BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI
KHOA SƯ PHẠM TIỂU HỌC MẦM NON
BÀI KIỂM TRA GIỮA HỌC PHẦN
MÔN: PPDH TIẾNG VIỆT 1
Giáo viên giảng dạy: Th.S. TRẦN DƯƠNG QUỐC HÒA
Họ và tên sinh viên: PHAN THỊ YẾN NHI
Khoa: Giáo dục Tiểu học - Mầm non
Lớp: Tiểu học BK6
MSSV: 1161070060
TRƯỜNG: ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI
Năm học: 2018 – 2019
Trải qua 4 tuần thực tập tại trường Tiểu học Tân Phong B, em đã học được
nhiều điều bổ ích và quan trọng hơn là em đã thấu hiểu được công việc vất vả
của các thầy cô cũng như những khó khăn trong công tác giáo dục học sinh,
từ đó vốn sống và vốn kinh nghiệm của em được trang bị thêm nhiều tri thức
quý giá, kĩ năng giao tiếp ứng xử khá hơn, nhận thức về chuyên ngành có
nhiều chuyển biến rõ rệt theo hướng tích cực hơn. Em được phân vào lớp 5/9.
Qua việc tham gia những tiết cô hướng dẫn dạy mẫu, tiết dự giờ của giáo viên
các lớp, em nhận thấy đều thực hiện 03 nguyên tắc dạy học Tiếng Việt ở
trường Tiểu học.
Yêu cầu 1: Xem xét - đánh giá việc thực hiện 03 nguyên tắc dạy học Tiếng
Việt ở trường Tiểu học (Nguyên tắc phát triển tư duy; Nguyên tắc giao tiếp;
Nguyên tắc chú ý đến tâm lí và trình độ Tiếng Việt vốn có của HSTH).
Thứ nhất: Nguyên tắc phát triển tư duy:
-Bài “ Hành trình của bầy ong ” ( tập đọc lớp 5)
+ Trước khi vào bài tập đọc giáo viên cho HS xem 4 bức tranh ( sắp xếp
không theo trình tự) về q trình đi lấy mật của lồi ong và cho HS tự sắp xếp
lại. Sau đó, GV sẽ cho HS nói những đều liên quan đến loài vật này nâng cao
nhận thức và khả năng tư duy của học sinh.
+ Giáo viên cho học sinh thảo luận nhóm đôi tự giải nghĩa của từ mới với
nhau. Và đặt câu với những từ đó.
+ Sau khi HS tìm hiểu về cơng việc của lồi ong là ni hoa và làm mật, GV
cho HS nói về công việc của lồi vật khác mà em biết ( một sớ cây HS không
biết giáo viên chỉ gợi ý).
+ Sau khi học xong bài, GV sẽ đưa ra các câu hỏi mở rộng để giáo dục HS
biết yêu quý, chăm nuôi và không chọc phá các con vật.
- Bài “Nhớ – viết : “Hành trình của bầy ong” (Chính tả lớp 5)
+ Trước khi nghe viết GV cho HS nhìn 2 khở thơ ćn bài “Hành trình của bầy
ong” (bài chính tả) và tìm tất cả từ khó, dễ viết sai ghi lên bảng.
+ GV cho từng nhóm khơng nhìn sách đọc nới tiếp 2 câu thơ.
+ Giáo viên sẽ hỏi “Khi viết bài thơ lục bát cần lưu ý điều gì?”. HS tự nêu khi
viết câu 6 lùi 2 ô, câu 8 lùi 1 ô, mỗi đoạn cách nhau một ô trống.
- Luyện từ và câu “Mở rộng vớn từ: Bảo vệ môi trường”
+ Giáo viên đưa ra câu hỏi giúp HS phát triển tư duy. Ví dụ: Khi giới thiệu bài,
GV sẽ cho HS nói về những việc làm bảo vệ môi trường.
+ Giáo viên sẽ cho HS thảo luận nhóm đôi (kĩ thuật xoay ổ bi) tự giải nghĩa và
phân biệt cụm từ: khu dân cư, khu sản xuất, khu bảo tồn,.... ( giáo viên chỉ giải
thích từ nào mà cả lớp không biết)
+ GV cho HS tự nối các từ với nghĩa và cho HS tự giải thích lại theo ý mình.
+ Giáo viên cho HS ghép tiếng “Bảo” với các tiếng có sẵn để tạo 1 từ sau đó
giải nghĩa từ đó. Sau đó đặt câu có nghĩa với từ vửa ghép.
Thứ hai: Nguyên tắc giao tiếp:
- GV thường xuyên đặt câu hỏi liên quan đến bài học hay câu hỏi mở rộng cho
HS và gọi nhiều HS trả lời, HS cịn lại nhận xét bở sung. Tở chức hoạt động
nhóm giúp HS phát triển khả năng giáo tiếp với bạn bè.
Ví dụ:
+ Khi dạy tập đọc GV sẽ hỏi các câu hỏi trong phần tìm hiểu bài để khai thác
nội dung bài và cuối bài thường có câu hỏi mở rộng (mang tính giáo dục ) và
HS sẽ trả lời dựa vào kiến thức trong SGK và kinh nghiệm các em có.
+ Khi dạy LTVC những bài về mở rộng vốn từ. GV thường xuyên cho HS
tham gia thảo luận nhóm, nhận xét và bổ sung ý kiến của bạn. Giúp HS có thể
đứng trước đám đông và mạnh dạn bày tỏ được ý kiến.
- Giáo viên luôn giải đáp những câu hỏi thắc mắc của học sinh liên quan đến bài
học.
Ví dụ: khi dạy các phân môn tập đọc và LTVC, HS sẽ hỏi nghĩa của các từ khó
và giáo viên giải đáp bằng lời hoặc những hình ảnh.
- Trong các tiết dạy, giáo viên kết hợp khen, tuyên dương và nhận xét học sinh.
Thứ ba: Ngun tắc chú ý đến tâm lí và trình độ Tiếng Việt vốn có của
HSTH.
- Đầu giờ các buổi học, HS sẽ hát hoặc chơi trò chơi để khởi động, sáng thứ hai
sau khi chào cờ xong GV thực hiện đập tay với từng HS ở cửa lớp.
- Dạy tiết tập đọc:
+ giáo viên thường gọi một số HS đọc từng đoạn ( gồm 2 lượt). Ở lượt 1 khi
HS đọc sai giáo viên cho HS luyện đọc từ và chữa lỗi phát âm , ở lượt 2 có thể
đọc 1 câu khó.
+ Giáo viên luôn giúp đỡ và khen ngợi các học sinh đọc yếu để giúp các em tự
tin hơn. Hỗ trợ HS giải nghĩa từ khi HS không biết.
- Dạy Chính tả:
+ Các em HS phát âm và viết tớt thì giáo viên luôn khen trước lớp
+ Một số học sinh cịn viết sai lỗi thì giáo viên sẽ gạch những lỗi đó và yêu cầu
HS viết lại . (Nếu sai nhiều quá sẽ viết lại cả bài)
+ Giáo viên thường chú ý đến một số học sinh phát âm sai và sữa lỗi cho các
em.
- Trong mỗi tiết học giáo viên thường tở chức các trị chơi vào đầu giờ và cuối
giờ để giúp các em thoải mái trong quá trình học. Giáo viên cũng thường cho HS
xem một sớ video liên quan đến bài học
Ví dụ: Dạy LTVC, giáo viên cho HS xem tranh ảnh và cuối giờ cho HS xem một
video câu chuyện chứa nội dung bài học.
- Giáo viên luôn dùng những lời khen, lời động viên các em để giúp các em thoải
mái và hăng say học bài hơn.
- Đối với HS yếu trong môn chính tả với những bài nghe - viết, giáo viên thường
cho các em mở sách ra chép.
- Những tiết học nhiều lý thuyết dễ gây chán, giáo viên sẽ cho HS xem video
liên quan nội dung bài
Ví dụ: Trong tiết tập đọc “Mùa thảo quả ”, giáo viên cho HS xem video về sự
phát triển nhanh của cây thảo quả sau khi tìm hiểu sự phát triển của cây.
- Trong các tiết dự giờ và các tiết dạy của giáo viên hướng dẫn thường đảm
bảo dạy học theo tiêu chí 1 tiết dạy tích cực, đổi mới phương pháp dạy học
theo thông tư 22 hợp nhất văn bản 03.
- Tất cả HS được tham gia hoạt động: GV khi tở chức trị chơi khởi động đầu
giờ sẽ thường sử dụng bảng con và tất cả HS đều được tham gia thảo luận
Ví dụ: Trong tiết tập đọc “Hành trình của bầy ong” , giáo viên sẽ cho tất cả HS
trả lời câu hỏi trắc nghiệm bài cũ “ Mùa thảo quả” vào bảng con.
+ Dạy tiết Luyện từ và câu “MRVT: Bảo vệ môi trường ”, bài 2 xếp các từ chỉ
hành động nêu trong ngoặc đơn vào nhóm thích hợp. Gv cho HS thảo luận nhóm
đôi nói với nhau.
- Lớp học sinh động, thoải mái: GV thường tạo không khí thoải mái trong lớp
học qua việc hát giữa giờ và tở chức trị chơi, xem video. Ví dụ: trong tiết tập
đọc , giáo viên cho HS hát bài chị ong nâu và em bé khi học bài “Hành trình
của bầy ong” , cho HS xem video về cây thảo quả,...
- HS tự sản sinh kiến thức: GV đưa các gợi ý và tự HS rút ra, nhận xét và bở
sung.
Ví dụ: Trong tiết tập đọc “Hành trình của bầy ong”, để giúp HS tự tìm ra
những nơi mà ong đi qua và đặc điểm của nơi đó thì GV cho HS kết hợp đọc
trong SGK và hình ảnh minh họa và nói theo ý kiến cá nhân. HS cịn lại nhận xét
và bở sung. Sau đó HS sẽ phải tự rút ra ý nghĩa cảu bài qua việc tìm hiểu bài,
GV chỉ hướng dẫn và chớt ý.
u cầu 2. Các băn khoăn, thắc mắc của bản thân khi tiếp cận thực tế với
các tiết dạy học Tiếng Việt ở các trường Tiểu học.
- Các băn khoan, thắc mắc của em sau khi tiếp cận thực tế với các tiết dạy
học tiếng việt ở trường Tiểu học:
+ Trong tiết tập đọc phần giải nghĩa từ khó, luyện đọc từ khó GV thường chiếu
1 số từ khó sẵn cho HS. Một số từ HS cảm thấy khó nhưng không có trên bảng.
Vậy việc chiếu sẵn các từ khó có nên hay không?
+ Giáo viên khi khi kết thúc bài thường bỏ qua bước củng cố lại kiến thức cho
HS, khi dạy hết lý thuyết sẽ chuyển qua môn khác. Vậy việc củng cố kiến thức
cuối bài có cần thiết không?
+ Khi hoạt động thảo luận nhóm 6 người điền vào phiếu thảo luận chỉ có 1 HS
ghi và 1,2 bày HS đọc chép là chủ yếu. Khi sửa bài chỉ mời đại diện (nhóm đề
cử) lên trình bày ,có nhiều em không chú ý và có thể không làm gì. Việc thảo
luận nhóm nhiều người với nội dung đơn giản có cần thiết không, có nên để HS
tự đề cử đại diện nhóm lên trình bày hay khơng?
+ Sau khi hướng dẩn HS làm bài tập, GV thường thu vở nhưng không sửa
ngay hôm sau chấm và phát vở. Việc sửa và chấm bài ngay tại lớp có cần thiết
không?
- Bên cạnh những thắc mắc thì bản thân em cịn đưa ra một số giải pháp để
giải quyết:
+ GV nên cho HS tìm từ khó và sử dụng bảng trong tiết tập đọc để ghi từ HS đọc
sai và từ khó lên bảng để HS luyện đọc và không bị sai khi đọc và viết.
+ Nên củng cố lại kiến thức cuối bài cho HS giúp HS hệ thống lại kiến thức đã
học.
+ Với nội dung đơn giản GV cần phân nhóm người hợp lí để ai củng có thể tham
gia hồn thành phiếu bài tập. Khơng nên để HS tự cử đại diên nhóm trình bày vì
tạo cho HS tính ỷ lại và có nhiều em không tham gia thảo luận GV nên gọi bất kì
thành viên trong nhóm. Điều này tạo cho HS tính tự giác, không ỷ lại, ai củng
tham gia.
+ Sau khi HS làm bài tập xong GV có thể sửa bài ngay tại lớp và cho HS chấm
chéo giúp cho HS sửa sai ngay tại lớp và nhớ bài hơn.
-Trên đây là báo cáo về việc nhận xét, đánh giá các tiết học Tiếng Việt ở
trường Tiểu học cũng như những thắc mắc, băn khoăn trong 4 tuần thực tập
vừa qua. Bài báo cáo trên chắc hẳn cịn những thiếu sót nên em rất mong
nhận được ý kiến đóng góp của thầy để em tiến bộ hơn và có thêm kinh
nghiệm . Em xin chân thành cảm ơn!
Biên Hòa, ngày 07 tháng 12 năm 2018
Sinh viên thực hiện
Phan Thị Yến Nhi