Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

LÊ THỊ LINH xây DỰNG một số CHỈ TIÊU CHẤT LƢỢNG và ĐÁNH GIÁ ẢNH HƢỞNG đến THỜI GIAN PT và APTT của QUÁ TRÌNH ĐÔNG máu IN VITRO của CAO KHÔ NHỌ nồi KHÓA LUẬN tốt NGHIỆP dƣợc sỹ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.22 MB, 86 trang )

BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI

LÊ THỊ LINH

XÂY DỰNG MỘT SỐ CHỈ TIÊU
CHẤT LƢỢNG VÀ ĐÁNH GIÁ
ẢNH HƢỞNG ĐẾN THỜI GIAN PT VÀ
APTT CỦA Q TRÌNH ĐƠNG MÁU
IN-VITRO CỦA CAO KHƠ NHỌ NỒI
KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP DƢỢC SỸ

HÀ NỘI - 2020


BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI

LÊ THỊ LINH
Mã sinh viên: 1501267

XÂY DỰNG MỘT SỐ CHỈ TIÊU
CHẤT LƢỢNG VÀ ĐÁNH GIÁ
ẢNH HƢỞNG ĐẾN THỜI GIAN PT VÀ
APTT CỦA QUÁ TRÌNH ĐƠNG MÁU
IN-VITRO CỦA CAO KHƠ NHỌ NỒI
3

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP DƢỢC SỸ

Người hướng dẫn:


1. TS. Nguyễn Quỳnh Chi
2. PGS.TS. Nguyễn Thùy Dƣơng
Nơi thực hiện:
1. Bộ môn Dƣợc liệu
2. Bộ môn Dƣợc lực

HÀ NỘI - 2020

HÀ NỘI - 2019


LỜI CẢM ƠN
Trong q trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp, tôi đã nhận được sự hướng dẫn,
quan tâm từ các thầy cơ, gia đình và bạn bè.
Đầu tiên, với lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tơi xin gửi lời cảm ơn tới TS.
Nguyễn Quỳnh Chi đã luôn quan tâm, động viên, chỉ bảo tận tình, truyền đạt cho tôi
rất nhiều kiến thức và niềm đam mê nghiên cứu. Cô đã luôn lắng nghe, giải đáp những
thắc mắc và tạo điều kiện tốt nhất cho tơi hồn thành khóa luận này.
Tơi xin bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới TS. Phạm Tuấn Anh, người
thầy đã dìu dắt tơi từ những ngày đầu nghiên cứu khoa học tại bộ môn. Niềm đam mê
nghiên cứu và cách làm việc khoa học của thầy sẽ là tấm gương cho tôi học tập.
Tôi cũng được cảm ơn tới PGS. TS. Nguyễn Thùy Dương, đã đưa ra những lời
khuyên q báu và hỗ trợ tơi hồn thành khóa luận này.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến tồn thể thầy cơ, các anh chị kỹ
thuật viên tại Bộ mơn Dược liệu nói riêng và Trường Đại học Dược Hà Nội nói chung
đã ln giúp đỡ, động viên tơi trong suốt q trình nghiên cứu.
Tơi xin được gửi lời cảm ơn thân thương nhất đến các anh chị, bạn bè đã luôn đồng
hành cùng tôi trong suốt khoảng thời gian học tập tại trường, luôn giúp đỡ chia sẻ
những khó khăn, cùng nhau tạo nên những kỷ niệm thật đẹp.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn và niềm u thương tới gia đình tơi, những người

ln là chỗ dựa tinh thần vững chắc, giúp tôi vượt qua những khó khăn trong học tập
và trong cuộc sống.
Hà Nội, ngày 20 tháng 6 năm 2020
Sinh viên
Lê Thị Linh


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ CÁI VIẾT TẮT .................................................
DANH MỤC CÁC BẢNG...............................................................................................
DANH MỤC CÁC HÌNH ...............................................................................................
ĐẶT VẤN ĐỀ................................................................................................................. 1
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN ......................................................................................... 2
1.1. Tổng quan về cây Cỏ nhọ nồi (Eclipta prostrata L.) ............................................. 2
1.1.1. Vị trí phân loại ..................................................................................................... 2
1.1.2. Đặc điểm thực vật ................................................................................................ 2
1.1.3. Đặc điểm phân bố ................................................................................................ 2
1.1.4. Thành phần hóa học ............................................................................................. 3
1.1.5. Công dụng và tác dụng dược lý ........................................................................... 5
1.1.6. Tiêu chuẩn dược liệu Cỏ nhọ nồi ......................................................................... 7
1.2. Quá trình cầm máu và tác dụng cầm máu của Cỏ nhọ nồi ..................................... 9
1.2.1. Các giai đoạn của quá trình cầm máu .................................................................. 9
1.2.2. Vài nét về quá trình đông máu .......................................................................... 10
1.2.3. Một số nghiên cứu về tác dụng đông máu in-vitro của dược liệu ..................... 10
1.2.4. Tác dụng cầm máu của cây Cỏ nhọ nồi ............................................................. 11
CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................... 13
2.1. Nguyên liệu và đối tượng nghiên cứu .................................................................. 13
2.1.1. Nguyên liệu nghiên cứu ..................................................................................... 13
2.1.2. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................ 13
2.1.3. Các trang thiết bị nghiên cứu ............................................................................. 13

2.2. Nội dung nghiên cứu ............................................................................................ 14
2.2.1. Xây dựng một số chỉ tiêu chất lượng cho cao khô Cỏ nhọ nồi.......................... 14
2.2.2. Đánh giá tác dụng của cao khô Cỏ nhọ nồi trên q trình đơng máu in-vitro ... 15
2.3. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................... 15
2.3.1. Xây dựng một số chỉ tiêu chất lượng cho cao khô Cỏ nhọ nồi.......................... 15
2.3.2. Đánh giá tác dụng của cao khô Cỏ nhọ nồi trên q trình đơng máu in-vitro ... 21
CHƢƠNG 3. THỰC NGHIỆM, KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN ................................. 23
3.1. Xây dựng một số chỉ tiêu chất lượng của cao khô Cỏ nhọ nồi............................. 23


3.1.1. Đánh giá sơ bộ nguồn nguyên liệu đầu vào ....................................................... 23
3.1.2. Điều chế cao khô Cỏ nhọ nồi ............................................................................. 24
3.1.3. Xây dựng một số chỉ tiêu chất lượng của cao khô Cỏ nhọ nồi .......................... 24
3.2. Đánh giá tác dụng của cao khơ Cỏ nhọ nồi trên q trình đông máu in-vitro ..... 30
3.3. Bàn luận ................................................................................................................ 32
3.3.1. Về xây dựng chỉ tiêu chất lượng cao khô Cỏ nhọ nồi ....................................... 32
3.3.2. Về tác dụng đông máu in-vitro của cao khô Cỏ nhọ nồi ................................... 34
CHƢƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................. 36
4.1. Kết luận ................................................................................................................. 36
4.2. Kiến nghị .............................................................................................................. 37
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................................
PHỤ LỤC .........................................................................................................................


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ CÁI VIẾT TẮT
DĐVN V

Dược điển Việt Nam V

DL


Dược liệu

EtOAc

Ethyl acetat

EtOH

Ethanol

GC-MS

Gas chromatography – mass spectrometry

HPTLC

High perfomance thin layer chromatography

MeOH

Methanol

MIC

Nồng độ ức chế tối thiểu

Rf

Retention factor


SKLM

Sắc ký lớp mỏng

TLTK

Tài liệu tham khảo


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Tiêu chuẩn dược liệu Cỏ nhọ nồi trong một số Dược điển
Bảng 2.1: Các mẫu dược liệu Cỏ nhọ nồi
Bảng 2.2: Phản ứng định tính các nhóm chất trong cao khơ Cỏ nhọ nồi
Bảng 2.3: Thiết kế thí nghiệm thời gian đơng máu APTT
Bảng 2.3: Thiết kế thí nghiệm thời gian đơng máu PT
Bảng 3.1: Kết quả định tính các mẫu dược liệu theo DĐVN V
Bảng 3.2: Kết quả hàm lượng cao khô của 6 mẫu dược liệu
Bảng 3.3: Kết quả xác định hàm ẩm của 6 mẫu cao
Bảng 3.4: Kết quả xác định pH của 6 mẫu cao
Bảng 3.5: Kết quả định tính các nhóm chất có trong các mẫu cao bằng phản ứng hóa
học
Bảng 3.6: Kết quả khảo sát độ tuyến tính và xây dựng đường chuẩn
Bảng 3.7: Kết quả thẩm định độ lặp phương pháp chiết xuất wedelolacton trong cao
khô cỏ nhọ nồi
Bảng 3.8: Kết quả khả sát tính thích hợp hệ thống phân tích
Bảng 3.9: Kết quả định lượng wedelolacton có trong các mẫu cao khô cỏ nhọ nồi
Bảng 3.10: Khảo sát tác dụng của cao khô Cỏ nhọ nồi trên thời gian APTT
Bảng 3.11: Khảo sát tác dụng của cao khô Cỏ nhọ nồi trên thời gian PT



DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1: Sắc ký đồ 6 mẫu dược liệu khi quan sát ở bước sóng 366 nm
Hình 3.2: Hình ảnh sắc ký đồ cao khơ Cỏ nhọ nồi khi quan sát ở 2 bước sóng (a) UV
254 nm, (b) 366 nm
Hình 3.3: Đường chuẩn và phương trình hồi quy tuyến tính định lượng wedelolacton
trong cao khơ Cỏ nhọ nồi


ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay không chỉ Việt Nam mà trên thế giới, việc sử dụng các sản phẩm làm từ
dược liệu của người dân càng gia tăng với xu hướng "Trở về thiên nhiên". Theo tổ
chức y tế thế giới (WHO), khoảng 80 % dân số hiện nay trên thế giới sử dụng các
thuốc có nguồn gốc tự nhiên trong chăm sóc sức khoẻ ban đầu [66], [72].
Cỏ nhọ nồi (Eclipta prostrata L.) thuộc họ Cúc (Asteraceae) được biết đến như
một loại dược liệu với nhiều công dụng quý. Trong dân gian nước sắc Cỏ nhọ nồi để
chữa các bệnh chảy máu trong và ngoài, phối hợp với một số loại dược liệu khác như
ngó sen, lá trắc bá, bách hợp,… để cầm máu. Một bài thuốc cầm máu gồm Cỏ nhọ nồi
và cóc kèn đã được nghiên cứu dược lý và áp dụng trên lâm sàng [1]. Bên cạnh đó, Cỏ
nhọ nồi cịn có mặt trong một số bài thuốc để điều trị sốt xuất huyết, viêm gan virus,
sỏi tiết niệu [1]. Liên quan đến tác dụng cầm máu, đã có một số nghiên cứu in-vivo
được thực hiện, tuy nhiên, ảnh hưởng của cao khô Cỏ nhọ nồi trên các yếu tố đông
máu chưa được đánh giá một cách đầy đủ.
Hiện đã có tiêu chuẩn dược liệu Cỏ nhọ nồi trong dược điển Việt Nam, dược điển
Trung Quốc và dược điển châu Âu. Tuy nhiên, chưa có tiêu chuẩn cho cao khô Cỏ nhọ
nồi, một sản phẩm trung gian để sản xuất các chế phẩm từ Cỏ nhọ nồi cũng như để
phát triển các bài thuốc có thành phần Cỏ nhọ nồi với các dạng bào chế hiện đại. Để
góp phần đảm bảo chất lượng các chế phẩm từ Cỏ nhọ nồi, đồng thời đánh giá được
ảnh hưởng của cao khô Cỏ nhọ nồi trên các yếu tố đông máu nhằm tìm hiểu sâu hơn
về cơ chế cầm máu của Nhọ nồi, đề tài “ Xây dựng một số chỉ tiêu chất lƣợng và

đánh giá ảnh hƣởng đến thời gian PT và APTT của q trình đơng máu in-vitro
của cao khô Nhọ nồi” được thực hiện với hai mục tiêu sau đây:
1. Xây dựng một số chỉ tiêu chất lượng của cao khô Cỏ nhọ nồi.
2. Đánh giá sơ bộ tác dụng của cao khô Cỏ nhọ nồi trên thời gian PT và APTT của
q trình đơng máu in-vitro.

1


CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan về cây Cỏ nhọ nồi (Eclipta prostrata L.)
1.1.1. Vị trí phân loại
Cây Cỏ nhọ nồi hay còn gọi là Cỏ mực, hạn liên thảo có tên khoa học là Eclipta
prostrata L. thuộc họ Cúc (Asteraceae).
Theo hệ thống phân loại của Takhtajan năm 2009 [53], vị trí phân loại của cây Cỏ
nhọ nồi được tóm tắt như sau:
Giới: Thực vật (Plantae)
Lớp: Ngọc Lan (Magnolipsida)
Phân lớp: Cúc (Asteridae)
Bộ: Cúc (Asterales)
Họ: Cúc (Asteraceae)
Chi: Eclipta
1.1.2. Đặc điểm thực vật
Cây thảo, mọc đứng, đơi khi bị rồi vươn thẳng, cao 30 – 40 cm, có khi hơn. Thân
trịn, có lơng cứng áp sát, màu lục hoặc đỏ tía. Mủ trong rồi đen khi ra ngồi khơng
khí. Lá mọc đối, hình mác, dài 2 – 8 cm, rộng 0,5 – 1,5 cm, gốc thn, đầu nhọn, mép
khía răng rất nhỏ, hai mặt có lơng nháp, cuống lá rất ngắn. Cây rất đa dạng. Thân có
thể thắt lại ở mấu và phình ra ở dóng. Lá có khi to bản, hình bầu dục hoặc hình trứng.
Mùa hoa tháng 2 – 5. Cụm hoa mọc ở ngọn thân hoặc kẽ lá thành đầu, cuống dài 1
– 4 cm, có lơng thơ áp sát; đầu có đường kính 0,8 – 1,2 cm; lá bắc thn nhọn, có

lơng; hoa màu trắng, hoa cái ở ngồi, hình lưỡi, xếp thành một hàng, hoa lưỡng tính
hình ống, mào lông giảm thành vảy nhỏ và ngắn, tràng hoa cái có lưỡi nguyên hoặc xẻ
2 răng, tràng hoa lưỡng tính có 4 thùy hình trái xoan nhị 4.
Quả bế, dài 3 mm, rộng 1,5 mm, có 3 cạnh, hơi dẹt, đầu bẹt, có 2 sừng nhỏ [1],
[2].
1.1.3. Đặc điểm phân bố
Chi Eclipta L. ở Việt Nam chỉ có một loài là Eclipta prostrata L. (Syn. Eclipta
alba (L.) Hassk.)
Cỏ nhọ nồi (E. prostrata L.) ở nước ta rất phổ biến, phân bố rộng khắp các tỉnh
vùng đồng bằng, trung du và miền núi, đến độ cao 1500 m (ở các tỉnh phía Nam), như:
Yên Bái, Hà Giang (Vị Xuyên), Tuyên Quang, Lạng Sơn (Chi Lăng), Bắc Giang (Hiệp
2


Hoà), Hà Nội, Kon Tum (Đắk Glêi), Đắk Lắk (Đắk Nông), Bà Rịa-Vũng Tàu và các
tỉnh đồng bằng sông Cửu Long [2]. Cây ưa ẩm, ưa sáng và có thể hơi chịu bóng,
thường mọc lẫn với các cây Cỏ thấp, trên bãi sông, ruộng trồng hoa màu, ven đường
đi, bãi hoang quanh làng bản…Ra hoa quả nhiều hàng năm, tái sinh tự nhiên chủ yếu
bằng hạt. Bên cạnh đó với khả năng mọc chồi gốc và phân cành nhiều, cây dễ dàng
phát triển, tạo thành đám bò lan trên mặt đất [1].
Ngồi ra, Cỏ nhọ nồi cịn được tìm thấy ở Ấn Độ, Mianma, Trung Quốc, Lào,
Campuchia, Thái Lan, Malaysia, Indonesia [2].
1.1.4. Thành phần hóa học
Đã có rất nhiều nghiên cứu về các thành phần hóa học của Cỏ nhọ nồi, các nhóm
chất được tìm thấy trong cây bao gồm: alcaloid, coumarin, saponin, tanin, chất đắng,
tinh dầu, acid hữu cơ, thiophen, flavonoid, acid phenolic, triterpenoid, các sterol [15],
[23], [63].
 Coumarin
 Các coumarin có trong cây Cỏ nhọ nồi chủ yếu thuộc dẫn chất của coumestan và
là thành phần được quan tâm nhiều nhất trong cây, bao gồm một số chất như

wedelolacton (1), demethylwedelolacton (2), demethylwedelolacton-7-glucoside (3).

(1)

R = CH3

(2)

R=H

(3)

R = Glu

 Gần đây, đã xác định thêm được 2 coumarin có trong cây thuộc nhóm
furanocoumarin: psoralen, isopsoralen [28].
 Tinh dầu
Tinh dầu trong Cỏ nhọ nồi có thể thu được từ lá và thân cây, các phân tích GCMS cho thấy các chất có trong tinh dầu chủ yếu thuộc nhóm sesquiterpen, trong đó
thành phần chính được tìm ra là α-humulen; 6,9-heptadecadien; (E)-β-farnesen; và αphellandren [14], [40].
3


 Alcaloid
 Nghiên cứu về các alcaloid có trong cây Cỏ nhọ nồi, đã xác định được hai chất
đó là nicotin (0,078 %) và ecliptin [1].
 Năm 1998, từ dịch chiết methaol, MS Abdel-Kader và cộng sự đã phân lập được

8 alcaloid có khung steroid, lần lượt là: (20S)(25S)-22,26-imino-cholesta-5,22(N)dien-3β-ol (verazin) (4); (20R)-verazin (5); 20-epi-3-dehydroxy-3-oxo-5,6-dihydro4,5-dehydroverazin (6); ecliptalbin [(20R)-20-pyridyl-cholesta-5-ene-3β,23-diol] (7),
(20R)-4β-hydroxyverazin (8); 4β-hydroxyverazin (9); (20R)-25β-hydroxyverazin (10)
và 25β-hydroxyverazin (11) [10].

 Gần đây đã xác định được thêm công thức của bốn alcaloid mới thuộc nhóm
guanidin được đặt tên là eclitamin A, B, C, D (12 - 15) [52].
 Flavonoid
 Các flavonoid được tìm thấy có trong cây chủ yếu thuộc 3 nhóm: flavon,
isoflavon, flavonol.
+ Nhóm flavon: luteolin (16) [22], [25], [28], [29], [34], [76], luteolin-7-O-glucoside
(17) [22], [29], apigenin (18) [22], [34], [76] , acacetin (19) [28], acacetin-7-Orutinoside (20) [28], [76], diosmetin (21) [27].
+ Nhóm isoflavon: pratensein (22) [19], [22], pratensein-7-O-β-D-glucopyranosid
(23) [22], 7-O-methylorobol-4′-O-β-D-glucopyranosid (24) [19], 3′-O-methylorobol
(25) [27], orobol (26) [54], orobosid (27) [20]
+ Nhóm flavonol: quercetin (28) [22], [28], [77], kaemferol (29) [28], kaemferid (30)
[28]
 Saponin
Các saponin được tìm thấy trong cây thuộc nhóm saponin triterpenoid, phần lớn
thuộc nhóm oleanan:
 Năm 1994, Yahara và cộng sự đã xác định được cấu trúc của 6 saponin và đặt tên
là eclalbasaponin từ I đến VI (31-36) [49]. Năm 2013, Han đã phân lập được
echinocystic acid-28-O-β-D-glucopyranosid (37) [19]. Đến năm 2014, Feng-Min Xi đã
tiếp tục phân lập và xác định cấu trúc của 8 chất (38-45) là: 3-O-(2-O-acetyl-β-Dglucopyranosyl) oleanolic acid-28-O-(β-D-glucopyranosyl) este; 3-O-(6-O-acetyl-βDglucopyranosyl)

oleanolic

acid-28-O-(β-D-glucopyranosyl)

este;

3-O-(β-D-

glucopyranosyl) oleanolic acid-28-O-(6-O-acetyl-β-D-glucopyranosyl) este; [23]
4



3β,16β,29-trihydroxy

oleanan-12-en-3-O-β-D-glucopyranosid,

3,28-di-O-β-D-

glucopyranosyl-3β,16β-dihydroxy oleanan-12-en-28-oleanlic acid; Silphiosid B;
Silphiosid E; 3-O-β-D-glucopyranosyl-(1→2)-β-D-glucopyranosyl oleanlic-18-en
acid-28-O-β-D-glucopyranosid [58].
 Năm 1997, Yahara tiếp tục phân lập được các saponin thuộc phân nhóm
taraxasteran, đặt tên là eclalbasaponin từ VII đến X (46-49) [60].
 Phân nhóm lupan mới xác định được 1 chất là 28-O-β-D-glucopyranosyl
betulinic acid 3β-O-β-D-glucopyranosid (50) [58].
Công thức các chất được phân lập từ Cỏ nhọ nồi được trình bày trong Phụ lục 2.
1.1.5. Công dụng và tác dụng dược lý
1.1.5.1. Công dụng
Dựa theo kinh nghiệm dân gian, Cỏ nhọ nồi được sử dụng để chữa nhiều bệnh.
Trong một nghiên cứu về việc sử dụng cây cỏ làm thuốc của người dân địa phương tại
quần đảo Hải Nam, Trung Quốc cho thấy nước sắc Cỏ nhọ nồi có giá trị sử dụng cao,
có thể sử dụng để điều trị các bệnh về gan, chống viêm, dùng để cầm máu, chữa rắn
cắn [17]. Ở Ấn Độ, Cỏ nhọ nồi được dùng làm thuốc bổ và chữa ứ tắc trong các bệnh
phì đại gan và lách, điều trị xổ mũi ở trẻ nhỏ [1]. Trong y học cổ truyền Trung Quốc,
Cỏ nhọ nồi có trong thành phần thuốc mỡ để điều trị một số bệnh ngoài da [1], nước
sắc Cỏ nhọ nồi có chứa các thành phần được xem là có tác dụng trong việc thúc đẩy
quá trình melanogenesis, bảo vệ da dưới tác động của ánh sáng [69].
Tại Việt Nam, Trung Quốc, Cỏ nhọ nồi thường được dùng làm thuốc bổ máu,
cầm máu bên trong và bên ngoài, chữa ho ra máu, lỵ ra máu, rong kinh, băng huyết,
chảy máu cam, trĩ ra máu, nôn ra máu, đái ra máu, bị thương chảy máu. Còn dùng

chữa bệnh ban sởi, ho hen viêm họng, bỏng, lao phổi, di tinh, mộng tinh, bệnh nấm da,
làm thuốc mọc tóc và nhuộm tóc. Cỏ nhọ nồi có mặt trong một số bài thuốc điều trị
viêm gan virus, sốt xuất huyết, sỏi tiết niệu [1].
1.1.5.2. Tác dụng dược lý
 Tác dụng bảo vệ gan:
Trên mơ hình gây độc gan cấp ở chuột bằng các tác nhân như CCl4 [32], [62], [74],
hay paracetamol [44], [45], [51] đều cho kết quả ở nhóm chuột thử (nhóm chuột được
sử dụng Cỏ nhọ nồi trước khi gây độc gan) có sự giảm đáng kể về tỷ lệ tử vong, nồng
độ các enzim aminotransferase (ASAT, ALAT), phosphatase kiềm, hình ảnh mơ bệnh
5


học cho thấy tình trạng tổn thương hoại tử tế bào gan ít hơn so với nhóm chuột khơng
dùng thuốc. Trên mơ hình gây tăng lipid máu chuột bằng chế độ ăn giàu chất béo cho
thấy so với nhóm chứng (khơng được sử dụng Cỏ nhọ nồi), nhóm chuột thử cho kết
quả bảo vệ rõ rệt, thể hiện ở việc làm giảm lắng đọng mỡ ở gan, giảm sự giãn mạch
máu trong gan, giảm hoại tử tế bào gan và kích thích tái tạo tế bào gan [36]. Cơ chế
bảo vệ gan của Cỏ nhọ nồi vẫn chưa rõ ràng, tuy nhiên có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng
các coumestan (wedelolacton và demethylwedelolacton) có thể là thành phần chính
liên quan đến tác dụng này [57], [30], [64].
Tác dụng ức chế virus viêm gan C đã được báo cáo cho dịch chiết nước Cỏ nhọ
nồi. Phân tích các thành phần hóa học có trong dịch chiết cho thấy sự hiện diện của ba
hợp chất có thể có tác dụng, đó là wedelolacton, luteolin và apigenin. Trên mơ hình invitro, các hợp chất này thể hiện sự ức chế sao chép của virus thông qua ức chế enzym
NS5B và tác dụng này là phụ thuộc liều [16][41].
 Tác dụng trên hệ thần kinh
Dịch chiết cồn nước của cây Cỏ nhọ nồi với liều 300 mg/kg có tác dụng an thần,
giãn cơ, giải lo âu, hỗ trợ thần kinh và chống trầm cảm [55]. Ngồi ra dịch chiết cịn
cho thấy có hiệu quả chống lại tổn thương tế bào thần kinh do thiếu máu cục bộ. Tác
dụng này có thể giải thích là do cây có tác dụng chống oxi hóa mạnh [33].
Cao chiết methanol lá cây Cỏ nhọ nồi đã được chứng minh có tác dụng chống

động kinh tiềm tàng trên mơ hình gây động kinh chuột bằng pentylenetetrazol và
picrotoxin khi dùng ở mức liều từ 10-200 mg/kg [31]. Wedelolacton và luteolin được
xem là thành phần có tác dụng. Điều này được giải thích là rối loạn chức năng thụ thể
GABAA góp phần gây ra bệnh động kinh [18], trong khi cả 2 chất trên đều được báo
cáo là có điều biến tích cực, đều có tính ái lực chọn lọc đối với vị trí gắn kết
benzodiazepin trên các thụ thể GABAA [47][49], từ đó hoạt hóa thụ thể này, giúp ngăn
chặn các cơn động kinh.
 Tác dụng giảm đau và chống viêm
Dịch chiết ethanol Cỏ nhọ nồi có tác dụng giảm đau ở mức liều 200 mg/kg trên
các mơ hình kẹp đi, mâm nóng và gây đau quặn ở chuột [26], [42].
Cỏ nhọ nồi cũng cho thấy tác dụng chống viêm rõ rệt trên cả mơ hình gây viêm
cấp bằng carrageenan và các chất trung gian hóa học như histamin, serotonin cũng như
trên mơ hình gây viêm mạn [24].
6


 Tác dụng chống ung thư:
Nghiên cứu in-vitro của Navneet Kumar Yadav và cộng sự đã cho thấy được tác dụng
gây độc tế bào từ dịch chiết ethyl acetat của cây Cỏ nhọ nồi (AEEA) trên cả 7 dòng tế
bào ung thư bao gồm ung thư vú, cổ tử cung, buồng trứng, đại tràng, tuyến tiền liệt,
phổi, tuyến tụy; trong số đó tác dụng trên dịng tế bào ung thư vú là mạnh nhất với
biểu hiện là sự giảm kích thước khối u và cải thiện quá trình apotosis [59].
 Tác dụng chống oxi hóa:
Nghiên cứu của Chin-Feng Chan và cộng sự đã chứng minh dịch chiết nước của E.
prostrata L. có tác dụng mạnh trong việc dọn sạch 1,1-diphenyl-2-picryl-hydrazyl
(DPPH), gốc superoxid và các ion kim loại với giá trị IC50 lần lượt là 0,23 mg/mL,
0,48 mg/mL và 1,25 mg/mL [13]. Ngồi ra, tác dụng chống oxi hóa của dịch chiết
ethyl acetat [9]; dịch chiết ethanol [12], [75]; dịch chiết methanol [21], [39], [48] của
Cỏ nhọ nồi cũng được ghi nhận.
 Tác dụng kháng khuẩn

Cỏ nhọ nồi có tác dụng kháng nhiều chủng vi khuẩn như Staphylococcus aureus,
Escherichia coli, Staphylococcus epidermis, Pseudomonas aeruginosa, Klebsiella
pneumoniae, Proteus mirabilis, và Proteus vulgaris và một số loại nấm như Candida
albicans, Aspergillus fumigatus [65]. Dịch chiết ethyl acetat của lá Cỏ nhọ nồi đã
được chứng minh có hoạt tính chống vi khuẩn E. coli, K. pneumoniae, Shigella
dysenteriae, Salmonella typhi, P. aeruginosa, Bacillus subtilis và S. aureus với nồng
độ ức chế tối thiểu (MIC) dao động trong khoảng 4,5-90  μL/ml [50]. Dịch chiết
methanol từ phần trên mặt đất của cây cho thấy tác dụng ức chế tối đa trên các
chủng S. cholermis, S. aureus và Salmonella typhimurium. Cũng trong nghiên cứu này
wedelolacton cho thấy tác dụng kháng khuẩn mạnh và do đó có thể là thành phần
quyết định hoạt tính kháng khuẩn của dịch chiết Cỏ nhọ nồi [15]. Ngoài ra, một thành
phần khác là eclalbasaponin đã được chứng minh là chất có tác dụng ức chế B.
subtilis và P.aeruginosa [46]. Tác dụng này được cho là do sự phá vỡ màng tế bào vi
khuẩn dẫn đến làm chết tế bào.
1.1.6. Tiêu chuẩn dược liệu Cỏ nhọ nồi
Dược liệu Cỏ nhọ nồi từ lâu đã được đưa vào sử dụng ở nhiều nước với mục
đích chăm sóc sức khỏe. Do đó các chỉ tiêu chất lượng đã được cơng bố để kiểm sốt
chất lượng của dược liệu.
7


Tiêu chí đánh

Dƣợc điển Việt

Dƣợc điển Châu

Dƣợc điển Trung

giá


Nam V [6]

Âu (EP 8.0) [16]

Quốc [56]

Mơ tả







Vi phẫu



Khơng

Khơng

Bột





Khơng


Định tính:
- Bằng phản ứng



Khơng

Khơng

hóa học
- Bằng SKLM
(chất đối chiếu)
Định lƣợng

Sử dụng chất đối

Sử dụng chất đối

Sử dụng chất đối

chiếu wedelolacton.

chiếu

chiếu

wedelolacton.

ecliptasaponin A


Phương

Không

pháp Phương pháp HPLC
u cầu: Hàm lượng

HPLC
u

cầu:

lượng

Hàm của
của khơng

wedelolacton

wedelolacton
được

dưới

0,04 % tính theo

khơng được dưới dược liệu khơ kiệt.
0,04 % tính theo
dược liệu khơ kiệt.

Độ ẩm

≤ 13 %

≤ 11 %

≤ 13 %

Tro toàn phần

≤ 18 %

≤ 13 %

≤ 14 %

Tro không tan

≤3%

≤2%

≤3%

trong acid HCl
Tỷ lệ vụn nát

Khơng q 8 % khi Khơng

Khơng


dùng rây có kích
thước mắt rây 0,315
mm.
Chất chiết đƣợc

Khơng ít hơn 15,0 % Khơng

trong dƣợc liệu

tính theo dược liệu
khơ kiệt.
Tiến

hành

theo
8

Khơng


phương pháp chiết
nóng, dùng ethanol
50 % làm dung mơi.
Bảng 1.1 cho thấy so với dược điển Châu Âu và dược điển Trung Quốc, thì
chuyên luận dược liệu Cỏ nhọ nồi trong dược điển Việt Nam V chưa có chỉ tiêu định
lượng, một chỉ tiêu quan trong dùng để đánh giá chất lượng dược liệu.
1.2. Quá trình cầm máu và tác dụng cầm máu của Cỏ nhọ nồi
1.2.1. Các giai đoạn của quá trình cầm máu

Cầm máu là một quá trình diễn ra nhằm hạn chế hoặc ngăn cản máu thoát ra khỏi
mạch khi thành mạch bị tổn thương. Quá trình cầm máu được thực hiện qua các giai
đoạn chính:
- Co mạch tại chỗ
- Tạo nút tiểu cầu
- Đông máu
- Co cục máu đông và tan cục máu đông.
Co mạch xảy ra ngay khi bị tổn thương để hạn chế lượng máu thốt mạch, và tạo
điều kiện để hình thành nút tiểu cầu. Các yếu tố tham gia vào quá trình này bao gồm
thần kinh giao cảm, serotonin và thromboxan A2 (từ tiểu cầu). Thời gian co mạch bình
thường từ vài phút đến vài giờ. Tổn thương càng lớn thì mức độ co mạch càng mạnh.
Thành mạch bị tổn thương bộc lộ collagen thích hợp cho các tiểu cầu đến kết tập.
Tại đó, các tiểu cầu này giải phóng ra một lượng lớn chất trung gian hóa học như
ADP, thromboxan A2 lôi kéo các tiểu cầu đang lưu hành trong máu đến kết tụ. Tiểu
cầu kết tụ lại lôi kéo các tiểu cầu khác, cứ như vậy nút tiểu cầu được hình thành bịt kín
tổn thương.
Đơng máu xảy ra sau khi có phản xạ co mạch và hình thành nút tiểu cầu, là quá
trình máu chuyển từ thể lỏng sang thể đặc. Đơng máu là một chuỗi phản ứng hóa học
của các yếu tố đơng máu có trong huyết tương, mơ tổn thương và tiểu cầu, bao gồm 3
giai đoạn: giai đoạn tạo phức hợp prothrombinase, giai đoạn hình thành thrombin, và
giai đoạn chuyển fibrinogen thành các sợi fibrin, từ đó hình thành cục máu đơng bịt
kín chỗ tổn thương.

9


Dưới tác dụng của tiểu cầu cục máu đông sau khi hình thành sẽ được co lại sau
20 phút đến 1 giờ. Sau đó 1-2 tuần, các chất ở bên trong cục máu đơng sẽ được hoạt
hóa và hoạt động như 1 enzim làm tan cục máu đông [4], [5].
1.2.2. Vài nét về q trình đơng máu

Khi thành mạch bị tổn thương, đông máu được khởi động đồng thời bởi 2 con
đường: đông máu nội sinh và đông máu ngoại sinh. Đông máu ngoại sinh được bắt đầu
bằng sự giải phóng ra thromboplastin của mơ (yếu tố III) từ mạch máu hoặc mô bị tổn
thương. Yếu tố III sẽ kết hợp và hoạt hóa yếu tố VII. Phức hợp yếu tố III-VII hoạt hóa
và ion Ca++ sẽ hoạt hóa yếu tố X. Yếu tố X hoạt hóa kết hợp với phospholipid tiểu cầu,
ion Ca++ và yếu tố V hoạt hóa (nhờ thrombin) tạo ra phức hợp prothrombinase. Cịn
q trình đơng máu nội sinh bắt đầu khi yếu tố XII (yếu tố tiếp xúc) được hoạt hóa.
Sau đó các yếu tố đông máu khác (yếu tố XI, IX) sẽ được hoạt hóa theo kiểu dây
chuyền. Khác với đơng máu ngoại sinh, sự hoạt hóa yếu tố X cần có mặt phospholipid
tiểu cầu, ion Ca++ và yếu tố VIII (được hoạt hóa bằng thrombin). Yếu tố X sau khi
được hoạt hóa thì quá trình tạo prothrombinase cũng giống như cơ chế ngoại sinh.
Sau khi phức hợp prothrombinase được tạo ra thì nó sẽ xúc tác cho phản ứng
chuyển prothrombin (yếu tố II) thành thrombin. Thrombin sau khi được hình thành sẽ
hoạt hóa chuyển fibrinogen thành các fibrin đơn phân, tạo điều kiện cho sự trùng hợp
các fibrin bịt kín chỗ tổn thương.
Trong thực nghiệm, người ta có thể làm đơng huyết tương sau khoảng 10 – 14
giây bằng cách cho thromboplastin mô và ion calci vào trong huyết tương, đây là cơ sở
của xét nghiệm thời gian PT để đánh giá quá trình đơng máu ngoại sinh. Cịn thơng số
để đánh giá thời gian đông máu ngoại sinh là thời gian Cephalin - Kaolin (thời gian
APTT) trong đó Cephalin – chất giống phospholipid của tiểu cầu và Kaolin là chất
hoạt hóa yếu tố tiếp xúc [5].
1.2.3. Một số nghiên cứu về tác dụng đông máu in-vitro của dược liệu
Năm 2012, Hataichanok Pandith đã khảo sát tác dụng cầm máu in-vitro của cây
Chromolaena odorata. Dược liệu sẽ được chuẩn bị dưới dạng dịch chiết nước đông
khô, cao đặc (chiết với ethanol 50, 70, 95 %), sau đó sẽ được ủ với huyết tương theo tỷ
lệ 1:1. Tác dụng cầm máu sẽ được so sánh với mẫu chứng là NaCl 0,9 % (khi mẫu thử
là dịch chiết đông khô), và Tween 80 1 % (khi mẫu thử là cao đặc). Thông số quan sát

10



là thời gian PT (thời gian đông máu ngoại sinh) và thời gian đông APTT (thời gian
đông máu nội sinh) [43].
Năm 2014, nghiên cứu của Naoki Ohkura tiến hành sàng lọc tác dụng cầm máu
in-vitro của 114 loại Dược liệu từ Trung Quốc. Dược liệu được đun trong nước 30
phút. Sau đó dịch chiết nước sẽ được pha lỗng tới nồng độ cuối cùng là 10 mg/ml làm
dung dịch khảo sát. Thông số quan sát là thời gian PT (con đường ngoại sinh) và sự
hoạt hóa yếu tố XII (con đường nội sinh). Mẫu huyết tương được ủ với dịch thử trong
5 phút. Thời gian PT sẽ được tính từ lúc cho thêm thuốc thử PT. Còn yếu tố XII hoạt
hóa sẽ được phát hiện và định lượng bằng phương pháp điện di khơng liên tục SDSPAGE [41].
Năm 2018, Hồng Thị Phương Liên và cộng sự đã nghiên cứu về tác dụng cầm
máu in-vitro của cao chiết nước từ lá cây Lấu đỏ Psychotria rubra (Lour.). Trong đó,
tác dụng cao chiết được khảo sát ở 3 mức nồng độ 0,5; 1,0; 2,0 mg/ml trên mẫu huyết
tương của chuột. Tác dụng cầm máu sẽ được so sánh với nhóm chứng là DMSO. Mẫu
huyết tương sẽ được ủ với các mẫu khảo sát trong 3 phút. Thời gian PT sẽ được tính từ
lúc cho thêm thuốc thử PT, thời gian APTT sẽ được tính từ lúc cho thêm CaCl2 [7].
1.2.4. Tác dụng cầm máu của cây Cỏ nhọ nồi
Trong quyển “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” của Đỗ Tất Lợi, Cỏ nhọ
nồi được xếp vào nhóm thuốc cầm máu, chữa các bệnh chảy máu trong và ngoài, sốt
xuất huyết,….[1]. Nước sắc Cỏ nhọ nồi khô, với liều 3 g/kg thể trọng khỉ có tác dụng
giảm thời gian Quick rõ rệt, làm tăng tổng lượng prothrombin (yếu tố II) toàn phần. Cỏ
nhọ nồi cũng như vitamin K, có tác dụng chống lại tác dụng dicoumarin [8]. Hoạt tính
cầm máu của 1 g Cỏ nhọ nồi tương đương với 1,33 g vitamin K [1].
Khi nghiên cứu về tác dụng này, Mahar đã đánh giá hoạt động cầm máu của dịch
chiết ethanol cây Cỏ nhọ nồi (EEEA) trên 3 nhóm thỏ gồm nhóm bình thường, nhóm
gây rối loạn chức năng tiểu cầu bằng aspirin và nhóm gây rồi loạn các yếu tố đơng
máu bằng heparin. Quá trình cầm máu được đánh giá qua thời gian chảy máu, thời
gian máu đông, các thông số của q trình đơng máu (thời gian đơng máu ngoại sinh
(PT), thời gian đông máu nội sinh (APTT)) và số lượng tiểu cầu. Nghiên cứu được
thực hiện với các liều khác nhau 200, 400, 600 & 800 mg/kg bằng đường uống. Tuy

khơng có ảnh hưởng đáng kể đến q trình đông máu và số lượng tiểu cầu ở các mức
liều nhưng với mức liều cao 600 mg/kg và 800 mg/kg đã thể hiện được sự giảm đáng
11


kể thời gian cầm máu ở cả 3 nhóm thơng qua các thông số thời gian chảy máu và thời
gian máu đông [35].

12


CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Nguyên liệu và đối tƣợng nghiên cứu
2.1.1. Nguyên liệu nghiên cứu
- Mẫu nghiên cứu: Phần trên mặt đất của cây Cỏ nhọ nồi được thu hái vào tháng 910/2019 tại 6 vùng và được ký hiệu như sau:
Bảng 2.1: Các mẫu dược liệu Cỏ nhọ nồi
STT

Địa điểm thu hái

Ký hiệu mẫu

1

Xuân Trường, Nam Định



2


Diên Châu, Nghệ An

NA

3

Quỳnh Thọ, Thái Bình

TB

4

Đại Từ, Thái Nguyên

TN

5

Quốc Oai, Hà Nội

HN

6

Tp Điện Biên Phủ, Điện Biên

ĐB

- Mẫu sau khi thu hái được giám định tên khoa học là Eclipta prostrata L.. Mẫu tiêu
bản được lưu giữ tại bộ môn Thực vật, trường Đại học Dược Hà Nội.

- Mẫu nguyên liệu sau khi làm sạch được cắt nhỏ thành từng đoạn dài 3-5cm, sấy
khô ở nhiệt độ không quá 70°C và được bảo quản trong các túi nilon kín.
2.1.2. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các mẫu cao khô Cỏ nhọ nồi được điều chế từ các mẫu
dược liệu tương ứng. Quá trình điều chế cao được trình bày chi tiết ở mục 3.1.2
2.1.3. Các trang thiết bị nghiên cứu
2.1.3.1. Hóa chất và dụng cụ
Hóa chất và thuốc thử dùng trong nghiên cứu đạt tiêu chuẩn phân tích:
- Hóa chất: n-hexan, toluen, ethyl acetat, methanol, acid formic, aceton,
dicloromethan, ether ethylic, anhydrid acetic, acetonitril, acid phosphoric, amoniac,
acid sulfuric, acid clorohydric, ethanol 90 %, nước cất.
- Chất chuẩn (dùng trong định tính bằng SKLM và định lượng): wedelolacton với độ
tinh khiết 98,0 % (Chengdu Biopurify).

13


- Thuốc thử dùng trong phản ứng định tính: dung dịch sắt (III) clorid 5 %, dung dịch
chì acetat 10 %, gelatin 1 %, thuốc thử diazo, dung dịch natri hydroxyd 10 %.
- Bản mỏng tráng sẵn TLC silicagel 60 F254 của hãng MERCK (Đức)
- Dụng cụ: các dụng cụ thí nghiệm thường quy (cốc có mỏ, pipet, phễu, đũa thủy tinh,
kẹp gỗ, giấy lọc, ống nghiệm, bình định mức, bình gạn,…), các dụng cụ thí nghiệm
khác (mao quản, bình khai triển sắc ký,…)
- Hóa chất, dụng cụ dùng trong thí nghiệm đánh giá tác dụng: thuốc thử PT, thuốc thử
APTT, calci clorid, ống falcon, micro pipet, đầu côn, bi từ…
2.1.3.2. Thiết bị dùng trong nghiên cứu:
- Tủ sấy MEMMERT (Đức)
- Bể siêu âm DAIHAN Scientific (Hàn Quốc)
- Cân kỹ thuật SATORIUS (Đức)
- Cân phân tích PRECISA (Thụy Sỹ)

- Cân xác định hàm ẩm OHAUS (Trung Quốc)
- Hệ thống TLC CAMAG gồm hệ thống chấm sắc ký tự động Linomat V, bình khai
triển tự động ADC2, buồng chụp sắc ký Visualizer
- Hệ thống HPLC bao gồm: máy sắc ký lỏng hiệu năng cao Shimazu (Nhật Bản) (bơm
LC-20AD, detector DAD SPD-M20A, hệ thống tiêm mẫu tự động SIL-20C, bộ phận
điều nhiệt CTO-20A); cột sắc ký lỏng hiệu năng cao C18 Agilent (250 mm x 4,6 mm;
5µm)
- Hệ thống đơng máu bán tự động Urit 610.
2.2. Nội dung nghiên cứu
2.2.1. Xây dựng một số chỉ tiêu chất lượng cho cao khô Cỏ nhọ nồi
- Thu mẫu dược liệu và kiểm nghiệm theo các chỉ tiêu định tính (bằng phản ứng hóa
học và sắc ký lớp mỏng) theo tiêu chuẩn DĐVN V.
- Điều chế cao khô từ các mẫu dược liệu thu được.
- Nghiên cứu xây dựng một số chỉ tiêu chất lượng cho cao khô Cỏ nhọ nồi: cảm quan,
mất khối lượng do làm khơ, pH, định tính bằng phản ứng hóa học và bằng sắc ký lớp
mỏng, định lượng wedelolacton có trong cao khô Cỏ nhọ nồi.

14


2.2.2. Đánh giá tác dụng của cao khô Cỏ nhọ nồi trên q trình đơng máu in-vitro
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.3.1. Xây dựng một số chỉ tiêu chất lượng cho cao khô Cỏ nhọ nồi
2.3.1.1. Chuẩn bị nguyên liệu và đánh giá sơ bộ
Để cho ra một chế phẩm cao khơ có thể sử dụng trực tiếp hoặc làm ngun liệu để
sản xuất thì việc kiểm sốt ngun liệu đầu vào là rất quan trọng. Sáu mẫu dược liệu
tươi sau khi thu hái, xử lý sơ bộ sẽ được đem đi giám định tên khoa học và kiểm
nghiệm các chỉ tiêu định tính bằng phản ứng hóa học và sắc ký lớp mỏng theo tiêu
chuẩn DĐVN V:
 Phƣơng pháp A (dùng để định tính khung steroid): Lấy 1 g bột dược liệu, thêm

5 ml ether ethylic, ngâm 10 phút, thỉnh thoảng lắc, lọc. Lấy 1 ml dịch lọc cho vào ống
nghiệm, thêm 10 giọt anhydrid acetic, thêm từ từ 15 giọt acid sulfuric theo thành ống
nghiệm. Phản ứng dương tính khi nơi tiếp giáp giữa 2 lớp chất lỏng có màu nâu đỏ,
đồng thời lớp ether chuyển sang màu xanh da trời.
 Phƣơng pháp B (bằng sắc ký lớp mỏng):
Các điều kiện sắc ký:
 Dung dịch thử: Lấy 1,0 g bột dược liệu, thêm 10 ml MeOH, siêu âm trong 30
phút, lọc, dùng dịch lọc làm dung dịch thừ.
 Dung dịch đối chiếu: Dung dịch wedelolacton trong MeOH nồng độ 0,1
mg/ml
 Pha tĩnh: Bản mỏng tráng sẵn silicagel GF254 hoạt hóa ở 105 °C trong 1 h
 Pha động: n-hexan - ethyl acetat - acid formic (10 : 7 : 1 ).
 Tiêm mẫu: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 3 µl dung dịch thừ, 1,5 µl dung dịch
chuẩn
 Phát hiện vết: Quan sát dưới bước sóng UV 366 nm.
→ Yêu cầu: Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có vết cùng màu sắc và giá trị Rf
với các vết thu được trên sắc ký đồ của dung dịch chuẩn.
2.3.1.2. Điều chế cao khô Cỏ nhọ nồi
Dược liệu sau khi sấy đạt độ ẩm theo quy định thì được chiết với nước bằng
phương pháp sắc. Cao khô Cỏ nhọ nồi sẽ được điều chế từ dịch chiết nước tương ứng.
Cân khoảng 50 g dược liệu đã chia nhỏ, thêm nước vừa ngập và đun trong 1 giờ.
Lọc dịch chiết. Lặp lại quá trình trên 2 lần, mỗi lần 30 phút. Gộp dịch chiết thu được,
15


để lắng 12 h và gạn vào dụng cụ có đáy rộng, cô trên bếp đến khi thu được cao đặc thì
sấy ở nhiệt độ khơng q 70°C có thơng khí trong thời gian là 24h. Cao thu được đem
đi nghiền và trộn đều thành bột, bảo quản trong túi PE có mép kín. Hàm lượng cao thu
được tính theo cơng thức
mc

H (%) =

× 100 %
mdl x (1 - RHdl)

Trong đó: H (%): hàm lượng cao thu được
mc: khối lượng cao thu được (g)
mdl: khối lượng dược liệu (g)
RHdl: độ ẩm dược liệu (%)
2.3.1.3. Xây dựng tiêu chuẩn cao khô Cỏ nhọ nồi
 Cảm quan
Quan sát và mô tả các mẫu cao về thể chất, màu sắc, mùi, vị.
 Mất khối lƣợng do làm khô
Tiến hành như phụ lục 9.6 (DĐVN V) [72]: Cân chính xác khoảng 1 g cao sấy ở
105°C đến khối lượng không đổi. Mỗi mẫu cao làm 3 lần, lấy giá trị trung bình.
Dược điển Việt Nam V quy định lượng nước trong cao khô không quá 5 %.
 Chỉ tiêu pH
Tiến hành theo phụ lục 6.2 DĐVN V: cân chính xác khoảng 1 g cao khơ Cỏ nhọ nồi
pha lỗng với nước thành dung dịch thử 1 %. Sau khi hiệu chỉnh máy đo pH ở 2 giá trị
pH bằng 4, 7 thì tiến hành đo các mẫu thử trong cùng điều kiện. Mỗi mẫu đo 3 lần, lấy
kết quả trung bình.
 Định tính bằng phản ứng hóa học
Đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra tác dụng chữa bệnh của cây Cỏ nhọ nồi là do 4
nhóm chất chính trong cây đảm nhận, bao gồm: coumarin, flavonoid, saponin, tanin
[57] [73] [47]. Kết quả định tính sơ bộ trong dược liệu cho thấy cỏ nhọ nồi có chứa cả
4 nhóm chất trên. Do đó nhóm nghiên cứu đề xuất việc kiểm sốt 4 nhóm chất:
coumarin, flavonoid, saponin, tanin trong các mẫu cao bằng các phản ứng hóa học như
sau [3]:

16



Bảng 2.2: Phản ứng định tính các nhóm chất trong cao khơ Cỏ nhọ nồi
Nhóm chất

Tên phản ứng

Coumarin

Mở đóng vịng Cân khoảng 1g cao khô Cỏ nhọ nồi vào cốc có mỏ,
lacton

Tiến hành
thêm 20 ml ethanol 90˚, đun cách thủy đến sơi 2 – 3
phút. Lọc nóng dịch chiết vào 2 ống nghiệm. Cô cách
thủy 2 ống đến khi mỗi ống cịn 1 ml dịch chiết thì
tiến hành phản ứng.


Ống 1 thêm 0,5 ml dung dịch NaOH 10 %, ống 2

giữ nguyên. Đun cả 2 ống đến sôi, để nguội rồi quan
sát. Ống 1 sẽ có màu vàng hoặc tủa đục màu vàng,
ống 2 trong suốt


Thêm vào cả 2 ống nghiệm mỗi ống khoảng 2 ml

nước, đun sôi, để nguội rồi quan sát. Ống 1 trong trở
lại, ống 2 có tủa đục



Acid hóa ống 1 bằng vài giọt acid clohydric đặc,

quan sát
=> Phản ứng dương tính khi ống 1 có tủa đục như
ống 2.
Saponin

Hiện tượng tạo Cho vào cốc có mỏ 0,5 g cao khô Cỏ nhọ nồi, thêm 5
bọt

ml nước. Đun sôi. Để nguội, lọc dịch chiết vào 1 ống
nghiệm lớn, thêm 5 ml nước lắc mạnh trong 5 phút.
Để yên và quan sát hiện tượng tạo bọt.
=> Dương tính nếu bọt cịn bền vững sau 15 phút.
Cân khoảng 0,5 g cao khơ Cỏ nhọ nồi vào cốc có mỏ,

Flavonoid

thêm 10 ml ethanol 90˚ đun cách thủy đến sôi trong 2
– 3 phút. Lọc nóng, để nguội dịch lọc làm các phản
ứng hóa học.
Phản
Cyanidin

ứng Cho vào ống nghiệm nhỏ 1 ml dịch chiết. Thêm một ít
bội magnesi kim loại (khoảng 10 mg). Nhỏ từng giọt
HCl đậm đặc.
=> Phản ứng dương tính khi dung dịch chuyển từ màu

17


×