Tải bản đầy đủ (.pptx) (43 trang)

nhóm gây hại cây có múi dh19nhgl

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.31 MB, 43 trang )

Trường Đại Học Nơng Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh
Khoa Nơng Học

Thuyết trình:

Nhóm 4

Nhóm gây hại trên cây có múi( Citric)

GVHD: Th.s Trần Thị Thúy An

Insert or Drag & Drop your photo


Sinh viên thực hiện

Nguyễn Đức Phương
Siu Hanh
Huỳnh Văn Tình
Phan Thành Luân
Trần Hữu Thắng

2


Nội dung

I. Sâu vẽ bùa
II. Ruồi đục trái
III.Rầy chổng cánh
IV.Bọ xít nhãn


V. Xén tóc


I. SÂU VẼ BÙA (Phyllocnistis citrella)




Sâu vẽ bùa có tên khoa học là Phyllocnistis citrella Stainton, họ Phyllocnistidae, bộ Lepidoptera.
Sâu vẽ bùa gây hại quanh năm khi cây ra đọt non, gây hại nhiều vào tháng 7,8,9. Mức độ gây hại phụ thuộc nhiều vào
điều kiện thời tiết và thức ăn của sâu


1.Phân bố và ký chủ
.

Sâu xuất hiện nhiều ở các vùng trồng cam, quít trên thế giới như Ấn Độ, Nepal,
Nhật, Pakistan, Philippines, Trung Quốc, các vùng miền bắc Úc châu, Việt Nam.

.

Loài sâu này chủ yếu gây hại trên nhóm cây Cam, Qt, Chanh, nhưng mức độ
thiệt hại khác nhau tùy theo giống.


2) Đặc điểm nhận dạng, sinh học, sinh thái

-

Trứng: Có hình gần trịn, dẹt, phẳng, giống giọt nước nhỏ. Mới đẻ màu

trong suốt, sắp nở màu trắng đục.

-

Sâu non: Dạng giịi, khơng có chân, màu xanh vàng hoặc xanh nhạt. Mới nở
có màu xanh nhạt trong suốt; sâu non đẫy sức có màu vàng dài khoảng 4
mm; lớn lên có màu vàng xanh, dẹp; gần hố nhộng có màu vàng. Sâu mới nở
mình sâu dẹp, có 13 đốt, hai đầu thon nhỏ, chân ngực và chân bụng đều thối hóa, đốt cuối có
hình ống dài

-

Nhộng: Hình thoi, màu vàng nhạt hoặc nâu đậm, dài khoảng 2,5 mm
Trưởng thành: Có kích thước nhỏ bé, thân mảnh khảnh dài 2 mm. Cánh
trước hình lá liễu. Cánh sau hẹp hình kim, màu xám đen, lông mép cánh rất
dài.



3) Tác hại và quy luật phát sinh gây hại

-

Trưởng thành hoạt động ban đêm, ban ngày ẩn nấp ở mặt dưới lá, rất ít vào đèn. Trưởng
thành cái đẻ trứng rải rác từng quả ở mặt trên hoặc mặt dưới lá non và sát gân chính

-

Một trưởng thành sâu vẽ bùa thường đẻ được 70-80 quả trứng, thời gian đẻ trứng từ 2-10
ngày.



Hình ảnh giai đoạn trên cây có m

-

Sâu non gây hại bằng cách đục vào biểu bì mặt dưới lá tạo thành đường hầm ngoằn ngoèo, ăn lớp tế bào
nhu mơ diệp lục, để lại lớp biểu bì trắng bạc.

-

Sâu gây hại rất sớm ngay từ khi lá non mới xòe ra, nhiều trường hợp hầu hết các lá non bị sâu hại.
Sâu vẽ bùa gây hại quanh năm, hại mạnh nhất ở các đợt lộc non.
Cây bị sâu vẽ bùa gây hại quang hợp kém, ảnh hưởng đến sức sinh trưởng; vết đục của sâu còn là đường
xâm nhập và phát triển của bệnh loét.


4) Biện pháp quản lý

1. Biện pháp canh tác và biện pháp sinh học:



Tỉa cành, bón phân cân đối, chăm sóc hợp lý cho cây ra chồi tập trung để hạn chế sự phá hại liên tục của sâu, thuận lợi cho việc phun thuốc
phòng trừ.

 Bảo vệ kẻ thù tự nhiên, nuôi và phát triển kiến vàng trong vườn cây có múi và ong ký sinh họ Chalcidoidea và Ichneumonidea.
 Theo dõi các đợt chồi xuất hiện rộ trên vườn, nhất là các đợt chồi xuân, đợt chồi sau khi mưa, sau khi bón phân và sau khi tưới nước .
. Kiểm sốt phịng trừ sâu vẽ bùa bằng cách phun thuốc trừ sâu sinh học (BIO – AW) kết hợp với amino acid (đạm cá) khi đọt non mới nhú bằng
hạt gạo. Amino sẽ giúp dưỡng lộc, bổ sung thêm vi lượng nhằm tăng vách tế bào của lá hạn chế sức tấn công của sâu vẽ bùa



2. Biện pháp hóa học

•Phun Brightin 4.0EC (15ml/25 lít/ 100ml/200 lít) hoặc phun luân phiên các thuốc để tránh sâu kháng thuốc: 
Permecide 50EC (30ml/25 lít/ 250ml/200 lít), Actimax 50WG (20g/25 lít/ 150g/200 lít)

•Khi mật số sâu cao, mức độ gây hại nặng nên hỗn hợp Brightin 4.0EC hoặc Permecide 50EC với Thiamax 25WG
 có tính lưu dẫn cao để phun xịt (liều lượng Thiamax: 2 gói 4g/25 lít hay 40g/phuy 200 lít).


II. RUỒI ĐỤC QUẢ (RUỒI VÀNG)

Ở Việt Nam có nhiều loài ruồi đục quả, nhưng phổ biến và nguy hiểm nhất là ruồi đục quả Phương Đông
Tên khoa học :(Bactrocera dorsalis)
Bộ 2 cánh :Diptera


1) Đặc điểm nhận dạng, sinh học, sinh thái

-

Trứng có hình hạt gạo thon, dài, kích thước 1 x 0,2 mm.
Lúc mới đẻ, trứng có màu trắng sữa, khi sắp nở chuyển
màu vàng nhạt. Thời gian phát dục 1,5 - 3,5 ngày.

giòi

Sâu non (giòi) mới nở dài khoảng 1,5 mm, khi đẫy sức dài
6 - 8 mm, màu vàng nhạt. Thời gian phát dục 8 - 18 ngày.


-

Nhộng dài 5 - 7 mm, màu vàng nâu hoặc màu nâu. Thời
gian phát dục pha nhộng 10 - 19 ngày

Nhộng


- Trưởng thành dài 7 - 9 mm, sải cánh rộng 13
mm. Trưởng thành cái lớn hơn trưởng thành đực.
Cuối bụng trưởng thành cái có bộ phận đẻ
trứng kéo dài và nhọn. Con trưởng thành bắt
cặp lúc xẩm tối và con cái đẻ trứng ngay bên
trong lớp vỏ quả. Trong điều kiện thích hợp, một
con cái có thể đẻ hơn 3000 quả trứng. Trưởng
thành sống 20 - 40 ngày.

- Vòng đời của ruồi đục quả khoảng 40 - 80 ngày


2) Tác hại và quy luật phát sinh gây hại



Sâu non gây hại bằng cách đào rãnh trong quả, thường gây hại
khi quả gần chín.

Trưởng thành cái dùng ống đẻ trứng châm qua vỏ quả, đẻ vào
nơi tiếp giáp vỏ quả và thịt quả. Sâu non ăn thịt quả, tuổi càng

lớn càng đục sâu vào phía trong. Khi đẫy sức chúng rời khỏi quả,
rơi xuống đất và chui vào đất ở dưới tán cây để hóa nhộng


Vào tháng 5 (tính theo lịch dương) trưởng thành bắt đầu xuất
hiện trong các vườn cây ăn quả có múi. Từ tháng 7 trở đi ruồi
hoạt động mạnh, chúng tìm quả cam chín sớm để đẻ trứng, có
thể đây là lứa đầu tiên trên cam. Đến tháng 8, 9 khi cam bắt đầu
chín, mật độ ruồi gia tăng rõ rệt, đỉnh cao mật độ ruồi vào cuối
tháng 8 đầu tháng 9.


3) Biện pháp quản lý

-

Thường xuyên tỉa bỏ cành già, cành tăm, cành bị sâu bệnh,... để hạn chế nơi trú ẩn của ruồi. Khi quả chín
cần thu hoạch kịp thời, khơng để quả chín ở lâu trên cây.

-

Thu gom những quả bị rụng, những quả bị hại đem chôn kĩ để diệt sâu non bên trong, hạn chế mật độ
ruồi ở các lứa sau


-

Dùng bả protein (Ento-Pro 150SL): Pha 50 ml bả protein + 10
ml Catex 1.8 EC + 0,95 lít nước để trừ. Khi phun cần phun
theo điểm đối với cây ăn quả, mỗi điểm phun 50 ml hỗn hợp

tương ứng 1 m2 /cây vào dưới tán lá, phun định kỳ 5 - 7
ngày/lần.

-

Sử dụng bẫy dính màu vàng để thu hút trưởng thành.
Sử dụng thuốc dẫn dụ diệt ruồi vàng đục quả gồm: Vizibon
D; Vizubon-P; Acdruoivang 900OL; Ruvacon 90SL; Flykil 95EC


III.Rầy chổng cánh (Diaphorina citri Kuwayana)




Có tên khoa học là Diaphorina citri Kuwayana, thuộc họ Psyllidae, bộ Homoptera.
Rầy chổng cánh là loại sâu hại phổ biến trên cây họ cam quýt.  Ấu trùng và trưởng thành (thành trùng) rầy chổng cánh chích hút
dinh dưỡng của lá và chồi non làm cho chồi non lụi dần, sần sùi, lá non nhỏ và bị xoăn lại.


1. Một số đặc điểm hình thái
Trứng
Màu vàng, hình trái lê, dài khoảng 0,3mm, phía trên nhọn tạo
thành một cuốn nhỏ rất đặc biệt, thường được đẻ thành chùm
ở trong nách lá hoặc trên lá các chồi lá non (lá cịn xếp chưa
mở ra).

Ấu trùng
Ấu trùng rất nhỏ, hình bầu dục dẹp, mới nở có màu vàng tươi.
Tuổi 2 và tuổi 3 có màu xanh lục. Tuổi 4 và tuổi 5 màu nâu

vàng.


Trưởng thành
Thân dài từ 2,5-3 mm, nâu xám, cánh có màu nâu vàng,
chân có màu xám nâu, phần giữa cánh trong suốt, kéo
dài thành một dãy trắng từ gốc cánh đến cuối cánh, dãy
này bị gãy về phía cuối cánh. Đầu nhọn màu nâu
nhạt. Mắt có màu đỏ. Râu đầu ngắn có 5 đốt, đốt cuối
râu đầu có màu đen. Bụng con cái sắp đẻ có màu hồng.



2. Triệu chứng gây hại

-

Thành trùng và ấu trùng chích hút dinh dưỡng lá non, đọt non làm phiến lá nhỏ và xoăn lại, đọt non lụi dần, sần

sùi (Hình 2A và 2B).
- Chất thải của rầy thu hút nấm bồ hóng phát triển ảnh hưởng đến sự quang hợp của cây có múi (Hình
2C).
- Nghiêm trọng hơn, rầy chổng cánh là môi giới truyền bệnh vàng lá gân xanh (Greening) do vi
khuẩn Candidatus Liberibacter asiaticus, gây thiệt hại nghiêm trọng (Hình 2D).


Hình 2: A. Thành trùng và ấu trùng rầy chổng cánh; B và C. Triệu chứng gây hại của rầy chổng cánh; D. Triệu chứng bệnh vàng
lá gân xanh trên lá



3. Thiên địch của rầy chổng cánh
- Thiên địch bắt mồi gồm các loài: kiến vàng Oecophylla smaragdina, bọ rùa, nhện...
- Thiên địch ký sinh gồm các loài ong trong họ Eulopidae và Encyrtidae ký sinh rầy non, nấm tua ký sinh rầy
trưởng thành.

4. Biện pháp phòng trừ
- Cắt tỉa cành, điều khiển các đợt đọt non ra tập trung.
- Trồng cây chắn gió bao xung quanh vườn (bạch đàn, tràm, dương) để ngăn chặn rầy chổng cánh.
- Không nên trồng cây nguyệt quới, cần thăng, kim quýt, hạnh (cây ký chủ phụ của rầy chổng cánh) trong
vườn.
- Trồng xen ổi xá lị trong vườn cây có múi để tăng khả năng xua đuổi rầy.


×