Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Kinh nghiem on thi DH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (86.83 KB, 2 trang )

KINH NGHIỆM LÀM BÀI THI MÔN VĂN TỐT NGHIỆP THPT QUỐC GIA

Thời gian chờ đề
Giữ tâm thể thoải mái khi chờ đề, không cố gắng nhớ lại các nội dung mà nên thư giãn. Viết
đầy đủ thông tin cần thiết trên giấy thi trong thời gian chờ đề.
Đọc đề
Đọc đề đề thi kỹ trọn vẹn cả câu, chuyển sang câu kế tiếp. Nhanh chóng lựa chọn câu hỏi mà
mình nắm chắc nhất.
Xác định yêu cầu đề thi
Đọc lại đề thi, gạch chân dưới những từ khóa, tìm ra u cầu của đề thi, vấn đề cần nghị luận.
Vạch nhanh các ý chính sẽ triển khai. Làm tương tự với các câu hỏi còn lại. Sở dĩ phải ghi lại
những ý đó ngay lập tức là để đề phịng khi sa đà vào các nội dung cụ thể sẽ làm các bạn
quên đi những ý tưởng vừa vụt qua khi đề thi với các bạn rất tươi mới.
Chia thời gian cho các câu hỏi phù hơp
Đề thi ĐH môn Văn thường có 3 câu, chúng mình cần chia khoảng thời gian 180 phút ra
thành ba phần nhỏ tương ứng với điểm số tương ứng của mỗi câu. VD: Câu I (3 điểm) ứng
với thời gian làm bài tối đa 50 phút, câu II (3 điểm) làm trong khoảng thời gian 50 phút, câu
III (4 điểm) làm trong khoảng thời gian 80 phút.
Nhưng tốt nhất chúng mình hãy hồn thành thật nhanh câu I trong khoảng 40 phút vì câu này
thường yêu cầu trình bày những kiến thức cơ bản, khơng địi hỏi sự phân tích chi tiết. Đây
cũng là câu hỏi rất dễ ăn điểm tuyệt đối các bạn cần tranh thủ chiếm trọn điểm số ở câu này
trong thời gian ngắn nhất, đề bù thời gian này vào cho câu hỏi II, III điểm.
Tất cả các bước vừa nói trên các bạn phải thực hiện nhanh chóng, khơng q 10 phút. Đây là
thời điểm tâm lí của các bạn tương đối ổn định nhất, bình tĩnh nhất vì vậy các bạn phải tận
dụng khoảng thời gian này.
Làm bài thi
Bắt đầu bài làm của mình với câu hỏi mà bạn cho là mình nắm chắc nhất. Kinh nghiệm cho
thấy, chúng mình nên làm các bài ngắn trước và bài dài sau. Nếu nắm chắc câu hỏi kiểm tra
kiến thức cơ bản bạn nên làm nó đầu tiên và hồn thành nhanh, chắc chắn bài này. Tiếp đến
là bài văn ngắn và dồn hết tâm lực, bút lực cho bài văn dài trong phần thời gian cịn lại. Tuy
nhiên nếu mục đích chỉ là thi tốt nghiệp môn Văn mà không xét đại học thì có thể chia đều


thời gian cho cả ba câu.
Ở cả câu 2 và câu 3, bạn cần trình bày đúng nguyên tắc của một bài văn, nghĩa là có đủ mở
bài, thân bài, kết bài chỉ khác nhau về độ dài, cách trình bày trực tiếp hay gián tiếp...


Mở bài: Cần viết nhanh tránh mất thời gian cho phần mở bài. Các bạn cũng có thể chuẩn bị
sẵn một số mở bài ở dạng nguyên liệu cho từng tác phẩm, tác giả để khi vào phòng thi vẫn có
một mở bài hay, độc đáo mà khơng phải mất thời gian suy nghĩ.
Thân bài: Trên cơ sở các ý chính đã được vạch ra ở dàn bài sơ lược, bạn bắt tay vào nội dung
lớn, sau đó mới triển khai dần các luận điểm trong bài viết.
Các bạn luôn nhớ: bám sát vấn đề cần nghị luận và yêu cầu của bài viết. Bài viết yêu cầu
chứng minh thì sau khi đưa ra một ý các bạn phải có những dẫn chứng xác thực cho ý đó.
Phân tích các dẫn chứng để chứng tỏ luận điểm mà bạn nêu ra. Đề ra u cầu phân tích hay
bình luận... các bạn phải thực hiện đúng các thao tác, phương pháp của dạng bài đó.
Trong q trình làm bài, đơi khi bạn chợt nhớ ra một nội dung hay, quan trọng có thể triển
khai ở ý sau, bạn nên bổ sung nhanh vào dàn bài sơ lược rỗi hãy tiếp tục làm bài. Tâm lý
phòng thi, đặc biệt là thời gian về cuối dễ làm bạn quên đi những luận điểm hay ý kiến quý
giá đó.
Kết bài: Dù thời gian gấp rút như thế nào thì bài văn cũng cần phải có đủ mở bài thân bài kết
bài. Trong trường hợp bạn khơng có nhiều thời gian cho kết bài thì cũng nên có 3-4 câu ngắn
gọn để tóm gọn, tổng kết lại nội dung mình đã phân tích, bình luận... và nhắc lại vấn đề chính
của bài.
Sau khi hồn thành bài thi, nếu có thời gian bạn nên đọc lại một lần nữa bài thi để tránh
những sai sót và sửa chữa những lỗi sai, VD: lỗi chính tả, lỗi diễn đạt, lặp từ...
Những lưu ý về trình bày bài
Viết mỗi ý thành một đoạn, được phân biệt với nhau bởi các dấu chấm xuống dòng. Khi
xuống dòng, cũng nên viết chữ đầu tiên lùi vào 1/5 - 1/4 trang giấy, tính từ lề. Như các ý sẽ
nổi bật hơn, bài viết rõ ràng và sạch đẹp hơn, người chấm sẽ khơng bỏ sót ý khi chấm điểm
cho bạn.
Chúng mình nên lưu ý tránh tẩy xóa, tuyệt đối khơng sử dụng bút xóa, khơng thêm các dấu,

kí hiệu để đánh dấu đoạn văn bỏ, không viết thêm chữ "bỏ" hay "sai" trong đoạn văn sai. Đối
với những đoạn văn cần bỏ, bạn nên ghạch một nét đậm vừa phải bằng thước kẻ, khơng viết
đè lên, khơng chữa, gạch xóa nhiều lần làm bẩn bài thi.
Chú ý lỗi chính tả và lỗi ngữ pháp, câu thiếu chủ ngữ, vị ngữ. Nếu bạn không thực sự khá
môn Văn, bạn nên chọn lối diễn đạt đơn giản, các câu ngắn nhưng đủ ý, đủ các thành phần
chính trong câu; tránh sử dụng các câu nhiều thành phần, rườm rà.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×