Tải bản đầy đủ (.doc) (97 trang)

Luận văn thạc sĩ Đánh giá thực trạng công tác quản lý và xử lý ô nhiễm môi trường tại bãi rác núi Voi, phường Đông Sơn, thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.53 MB, 97 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

ĐẶNG HẢI YẾN

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ
VÀ XỬ LÝ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TẠI BÃI RÁC
NÚI VOI, PHƯỜNG ĐÔNG SƠN, THỊ XÃ BỈM SƠN,
TỈNH THANH HÓA

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

THÁI NGUYÊN - 2018


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

ĐẶNG HẢI YẾN

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ
VÀ XỬ LÝ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TẠI BÃI RÁC
NÚI VOI, PHƯỜNG ĐÔNG SƠN, THỊ XÃ BỈM SƠN,
TỈNH THANH HĨA
Ngành: Khoa học mơi trường
Mã ngành: 8.44.03.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Hoàng Văn Hùng


\

THÁI NGUYÊN - 2018


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này hoàn toàn
trung thực và chưa sử dụng cho bảo vệ một học vị nào. Các thơng tin, tài liệu trình
bày trong luận văn này đã được ghi rõ nguồn gốc.
Thái Nguyên, tháng 9 năm 2018
Tác giả

Đặng Hải Yến


ii

LỜI CẢM ƠN
Sau một quá trình học tập và nghiên cứu, luận văn của tơi đã được hồn thành.
Với lịng biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình
của Ban giám hiệu Trường Đại học Nơng lâm Thái Ngun, Phịng Đào tạo (Sau đại
học), cùng sự tận tình giảng dạy của các thầy cơ trong Khoa Mơi trường đã giúp tơi
hồn thành khóa học của mình. Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo
PGS.TS. Hoàng Văn Hùng đã rất tận lịng hướng dẫn tơi trong q trình nghiên
cứu và hồn thành luận văn này.
Nhân dịp này tơi cũng gửi lời cảm ơn tới gia đình và bạn bè đã luôn ở bên
động viên giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hồn thành luận văn.
Cuối cùng, xin chúc các thầy cô mạnh khỏe, hạnh phúc và thành công trong sự

nghiệp trồng người, trong nghiên cứu khoa học.
Tác giả

Đặng Hải Yến


iii

MỤC LỤC


iv

DANH MỤC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT
ANXH
ANTT
BOD5
BTNMT
BVMT
BYT
CK
CN-XD
COD
CTR
CTRĐT
CTRSH
EM
HDPE
KH
KT

MBBR

An ninh xã hội
An ninh trật tự
Nhu cầu ơ xy sinh hố đo ở 200C sau 5 ngày.
Bộ Tài nguyên và môi trường
Bảo vệ môi trường
Bộ Y tế
Cùng kỳ
Công nghiệp- Xây dựng
Nhu cầu ô xy hố học
Chất thải rắn.
Chất thải rắn đơ thị
Chất thải rắn sinh hoạt
Chế phẩm sinh học
Bạt nhựa chống thấm
Kế hoạch
Kích thước

Bể sinh học với lớp màng vi sinh bám dính trên lớp vật
liệu đệm;

PGS.TS
NĐ-CP
NXB
PCCC
QCVN
QĐ-BYT
QĐ-TTg
QĐ-UBND

QH
SXKD
TCVN
TDTT
THT
TT
TTATXH

Phó giáo sư. tiến sỹ
Nghị định Chính phủ.
Nhà xuất bản.
Phòng cháy chữa cháy.
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
Quyết định Bộ Y tế.
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Quyết định của Uỷ ban nhân dân.
Quốc hội.
Sản xuất kinh doanh
Tiêu chuẩn Việt nam
Thể dục thể thao.
Tụ huyết trùng
Thông tư.
Trật tự an toàn xã hội.


v

TT-BTC
TT-BTNMT
TTCN-DVTM

TTLTBKHCNMT-

Thơng tư - Bộ tài chính
Thơng tư - Bộ Tài nguyên và môi trường.
Tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ thương mại
Thông tư liên tịch Bộ Khoa học công nghê và môi trường -

BXD
UBND
VAC
VHXH
VOC
WHO

Bộ xây dựng
Uỷ ban nhân dân.
Vườn ao chuồng.
Văn hóa xã hội
Chất hữu cơ bay hơi
Tổ chức y tế thế giới


vi

DANH MỤC BẢNG


vii

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1. Mặt bằng hiện trạng bãi chơn lấp rác thải thị xã Bỉm Sơn.......................19
Hình 1.2. Sơ đồ công nghệ xử lý rác thải sinh hoạt tại bãi rác.................................20
Hình 3.1. Hàm lượng Bụi........................................................................................46
Hình 3.2. Hàm lượng SO2.......................................................................................46
Hình 3.4. Hàm lượng CO.........................................................................................47
Hình 3.5. Hàm lượng NH3......................................................................................48
Hình 3.6. Hàm lượng H2S.......................................................................................48
Hình 3.7. Hàm lượng BOD5 trong nước thải...........................................................50
Hình 3.8. Hàm lượng COD trong nước thải.............................................................51
Hình 3.9. Hàm lượng NH4+ theo N trong nước thải...............................................51
Hình 3.10. Hàm lượng Tổng N trong nước thải.......................................................52
Hình 3.11. Chỉ số pH trong nước mặt......................................................................53
Hình 3.12. Hàm lượng BOD5 trong nước mặt.........................................................53
Hình 3.13. Hàm lượng TSS trong nước mặt............................................................54
Hình 3.14. Hàm lượng COD trong nước mặt...........................................................54
Hình 3.15. Hàm lượng NH4 trong nước mặt...........................................................55
Hình 3.16. Chỉ số Coliform trong nước mặt............................................................55
Hình 3.17. Chỉ số pH trong nước dưới đất...............................................................56
Hình 3.18. Hàm lượng NH4+ theo N trong nước dưới đất......................................57
Hình 3.19. Hàm lượng NO3- theo N trong nước dưới đất.......................................57
Hình 3.20. Chỉ số Coliform trong nước dưới đất.....................................................58
Hình 3.21. Chỉ số pH trong đất................................................................................59
Hình 3.22. Hàm lượng As trong đất.........................................................................60
Hình 3.23. Hàm lượng Cd trong đất........................................................................60
Hình 3.24. Hàm lượng Pb trong đất.........................................................................61
Hình 3.25. Hàm lượng Cu trong đất........................................................................61
Hình 3.26. Hàm lượng Zn trong đất.........................................................................61
Hình 3.27. Hàm lượng OM trong đất.......................................................................61
Hình 3.28. Hàm lượng Nitơ tổng số trong đất........................................................62



viii

Hình 3.29. Hàm lượng Phốt pho tổng số trong đất..................................................62
Hình 3.30. Hàm lượng Kali tổng số trong đất..........................................................63
Hình 3.31. Đánh giá của người dân về mức độ ô nhiễm môi trường khơng khí......64
tại bãi rác.................................................................................................................64
Hình 3.32. Đánh giá của người dân về mức độ ô nhiễm nguồn nước mặt...............65
tại bãi rác.................................................................................................................65
Hình 3.33. Đánh giá của người dân về mức độ ô nhiễm môi trường đất tại bãi rác. 66
Hình 3.34. Tình hình sức khỏe của người dân trên địa bàn......................................67
Hình 3.35. Sơ đồ công nghệ xử lý nước rỉ rác hiện tại của bãi rác...........................70
Hình 3.36. Sơ đồ cơng nghệ xử lý rác thải bằng cơng nghệ đốt...............................73
Hình 3.37. Sơ đồ công nghệ xử lý nước rỉ rác.........................................................76


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay mơi trường đã và đang trở thành vấn đề đáng quan tâm của tồn xã
hội. Mơi trường trên thế giới nói chung cũng như Việt Nam nói riêng đang ngày
càng suy thoái nghiêm trọng gây nguy cơ mất cân bằng sinh thái, cạn kiệt nguồn tài
nguyên thiên nhiên, làm ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống và sự phát triển bền
vững của đất nước. Trong bối cảnh nền kinh tế đang tăng trưởng, sự phát triển của
ngành công nông nghiệp, thương mại dịch vụ... đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của
con người cùng với đó lượng rác thải phát sinh ngày càng tăng lên. Rác thải phát
sinh trong quá trình ăn, ở, tiêu dùng của con người được thải vào môi trường ngày
càng nhiều vượt quá khả năng tự làm sạch của môi trường dẫn đến môi trường bị ô
nhiễm. Trên thực tế có rất nhiều lí do làm cho hiệu quả thu gom, vận chuyển và xử

lí rác cịn hạn chế, do phương tiện, nhận lực, thu gom rác còn thiếu, do ý thức người
dân, do sự thiếu nguồn vốn đầu tư cho cơng nghệ xử lí rác thải.
Một trong những vấn đề nan giải nhất hiện nay tại tỉnh Thanh Hóa nói chung
và tại thị xã Bỉm Sơn nói riêng là cơng tác quản lý và xử lý ô nhiễm môi trường tại
các bãi chôn lấp rác thải sinh hoạt. Tại các khu đô thị như thành phố Thanh Hóa, thị
xã Bỉm Sơn, thành phố Sầm Sơn nhiều bãi chơn lấp trong tình trạng q tải và vấn
đề ô nhiễm môi trường tại tất cả các bãi rác trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đang ngày
càng gia tăng.
Thị xã Bỉm Sơn là trung tâm kinh tế, văn hóa và chính trị phía Bắc của tỉnh
Thanh Hóa. Đến nay thị xã Bỉm Sơn có 6 phường và 2 xã với diện tích tự nhiên là
6.701 ha và dân số tính đến năm 2015 là 54.971 người. Vì vậy vấn đề về rác thải
sinh hoạt và xử lý rác thải sinh hoạt đang là mối quan tâm của tỉnh Thanh Hóa nói
chung và của thị xã Bỉm Sơn nói riêng. Tính trung bình mỗi người thải khoảng: 0.8
kg/ngày; Lượng rác thải sinh hoạt khoảng 40 tấn rác thải sinh hoạt/ngày. Với mức
thải này hiện nay vấn đề rác thải sinh hoạt đang là một áp lực lớn cho các khu đô thị
trong tỉnh. Hệ quả kéo theo là môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng bởi các loại rác
sinh hoạt. Nguồn nước, khơng khí, đất đai bị ơ nhiễm, suy thoái, ảnh hưởng trực
tiếp đến sức khỏe con người cũng như hủy hoại môi trường sống của nhiều loại


2

động thực vật. Chính vì vậy tìm được biện pháp quản lý và xử lý rác thải hiệu quả
đang là mong muốn của mọi người dân hiện nay.
Hiện tại toàn bộ lượng rác thải sinh hoạt hàng ngày của thị xã Bỉm Sơn được
Công ty cổ phần Môi trường Bỉm Sơn thu gom, vận chuyển về bãi chôn lấp rác thải
tại núi Voi, phường Đông Sơn, thị xã Bỉm Sơn. Bãi rác tại núi Voi đi vào hoạt động
từ năm 1997 và đã có Quyết định phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường.
Bãi rác được xây dựng trên khu đất có diện tích 1,63625 ha với 6 ô chôn lấp rác.
Hiện tại rác được đổ tràn lan, không theo quy hoạch gây ô nhiễm môi trường tại khu

vực chôn lấp.
Bãi rác đã được thiết kế theo tiêu chuẩn của bãi chôn lấp rác hợp vệ sinh; tuy
nhiên q trình vận hành khơng đúng quy trình của bãi chôn lấp hợp vệ sinh. Rác
sau khi được thu gom và vận chuyển đến đây được đổ lộ thiên, không tiến hành
chơn lấp; bãi rác khơng có hệ thống che phủ, nên mùi hôi, ruồi muỗi và côn trùng
sinh sản nhiều... phát tán ra xung quanh gây ảnh hưởng đến sức khỏe người dân
sống gần khu vực bãi rác. Nước rỉ rác gây ô nhiễm môi trường nước mặt, nước
ngầm khu vực xung quanh.
Xuất phát từ tình hình thực tế và yêu cầu của công tác quản lý và xử lý môi
trường tại bãi rác tại núi Voi, phường Đông Sơn, thị xã Bỉm Sơn cần có những giải
pháp có tính khả thi cao. Được sự nhất trí của PGS.TS. Hồng Văn Hùng tơi tiến
hành thực hiện đề tài “Đánh giá thực trạng công tác quản lý và xử lý ô nhiễm môi
trường tại bãi rác núi Voi, phường Đông Sơn, thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá hiện trạng môi trường tại bãi rác núi Voi, phường Đông Sơn, thị xã
Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
- Đánh giá thực trạng cơng tác quản lý và xử lý tại bãi rác núi Voi, phường
Đông Sơn, thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa;
- Đề xuất một số giải pháp quản lý và xử lý ô nhiễm môi trường tại bãi rác.
3. Ý nghĩa của đề tài
3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học


3

- Nghiên cứu đề tài nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng thu thập và xử lý thơng
tin từ đó, rút ra những kinh nghiệm thực tế phục vụ công tác chuyên môn tư vấn
môi trường sau này.
- Vận dụng và phát huy những kiến thức đã được thầy cô truyền đạt trong quá
trình học tập và nghiên cứu.

3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Đánh giá được thực trạng công tác quản lý, vận chuyển, thu gom rác thải sinh
hoạt, xác định được ưu nhược điểm của công tác này từ đó đề xuất các giải pháp
giúp các nhà quản lý tại địa phương.
- Chỉ ra những thuận lợi và khó khăn trong công tác quản lý và xử lý rác thải
sinh hoạt tại bãi rác núi Voi, phường Đông Sơn, thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa;
- Đề xuất các giải pháp hữu hiệu và có tính khả thi trong công tác quản lý và
xử lý ô nhiễm môi trường tại bãi chôn lấp rác thải sinh hoạt của thị xã Bỉm Sơn,
tỉnh Thanh Hóa.


4

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
- Khái niệm về chất thải: Chất thải là tất cả những gì mà con người, tự nhiên
tác động vào tự nhiên thải vào mơi trường. Trong q trình sản xuất và tiêu dùng
của con người tác động vào tự nhiên và thải loại nhiều loại chất thải vào mơi
trường. Các chất thải có thể phát sinh trong q trình sinh hoạt của con người, sản
xuất cơng nghiệp, nơng nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch, giao thông, trường
học, các khu dân cư, nhà hàng, khách sạn thải ra.
- Khái niệm về chất thải rắn sinh hoạt: Là chất thải rắn phát sinh trong hoạt
động sinh hoạt của các cá nhân, hộ gia đình. Thành phần rác thải sinh hoạt bao gồm:
Thực phẩm dư thừa quá hạn sử dụng, gạch ngói đất đá, gỗ, kim loại, cao su, chất
dẻo, các loại cành cây, lá cây, vải, giấy, rơm rạ, xương động vật, vỏ sò, vỏ ốc…
- Khái niệm về quản lý chất thải rắn: Hoạt động quy hoạch quản lý, đầu tư
xây dựng cơ sở quản lý chất thải rắn, các hoạt động phân loại, thu gom, lưu trữ, vận
chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải rắn nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu những
tác động có hại đối với môi trường và sức khỏe con người;

- Thu gom chất thải rắn: là hoạt động tập hợp, phân loại, đóng gói và lưu giữ
tạm thời chất thải rắn tại nhiều địa điểm hoặc cơ sở được cơ quan nhà nước có thẩm
quyền chấp thuận.
- Lưu giữ chất thải rắn: Là việc giữ chất thải rắn trong một khoảng thời gian
nhất định ở nơi được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận trước khi vận chuyển đến
cơ sở xử lý;
- Vận chuyển chất thải rắn: Là quá trình chuyên chở chất thải từ nơi phát
sinh, thu gom, lưu giữ về nơi xử lý, tái chế hoặc bãi chôn lấp cuối cùng;
- Xử lý chất thải rắn: là quá trình sử dụng các biện pháp cơng nghệ, kỹ thuật
nhằm giảm, loại bỏ hoặc tiêu hủy các thành phần có hại hoặc khơng có ích trong
chất thải rắn.
- Chơn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh: là hoạt động chôn lấp phù hợp với các
yêu cầu của tiêu chuẩn kỹ thuật về bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh.


5

- Phân loại rác tại nguồn: là việc phân loại rác ngay từ khi mới thải ra hay
gọi là từ nguồn. Đó là một biện pháp nhằm thuận lợi cho công tác xử lý rác về sau.
- Tái chế chất thải: thực chất là lấy lại những phần vật chất của sản phẩm
hàng hóa cũ và sử dụng các nguyên liệu này để tạo ra sản phẩm mới.
- Tái sử dụng chất thải: được hiểu là có những sản phẩm hoặc nguyên liệu có
quảng đời sử dụng kéo dài, có thể sử dụng được nhiều lần mà không bị thay đổi
hình dạng vật lý, tính chất hóa học.
Có rất nhiều cách phân loại chất thải khác nhau. Việc phân loại chất thải hiện
nay chưa có những quy định chung thống nhất, tuy nhiên bằng những nhìn nhận
thực tiễn của hoạt động kinh tế và ý nghĩa của nghiên cứu quản lý đối với chất thải
có thể chia ra các cách phân loại sau đây:
- Phân loại chất thải theo nguồn gốc phát sinh:
+ Chất thải từ các hộ gia đình hay còn gọi là rác thải sinh hoạt được phát sinh

từ các hộ gia đình;
+ Chất thải phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, thương mại: là
những chất thải có nguồn gốc phát sinh từ các ngành kinh tế như công nghiệp, nông
nghiệp, dịch vụ.
- Phân loại chất thải theo thuộc tính vật lý: Chất thải rắn, chất thải lỏng,
chất thải khí.
- Phân loại chất thải theo tính chất hóa học: Theo cách này người ta chia chất
thải ra thành các dạng chất thải vô cơ, chất thải hữu cơ hoặc theo đặc tính của vật chất
như chất thải dạng kim loại, chất dẻo, thủy tinh, giấy, bìa…
- Phân loại theo mức độ độc hại đối với con người và sinh vật: Chất thải độc
hại, chất thải đặc biệt. Mỗi cách phân loại có một mục đích nhất định nhằm phục vụ
cho việc nghiên cứu sử dụng hay kiểm sốt và quản lý chất thải có hiệu quả.
- Thành phần các chất thải rắn rất khác nhau tùy thuộc vào từng địa phương,
tính chất tiêu dung các điều kiện kinh tế và nhiều yếu tố khác.
Chất thải rắn nói chung là một khối hỗn hợp khơng đồng nhất và phức tạp có
nhiều vật chất khác nhau. Tùy theo phân loại, mỗi loại chất thải rắn có một số thành
phần đặc trưng nhất định. Thành phần của chất thải rắn đô thị bao gồm nhiều thứ


6

chất liệu từ nhiều nguồn gốc khác nhau (sinh hoạt công nghiệp, y tế, xây dựng, chăn
nuôi, rác đường phố, xác chết…)
Các đặc trưng điểm hình của chất thải rắn sinh hoạt như sau:
+ Hợp phần có nguồn gốc hữu cơ cao (60-70%);
+ Chứa nhiều đất cát, sỏi, đá vụn, gạch vỡ (7-8%)…
+ Nilon, cao su chiếm khoảng 8 - 9%;
+ Chất thải rắn có khả năng cháy được: gỗ, nhựa chiếm khoảng 13%;
+ Độ ẩm khá cao và nhiệt trị thấp;
- Tác động của rác thải:

+ Tác động đến môi trường đất:
Rác thải sinh hoạt nếu không được thu gom triệt để sẽ tồn tại trong đất, một số
loại chất khó phân hủy như túi nilong, vỏ lon, các hợp chất hydrocac bon,… sẽ làm
thay đổi cơ cấu, thành phần của đất, ảnh hưởng tới chất lượng đất và hệ sinh vật đất.
Nhiều hợp chất trong rác thải như xỉ than, vôi vữa, chất thải xây dựng… làm
cho đất bị cứng hố, vơi hóa, khả năng thấm nước kém, đất bị thoái hoá. Do vậy sẽ
ảnh hưởng đến chất lượng đất, giảm năng suất cây trồng.
+ Tác động đến môi trường nước: Lượng rác không được thu gom hoặc thu
gom không triệt để rơi vãi, ứ đọng lâu ngày khi gặp mưa các chất thải này theo
dòng nước chảy và hòa lẫn vào trong nước, qua cống rãnh, ra ao hồ, sông suối gây
ô nhiễm nguồn nước mặt, ảnh hưởng đến các loài thủy sinh vật; Ở các bãi chôn
lấp rác thải sinh hoạt ô nhiễm trong nước rác là tác nhân chính gây ơ nhiễm nguồn
nước mặt, nước ngầm khu vực lân cận. Đặc biệt đối với các bãi chơn lấp rác
khơng có lớp phủ; lượng nước mưa chảy tràn qua bãi rác tạo ra một lượng lớn
nước rỉ rác; lượng nước thải này nếu không xử lý hoặc xử lý không hiệu quả sẽ
gây ô nhiễm nguồn tiếp nhận.
+ Tác động đến mơi trường khơng khí: Nguồn gây ơ nhiễm mơi trường khơng
khí tại các trạm trung chuyển hoặc bãi chôn lấp rác là do sự phân hủy các hợp chất
hữu cơ có trong rác tạo ra các mùi hơi thối: mùi khí Metan, ammoniac,
Metylmecaptan… tại khu vực tập lưu chuyển, xử lý rác. Ngoài ra hoạt động thu
gom, vận chuyển rác sẽ phát sinh bụi và khí thải từ các phương tiện thu gom vận
chuyển rác.


7

+ Tác động đến sức khỏe con người: Tại các bãi chôn lấp rác nếu không áp
dụng theo đúng các quy định về kỹ thuật chôn lấp và xử lý thì bãi rác là nơi lưu trú
của ruồi muỗi và mầm mống lan truyền bệnh, các ổ dịch ảnh hưởng đến sức khỏe
công đồng. Theo nghiên cứu của tổ chức Y tế thế giới (WHO) tỷ lệ người mắc bệnh

ung thư ở các khu vực gần bãi chôn lấp rác chiếm tới 15,25% dân số; những người
mắc bệnh ngoại khoa, bệnh ngoài da, bệnh viêm nhiễm chiếm tỷ lệ khoảng 25%.
+ Làm mất mỹ quan đô thị: Rác thải sinh hoạt nếu không được thu gom, vận
chuyển đến nơi xử lý hoặc thu gom không hết, vận chuyển rơi vãi dọc đường gây
mất vệ sinh môi trường, ảnh hưởng đến mỹ quan đường phố, thơn xóm.
1.2. Cơ sở pháp lý về quản lý chất thải sinh hoạt
a. Cơ sở pháp lý do Trung Ương ban hành.
- Luật bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 ngày 23 tháng 6 năm 2014;
- Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 06/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ về thoát
nước và xử lý nước thải;
- Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 2 năm 2015 của chính phủ quy
định một số điều của Luật bảo vệ môi trường;
- Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2015 của chính phủ về
quản lý chất thải và phế liệu;
- Thông tư liên tịch 01/2001/TTLT-BKHCNMT-BXD ngày 18 tháng 10 năm
2001 của Bộ Khoa học công nghệ & Môi trường và Bộ Xây dựng về hướng dẫn các
quy định về bảo vệ môi trường đối với việc lựa chọn địa điểm xây dựng và vận
hành bãi chôn lấp CTR;
- Thông tư số 121/2008/TT-BTC ngày 12 tháng 12 năm 2008 của Bộ Tài chính
hướng dẫn cơ chế ưu đãi và hỗ trợ tài chính đối với hoạt động đầu tư cho quản lý
chất thải rắn;
- Thông tư số 16/2009/BTNMT ngày 07/10/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường Quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường;
- Thông tư số 25/2009/TT- BTNMT ngày 16/11/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường Quy định định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường;


8

- Thông tư 04/2015/TT-BXD ngày 3/4/2015 của Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn

thi hành một số điều của nghị định 80/2014/NĐ-CP ngày 6/8/2014 về Thoát nước và xử
lý nước thải;
- Thông tư số 65/2015/TT-BTNMT ngày 21/12/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường Ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường;
- Thông tư số 66/2015/TT-BTNMT ngày 21/12/2015 của Bộ Tài nguyên và môi
trường ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường.
- Quyết định 2149/2009/QĐ- TTg ngày 17 tháng 12 năm 2009 của Thủ tướng
chính phủ phê duyệt chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm
2005, tầm nhìn đến năm 2020;
- Chỉ thị số 199/TTg ngày 03 tháng 04 năm 1997 của Thủ tướng Chính phủ về
những biện pháp cấp bách trong công tác quản lý CTR ở các đô thị và khu công nghiệp.
b. Cơ sở pháp lý do địa phương ban hành.
- Quyết định số 3324/QĐ-UBND ngày 11/10/2011 của Chủ tịch UBND tỉnh
Thanh Hóa về việc phê duyệt Danh mục các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm
trọng cần phải xử lý trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa;
- Quyết định số 2506/QĐ-UBND ngày 08 tháng 8 năm 2014 của UBND tỉnh
Thanh Hóa về việc Phê duyệt dự án đầu tư xây dựng cơng trình “Cải tạo, nâng cấp bãi
chôn lấp rác thải sinh hoạt hợp vệ sinh trên địa bàn thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa”;
- Quyết định số 3140/QĐ-UBND ngày 19 tháng 8 năm 2016 về việc phê
duyệt điều chỉnh “Dự án đầu tư xây dựng cơng trình Cải tạo, nâng cấp bãi chơn
lấp rác thải sinh hoạt hợp vệ sinh trên địa bàn thị xã Bỉm Sơn”.
1.3. Cơ sở thực tiễn thực hiện đề tài
1.3.1. Hiện trạng xử lý rác thải tại một số nước trên thế giới
Lượng chất thải sinh hoạt phát sinh theo đầu người phụ thuộc vào dân số, mức
độ đơ thị hóa, nền kinh tế và mức độ phát triển của các quốc gia. Với sự gia tăng
của rác thải việc phân loại, thu gom, xử lý rác thải là điều mà mọi quốc gia đều
quan tâm. Ngày nay trên thế giới có nhiều phương pháp để xử lý rác thải loại rác
thải như: phương pháp đốt, phương pháp chôn lấp, phương pháp chế biến rác thải
sinh hoạt hữu cơ thành phân bón compost, phương pháp phân loại và tái chế,



9

phương pháp ép kiện, phương pháp xử lý rác bằng cơng nghệ Hydromex; Các
phương pháp này đang ngày càng hồn thiện và cải tiến nhằm xử lý hiệu quả đối
với rác thải sinh hoạt, giảm thiểu tác động của chúng tới môi trường.
Tuy nhiên, Theo Báo cáo hiện trạng môi trường Việt Nam 2005 cho biết, hầu
hết các nước Nam Á và Đông Nam Á, biện pháp xử lý rác thải sinh hoạt chủ yếu
được áp dụng là chôn lấp và đốt. Trong đó tại các nước như: Việt Nam, Hàn Quốc
và Srilanka, Bangladet, Hồng Kơng là các nước có tỷ lệ chôn lấp cao nhất (trên
90%). Chôn lấp rác thải vẫn là phương pháp phổ biến để tiêu hủy CTR vì chi phí rẻ.
Các bãi chơn lấp chất thải được chia thành 3 loại: bãi lộ thiên, bãi chôn lấp bán vệ
sinh, và bãi chôn lấp hợp vệ sinh. Các bãi chôn lấp lộ thiên thường thấy phổ biến ở
các nước đang phát triển;
Các nước: Singapore, Nhật Bản do quỹ đất dành cho việc chơn lấp ít, đồng
thời điều kiện kinh tế của 2 quốc gia này khá cao nên cho phép áp dụng các phương
pháp hiệu quả hơn như công nghệ thiêu đốt...
Bảng 1.1. Các phương pháp xử lý chất thải rắn sinh hoạt
ở các nước Châu Á (%)
Chế biến
Phương pháp
Nước
Thiêu đốt
phân
khác
Compost
Việt Nam
96
4
Hôngkong

92
8
Philipin
85
10
5
Indonexia
80
5
10
5
Malayxia
70
5
10
15
Thái Lan
80
5
10
5
Singapore
35
65
Srilanka
90
10
Băngladet
95
5

Ấn độ
70
20
10
Nhật Bản
22
74
0.1
3.9
Hàn Quốc
90
10
Nguồn: Bộ Tài Nguyên và Môi trường (2005), Báo cáo diễn biến Môi trường
Chôn lấp, bãi
rác lộ thiên

Việt Nam - Chất thải rắn, Hà Nội
Một số nước khác ở Châu Âu và Bắc Mỹ biện pháp xử lý rác thải sinh hoạt
thường được áp dụng là làm phân; Trong đó Đức là nước dẫn đầu Châu Âu về lĩnh


10

vực này với hơn 533 nhà máy sản xuất phân compost và xử lý hàng năm trên 7,3
triệu tấn nguyên liệu chất hữu cơ [20].
Tại Đức:
+Mỗi hộ gia đình được phát 3 thùng rác xanh, vàng và đen: màu xanh dùng để
đựng giấy, màu vàng đựng nhựa và kim loại, còn màu đen đựng những thứ khác.
Các loại này sau khi phân loại được mang đi xử lý và tái sử dụng theo tính chất của
từng loại phế thải khác nhau.

+ Đối với hệ thống thu gom rác thải công cộng đặt trên hè phố, rác được chia
thành 4 loại với 4 thùng có màu sắc khác nhau: màu xanh lam đựng giấy, màu vàng
đựng nhựa và kim loại, màu đỏ đựng kính và thủy tinh, màu xanh thẫm đựng rác
cịn lại.
Tại Singapore: có 9 khu vực thu gom rác. Rác thải sinh hoạt được đưa đến một
khu bãi chứa lớn. Công ty thu gom rác sẽ được cung cấp dịch vụ “ từ cửa đến nhà”
rác thải tái chế được thu gom và xử lý theo chương trình tái chế quốc gia. Trong số
các nhà thầu thu gom rác hiện nay tại Singapore; có bốn nhà thầu thuộc khu vực
cơng, cịn lại thuộc khu vực tư nhân. Khoảng 50% lượng rác phát sinh do tư nhân
thu gom, chủ yếu là rác của các cơ sở thương mại, công nghiệp và xây dựng. Chất
thải của khu vực này đều thuộc loại vô cơ nên không cần thu gom hàng ngày [14].
Tái chế chất thải rắn đang là một công nghệ được áp dụng rộng rãi ở nhiều
nước và đặc biệt là tại các nước phát triển. Các loại chất thải có thể tái chế ví dụ
như: thuỷ tinh (tại Thụy Điển, Đức và Đan Mạch > 50,0%), giấy (tại Pháp thu
hồi 35,0%), chất sợi (Pháp 8,0%, Đức 40,0%). Rác tái chế được đem chế tạo
thành những sản phẩm khác có thể sử dụng, hay cũng có thể là nguyên liệu đầu
vào cho một số các nghành công nghiệp khác. Như vậy không những làm giảm
lượng CTR phải xử lý mà cịn góp phần cải thiện việc xử lý bằng các phương
pháp khác như đốt [15].
Công nghệ sản xuất từ các loại CTR như thức ăn thừa, chất thải chăn nuôi
thành khí metan sinh học. Sử dụng khí metan sinh học là một bước tiến nổi bật trên
phương diện bảo vệ môi trường. Ở Canada, các nhà nghiên cứu thuộc Trung tâm Nghiên


11

cứu Quốc gia (CNRC) đã sản xuất được hydro từ các chất thải hữu cơ và từ các chất
thải nông nghiệp.
1.3.2. Hiện trạng xử lý rác thải tại Việt Nam
- Nhìn chung lượng chất thải rắn đơ thị phụ thuộc vào 2 yếu tố chính là: Sự

phát triển kinh tế và dân số. Theo thống kê lượng chất thải rắn trung bình khoảng
0,8kg/người/ngày. Tổng lượng rác thải tại đơ thị tăng theo sự gia tăng dân số. Thành
phần chất thải rắn sinh hoạt tại các đô thị như sau:
+ Thành phần các chất hữu cơ như: Thực phẩm hư hỏng, lá cây, cỏ trung bình
chiếm khoảng 60-70% đây là điều kiện tốt để chọn ủ hay chế biến thành phân bón
vi sinh;
+ Thành phần đất cát, vật liệu xây dựng, các chất vơ cơ trung bình chiếm
khoảng 21%;
+ Nilon, cao su chiếm khoảng 8 - 9%.
Theo báo cáo môi trường quốc gia, tỷ lệ phát sinh chất thải rắn đang ngày một
gia tăng: Tại các thành phố lớn lượng rác thải sinh hoạt phát sinh từ 0,91,2kg/người/ngày; tại các đô thị nhỏ lượng chất thải sinh hoạt từ 0,50,65kg/người/ngày. Dự báo tổng lượng rác phát sinh khoảng 45 triệu tấn vào năm
2020; Trong khi đó tỷ lệ thu gom ở các vùng trung bình khoảng 70%; [21];
Các phương pháp xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại Việt Nam:
Tại Việt Nam, trong những năm gần đây xu thế xử lý rác thải sinh hoạt có sự
khác biệt giữa các đơ thị lớn và các tỉnh;
- Ở các đô thị lớn xu thế xử lý bằng phương pháp nhiệt phân có thu hồi năng
lượng nhằm giảm chi phí xử lý.
- Ở các tỉnh có hai xu thế xử lý chất thải rắn: chôn lấp hợp vệ sinh và sản xuất
vi sinh.
Trong vòng một thập kỷ từ năm 2010 - 2020 xu thế xử lý chất thải rắn đô thị ở
các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Nha
Trang… chủ yếu sử dụng phương pháp nhiệt phân và các phương pháp tái chế.
Có thể ví dụ hàng loạt các dự án xử lý chất thải rắn từ năm 2010 đến nay ở
thành phố Hà Nội đã được đề xuất:


12

Dự án xử lý bằng phương pháp đốt Plasma PJMI 300 tấn/ngày tại bãi rác Đông
Anh, TP. Hà Nội; Nhà máy xử lý rác thải Đông Anh sử dụng công nghệ Plasma

PJMI được tích hợp 4 hệ thống thiết bị công nghệ mới, đặc biệt tiên tiến và đạt hiệu
quả cao hiện nay, bao gồm: lò đốt Plasma; hệ thống xử lý nước thải Biofast; hệ
thống điều kiển, hệ thống xử lý khói thải Kemifast; vận hành tự động Scada. Sử
dụng dây chuyền công nghệ được thiết kế đồng bộ và khép kín trong các khâu: phân
loại, đốt, xử lý khói khí, xử lý mùi, xử lý nước thải…và vận hành thông qua trung
tâm điều khiển Scada.
Dự án xử lý chất thải rắn đô thị Hà Nội tại Khu liên hợp xử lý chất thải tại bãi
rác Nam Sơn, Sóc Sơn, Hà Nội bằng phương pháp tái chế của Công ty cổ phần tiến
bộ thế giới AIC.
- Phương pháp tái sử dụng và tái chế CTR
Theo số liệu phân tích thành phần của chất thải rắn sinh hoạt chủ yếu là các
chất hữu cơ dễ phân hủy do đó có thể tái sử dụng, tái chế thành các sản phẩm như:
CTR hữu cơ chế biến làm phân hữu cơ; Ngoài ra trong thành phần rác có giấy, kim
loại, nhựa, thủy tinh,v.v..do đó có thể thu gom tái chế. Tỷ lệ tái chế các chất thải
làm phân hữu cơ và tái chế giấy, nhựa, thủy tinh, kim loại như sắt, đồng, chì,
nhơm... chỉ đạt khoảng 8 ÷ 12% CTR thu gom được. Xử lý phần hữu cơ của rác
thải sinh hoạt thành phân hữu cơ hiện là một phương pháp đang sử dụng ở Việt
Nam. Đối với công nghệ xử lý rác thải sinh hoạt đã được áp dụng tại nước ta hiện
nay đã được áp dụng như: Công nghệ chế biến CTR Seraphin của Công ty Môi
trường Xanh; công nghệ chế biến CTR ANSINH - ASC của Công ty Tâm Sinh
Nghĩa; công nghệ ép CTR thành viên nhiên liệu của Công ty Thủy lực máy và
công nghệ xử lý RTSH bằng phương pháp đốt của Trung tâm Nghiên cứu ứng
dụng Công nghệ mới và Môi trường.
Công nghệ ép chất thải rắn của Công ty Thủy lực máy đã được áp dụng thử
nghiệm tại thị xã Sông Công (Thái Nguyên). Công nghệ Seraphin, AST có khả năng
xử lý chất thải rắn đô thị cho ra các sản phẩm như: phân hữu cơ, nhựa tái chế, thành
nhiên liệu,... Lượng CTR còn lại sau xử lý của công nghệ này chỉ chiếm khoảng
15% lượng chất thải đầu vào.



13

Công nghệ SERAPHIN, ANSINH-ASC và MBT-CD.08 đã được triển khai
áp dụng tại Nhà máy Xử lý rác Thủy Phương (Thừa Thiên - Huế); Nhà máy Xử
lý rác Đồng Văn (Hà Nam). Tuy nhiên, Nhà máy xử lý rác Sơn Tây (Hà Nội)
triển khai công nghệ SERAPHIN đã ngừng hoạt động và thay bằng Nhà máy đốt
rác năng lượng thấp của Công ty Môi trường Thăng Long với công suất 300
tấn/ngày [15].
Tái chế CTR như giấy thải, nhựa thải, kim loại thải ở Việt Nam hầu hết do tư
nhân và các làng nghề đảm nhiệm. Tuy là các hoạt động tự phát nhưng hoạt động
này rất phát triển, mang lại lợi ích kinh tế cho người dân. Khoảng 90% CTR như
giấy, nhựa, kim loại được tạo thành sản phẩm tái chế, còn khoảng 10% thành chất
thải sau tái chế [16].
Mặc dù chất thải rắn sinh hoạt chở đến các nhà máy làm phân hữu cơ có thành
phần hữu cơ từ 60 ÷70% nhưng do chưa được phân loại tại nguồn nên lượng CTR
thải ra sau xử lý từ các nhà máy này phải mang đi chơn lấp vào khoảng 25 ÷ 35%
lượng đầu vào. Thống kê sơ bộ cho thấy, không quá 10 nhà máy làm phân hữu cơ
đang hoạt động có cơng suất khoảng 200 tấn/ngày chất thải đầu vào và chỉ có 1 nhà
máy cơng suất 600 tấn/ngày tại TP. Hồ Chí Minh [18].
- Xử lý và tiêu hủy CTR
Tỷ lệ CTR được chôn lấp hiện chiếm khoảng 76 - 82% lượng CTR thu gom
được. Thống kê trên toàn quốc có 98 bãi chơn lấp chất thải tập trung ở các thành
phố lớn đang vận hành. Như vậy, cùng với lượng CTR được tái chế, hiện ước tính
có khoảng 60% CTRĐT đã được xử lý bằng phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh và
tái chế trong các nhà máy xử lý để tạo ra phân compost, tái chế nhựa... [17].
1.3.3. Biện pháp thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt đang áp dụng trên địa
bàn tỉnh Thanh Hóa
Phương án xử lý CTR sinh hoạt của tỉnh như sau:
Trong những năm gần đây công tác quản lý và xử lý chất thải rắn sinh hoạt
trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã được quan tâm và mang lại một số thanh công nhất

định cụ thể là:


14

- Trong 3 khu đô thị lớn như: Thành phố Thanh Hóa, thị xã Bỉm Sơn, thành
phố Sầm Sơn, tỷ lệ thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt đạt khoảng 97%; một số
huyện đồng bằng đạt khoảng 80%; riêng các huyện miền núi tỷ lệ thu gom và xử lý
đạt khoảng 50%;
- Hiện tại đã đầu tư xây dựng được 23 khu xử lý chất thải sinh hoạt bằng cơng
nghệ chơn lấp hợp vệ sinh (Trong đó có 17 khu đang hoạt động; 3 khu trong giai
đoạn xây dựng và 3 khu đã đóng cửa);
- Cùng với việc xử lý rác thải bằng phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh tỉnh
Thanh Hóa đã có chủ trương đầu tư và kêu gọi đầu tư đã đưa vào sử dụng 21 lị đốt
rác; Trong đó có 11 lị đốt với công suất 170 tấn/ngày được đầu tư từ nguồn ngân
sách và 10 lị đốt với cơng suất 295 tấn/ ngày được đầu tư từ nguồn vốn của các
doanh nghiệp; Ngoài ra trên địa bàn tỉnh còn triển khai được 5 khu liên hợp xử lý
rác thải tập trung bao gồm:
+ Khu xử lý chất thải rắn tại xã Trường Lâm, huyện Tĩnh Gia (đã đi vào hoạt
động); để xử lý rác thải sinh hoạt cho khu vực huyện Tĩnh Gia (Bao gồm cả: huyện
Tĩnh Gia và Khu kinh tế Nghi Sơn) địa điểm tại xã Trường Lâm (theo Quyết định
số: 1364 /QĐ-TTg ngày 10/10/2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch
chung Khu kinh tế Nghi Sơn), công suất 500 tấn/ngày (giai đoạn I: 250 tấn/ngày),
diện tích đất xây dựng tối thiểu 30 ha;
+ Khu liên hợp xử lý chất thải rắn tại bãi rác xã Đông Nam, huyện Đông Sơn
(đang triển khai xây dựng); để xử lý rác thải sinh hoạt cho khu vực Thành phố
Thanh Hoá (Bao gồm cả: Thị xã Sầm Sơn, các huyện: Quảng Xương, Đông Sơn,
Nông Cống) địa điểm tại xã Đông Nam, huyện Đơng Sơn, diện tích đất xây dựng
khoảng 30 ha.
+ Khu liên hợp xử lý chất thải rắn tại bãi rác xã Xuân Phú, huyện Thọ Xuân

(đang triển khai xây dựng); để xử lý rác thải sinh hoạt cho khu vực huyện Thọ Xuân
(gồm: huyện Thọ Xuân + đô thị Lam Sơn - Sao Vàng) địa điểm tại xã Xuân Phú
(theo Quyết định phê duyệt quy hoạch chung xây dựng đô thị Lam Sơn - Sao Vàng
số: 520/QĐ-UB ngày 02/3/2001 của UBND tỉnh), cơng suất 250 tấn/ngày, diện tích
đất xây dựng tối thiểu 15 ha.


15

+ Khu liên hợp xử lý chất thải rắn tại bãi rác phường Đông Sơn, thị xã Bỉm
Sơn (đang đầu tư xây dựng); để xử lý rác thải sinh hoạt cho khu vực Thị xã Bỉm
Sơn (Bao gồm cả: huyện Hà Trung, Thị trấn Vân Du, huyện Nga Sơn) địa điểm tại
Phường Đơng Sơn, cơng suất 250 tấn/ngày, diện tích đất xây dựng tối thiểu 15 ha.
+ Khu liên hợp xử lý chất thải rắn tại bãi rác xã Cẩm Châu, huyện Cẩm Thủy
(đang đầu tư xây dựng); để xử lý rác thải sinh hoạt cho khu vực huyện Ngọc Lặc,
và huyện Cẩm Thuỷ, địa điểm tại xã Cẩm Châu, huyện Cẩm Thủy, cơng suất 200
tấn/ngày, diện tích đất xây dựng tối thiểu 15 ha.
- Đối với các khu vực thị trấn (đô thị loại V) và nông thôn vùng đồng bằng,
trung du lân cận thị trấn, áp dụng công nghệ xử lý phù hợp với quy mô công suất từ 5
- 30 tấn/ngày. Mỗi cơ sở xử lý 5 tấn/ngày áp dụng với quy mô 10.000 - 15.000 dân,
cơ sở xử lý 30 tấn/ngày áp dụng với quy mô 50.000 - 70.000 dân. Địa điểm xây dựng
căn cứ quy hoạch các huyện lựa chọn trình duyệt theo quy định.
- Khu vực các xã miền núi, vùng sâu, vùng xa có thể sử dụng hình thức tổ hợp
vườn, ao, chuồng (VAC): Sử dụng thùng chứa rác, hố chứa rác tự phân huỷ, hố ủ
phân trát bùn tại các hộ gia đình để xử lý CTR sinh hoạt.
Vậy để nâng cao hiệu quả quản lý, xử lý CTR sinh hoạt trên địa bàn tỉnh, bên
cạnh việc tăng ngân sách đầu tư, quan tâm đẩy mạnh xã hội hóa, thu hút đầu tư các
khu xử lý CTR cả theo hình thức chơn lấp hợp vệ sinh và sử dụng công nghệ đốt,
ngành chức năng, chính quyền các cấp cần chủ động đẩy mạnh, đổi mới, đa dạng
hóa cơng tác tun truyền, nâng cao ý thức, trách nhiệm của hệ thống chính trị và

người dân có trách nhiệm, nghĩa vụ bảo vệ mơi trường nói chung và quản lý, xử lý
CTR sinh hoạt nói riêng. Đặc biệt là ý thức của người dân ngay từ khâu bỏ rác đúng
nơi quy định;
Quy mô, địa điểm các dự án quản lý, xử lý CTR

Bảng 1.2. Quy mô, địa điểm các dự án quản lý, xử lý CTR cấp tỉnh quản lý
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 485 /QĐ-UBND ngày 18 /02/ 2009
của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá)


×