ quan sinh sản của
động vật ? Từ một tinh nguyên bào chứa 3 cặp NST kí hiệu AaBbDd, qua giảm phân
khơng có bắt chéo trao đổi đoạn NST tương đồng và khơng có đột biến xảy ra thì sinh ra
được mấy loại tinh trùng và mang các NST như thế nào ?
Câu 3: (1,25 điểm)
a. Nêu các điểm giống nhau giữa các loại ARN về cấu tạo, nguồn gốc và chức
năng.
b. Mỗi loại ARN có chức năng như thế nào ?
Câu 4:
Trong tế bào sinh dưỡng của một loài thực vật có hoa, có 2n = 8, gồm 4 cặp NST
tương đồng, được đánh số: I, II, III, IV. Khi quan sát bộ NST của một số cá thể thuộc lồi
này dưới kính hiển vi, người ta phát hiện các cá thể mang đột biến (Ký hiệu: A, B, C) có
bộ nhiễm sắc thể như sau:
- Ở cá thể đột biến A, các cặp NST đều có 4 chiếc.
- Ở cá thể đột biến B, cặp NST II có 3 chiếc, các cặp cịn lại bình thường.
- Ở thể đột biến C, cặp NST I có 4 chiếc, các cặp cịn lại bình thường.
a/ Xác định tên gọi của các thể đột biến trên.
b/ Trong chọn giống người ta thường sử dụng dạn g đột biến nào trong 4 thể đột
trên
?

biến
Vì sao ?
c/ Nêu điểm khác nhau trong cơ chế hình thành thể đột biến A và C qua thụ tinh.
Câu 5:
a/ Thấy mẹ của bạn A có “má lúm đồng tiền” nên 1 học sinh cho rằng: “Tính
trạng má lúm đồng tiền của bạn A là do được mẹ truyền cho”. Phát biểu như vậy có chính
xác khơng?
b/ Một người mắc bệnh máu khó đông có một người em trai sinh đôi bình thường.
- Hai người sinh đôi này là cùng trứng hay khác trứng?
- Người mắc bệnh là trai hay gái? Giải thích.


Câu 6:
Gia đình ơng A ni một đàn lợn Ỉ, gồm 1 con lợn đực và 4 con lợn cái. Ông cho
chúng giao phối với nhau, cứ sau một đợt sinh sản, ông giữ lại vài con lợn cái để làm
giống.
a. Trong sinh học, phép lai này được gọi là gì ? Những con lợn con trong đàn sẽ
như thế nào ?
b. Người ta khuyên ông A nên thay con lợn đực bằng một giống thuần cao sản
nhập nội. Lời khun này có đúng khơng? Tại sao? Phép lai này tên là gì ?


ĐỀ 9

Câu 1.
a. Ở đậu Hà Lan: gen A (hạt vàng) trội hoàn toàn so với a (hạt xanh); B (hạt trơn)
trội hoàn toàn so với b (hạt nhăn), 2 cặp tính trạng di truyền độc lập. Tại sao nói: kết quả
ở F2 của lai 2 cặp tính trạng này trong thí nghiệm của Menđen về tỉ lệ 9 loại kiểu gen và tỉ
lệ 4 loại kiểu hình thực chất là sự tổ hợp của 2 phép lai 1 cặp tính trạng ? Dùng 2 cặp tính
trạng đã cho để chứng minh.

b. Một tinh bào bậc 1 có kiểu gen AaBb qua giảm phân sinh ra bao nhiêu loại giao
tử ? Giải thích ?
Câu 2.
a. Cho ví dụ chứng minh số lượng NST khơng phản ảnh mức độ tiến hóa của loài .
b. Qua tiêu bản hiển vi, quan sát 1 tế bào của một cơ thể động vật lưỡng bội đang
tiến hành quá trình phân bào giảm phân bình thường thấy có 24 crơmatit. Tế bào này có
thể đang ở giai đoạn nào của quá trình phân bào và bộ NST lưỡng bội (2n) của loài bằng
bao nhiêu ?
Câu 3.
a. Tính đa dạng và tính đặc trưng của prơtêin do những yếu tố nào quy định ?
b. Những cơ chế nào đảm bảo cho tính đặc trưng của prơtêin được ổn định q ua các
thế hệ ? Tại sao sự ổn định đó chỉ có tính tương đối ?
Câu 4.
a.Mức phản ứng là gì ? Mức phản ứng có di truyền khơng ? Vì sao ?
b.Theo dõi hai chỉ tiêu về sản lượng sữa và hàm lượng lipit trong sữa bị, người
chủ trang trại chăn ni nhận thấy sản lượng sữa dễ có sự thay đổi, cịn hàm lượng lipit
trong sữa hầu như khơng thay đổi. Vì sao có sự khác nhau giữa hai chỉ tiêu nói trên ? Để
làm tăng hàm lượng lipit trong sữa nhằm đáp ứng nhu cầu thi trường, người chủ trang trại
cần phải làm gì ?
Câu 5.
a. Nêu nguyên nhân và cơ chế sinh ra đứa bé bị bệnh Tớcnơ.
b. Có hai đứa bé đồng sinh cùng mắc bệnh Tớcnơ.
- Những đặc điểm bên ngoài như thế nào để nhận biết chúng bị bệnh Tớcnơ ?
- Dấu hiệu nào giúp xác định chúng đồng sinh cùng trứng hay khác trứng ? Giải
thích.
Câu 6.
a. Vì sao tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn qua nhiều thế hệ có thể gây ra hiện tượng
thối hóa ? Biểu hiện của sự thối hóa đó như thế nào ?



b. Ở một loài thực vật, gen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với a quy định hoa
trắng, gen trên NST thường.
- Từ một thế hệ xuất phát P , cho tự thụ phấn bắt buộc qua nhiều thế hệ liên tiếp thì
tỉ lệ kiểu gen về tính trạng này ở các thế hệ đó sẽ như thế nào ? Vì sao ?
- Thế hệ xuất phát P có 0,4AA : 0,4A a : 0,2aa, trong đó các cá thể aa khơng có khả
năng sinh sản. Khi cho P tự thụ phấn bắt buộc, sinh ra thế hệ F 1 có tỉ lệ các kiểu hình như
thế nào ?


ĐỀ 10

Câu 1:
a. Nguyên tắc bổ sung được thể hiện như thế nào trong cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử?
b. Nêu điểm khác nhau về cấu tạo giữa ADN và ARN.
Câu 2:
Ở người có bộ NST 2n = 46. Người ta quan sát một tế bào của người đang phân
bào, thấy có 23 NST kép xếp hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi vơ sắc.
a. Em hãy cho biết tế bào trên đang ở kỳ nào của q trình phân bào? Giải thích?
b. Nếu tế bào trên là tinh bào bậc 1, trong lần phân bào đó có sự khơng phân ly của
các NST kép thì sẽ hình thành các loại giao tử nào? (chỉ xét đối với cặp NST giới tính).
c. Nếu một tế bào của lồi trên thực hiện q trình ngun phân , hãy xác định:
Chỉ tiêu

Kỳ giữa

Kỳ sau

Số tâm động
Số crômatit
Số NST đơn

Câu 3:
a. Nêu những điểm khác nhau giữa thường biến với đột biến. Cho ví dụ.
b. Cho giao phấn giữa cây hoa đỏ có kiểu gen AA với cây hoa trắng có kiểu gen
aa, được F1 có 1501 cây hoa đỏ và 1 cây hoa trắng. Quan sát tế bào sinh dưỡng của cây
hoa trắng này dưới kính hiển vi quang học, người ta thấy số lượng nhiễm sắc thể khơng
thay đổi so với cây bố mẹ. Hãy giải thích cơ chế xuất hiện cây hoa trắng ở F 1 trong phép
lai trên.
Câu 4:
Khi nghiên cứu sự di truyền bệnh Hunter (một bệnh di truyền hiếm, có mặt biến
dạng, lùn và ngu đần) ở một dòng họ, người ta thu được kết quả sau: Một bé trai mắc
chứng bệnh Hunter. Cả cha mẹ, người chị và anh trai của bé đều khơng bị bệnh. Bà mẹ
này có người em trai chết lúc 15 tuổi cũng có các triệu chứng bệnh như bé trai nói trên,
đồng thời bà cũng có một người cháu (con trai của chị gái bà) có các triệu chứng tương
tự.
a. Hãy vẽ sơ đồ phả hệ của dịng họ có những người trên.
b. Gen quy định bệnh Hunter là trội hay lặn?
c. Sự di truyền của bệnh Hunter có liên quan với giới tính khơng? Tại sao?
Câu 5:
a. Nêu các phương pháp tạo dòng thuần chủng trong chọn giống.
b. Để tạo ra một giống cây thuần chủng có kiểu gen AAbbDD từ 2 giống cây ban
đầu có kiểu gen AABBdd và aabbDD người ta làm như thế nào?


c. Nếu trong quần thể cây giao phấn và quần thể cây tự thụ phấn đều có gen đột
biến lặn xuất hiện ở giao tử với tần số như nhau thì thể đột biến được phát hiện sớm hơn
ở quần thể nào? Giải thích.
Câu 6:
Ở người, bệnh Phenylketo niệu do một gen lặn a nằm trên NST thường quy định,
gen trội A quy định bình thường.
a. Cặp vợ chồng thứ nhất đều bình thường, trong đó người vợ có cha bị bệnh này.

Xác suất họ sinh đứa con trai đầu lòng bị bệnh này là bao nhiêu?
b. Cặp vợ chồng thứ hai đều bình thường. Xác suất họ sinh đứa con đầu lịng
khơng bị bệnh này là bao nhiêu?


ĐỀ 11

Câu 1:
a. Dựa vào cơ sở nào trong kết quả thí nghiệm lai một tính trạng mà Menđen đưa
ra giả thuyết “mỗi tính trạng trên cơ thể sinh vật do một cặp nhân tố di truyền quy định”?
b. Ở một lồi thực vật lưỡng tính, hoa chỉ có 2 màu là đỏ và trắng. Có một cây hoa
đỏ và một cây hoa trắng đều thuộc dòng lưỡng bội. Làm thế nào biết được màu hoa nào
là trội, màu hoa nào là lặn?
Câu 2:
Ở một loài động vật, xét gen trên NST thường, gen A quy định lông màu đen trội
hồn tồn so với gen a quy định lơng màu trắng; gen B quy định lơng dài trội hồn tồn
so với gen b quy định lông ngắn. Cho 2 cá thể F 1 đều dị hợp tử 2 cặp gen lai với nhau
được F 2 có 4 kiểu gen. Biết rằng khơng có đột biến xảy ra.
a. Hãy viết sơ đồ lai từ P thuần chủng đến F 1 và F2.
b. Cho 2 cá thể (P) chưa biết kiểu gen về 2 tính trạng trên lai nhau thu được F 1 có 50%
lơng trắng, ngắn. Hãy viết sơ đồ lai từ P đến F 1 của phép lai này.

Câu 3:
a. Tính đặc trưng của ADN ở mỗi lồi sinh vật được thể hiện như thế nào và đư ợc
ổn định nhờ những cơ chế nào ? Tại sao nói sự ổn định đó chỉ có tính tương đối?
b. Giữa các tế bào sinh dưỡng khác nhau của một cơ thể có tồn tại các phân tử
ADN cấu trúc giống nhau khơng? Tại sao?
Câu 4:
Có một cây mang bộ NST đột biến về số lượng sinh ra từ một loài thực vật lưỡng
bội. Một tế bào sinh dưỡng của cây này đã nguyên phân 3 đợt liên tiếp sinh ra số tế bào

con có chứa 90 NST đơn tồn ngun liệu mới.
a. Kết luận như thế nào về bộ NST của cây này ? Tính số NST trong bộ NST lưỡng
bội của lồi.
b. Trình bày phương pháp để kiểm tra chính xác nhất bộ NST đột biến theo kết
luận trên?
Câu 5:

a. Di truyền y học tư vấn là gì? Ngành này có chức năng gì?
b. Có trường hợp như sau: Một người đàn ơng nhận thấy người chị vợ của mình
sinh ra một đứa con trai biểu hiện bệnh máu khó đơng. Anh ta lo ngại vợ anh ta cũng có
thể sinh con trai biểu hiện bệnh như vậy. Trong khi, anh ta, vợ anh ta, chị vợ anh, chồng
chị vợ và cha mẹ vợ khơng có ai biểu hiện bệnh này c ả.


Nếu em là người làm cơng tác tư vấn thì em giải thích cho anh ta về vấn đề lo ngại
đó như thế nào? Hãy dự đốn tỉ lệ vợ chồng anh ta sinh con trai mắc bệnh ? Tỉ lệ sinh con
khơng mắc bệnh là bao nhiêu?
Câu 6:
a. Vì sao tự thụ phấn và giao phối gần thường đưa đến hiện tượng thối hóa nhưng
chúng vẫn được sử dụng trong chọn giống?
b. Một loài lan rừng quý hiếm đang có nguy cơ tuyệt chủng . Để cứu lấy lồi lan
này, người ta đã sử dụng công nghệ tế bào để bảo tồn và phát triển lồi lan đó. Hãy cho
biết đó là phương pháp nào? Nêu những cơng đoạn chủ yếu và những ưu điểm, triển vọng
của phương pháp này trong chọn giống thực vật.


ĐỀ 12

Câu 1:
a. Phân biệt thể dị bội với thể đa bội về số lượng NST. Nêu hậu quả của hiện

tượng dị bội thể.
b. Những người có bộ NST: 44A+XXY và 44A+XXXY đều là nam giới. Những
người có bộ NST: 44A+X hoặc 44A+XXX đều là nữ giới. Từ thực tế này có thể rút ra
được kết luận gì?
c. Có một người biểu hiện giới tính nữ, nhưng ngư ời ta phát hiện trong tế bào
người này mang cặp NST giới tính XY. Hãy giải thích hiện tượng này.
Câu 2:
a. Tại sao ADN ở sinh vật nhân chuẩn thường bền vững hơn nhiều so với các loại
ARN?
b. Cho 2 đoạn gen có chiều dài bằng nhau và bằng 5100Å, trong đó gen 1 có 1200
nuclêơtit loại Ađênin, gen 2 có 4050 liên kết hyđrô.
- Xác định gen nào chứa nhiều nuclêôtit loại Guanin hơn và nhiều hơn bao nhiêu?
- Hãy cho biết gen nào có nhiệt độ nóng chảy cao hơn? Vì sao?
Câu 3:
Hình vẽ sau đây mơ tả hai tế bào ở hai cơ thể lưỡng bội đang thực hiện q trình
phân bào. Biết các chữ cái kí hiệu cho các NST, khơng có phát sinh đột biến trong q
trình phân bào.

Tế bào của loài 1
Tế bào của loài 2
Quan sát hình vẽ, hãy cho biết:
a. Mỗi tế bào trên đang ở kì nào của quá trình phân bào nào? Giải thích?
b. Xác định bộ NST lưỡng bội (2n) của mỗi loài trên .
Câu 4:
Theo dõi một bệnh hiếm gặp ở người do một cặp gen (A, a) quy định, gen A trội
hoàn toàn so với gen a. Người ta có được sơ đồ phả hệ sau:

Dựa vào sơ đồ phả hệ trên:



a. Hãy biện luận để xác định kiểu gen của 9 người trong gia đình đó.
b. Tính xác suất để cặp vợ chồng (6; 7) sinh được một đứa con gái khơng bị bệnh .

Câu 5:
Ở một lồi thực vật, gen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với gen a quy định
hoa trắng, các gen này nằm trên NST thường. Cho cây hoa đỏ thuần chủng lai với cây
hoa trắng (P) sinh được các hạt F 1. Đem gieo các hạt F1 để chúng mọc thành cây F 1, ra
hoa và cho tự thụ phấn sinh được các hạt F 2. Đem gieo các hạt F2 để chúng mọc thành
các cây F2. Có 2 bạn học sinh đưa ra một số nhận định của mình về tính trạng này ở F 1 và
F2 như sau:
Học sinh A
Học sinh B
1. Kiểu gen của F 1 có trong hạt của cây P. 1. Kiểu hình của F 1 có trên các cây F1.
2. Kiểu hình của F2 có trong hạt của các 2. Kiểu gen của F2 có trên các cây F2.
cây F1.
3. Trên mỗi cây F 2 có 2 loại màu hoa với tỉ
3. Trên mỗi cây F 2 chỉ có một loại màu lệ 3 hoa đỏ : 1 hoa trắng.
hoa, hoặc hoa đỏ, hoặc hoa trắng.
Hãy giải thích kết quả lai và cho biết mỗi nhận định của từng bạn học sinh trên
đúng, sai như thế nào?



×